tiendaoduy
member
ID 67636
05/06/2011

|
" làng chuyên nói tức"

Chuyện nói tức ở Đông Loan nhiều nhà nghiên cứu đã cố công lý giải tại sao trời đất lại sinh ra cái làng kỳ lạ này, nhưng có vẻ như mọi câu trả lời đều chưa đâu vào đâu.
Thế gian còn có một làng...
Nhà nghiên cứu Trần Quốc Thịnh (nhà ở Quế Võ, Bắc Ninh), người sưu tầm viết sách chuyện làng Đông Loan đã thống kê kỹ càng, rằng Đông Loan là "nhất xã, ngũ thôn", thế nên số lượng người nói tức của Đông Loan giờ lên tới hàng vạn.
Nhiều người bảo rằng, Đông Loan lắm nghề thì mỗi người một nghệ. Người buôn bán nói"phi thương bất phú", người làm ruộng lấy canh nông vi bản cho rằng "săn sóc không bằng góc ruộng", người làm thợ bảo "ruộng bề bề không bằng nghề trong tay". Đó cũng chính là một sự phát sinh nói tức.
Ông Thịnh nói với chúng tôi rằng: "Bắc Giang là tỉnh có 8 trong số 14 làng cười xứ Bắc, chiếm một nửa số làng cười ở Việt Nam. Đông Loan không giống Đồng Sài (Quế Võ- Bắc Ninh), nói khoe đặc sản của mình nhưng lại giống Đồng Sài ở chỗ dùng âm thành thổ ngữ để tăng chất hài cho câu chuyện. Người nghe tức nhưng... tức cười".
Nói tức cũng cần nghệ thuật
Ông Chu Văn Chén, người dân bản địa nói: "Chuyện nói tức Đông Loan thôi thì kim cổ dao duyên lộn tùng phèo. Cốt là tức. Riêng tập hợp các kiểu nói tức những người tò mò đến ngó xem Đông Loan nói tức thế nào, nghe cũng đã thú vị.
Bà con nói tức một cách rất thời sự, chứng tỏ những câu chuyện đã được liên tục cập nhật. Bây giờ, mười mấy làng cười xứ Bắc hình như chỉ còn tồn tại trong huyền thoại và trong các quyển sách nghiên cứu sưu tầm thôi. Trong lúc đó, vùng Đông Loan vẫn tồn tại làng nói tức”.
Ông Hoàng Đình Chủ, ở Đông Loan chia sẻ: "Ngẫm ra mới thấy nói tức đó là cả một nghệ thuật, ít nhiều chất chứa cái triết lý nhân sinh của người đời. Ngay cả một sự việc người Đông Loan "cãi ngang" nhưng vẫn khiến người khác phải "tâm phục khẩu phục".(còn tíêp)

Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
tiendaoduy
member
REF: 599072
05/07/2011
|

Ngay cả một sự việc người Đông Loan "cãi ngang" nhưng vẫn khiến người khác phải "tâm phục khẩu phục".
Không chỉ có các cụ già, bậc trung niên, ngay cả trẻ con làng Đông Loan cũng "khoái" nói tức. Chuyện nói tức ở Đông Loan không phải là chuyện phiếm, chuyện bịa mà là có thực. Một anh kể chuyện một gia đình ở Đông Loan có hai con lợn đang lớn tự dưng lăn đùng ra chết vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Có người hàng xóm sang hỏi: "Thế hôm nay có cúng ông Công không?". "Không có cúng kiếc gì hết. Có phù hộ cho tôi đâu, nuôi gì chết nấy. Ông Công nhà này có mà đi xách dép cho ông Công nhà bên ấy!".
Có câu chuyện đã thành quen, khi du khách vừa vào đến cái cổng toàn chữ nho, vòm vòm cong cong của làng, gặp mấy chú bé, khách gạ gẫm: "Này nhóc, dân Đông Loan trẻ con có nói tức không?". Chú ta nhe mấy cái răng sún, vỗ vỗ tay vào hom giỏ: "Ối trời! Thời buổi làm ăn, bọn trẻ chúng cháu mỗi đứa vác giỏ ra sông Thương mò cua một ngày cũng đem được về cho bố mẹ được bảy tám trăm nghìn đồng. Ai hơi đâu mà đi nói tức thiên hạ nó "oánh" cho. Bắt cua mỗi buổi tám trăm nghìn! Nói được đấy".
Đông Loan, làng quê Việt hiếm hoi vẫn thể hiện sức sống vượt thời gian qua “đặc sản” tinh thần nói tức của mình. Gìn giữ, trân trọng nét duyên riêng có này cũng là một cách để cho cuộc sống phong phú, lung linh sắc màu, như nó vốn có tự ngàn xưa.
Hương Lan – Thùy Dương
|