Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ý mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ý

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ý mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Hình ảnh >> Ai Mua … Máy Ảnh Đồ Cổ Không???!!!

 Bấm vào đây để góp ý kiến

1

 ototot
 member

 ID 50207
 03/10/2009



Ai Mua … Máy Ảnh Đồ Cổ Không???!!!
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Ai Mua … Máy Ảnh Đồ Cổ Không???!!!


Nói về nhiếp ảnh kỹ thuật số, mà không nhắc đến những máy ảnh đồ cổ, sẽ là thiếu sót đáng tiếc.

Vì thế, tôi vưà lục trong kho ra, vài chiếc máy ảnh mà tôi đã giữ làm kỷ niệm khoảng … nưả thế kỷ rồi, bây giờ chụp lại đem … khoe cùng các bạn, và cũng để các bạn có dịp kiểm điểm qua những tiến bộ khổng lồ trong lãnh vực này.

Đây là chiếc máy ảnh ngày xưa coi là rất … văn minh, rất đắt tiền, sản xuất tại Đức, vào khoảng những thập niên 1930! (khoảng 80 năm tuổi rồi!)

Photobucket


Nó văn minh, vì có một cái bễ (tiếng Anh là “bellow”, tiếng Pháp là “soufflet”) làm bằng da, như là cái bễ thụt ra thụt vào cuả thợ lò rèn để thổi lưả! Khi dùng đến thì … phùng ra để đẩy cái ống kính ra:

Photobucket


Và khi không dùng nưã thì đóng lại gọn gàng!

Photobucket


Máy có cái quai để người ta xách tay, chứ không có dây đeo thòng lòng nơi cổ như bây giờ!

Photobucket


Đây là nhìn chung cái ống kính cuả nó, với những thông tin chi chít trên nó, chứng tỏ người biết chụp hình thời xưa không phải là nhiều đâu!

Photobucket


Bây giờ mời các bạn xem một số những điều khiển chi tiết khi quan sát ống kính đó:

Photobucket


Nhận xét tổng quát: Về cơ bản, chắc các bạn đã thấy những nguyên tắc về quang học, về công nghệ máy ảnh, cũng không có gì được thay đổi nhiều, nhưng công nghệ sản xuất (manufacturing technology) chắc mới là những bước tiến khổng lồ!

Theo tôi, nói về công nghệ sản xuất, chắc bao gồm công nghệ “vi tiểu”, “điện tử hoá”, “số hoá”…

Kỳ tới, tôi sẽ chụp lại và đăng một máy ảnh đồ cổ nưã cuả tôi là loại “Twin Lens Reflex” (Hai ống kính phản chiếu), một thời cũng là một phát minh ghê gớm trong công nghệ máy ảnh.

Trong khi chờ đợi, tôi cũng đề nghị ai có những máy ảnh đồ cổ nhu cuả tôi, cũng xin đăng lên để mọi người cùng xem, thay vì ngày nay ai muốn xem thường phải vào … viện bảo tàng!

Tôi cũng mong các bạn đang hoạt động trong các bộ môn khoa học hiện đại đóng góp thêm ý kiến, cũng như bổ sung những thiếu sót và sưả chưã những sai lầm.

Cám ơn các bạn đã xem, và hẹn đón xem tiếp.


Thân ái,



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 thichnghenhac
 member

 REF: 430472
 03/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cháu thì không biết về nhiếp ảnh, nhìn mấy cái máy của bác nuế đem lên Ebay bán chắc được giá lắm.

 

 jackdaniel
 member

 REF: 430475
 03/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Không hiểu sao cái Body máy có tấm nhìn như silver, lại có tấm nhìn như vàng 10 vậy Ototot.
Vấn đề là máy này có còn chụp hình được không?
Và Ototot ra giá bao nhiêu để bán nó vậy?
Nếu thật sự muốn bán thì chụp vài tấm hình bằng máy đó ,
rồi cho biết giá đi Ototot.

Chắc sẻ có lắm vị thích thú vụ này đó nghen.

Hình như cái Tripod để dùng cho máy này là loại hơi đặt biệt nghen, giờ chắc không kiếm ra đâu, nếu Ototot có đủ bộ luôn thì sẻ ra gía được cao hơn.

hehhehehh, nói bậy nữa rồi, chắc sắp bị mắng.


