Thật là một tình cờ thích thú khi tôi vưà nhận được cuả một người bạn phương xa, từ tuốt bên trời Âu, gởi cho một loạt hình ảnh Sài Gòn cuả gần 50 năm về trước!
Thực ra, đa số những hình ảnh này là do một quân nhân Mỹ chụp trong thời gian anh sống tại Việt Nam, rồi nó cứ trôi nổi trên mạng sóng internet, để sau cùng đến được hộp thư e-mail cuả tôi.
Thấy đây là những hình ảnh ghi lại rất trung thực cuộc sống tại Sài Gòn từ thập niên 1960, tôi chắc những ai đã cùng sống với tôi ở thời điểm đó, đã từngchứng kiến bằng chính mắt cuả mình, cũng có nhửng cảm xúc như tôi, để thương và nhớ Sài Gòn!
Đối với những ai sinh về sau, và chưa từng tận mắt nhìn thấy, tôi nghĩ có thể lấy đó là những tài liệu lịch sử.
Tôi cố gắng viết những lời chú giải với sự thật thà và tinh thần trách nhiệm cuả tôi, và mong mọi người thông cảm nếu có điều chi quý vị không đồng ý.
Vì số hình ảnh hơi nhiều, tôi xin đăng làm nhiều kỳ.
1
Dinh Độc Lập (Independence Palace), biểu tượng cuả chế độ “Việt Nam Cộng Hoà". Thời Pháp thuộc, được gọi là Dinh Norodom cuả Toàn Quyền Pháp.
2
Tượng hai chiến sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH đang xung phong tiến lên phiá trước tại bồn binh đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) và Đại lộ Nguyễn Huệ.
Ngày còn VNCH đã có nhiều người mê tín cho rằng hai người lính này … chiã súng vào trụ sở Hạ Viện là một … điềm gở cho chế độ!
Sau ngày 30-4-1975, tượng này đã bị chính quyền mới giật xập để phá bỏ.
3
Nhà Thờ Đức Bà, sau này được nâng lên thành “Vương Cung Thánh Đường”
4
Cảnh tổng quát cuả Đại Lộ Lê Lợi, tên thời Pháp thuộc là Boulevard Bonard.
Ai cũng nhận ra ngay hình ảnh quen thuộc cuả những chiếc xe taxi hai màu xanh trắng, hiệu Renault cuả Pháp, loại 4 mã lực, nên còn gọi là xe “Quatre Chevaux” (=Xe 4 ngưạ), nổi tiếng là bền bỉ và ít hao xăng.
Còn xe gắn máy, thì hồi đó chỉ có hai hiệu Mobylette và Vélosolex cũng cuả Pháp, chứ chưa có xe cuả Đức hay Honda, Suzuki hay Yamaha cuả Nhật.
5
Hai “cảnh sát viên công lộ” theo tên gọi thời đó; bên trái là cảnh sát chỉ đường, bên phải là cảnh sát cưỡi xe mô tô.
6
Bãi đậu xe hai bánh trên viả hè, đa số là xe “scooter” hiệu Vespa cuả Pháp hay Ý, và Lambretta cuả Ý. Còn các xe thuộc loại gắn máy thì có các hiệu Sachs, Goebel cuả Đức, Puchs cuả Áo…
7
Một góc nhìn khác cuả Đại Lộ Lê Lợi. Tuốt phiá sau ảnh là Nhà Hát Lớn Thành Phố, sau biến cải thành Trụ Sở Hạ Viện cuả VNCH.
8
Một góc nhìn khác cuả trụ sở Hạ Viện, với tượng 2 lính thuỷ quân lục chiến. Một hình ảnh quen thuộc nưã là chiếc xe màu đen hiệu Citroen cuả Pháp, hồi đó còn có tên là xe “Traction Avant” = Xe Kéo Bánh Trước, là loại rất hiếm hoi, vì đa số xe hơi hồi đó là kéo bánh sau.
