giangnamlangtu
member
ID 3687
08/20/2004
|
Trường Minh Đăng
Lúc này mục Việt Ngữ của chúng ta hình như là bị thiếu "lửa". Tôi xin kể chuyện này để chúng ta cùng thảo luận.
TRƯỜNG MINH ĐĂNG - LỖ TẤN
Ở một làng nọ có một ngôi đền, trong đền có một ngọn đèn. Ngọn đèn được thắp sáng suốt ngày đêm và không được tắt, vì ngọn đèn là tượng trưng cho sự bình an của dân làng, nếu tắt là làng gặp nạn.
Có một người điên muốn thổi tắt ngọn đèn đó đi, nhưng bị dân làng phát hiện và bắt anh ta. Từ trong nhà lao anh ta vẫn nói với mọi người. Hãy thổi tắt ngọn đèn đó đi, nếu không thổi được thì đốt cả cái đền, ngọn đèn sẽ tắt.
Xin các bạn cho ý kiến về tư tưởng này.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
Ông Già
guest
REF: 39329
08/20/2004
|
Cách đây ít lâu, tui có đăng trên diễn đàn này một chuyện kể cuả một người bạn từ Bắc vào Nam cách đây gần 30 năm, về cảnh quỷ sứ dưới điạ ngục luộc những người trong vạc dầu đun nóng mà không cần phải lấy gậy chọt những người cố ngoi lên, vì mẻ luộc này toàn là bà con người Việt chúng mình. Tui hình dung cảnh anh bên dưới nắm chân anh bên trên, và anh bên trên đạp đầu anh bên dưới xuống, để tất cả cùng chết bên nhau.
Phải chăng ý nghiã cũng tương tự như chuyện tắt đèn hay đốt đền cuả Lỗ Tấn do giangnamlãngtử kể?
Vậy đây có phải là một hội chứng chỉ có ở Việt Nam hay một nơi nào khác, chứ ở nhiều nơi tôi quan sát không thấy có?
Và nếu đúng, thì giải quyết làm sao.
Tui cũng mong được góp ý, ít nhất là đúng hay sai.
|
|
giangnamlangtu
member
REF: 39354
08/20/2004
|
Không giống nhau đâu Ông Già ơi. Chuyện Trường Minh Đăng mang một ý nghĩa khác. Ông Già hãy chú ý câu nói của người điên từ trong nhà lao đi, đó là toàn bộ ý nghĩa của câu chuyện đấy.
|
|
Ông Già
guest
REF: 39391
08/21/2004
|
Vậy co giống chút nào tâm lý "không ăn thì đạp đổ" cuả người mình không? Tôi ít đọc truyện Tầu, cũ và mới.
Cảm ơn GNLT.
|
|
Ông Già
guest
REF: 39392
08/21/2004
|
Tôi bỗng nhớ lại, hôm đó ban văn nghệ thiếu nhi chúng tôi ăn liên hoan, từ làng lên huyện. Hồi đó, thịt là món ăn quí hiếm, nghe nói đến đã chảy nước miếng, nên đã giao hẹn khi ăn phải chia đều. Khi ngồi xuống chiếu, một anh bưng điã thịt lên, giả vờ ho và khạc một cục đờm vào điã. Đã thế, còn lấy đuã quậy đều và xin lỗi mọi người. Không ai bảo ai, chúng tôi cùng xúm lại, mỗi người khạc thêm vào một bãi.
Kết quả là điã thịt còn nguyên vẹn sau buổi liên hoan nhớ đời!
|
|
giangnamlangtu
member
REF: 39415
08/21/2004
|
Tư tưởng trong Trường minh đăng là một tư tưởng tiến bộ của Lỗ Tấn. Sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn không nằm ngoài 4 chữ: "Con đường cứu nước". Chính vì vậy tư tưởng của ông đi từ tiến hoá luận đến giai câp luận. Ban đầu còn yếu ớt, nhưng tới Trường Minh Đăng thì đã có bước bức phá.