 

 ototot
 member

 REF: 430477
 03/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Thân gởi TNNJD:

Tôi gọi nó là "đồ cổ", với ý nghiã là nó đã ... lỗi thời rồi, chẳng mấy ai ham xài nó nưã. Tuy nhiên, cổ đến nỗi để người ta sưu tầm nó trở thành vật quý, tiếng Anh gọi là đồ "antiques", nghiã là trở thành quý hiếm, thì nó chưa cổ lắm đâu!

Thông thường, những món "đồ cổ" không có giá trị sử dụng nưã, mà chỉ còn giá trị lịch sử thôi.

Trường hợp chiếc máy ảnh trên, nó vẫn sử dụng được tốt, nhưng khó lòng đi mua được phim, và có phim để chụp thì cũng khó có tiệm nào nhận rưả phim và in ảnh, như người ta thường làm cách đây đã quá lâu!

Thân ái,


 

 mtbha
 member

 REF: 430481
 03/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cảm ơn Mr OT
hông mua
Tại chắc mấy món hàng nầy vô giá

Nhưng mtbha chỉ vào coi cho biết thôi


 

 jackdaniel
 member

 REF: 430482
 03/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Thật ra , Ototot làm như lời TNN, chụp hình rồi bỏ lên Ebay.
Sẻ có khối người biết được cái giá trị của nó như thế nào.
Vấn đề giá cả thì mình không lo bị hớ đâu nghen, cứ để cho họ đấu giá tới ngày hạn chót, không chừng có nhiều bất ngờ lắm đó Ototot.

Giá trị hiện nay của cái máy này jd nghĩ không ai dám ra giá đâu, mà cũng chẳng ai dám gạ với Ototot là bao nhiêu, vì cũng chẳng biết nói bao nhiêu mới đúng đây.
hehehhehe

Cho nên đấu giá là phương pháp tốt nhất. Nhưng chắc không hợp với tính Ototot.

Còn cái này nữa nè, hợp với Ototot hơn,
jd nói thử Ototot nghe xem thuận tai không nghen.

Ototot phone hoặc email thẳng cho hảng sản xuất. Cho họ biết thông tin và hình ảnh về cái máy này. jd bảo đảm với Ototot đang cầm trong tay món tiền mà Ototot không bao giờ ngờ tới đó.

hehehhehhe, khi mọi việc xong xuôi "ý jd là sau khi Ototot đã nhận check từ phía người mua đó", Ototot mời jd qua Denver ăn phở nghen.


 

 ototot
 member

 REF: 430487
 03/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Cảm ơn các bạn đã xem và cho ý kiến về chiếc máy ảnh cổ lỗ sĩ mà tôi đã sử dụng nó trong mấy chục năm!

Dụng cụ máy móc ngày xưa sao bền bỉ quá! Tôi vận hành thử, thấy tất cả đều vẫn chạy ngon lành!

Nếu ai thấy có thể xử lý được sao cho ... ra tiền, thì cứ cho tôi biết, để tôi gởi bưu điện cho, miễn là có cam kết trả lại cho tôi bưu phí (postage) tôi gởi cho người ấy, còn ... chia chác bao nhiêu thì tuỳ ý bạn!

Tôi cũng xin bổ sung thêm thông tin về chiếc máy trên là nó sử dụng phim 120, nghiã là chụp những ảnh chưa phóng có kích thức là 6cm x 9cm. Như vậy một cuộn phim chụp được 12 kiểu (poses) là phải thay vào cuộn phim mới.

Những chiếc máy này chỉ biến mất trên thị trường, sau khi các loại máy dùng phim 35mm ra đời, vì một cuộn phim 35mm có thể chụp được 20 hoặc 36 kiểu, có kích thước là 24mm x 36mm.

Các loại máy này, người Pháp còn gọi là máy 24 - 36 (appareil vingt quatre trente six) cũng dần dần biến mất trên thị trường để nhường chỗ cho máy ảnh kỹ thuật số (appareil photographique numérique).

Để tiếp theo, tôi xin trình bày và đăng về chiếc máy ảnh đồ cổ thứ 2 cuả tôi trong tiết mục kế tiếp.

Thân ái,


 

 thichnghenhac
 member

 REF: 430488
 03/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Ototot mang máy này lên Ebay đấu gía đi, tin rằng sẽ có giá bất ngờ. TNN trước đây cũng hay mua stamp củ trên Ebay nên biết chắc máy này bán được giá.