Dĩ nhiên bây giờ đa số xe ô tô là kéo bánh trước (front wheel drive) hoặc kéo cả 4 bánh (all wheel drive)
Theo sau chiếc "Traction Avant" là một chiếc khác màu xám lạt, cũng cuả Hãng Citroen, nhưng chỉ có động cơ 2 mã lực, nên còn được gọi là xe "Deux Chevaux" = 2 ngưạ, giới bình dân gọi là "xe con cóc", vì nó rất nhẹ và khi chạy thì nhún nhẩy như con cóc!
9
Trong khoảng từ những năm 1963, 1964, những xe gắn máy Nhật mới bắt đầu xuất hiện, với những chiếc Honda đầu tiên đem bán cho quân đội, và cũng là lần đầu tiên có xe động cơ 4 thì, chạy xăng không pha nhớt!
10
Ở những giao lộ chưa có “đèn xanh đèn đỏ” thì vẫn có những chòi đặt giưã đường cho cảnh sát điều khiển lư thông.
Ta vẫn thấy những chiếc taxi quen thuộc loại 4 ngưạ, và thêm chiếc hiệu Dauphine cũng cuả hãng Renault Pháp.
11
Đây là khu chợ Bến Thành…, nơi đọc được bảng hiệu cuả Tiệm Bánh Ngọt Nguyễn Văn Ngãi, mà không người dân Sàigòn nào không biết tiếng tăm cuả nó!
12
Wow, những chiếc xe gắn máy Honda với nệm đôi cho người lái và người ngồi sau! Tôi bỗng nhớ ngày nào được chở … “đào” để được ngồi chung trên một ghế, thỉnh thoảng … giả bộ thắng gấp một chút để … “em” chạm vào lưng mình!
13
Rạp xi nê Casino với bảng quảng cáo bề ngang cả chục mét, phiam ảnh phần nhiều là cao bồi Viễn Tây, bắn súng, cỡi ngưạ…!
14
Một “cảnh sát dã chiến” canh gác một cơ sở quan trọng nào đó cuả chính quyền.
15
Một xe xích lô đạp tiêu biểu cuả Sàigon, đa số là sản xuất tại thành phố với những phụ tùng linh kiện nhập cảng từ Pháp.
16
Một gánh hàng rong, cho nhiều người kiếm sống một cách dễ dàng.
17
Công nhân quét rác cuả Sở Vệ Sinh Thành Phố.
18
Một xe đạp lưu động bán chong chóng và bong bóng bay. Vậy mà cũng vẫn sống được thoải mái!
19
Một trạm xăng Shell ở góc phố trên đường Hồng Thập Tự; cây bơm xăng ở bên ngoài, bên trong bán quà bánh linh tinh.
20
Một cây xăng khác cuả Hãng ESSO, tức là Standard Oil, viết tắt là SO và đọc tắt là Esso.
Cám ơn các bạn đã xem, hoặc có chia sẻ được cảm xúc…
Xin hẹn các bạn đón xem tiếp, vì số ảnh còn rất nhiều.
Quá tuyệt! tôi nhìn mãi không chán. Bạn không nên post ảnh lên vì biết đâu có người mua nó với số tiền rất cao.
zatoichi
member
REF: 553921
07/22/2010
Cám ơn chú Oto cho xem ảnh hồi đó.Tuy còn nhỏ, nhưng cháu vẫn nhớ chiếc xe Vespa ( ba cháu hay lái), chiếc xe hơi "con cóc" (ông bác hay lái,cháu có ngồi bên trong), xe mobilet,velo,cho đến khi có chiếc Honda dame thay thế ,phổ thông hơn.
Sau này ,lớn lên ,hiểu nhiều,cháu coi lại lịch sử mới thấy tiếc, vì các nuớc trong vùng hồi đó (Singapore,Đài Loan,Hàn quốc,..mà đuợc coi là thần tượng bây giờ..),cũng không hơn nổi SG bấy giờ về mọi mặt. Đó là còn có chiến tranh đuợc mang đến từ miền Bắc, chứ nếu như Miền Nam đuợc yên ổn,giống như Nam Hàn lúc đó, không có chiến tranh, thì bây giờ ảnh của SG sẽ còn khác nhiều sau 40 năm gì đó.Không thua gì Hàn,có thể hơn, vì người mình thông minh hơn. ,rất tiếc, bánh xe lịch sử (hay định mệnh dân tộc! ) đã không đi như vậy.