Trước đây trong "Nhật ký người điên", câu chuyện kể về một người bị mắc chứng bệnh "Bách hại nhân". Người bênh thấy mọi người xung quanh ai cũng muốn ăn thịt mình, hại mình, nhìn con chó thè lưởi cũng nghĩ nó đang ăn thịt mình. Người điên đó hằng đêm đọc những điều về bác ái, bình đẳng. Nhưng lạ một điều, ban ngày đọc những điều đó thì không thấy gì lạ, nhưng đêm đến người điên đọc lại những điều đó thì thấy giữa những dòng chữ Bác ai, bình đẳng là những chữ "ăn thịt người, ăn thịt người" và cuối cùng người điên đó thốt lên: "Hãy cứu lấy các em..."
|
|
ohla
member
REF: 39430
08/22/2004
|
Tui không rỏ lắm ý nghĩa muốn truyền đạt ở câu chuyện của Trường Minh Đăng, vì lẽ tui không có nghiên cứu về cái hướng tư tưởng của Trường Minh Đăng... Phải chăng ở đây nói về đại khái như "độc trị độc", đám cháy lớn dập tắt ngọn lửa nhỏ??? Xin chỉ giáo!
|
|
Ông Già
guest
REF: 39435
08/22/2004
|
Sách không đọc, làm sao biết tư tưởng tác giả như thế nào mà bình? Nghe người khác điểm sách, thường khác với đích thân mình đọc, vì cùng một sự việc mà cách nhìn lại khác nhau, nhất là về triết học.
Tâm trạng "người điên" thường bắt nguồn từ "sợ", mà mỗi người sợ một khác, nên có người đã sưu tầm và làm thành tự điển từ A đến Z, để liệt kê ... vài ngàn loại sợ khác nhau, dĩ nhiên là theo ngôn ngữ gốc la tinh.
Thí dụ: Sợ đau, sợ nước, sợ vi trùng, sợ chiều cao,... Bản thân tôi, sợ đau, nhất là đau răng, nên móm là cái chắc!
Cảm ơn GNLT ít nhất cũng cho tôi một ý niệm.
|
|
giangnamlangtu
member
REF: 39491
08/22/2004
|
Nhật ký người điên, Trường minh đăng là 2 trong số những tác phẩm nổi tiếng của Đại Văn hào Lỗ Tấn.
Như tôi đã nói, con đường văn học của Lỗ Tấn cũng là con đường cứu nườc, cứu nước ở đây là cứu nhân dân Trung Quốc lúc bầy giờ làm sao thoát ra khỏi tư tưởng quốc dân tính. Trong A.Q Chính Truyện "quốcc dân tính" được nói rất rõ.
Ở "Nhật ký người điên", người điên này thất một xã hội "ăn thịt người" trong cái vỏ bọc "bình đẳng, bác ai" và người điên này nhận ra nguyên nhân: Hãy cứu lấy các em", vì các em là những con người trong trắng. chúng không hề biết "ăn thịt người", nên tập cho chúng không ăn thịt người, vì vậy lớb lên chúng khôn g ăn thịt người và cái xã hội ăn thịt người sẽ biến mất.
Còn ở Trường Minh Đăng thì tiến cao hơn một bật: không thành danh cũng thành nhân. Tư tưởng muốn giải phóng người dân trong làng khỏi cái quan niêm cổ hủ, ngọn đèn cháy sáng sẽ phù hộ cho người dân. Quan niên đó phải đu7ọc thay đổi. Người điên này muốn thổi tắt ngọn đèn kia đi, nhưng không làm được, vì vậy người điên nói với mọi người rằng: không thổi tắt được thì đốt cả cái đền đi, ngọn đèn sẽ tắt. Tư tưởng giải phóng ở đây rất mạnh mẽ và tiến bộ.
|
|
giangnamlangtu
member
REF: 39492
08/22/2004
|
Trước khi phân tích tác phẩm của một nhà văn, ta cần tìm hiều về cuộc đời, sự nghiệp, quan niệm của nhà văn đó. Ở đây tôi xin nói sơ lược về cuộc đời, quan niệm của Lỗ Tấn.