Ototot vào Ebay rồi enter 110359306670 & 140306084361 xem giá cho vui


 

 ototot
 member

 REF: 430494
 03/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Nói đến kỹ nghệ máy ảnh, những người đứng tuổi, hay lớn tuổi một chút, đều biết nước Đức (Germany hay Allemagne) là nước dẫn đầu thế giới, không khác gì đồng hồ là sở trường cuả nước Thụy Sĩ (Switzerland hay Suisse).

Sau Thế Chiến II, 2 nước chính trong phe Trục là Đức và Nhật đều tan nát vì bại trận, nhưng Nhật lợi dụng cơ hội này để vươn lên thay thế cho Đức, và sau này thay thế luôn cả Thụy Sĩ! (Ngày nay, nói đến máy ảnh là phải nhắc đến Canon, Nikon..., cũng như đồng hồ Seiko...!)

Trở lại thời kỳ máy ảnh Đức thống trị thế giới, tôi xin giới thiệu chiếc máy Ikonflex dưới đây, chụp cỡ phim 6cm x 6cm, mà tôi còn giữ được một chiếc:

Photobucket


Chiếc máy ảnh này ra đời trước cả máy Rolleiflex cùng loại, và cùng được giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp khắp năm châu ưa dùng.

Máy này mang tên là "Twin Lens Reflex", tức là một máy ảnh mà có những 2 ống kính, loại phản chiếu, để người chụp "thấy sao thì có ảnh như vậy", tuy cũng vẫn có lỗ nhắm (view finder) riêng như tất cả mọi loại máy ảnh. (Ống kính trên dùng để nhắm, ống kính dưới dùng để ghi hình)

Sở dĩ dân chụp ảnh chuyên nghiệp ưa thích máy "TLR" là vì để máy ở tầm thắt lưng (waist level), tầm mắt (eye level) hay giơ máy lên khỏi đầu người (overhead level), vẫn có thể nhắm chụp được.

Photobucket


Hông trái cuả máy là để lấy rõ hình (focus). Khi quay núm này, cả hai ống kính cùng di chuyển để tăng hay giảm độ dài tiêu cự.


Photobucket


Ngược lại, hông phải có núm để lên phim.

Như đã nói, máy "TLR" này cũng chụp phim 120, nhưng vì cỡ ảnh chụp là vuông 6cm x 6cm, nên cho phép chụp được tới 16 kiểu, thay vì 12 kiểu như hình chữ nhật. Đã thế, nó còn cho phép người chụp tiên liệu trước, để sau này làm hình ngang (horizontal) hay hình dọc (vertical) cũng được.

Máy ảnh này cuả tôi đã được ít nhất ... 60 năm tuổi, nhưng vẫn vận hành ngon lành!

Cám ơn các bạn đã xem.

Thân ái,


 

 hoaloakenhn
 member

 REF: 430547
 03/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chà xem đồ cổ cũng thấy hay. Cái máy này ở München _ Đức phải không bạn ?

 

 ototot
 member

 REF: 430558
 03/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Thân gởi bạn hoaloakenhn:

Đúng như bạn nói, Munchen là thành phố lớn thứ 3 cuả Đức sau Berlin và Hamburg (cũng còn gọi là Munich). Nhưng nó nổi tiếng trên thế giới là về những dụng cụ quang học cuả nó.

Đức còn có một công ty sản xuất dụng cụ quang học nổi tiếng cho đến bây giờ là hãng Zeiss Ikon ở Berlin. Nhiều hãng sản xuất máy ảnh nổi tiếng cuả Nhật như Sony cũng được trang bị những ống kính mang thương hiệu Zeiss Ikon hay Carl Zeiss.

Cám ơn các bạn đã xem và góp ý.

Thân ái,



 

 hanhngan19801
 member

 REF: 430612
 03/11/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Host unlimited photos at slide.com for FREE!
Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Chuyện người có gần 100 chiếc máy ảnh cổ

- Phạm Văn Phương hiện có trong tay một tài sản kếch xù từ gần 100 chiếc máy ảnh cổ. Từ cái rẻ nhất chỉ trên dưới 1 ngàn USD cho đến cái đắt nhất tầm 10 ngàn USD, đấy là chưa kể còn có những chiếc chủ nhân không đời nào chịu bán "vì có tiền cũng không mua nổi".