Cám ơn chú cho xem.Chúc chú cuối tuần an vui.
aka47
member
REF: 553926
07/22/2010
Đây là những hình ảnh sinh hoạt của Thủ Đô Sài Gòn lúc bấy giờ (1960) trong thời kỳ chiến tranh xảy ra ở miền Nam , tàn phá miền Nam ghê gớm.
Miền Bắc lúc này yên ổn hơn , không có chiến tranh nên chắc chắn phải giàu có sầm uất hơn.
Vậy ai có những hình ảnh miền Bắc lúc bấy giờ (1960) xin đưa lên để so sánh thử và biết cuộc sống người dân thế nào.
Không nói AK cũng biết miền Bắc chắc là khá hơn vì đây gọi là là Thiên đường mờ.
hihii
tuantran20
member
REF: 553935
07/22/2010
hihihi
AKA giởn chơi hoài, thời trước 1975, miền bắc có gì mà đưa lên, người dân đâu được phép có máy ảnh đâu mà chụp hình quang cảnh miền bắc, chưa nói có máy ảnh riêng hay xách máy ảnh đi chụp là bị ghép tội là ngồi gở lịch từng ngày.
aka47
member
REF: 553941
07/22/2010
Em làm sao biết được , bây giờ chỉ thấy toàn hình ảnh miền Nam lúc đó thì phải có hình ảnh Thủ đô Hà Nội miền Bắc chứ. Làm sao mà không có được nè.
Để em tìm em đưa lên cho anh xem nha. Em sẽ cố gắng , nhưng hổng biết lúc nào thôi.
hihii
aka47
member
REF: 553943
07/22/2010
AK tìm được 1 tấm chụp ở ngoài Bắc nè năm 1960.
hihiii
doibathanh08
member
REF: 553966
07/22/2010
Xin góp vui cùng bác Otto một video hình ảnh Sài Gòn và Vũng Tàu trước 75 và một video hình ảnh MB trước 75 do lời yêu cầu của Aka.
Xin lỗi bác Ottt và các bạn, 2 video này có những hàng chữ không được hợp với diễn ddàn do người làm video, có gì không phải, mong quí vị thông cảm, ngoài ý của ĐBH08.
SAIGÒN & VŨNG TÀU trước 75.
MIỀN BẮC trước và sau 75:
nanghoanghon20
member
REF: 554000
07/23/2010
Cảm ơn OTOTOT , doibathanh08 ,AKA47 đã cho xem lại những hình ảnh của quá khứ ...Sài Gòn một thời thuộc địa của Pháp Và Mỹ .Một sự giàu có của ngoại bang...
Cảm thông với những hình ảnh Miền Bắc những năm chiến tranh ác liệt. khó khăn, gian khổ ,thiếu thốn . Vậy mà Miền Bắc Việt Nam vẫn chiến thắng hai Cuờng quốc giầu mạnh nhất thế giới là PHÁP và MỸ. Một dân tộc Việt Nam Anh Hùng giàu lòng yêu nước đáng được nhân loại yêu chuộng HOÀ BÌNH trên thế giới khâm phục.
Chào thân ai !
*************** NHH ******************
doibathanh08
member
REF: 554003
07/23/2010
Có gì mà phải cám ơn bạn Nanghoanghon20, chẳng qua là góp thêm hình ảnh thôi, đúng vậy, thời trước 75, MN được giầu có, ấm no tự do hạnh phúc do ảnh hưởng của ngoại bang. Vì vậy người dân MN mới có cuộc sống sung sướng mặc dù thời đó chiến tranh tàn khốc do chính quyền MB xua hàng triệu quân đánh chiếm khắp MNVN.
Đúng MB đã đánh thắng 2 cường quốc giầu mạnh nhất là Mỹ và Pháp, do nhờ súng đạn của LX-TC và các nước cộng sản khác. Cho nên đã gây ra hàng triệu người dân MN chết chóc đau khổ. Làm cho hàng triệu người dân MN phải bỏ chạy trốn cái thiên đường XHCN và những năm sau đó, cũng có hàng chục ngàn người dân MB cũng đều bỏ chạy trốn ra nước ngoài.