Trước khi nói về Lỗ Tấn chúng ta điểm qua sự kiện lịch sử quan trọng mà sau này nó ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của ông. Năm 1839 chiến tranh nha phiến bùng nổ, nhà Thanh phải ký các hiệp ước biên giới nhượng đất cho Anh và Pháp. Với hiệp ước Nam Kinh, Anh chính thức chiếm đóng Hong Kong năm 1842. Bị mất đất, một mặt triều Đình Mãn Thanh nhượng bộ thực dân Anh xâm lược, một mặt đàn áp nhân dân trong nước. Đối với nhân dân trong nước thì lại ra oai, nhưng với bọn xâm lược thì phục tùng như tôi tớ.
Chưa hết, Cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam Dân. Lỗ Tấn hăng hái tham gia, nhưng ông sớm nhận ra đây chỉ là cuộc cách mạng: thay thang chứ không thay thuốc.
Những sự kiện lịch sử này ảnh hưởng rất nhiều đến Lỗ Tấn, sau này ông gọi đó là căn bệnh "quốc dân tính của người Trung Hoa"
Ông vốn là một bác sĩ. Ông sang Nhật để học về ngành y với hy vọng là chữa bệnh cho nhân dân Trung Quốc, muốn cho người Trung Quốc thoát khỏi bệnh tật, trở thành những người khoẻ mạnh, đủ sức chống lại kẻ thù xâm lược. Nhưng một lần đi xem phim, ông thấy trên phim chiếu cảnh một người Trung Quốc bị quân Nhật bắt về tội làm Hán gian cho quân Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Người này bị chặt đầu, và ông quan sát những người Trung Quốc đang cùng xem phim với mình. Ông thấy họ thản nhiên và không có phản ứng gì. Từ đó ông nhận ra rằng, bệnh của người dân Trung Quốc là bệnh về tinh thần, họ không có tinh thần tự tôn dân tộc. Trứơc cảnh người nước mình bị người khác chặt đầu mà vẫn không có phản ứng gì.
Từ đó ông quyết định bỏ ngành y mà chuyển sang làm nghệ thuật, với hy vọng thức tỉnh người dân.
Sau này "A.Q chính truyện" là tác phẩm nổi tiếng nói về quốc dân tính của người Trung Quốc.
|
|
Lu~ khach
guest
REF: 42092
10/10/2004
|
Toi nghi nen so sanh voi tac pham "Nhat ky trong tu" de coi cai nao` la` nguyen y', cai nao` la ban~ sao.
Mung` cho nhan dan Trung Quoc Vi Dai, mung cho Cach Mang Van Hoa'. Xa hoi chu nghia Van Tue', Van Tue' XHCN.
Cach Mang Trung Quoc se cuu ca dan Tau` va toan dan chau A'. Dac biet la cuu ca dan VN, ddo la con duong cuu quoc cua~ noi` Han'. Song lien` song, nui' lien nui'. Bien cuong tren bo^* va tren bien chi la` tam* thoi`. Khi moi^ kin' rang am^' thi` Han Viet mot nha`. Nhung Han' thi o nha` tren con` Viet thi o~ nha` tieu, ma Bac Ky` goi la` chuong` xi'. Cac tu tuong cao dep cua Han' toc khong ngoai`Trung Quoc la` Dai* Han', con` Ngu~ toc la` Man di.
Ton Van tra~ loi cac nha` cach mang VN trong fong trao` Dong Du rang`. "Quy' tien sinh khong can` lam CM. Ddoi* khi Trung Hoa hoan tat thi` AnNam cung~ xong ca~".
Bay gio` thi` dda~ xong phan bien gioi'.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|