Dân đàn sáo "chuyển ngành"

Tôi tới tìm Phạm Văn Phương ở shop thiết bị máy ảnh của anh nằm ngay đầu phố Tràng Thi. Chị An Dương Huyền - vợ anh, chỉ tay về phía Hồ Gươm: “Ổng mới ra đó”. Không khó để thấy một anh chàng đầu hói đang loay hoay hướng một thiết bị thoạt trông như…khẩu súng ngắn về phía Bưu điện Bờ Hồ, thấy anh bấm nghe cái “roách”, tôi mới biết là máy ảnh. Phương cười: “Cả tháng nay mới được một buổi chiều hửng nắng, tranh thủ cho mấy cái máy ảnh cổ hoạt động”.

Nói về cái duyên anh chàng này đến với máy ảnh cổ thì phải ngược về đầu thập niên 90. Khi đó Phương đang là sinh viên của trường Nhạc họa Trung ương (chính vì thế mà anh luôn tự nhận mình là dân đàn sáo “chuyển ngành”- P.V), anh đã lọ mọ mò vào thư viện tìm hiểu về máy ảnh, mê luôn từ đó.

Anh Phương thường xuyên săn ảnh đen trắng bằng máy chụp cổ.
Cái sự học của Phương xem ra cũng lắm gian truân, anh làm sinh viên vỏn vẹn có…14 năm của lần lượt 3 trường: Nhạc họa Trung ương; ĐH Văn hóa (khoa Ghi-ta) và ĐH Luật. Trong suốt quãng thời gian ấy, ở trường nào Phương cũng nổi tiếng, không phải vì những môn chuyên ngành mà là vì máy ảnh. Anh nổi tiếng ở chỗ…chuyên chụp ảnh cho các cô “người mẫu sinh viên” ở cả ba trường, tất nhiên là có chụp cho tất cả các bạn bè khác. Tiền thì lấy tượng trưng, đủ để mua phim và thuốc rửa ảnh.

Chiếc máy ảnh đầu tiên mà Phương có được mang hiệu EXA 1C. Chiếc máy này sản xuất năm 1965 tại Đông Đức, khi anh mua lại từ một thầy giáo trong trường, nó còn mới cứng. Đến giờ, chiếc máy này vẫn hoạt động rất tốt, kính ngắm là một cái hộc được bật ra từ phía nóc máy còn cò bấm thì lại ở phía bên trái.

Từ khi có chiếc máy này Phương càng mày mò thêm về nhiếp ảnh, anh chàng sinh viên lợi dụng luôn toa-lét của ký túc xá làm buồng tối để xử lý thủ công trên các thiết bị của Liên Xô cũ. Anh mày mò nghiên cứu nắm giữ nhiều công thức in phóng ảnh thủ công và các công thức pha chế thuốc. Chỗ nào không biết, hoặc muốn tìm hiểu cũng không thể Phương láu cá sang chơi với mấy bác già bên Thông tấn xã Việt Nam học “mót” nghề.

Bán ảnh đen - trắng cho Tây, mua Dream

Chăm chút máy từng ngày.
Cho đến năm 1994, khi đó kỹ thuật in phóng màu trên máy Lap tự động đã khá phát triển thì Phương vẫn tuân thủ những phương pháp cũ để tạo ra những bức ảnh đen trắng. Đối với anh, những ống kính cũ kỹ của các đời máy cổ từ Đức rất thích hợp để chụp ảnh đen trắng. Nó cho người xem một sự hoài cổ ngay khi nhìn bức ảnh, một điều mà những chiếc máy ảnh kỹ thuật số đời mới khó có thể đem lại.

Anh đi lang thang khắp Hà Nội và những tỉnh lân cận tìm chụp những sự hoài cổ ấy và…bán cho Tây. Tây ở đây là những người làm việc trong Học viện Quan hệ quốc tế, ĐH Ngoại thương - gần với trường Luật anh học khi đó. Chỉ thế thôi mà Phương tự mình có thể mua được một chiếc Dream rất có giá trị vào thời điểm đó, và những bộ máy ảnh tốt hơn.

Hiện Phương còn một chiếc Leica M3 cùng một bộ 3 ống kính, giá khoảng trên 6.000 USD. Chiếc này Phương cũng sắm được trong thời kỳ trên, một ông giáo người Pháp sau khi mua ảnh của Phương đã để rẻ lại cho chàng sinh viên, điều này đã khích lệ anh rất nhiều trên con đường “chông gai” đến với những chiếc máy ảnh cổ sau này. Nói là chông gai vì máy ảnh cổ vừa hiếm vừa khó mua, nhiều khi có tiền cũng không mua được, anh đã phải vận dụng rất nhiều chất nghệ sĩ của mình để lê la trà thuốc, tiếp cận với những người có máy ảnh cổ. Nhiều chiếc máy, vì nể phục nhau, vì tình bạn hữu mà người chủ mới chịu nhường cho anh.