Nhưng hiện giờ, ĐBH08 thắc mắc, đánh thắng 2 đế quốc, tại sao giờ lại khiếp nhược trước bọn phương bắc TC để chúng chiếm HS & TS và Ải Nam Quan và hà hiếp ngư dân VN mình vậy bạn Nanghoanghon20!!!...
Hiện giờ VN đã phát triển, cái đó không ai phủ nhận, nhưng cũng do ngoại bang, nhưng con số ngoại bang ở VN bây giờ nhiếu gấp trăm lần trước 75 đó bạn nanghoanghon20.
ototot
member
REF: 554044
07/23/2010
Hôm qua, tôi đã đăng một loạt 20 tấm ảnh cuả Sài Gòn Một Thời Để Thương Để Nhớ…!” với những chú giải bên dưới mỗi hình để nói lên sự từng trải cuả chính bản thân mình, và những cảm xúc cuả chính bản thân mình!
Lẽ dĩ nhiên, vẫn có những người không sống qua giai đoạn đó cuả lịch sử, hay không được chính mắt chứng kiến, hoặc đã bị ảnh hưởng bởi những gì người khác nói ra, viết ra, với những mục đích khác hơn là ghi nhận những sự thật lịch sử, thì có thể thấy không đồng ý với tôi; và điều đó, tôi cũng không quan tâm lắm!
Hôm nay, tôi xin được tiếp tục đăng lên một số ảnh nưã trong loạt về “Sài Gòn Một Thời …”, để tiếp tục nói lên cảm xúc cá nhân cuả tôi, và trong niềm hy vọng đóng góp vào kho tàng lịch sử Việt Nam thời cận đại.
Xin mời bà con xem tiếp:
21
Một “lô cốt” xây dựng ngay trên viả hè thành phố cho biết Việt Nam ta đang ở thời kỳ chiến tranh. Sài Gòn, thủ đô cuả Việt Nam Cộng Hoà, tuy được bảo vệ an ninh chặt chẽ, nhưng cũng khó lòng không thể xẩy ra những vụ đánh phá cuả đặc công Việt Cộng.
Tôi bỗng nhớ đến những vụ đánh xe bom cuả quân khủng bố ở Irắc, và thầm nghĩ nếu những đặc công này được trang bị những chất nổ như bây giờ cuả Al Qaeda, chắc dân Sài Gòn sẽ còn bị tai hoạ lớn hơn nhiều!
22
Không phải bây giờ tiếng Việt mình mới có cụm từ mới là “Siêu Thị”, mà gần nưả thế kỷ trước, người Sài Gòn đã dịch rất hay được từ “Supermarket” cuả tiếng Anh!
Tấm bảng quảng cáo khổng lồ cho kem đánh răng hiệu “Perlon” cho thấy thương nghiệp đã phát triển thật rực rỡ tại miền Nam Việt Nam, mặc dầu những tác hại khủng khiếp cuả chiến tranh!
23
Ảnh chụp từ bên này Sông Sài Gòn, bên kia là Khánh Hội, nơi người ta đã di dời được những nh à máy như Xưởng Sản Xuất Thuốc Lá Jean Bastos, Hãng làm Pin Con Ó…
Hình ảnh này cho thấy điểm son cuả nền kinh tế VNCH từ ngay thời này là đã sản xuất ra không biết bao nhiêu mặt hàng tiêu dùng cho người dân sử dụng, chứ không phải chỉ biết nhập cảng từ ngoại quốc!
24
Bên cạnh những nhà cao tầng đồ sộ, dĩ nhiên là vẫn có những nhà sàn ở ven sông, tiêu biểu cho hố ngăn cách giàu nghèo! Tuy nhiên, dù nghèo nhưng vẫn có đủ những tiện nghi tối thiểu để tồn tại, như chẳng nghe nói có ai chết đói hay chết rét cả!
25
Một bảng quảng cáo đúng hơn là biển chỉ đường ở gần khu vực Phi Trường Tân Son Nhứt, mà bản chất đã là một sân bay quốc tế, với những đường bay đi nhiều nước ở châu Âu, châu Phi, và nhiều thủ đô ở châu Á.
