Minhxotxa
member
ID 54826
08/14/2009

|
Tội nghiệp du lịch!

Vừa rồi, tôi có mấy người bạn Việt kiều về thăm quê. Họ đã đi gần như khắp thế giới nhưng chưa có dịp ra thăm Hà Nội, chưa tới Hạ Long, chưa lên Sa Pa, chưa về Ninh Bình... Cái háo hức của họ khiến tôi tự hào và tình nguyện làm hướng dẫn viên đặc biệt.
Tôi cũng từng đi các tỉnh phía Bắc nhiều lần, từng gặp lắm chuyện bực mình khó chịu nhưng có lẽ quen chịu đựng nên dễ bỏ qua. Đi với họ, mới cảm nhận hết nỗi khổ tâm và thất vọng của du khách mà lâu nay có lẽ vô tâm nên mình chưa hiểu hết.
Trên đường từ sân bay Nội Bài về thẳng Hạ Long, xe dừng ở Hải Dương để đi vệ sinh và mua đặc sản. Họ vào nhà vệ sinh rồi trở ra và ngồi trên xe luôn. Họ bảo: “Không thể nào sử dụng được” rồi lắc đầu, nhún vai. Họ cũng bỏ luôn ý định mua đặc sản Hải Dương vì “nhà vệ sinh kém như vậy chắc các sản phẩm cũng không đảm bảo chất lượng”. Tôi nghe mà “á khẩu” luôn.
Vào khu du lịch Tuần Châu, dù trời mưa rả rích mà khách vẫn đông nghẹt. Tìm mãi mới ra show diễn xiếc cá heo và hải cẩu. Các tiết mục cũng làm cho khách vừa lòng nhưng buồn nhất là ý thức khán giả. Cứ mỗi lần hải cẩu lên bờ là mấy chục hàng ghế đầu đồng loạt bật dậy để xem cho rõ. Mấy hàng tiếp theo phải đứng lên ghế! Tội nghiệp khán giả lịch sự phải ngồi im mà “ngắm mông” thiên hạ. Có lẽ ban tổ chức cần thường xuyên có lời nhắc nhở các khán giả vô ý thức.
Đi thuyền vào thăm động lại càng hốt hoảng. Khách đông như kiến, chen chúc, ngột ngạt, cứ vật vờ trôi theo dòng người. Không thể thuyết minh, không thể chụp hình vì tách ra là mất chỗ. Ra khỏi hang tưởng thoát nạn lại gặp cảnh nhốn nháo tìm tàu. Cả nửa giờ vẫn chưa gom đủ khách. Tại sao lại để khách tự do dồn cục vào động? Chỉ cần một nhạc trưởng chỉ huy, mỗi lần vào chỉ vài trăm khách, cách nhau vài chục phút. Xếp tàu chạy cũng lệch giờ và sắp chéo chương trình để tránh tình trạng đồng loạt vào hang và tàu bè chen chúc. Cần có bãi tập kết tàu chờ, mỗi lần vào đưa và đón khách phải theo thứ tự. Vậy mà chẳng ai làm (?!). Nếu hôm đó có người ngất xỉu thì chẳng biết xử lý thế nào bởi “tiến thoái lưỡng nan”, cứ để dòng người cuốn mình đi, tới đâu hay đó. Đi du lịch mà còn hơn hành xác! Ở Hạ Long, khách sạn 3 sao mà không có mạng internet. Hình như ở xứ ta, khách sạn đã xếp hạng rồi thì dù xuống cấp vẫn không thể xuống hạng!
Đi Lào Cai thì gặp cảnh xe lửa nhồi nhét, máy lạnh cà giựt. Lên Sa Pa thì đường sạt, kẹt xe cả giờ, chẳng thấy ai giải cứu. Tự thân từng xe luồn lách xoay xở. Đến thác Bạc tham quan phải quay về vì không có chỗ đi vệ sinh, khách chẳng còn tâm trí đâu mà thưởng ngoạn.
Về Hà Nội đúng hôm mưa to, gặp ngay cảnh “đường thành sông”, taxi không dám chạy. Thấy cảnh khách sạn đắp đê ngăn nước vào (dù nền nhà cao hơn mặt đường nửa mét) cũng vui mắt. Lạ nữa là khách phải đi thang từ xe vào khách sạn - một loại “cầu khỉ du lịch” độc đáo chỉ ở Hà Nội mới có. Đành nằm nhà ngó mưa vì xe không “chạy dưới sông” được. Chỉ còn điều an ủi là khách ăn chỗ nào cũng khen ngon.
Bị mấy trận liền, khách liền hủy chương trình để về sớm. Thuyết phục mấy cũng chẳng được. Mới hay rủ được khách đã khó, để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” lại càng khó hơn. Còn để khách trở lại là chuyện không tưởng nếu cách làm du lịch của chúng ta không sớm thay đổi. Có lẽ cần phải mở một cuộc vận động lớn – một chương trình hành động quốc gia “mỗi người một việc tốt cụ thể cho ngành du dịch” để từng bước khắc phục những yếu kém từ quản lý đến dịch vụ, từ vệ sinh đến môi trường, từ giao thông đến lưu trú... Được vậy du lịch Việt Nam mới có thể cất cánh với bè bạn năm châu.
Nguyễn Văn Mỹ

Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
ototot
member
REF: 475437
08/14/2009
|

Tôi tin rằng những người làm du lịch đều được đào tạo để biết làm hài lòng khách hàng (customer satisfaction) để ... moi tiền cuả họ!
Tôi cũng tin rằng nhân viên du lịch thưà biết về những đặc thù văn hoá cuả nhiều loại du khách nước ngoài, ví dụ như họ thản nhiên hôn hít nhau nơi công cộng, ăn mặc hở da thịt nhiều, nhưng ... kỵ nhất là ... đ bậy, nói chi ... i bậy!
Tuy nhiên, thay đổi lối sống không phải là dễ, ví dụ như làm vệ sinh cá nhân ở nơi công cộng là một căn bệnh ... ăn vào xương tuỷ người mình rồi, nên cũng phải kiên nhẫn mà chưã trị!
Tôi có một bà bạn ở Canada đi du lịch Việt Nam về, nói với tôi rằng việc bà ta buộc lòng phải ... "ngồi thụp xuống tưới cây" như các phụ nữ Việt Nam khác, đã trở thành một "chấn thương tâm lý" (trauma) đau đớn trong đời bà, đến nỗi bà thề rằng sẽ không bao giờ trở lại du lịch Việt Nam nưã!
Các bạn nghĩ sao? Những người làm du lịch nghĩ sao?
Tưởng cũng nên nhắc một nguyên tắc kinh doanh đem lại thành công lớn cho các nước giàu là: "Giữ được một khách hàng cũ, thì khó hơn vạn lần so với việc kiếm được một khách hàng mới!"
Thân ái,
|