26
Một van nước dành cho Sở Cứu Hoả, mà hình dáng vá cấu trúc cuả nó cũng vẫn in hệt như những “fire hydrant” đang tồn tại ở khắp các thành phố bên Mỹ, ngay ở thời điểm này…
27
Cứ khoảng 2 hay 3 dãy phố, lại có những thùng thơ bưu điện như thế này để phục vụ dân chúng: thùng thơ màu xanh là để gởi trong nội thành Sài Gòn, kể cả Gia Định và Chợ Lớn, và thùng màu vàng là dành cho các tỉnh trên toàn quốc.
28
Đây là những “két” gỗ để xếp những chai bia và nước ngọt cuả Hãng BGI chở đi phân phối cho các đại lý.
BGI là viết tắt cuả tên Hãng “Bière et Glacière de l’Indochine” = Hãng Rượu Bia và Nước Đá Đông Dương, một đại doanh nghiệp đặt trụ sở và nhà máy tại Sàigòn để phục vụ cho cả 3 nước Việt Miên Lào.
29
“Logo” cuả một hiệu bia nổi tiếng thế giới cuả Sài gòn sản xuất chủ yếu là để xuất cảng. Dân Sài Gòn quen gọi là “Bia 33” vì chai nhỏ hơn “Bia Lớn” (33 centilít, so với bia lớn là 75 cl). Hồi đó, chưa có bia hơi, vì thực ra đó là loại bia rẻ tiền, không chưá nhiều hơi được như bia đóng chai.
30
Đây chắc là một phụ nữ từ dưới “tỉnh” lên thành phố thăm bà con, đang ngồi chờ gì đó. Sài Gòn ngày xưa coi như là một xứ cuả phương Tây vậy.
Cho mãi đến sau ngày 30-4-1975, tôi từ Sài Gòn ra chơi Hà Nội, thấy dân ở Hà Nội vẫn ao ước được đi thăm Sài Gòn một chuyến. Có người còn nói : “Đi Nam thì có khác gì đi Tây !” (Ý nói miền Nam đối với dân Bắc đi Sài Gòn, thì cũng như dân Việt được qua thăm đất Pháp vậy!)
31
Một góc nhìn khác cuả trụ sở Hạ Viện VNCH, Thật là trớ trêu khi dưới thời Pháp thuộc, nó là Nhà Hát Lớn; đền thời VNCH thì trở thành trụ sở Quốc Hội, rồi đến thời XHCN lại trở lại Nhà Hát Lớn!
32
Hội Trường Diên Hồng là trụ sở cuả Thượng Viện VNCH, nằm trên Bến Bạch Đằng ở ven sông Sài Gòn. Nó cũng là nơi để khai diễn những hội nghị quốc tế do Việt Nam Cộng Hoà đăng cai.
33
Một góc nhìn cuả Toà Đô Chánh Sài Gòn, sau ngày 30 tháng 4 đổi tên thành trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố. Ngày xưa người Pháp gọi là “Hotel de Ville” mà có nhiều người … dốt tiếng Việt dịch là “Khách Sạn Thành Phố”!
Trong hình, toà nhà bên trái là Thương Xá Tax.
34
Đây là “Sứ Quán Hoa Kỳ” hay « Toà Đại Sứ Mỹ” trên đại lộ Thống Nhất (sau đổi thành Đường 30 tháng Tư). Toà nhà này được xây dựng để thay thế cho toà nhà ở đường Hàm Nghi gần khu Chợ Cũ Sài Gòn, đã có một lần bị đánh bom, nhưng không có ai bị chết cả.
Trong vụ Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968, đặc công Việt Cộng đã đột nhập được vào bên trong khuôn viên, nhưng bị lính Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ (US Marine Guards) giết sạch!
35
Mặt tiền Phi Cảng Tân Sơn Nhứt mà người miền Bắc đọc và viết là “Tân Sơn Nhất”
36
Chuà Ấn Quang ở Chợ Lớn, là « tổng hành dinh” cuả phong trào Phật giáo chống ông Ngô Đình Diệm, đi đến cái chết cuả một Tổng Thống “Đệ Nhất Cộng Hoà”, mà người ta đã không ngừng kết luận rằng thủ phạm giết ông Ngô Đình Diệm chính là Cơ Quan Tình Báo CIA cuả Mỹ!
Tưởng cũng nên biết, ông Ngô Đình Diệm đã cương quyết chống lại việc Mỹ gởi quân sang tham chiến ở Việt Nam, và người Mỹ dùng Phật giáo để lấy cớ giết ông Diệm, ngõ hầu thực hiện “chiến lược toàn cầu” cuả họ để đối phó với Trung Quốc. (Họ gởi quân sang Việt Nam không phải để giúp VNCH hay nhằm đánh bại Việt Cộng, mà chỉ muốn ngăn chặn sự bành trướng cuả Trung Quốc!)
Cám ơn các bạn đã xem, và xin hẹn kỳ sau sẽ đăng tiếp thêm nhiều hình ảnh khác.
Thân ái,
aka47
member
REF: 554055
07/23/2010
Xin bái phục lý luận không thể chối cãi được của ĐBH.
hihiii
nostalgia
member
REF: 554067
07/23/2010
Tôi chỉ nhớ là trước năm 75 dân Sài Gòn không có đứng tiểu ngoài đường nhiều như bây giờ. Học sinh khi gặp đám tang thì ngã mũ chào. Người đi đường buổi sáng thứ Hai,khi đi ngang trường học gặp lúc chào cờ thì đứng lại cùng chào. Còn bây giờ thì hởi ôi... hơn 35 năm trôi qua... người lớn đứng tiểu tự nhiên ngoài đường, gái điếm chào mời khách công khai, công an giao thông đòi tiền mãi lộ công khai ngoài đường...
Chế độ hiện tại đã biến Hòn ngọc Viễn Đông thành Thùng rác Viễn Đông.
aka47
member
REF: 554069
07/23/2010
Oh...my God !!!
Nghe nói trong chương trình dạy học cho các em không có môn công dân giáo dục .
Không có môn đạo đức rèn luyện bản thân , gia đình và xã hội..
Chỉ có đạo đức chính trị thôi.
Phải vậy không ?
Nếu phải thì xuống hố cả nút ngay.
hihii
ghetsugiadoi
member
REF: 554078
07/23/2010
Con nhỏ aka, biết thì thưa thốt, không biết thì dấu dốt cho người ta nhờ.
hoami09
member
REF: 554080
07/23/2010
Mén chào Bác Otto và moị người , tấm hình số 23 , chụp về con sông Sài Gòn - Khánh Hội , làm mén nhớ nhà . Cảm ơn Bác Otto cho mén coi lại Sài Gòn vào những năm xa xưa , thật đẹp
aka47
member
REF: 554081
07/23/2010
Thì AK dốt mới hỏi ngu mới thắc mắc .
Chứ dốt mà im re , ngu mà làm thinh như you thì sẽ bị dốt hoài ngu suốt.
NẾU MÌNH DỐT MÌNH PHẢI HỎI , SẼ BỊ MẮNG LÀ DỐT NHƯNG SAU ĐÓ HIỂU RA.
CÒN KHÔNG HỎI CỨ TƯỞNG MÌNH THÔNG MINH THÌ SẼ DỐT CẢ ĐỜI.
(trích trong Hoa Thơm Cỏ Lạ)
hihiii
ototot
member
REF: 554096
07/23/2010
Trong khi chờ đợi tôi đăng tiếp những hình ảnh về Sài Gòn Một Thời Để Thương Để Nhớ..., xin mời bà con xem một tấm ảnh thời sự mới dưới đây:
Thật đúng là ... "hữu nghị" và "Việt Mỹ đề huề" hết chỗ nói!
Thân ái,
tesong
member
REF: 554097
07/23/2010
Cảm ơn Bác Ototot chia sẻ với NCD những tấm hình Sài Gòn trước 1975 nha.
tranduchoa340
member
REF: 554109
07/23/2010
Người có ăn học, làm giáo viên, làm việc trong xã hội mà lại viết cẩu thả, ham nói, ham viết, đâu cũng viết được, không đáng cũng viết cũng như không, không cẩn thận, không tôn trọng, thiếu đứng đắn để cho người khác nghiêm chỉnh thì nên coi đó là một bài học để đời. Những kẻ này ở ngoài đời, cũng thế!
Chủ đề này của Bác Ototot có ý nghĩa và giá trị lịch sử gần đây chứ nó đâu có là một thế kỷ đã qua? Chúng ta đóng góp ý kiến và bình luận với nhau đều tốt cả, nhưng hãy tôn trọng chủ đề ý nghĩa của người viết đã dành bao công lao ra viết bài và khi viết xong lại còn kèm theo hình ảnh giá trị lịch sử. Đừng có ham nói, ham viết, bạ đâu viết đó, thiếu suy nghĩ, thay đổi chủ đề, đánh lạc hướng khác thì có phải là biết quá và khôn quá hoá dại hay không?
TDH hy vọng BQL đừng có xoá chủ đề này. TDH cám ơn tài liệu giá trị và chia sẻ của Bác Ototot.
Trần Đức-Hoà
aka47
member
REF: 554115
07/23/2010
Thấy chưa? TĐH lại cũng viết vô rồi đấy. Cũng bạ đâu viết đó rồi đấy.
Trách ai đây trời.
Chủ đề của OT rất hay. Xin BQL đừng xoá tất cả , để từ từ AK xin xoá những góp ý cá nhân thôi , trong đó có TĐH nghen.
hihii
nanghoanghon20
member
REF: 554116
07/23/2010
NHỮNG KẺ THẤT BẠI BAO GIỜ CŨNG CAY CÚ PHẢI KHÔNG CÁC BẠN ?
XIN CẢM ƠN OTOTOT ĐÃ POST NHỮNG HÌNH ẢNH NÀY .
THÂN ÁI !
aka47
member
REF: 554118
07/23/2010
thấy dân ở Hà Nội vẫn ao ước được đi thăm Sài Gòn một chuyến. Có người còn nói : “Đi Nam thì có khác gì đi Tây !” (Ý nói miền Nam đối với dân Bắc đi Sài Gòn, thì cũng như dân Việt được qua thăm đất Pháp vậy!)
Nếu AK là dân Bắc , sống ở Bắc và lớn lên trước 75 ở Bắc thì AK nhất định phải chiếm miền Nam cho được.
Có chết cũng nhào vô kiếm cái gì bỏ bụng.
Có một lần AK đọc ở đâu đó cách đây 2 năm Thượng Tá Tám Hà (Ông này về hồi chánh Chính phủ Miền Nam) nói Bộ Đội Chính Qui Miền Bắc thích đánh nhau ở các đồn bót trong miền Nam thôi, chết mấy cũng phải chiếm cho được dù phải áp dụng tấn công kiểu biển người tức là chết nhiều lắm vì trong đồn bót có nhiều thức ăn.
(Mô Phật...hổng biết ổng nói thiệt hay giỡn , nhưng ổng là Thượng Tá Cộng Sản à nha hổng lẽ ổng phịa...)
AK nghe thì nghe vậy chứ mù tịt ... nhưng cũng nghi nghi.
hihii
ototot
member
REF: 554279
07/24/2010
Hôm nay đã đến cuối tuần, tôi lại có thêm chút thời giờ để tiếp tục đăng những hình ảnh cuả ”Sài Gòn Một Thời Để Thương Để Nhớ…!”, là những hình ảnh sẽ mai một, nếu ta không làm gì để lưu giữ nó, như là bảo tồn một giai đoạn lịch sử cuả đất nước!
Nào, mời các bạn coi tiếp:
40
Những ai đến thăm Sài Gòn lần đầu tiên đều rất thích thú được ngồi trên phương tiện chuyên chở độc đáo này cuả thành phố : xe xích lô máy.
Còn gì thú vị hơn khi ngồi ngắm cảnh mà tầm mắt không hề bị che khuất.Nhiều du khách nước ngoài còn bảo thú vị hơn cả được ngồi trên xe hơi mui trần (convertible)!
Những thập niên 1960 cũng là thời kỳ vàng son cuả giới xích lô máy Sài Gòn kiếm tiền như nước, lính Mỹ đang hiện diện đông đảo ở Việt Nam, và rất khoái sử dụng phương tiện chuyên chở này!
Xích lô máy được sản xuất ngay trong nước, với những phụ tùng, linh kiện nhập cảng, động cơ cuả hãng xe mô tô Peugeot cuả Pháp, loại 125 phân khối, dùng xăng pha nhớt, phun khói mịt mù!
41
Cảnh sinh hoạt náo nhiệt cuả giới “buôn thúng bán bưng” trên viả hè Sài Gòn, cuộc sống cuả dân lao động nói chung xem ra rất thoải mái, vì ai cũng có công ăn việc làm theo khả năng và sở thích…
Trong số dân lao động, khấm khá hơn cả là thành phần “Bắc kỳ di cư” vào Nam sinh sống sau khi Hiệp Định Genève năm 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc dọc theo vĩ tuyến 17…
42
Xe ba gác là một phương tiện chuyên chở rất đắc lực để phục vụ sinh hoạt tại nhiều chợ trong thành phố. Tưởng cũng nên biết “ba gác” là cụm từ phiên âm từ tiếng Pháp là “bagage”= hàng hoá, hành lý.
43
Những dòng chữ ghi bên dưới hình, dịch sang tiếng Việt là “Cảnh Sát Dã Chiến đang tuần tra trên đường phố vào những ngày cuối cùng cuả Tháng Tư 1975. Bên phải là một bảng nền vàng chữ đỏ ghi ‘Trại Lê Văn Duyệt’”
Có thể nói người dân miền Nam nói chung, và Sài Gòn nói riêng, ít người có thể tưởng tượng được miền Nam sắp đổi chủ, vì tình hình chiến sự và chính trị diễn biến quá mau. (Sau này, té ra Trung Quốc cũng bị ngỡ ngàng trước tin Sài Gòn đã được “giải phóng”!)
44
Bản đồ tìm đường phố cho thấy Sài Gòn lúc đó được phân chia ra làm 11 quận. Sau này mới được nới rộng ra các “huyện” ngoại thành như Thủ Đức, Nhà Bè…, vốn thuộc tỉnh Gia Định.
45
Xe bò cũng là một phương tiện chuyên chở quen thuộc, chủ yếu là chở hàng từ ngoại thành vào.
46
Một góc nhìn cuả Chợ Bến Thành vào năm 1955.
47
Sinh hoạt cuả Sài Gòn thật là đa dạng, như là cảm nhận cuả những người đến đây lần đầu tiên.
Ảnh trên đây là cuả một người nước ngoài, ghi chú dịch sang tiếng Việt là : “Xe tải, xe ngưạ, xe Hoa Kỳ loại sang, xe gắn máy Pháp Vélosolex…, là những loại xe chia nhau sử dụng các đường phố Sài Gòn.”
48
Những xe ba bánh lưu động này bán nước ngọt giải khát, bây giờ chắc không tồn tại nưã.
49
Xe xích lô đạp chở một phụ nữ, chụp năm 1955 với hậu cảnh là Toà Đô Chánh Thành Phố. Xin để ý xe này có treo một đèn dầu để đốt lên khi chạy ban đêm!
50
Một buổi lễ cuả thành phố tổ chức tại Toà Đô Chánh. Ở tiền cảnh, là những thanh niên mặc đồng phục màu đen, tay cầm những khẩu súng trường kiểu cổ : đó là “Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ” , một hình thức dân quân để tiếp tay với cảnh sát giữ trật tự và an ninh tại phường khóm.
Mời bà con đón xem tiếp trong kỳ tới.
Thân ái,
aka47
member
REF: 554281
07/24/2010
Thưa OT .
Tấm hình cuối cùng ghi năm 1955. Chụp một buổi lễ trước Toà Đô Chánh.
AK thấy phía trước có treo cờ vàng 3 sọc đỏ , nhưng AK biết là lúc này chưa có cờ này , chỉ dùng cờ Quẻ Ly của Bảo Đại.
Đến cuối năm 1955 mới có cờ vàng 3 sọc đỏ tức là lúc đó mới nối liền những sọc đứt đoạn trong lá cờ thành 3 sọc dài màu vàng.
Xin OT cho ý kiến ạ.
hihiu
rongchoi123
member
REF: 554315
07/24/2010
AK nói cuối năm 1955 thì cũng là trong năm 1955 như tấm hình chú thích rồi.