Phương tiến rất nhanh trong giới sưu tập máy ảnh cổ. Thoáng cái anh đã có tròn trèm gần trăm chiếc máy, nói cổ tất thì không hẳn nhưng chỉ có một phần nhỏ trong đó là máy cũ (chưa cổ). Có những chiếc máy được sản xuất từ đầu thế kỷ 20; rất nhiều máy thời kỳ 1930-1945; và nhiều hơn nữa là những "con" máy được sản xuất vào thập niên 50-60. Chủ yếu là máy của Đức và Pháp. Theo anh, máy ảnh cổ phải đạt được hai tiêu chí: ngoài mặt thời gian thì chiếc máy phải phục vụ tốt, tức là vẫn chụp ảnh được.

Chiếc Leica bị mài nắp xuống sân bay

Shop máy ảnh của Phương có rất nhiều máy ảnh hiện đại, nhưng chả mấy khi anh ngó tới những chiếc máy còn nằm nguyên trong hộp xốp ấy. Rõ chúng chỉ là “cần câu cơm” của anh, còn những chiếc máy cổ lại được anh săm soi hàng ngày.

Chiếc máy ảnh cổ này có cách chụp như... bắn súng

Đây là một chiếc máy mà chủ nhân còn giữ được đủ phụ kiện

Có một chiếc máy ảnh cổ mà Phương rất quý, đó là chiếc Leica số hiệu N0 10508. Chiếc máy có dòng chữ Kriegsmarine bên trái, chân đèn 3 chấu, bằng thép khá nặng. Đặc biệt ở chỗ, thân máy và nắp máy đều có hình một con chim đại bàng, phía dưới là hình chữ thập ngoặc của Đức quốc xã ngày xưa được bọc trong hai cành tùng. Đây là loại máy phục vụ cho quân đội Đức, vỏ bao da màu nâu khỏe khoắn và dây đeo rất ngắn dùng trong chiến trường.

Chiếc máy được một vị đạo diễn người Pháp sang Việt Nam làm phim. Khi đến sân bay, không hiều suy nghĩ thế nào ông ta e ngại bèn tháo nắp ống kính máy ảnh (có hình thập ngoặc)…mài xuống nền xi măng. Tuy nhiên hình thì không mất đi mà nắp ống kính thì xước tả tơi. Sau khi thực hiện xong những bộ phim, ông trở về nước và tặng lại chiếc máy ảnh cho họa sĩ Thái - người làm thiết kế mỹ thuật cho phim. Sau rất nhiều lần gặp gỡ và giao lưu, họa sĩ Thái mới đồng ý nhượng lại chiếc Leica bị mài nắp cho anh Phương.

Kể đến đây, anh tháo chiếc Leica cho tôi xem, ống kính sản xuất từ năm 1936 vẫn còn trong vắt, mùi đồng tiện thủ công bốc lên tanh tanh.

Một “ông già” khác là chiếc Pearlette, độ tuổi mới có... 80. Chính xác nó được sản xuất năm 1919, có vân sơn màu lá cây. Cách ngắm hết sức đặc biệt: Như bắn súng, cũng có đầu ruồi và vòng ngắm. Bao bên ngoài cùng của vòng ngắm là một hình vuông bằng sắt, người chụp tự…tưởng tượng ra hình ảnh chụp được.

Gần trăm năm, máy vẫn chạy tốt. Bõ công Phương hai lần sang Đức săn và thư từ đi lại. Số là chiếc máy của một ông già người Đức, một người bạn Phương du học tại Đức tình cờ phát hiện ra chiếc máy vốn nổi đình đám hồi thập niên 20 tại châu Âu và báo cho anh. Phương tức tốc bay sang và ra về tay trắng bởi ông già nhất định không chịu bán. Thư từ đi lại, gọi điện rát tai và nhờ cả người bạn còn ở bên Đức thuyết phục mãi mấy năm anh mới mua được. Mừng hơn bắt được vàng, Phương lại một lần nữa sang Đức rinh “tình yêu” về.

Kho máy cổ của Phương có sự giúp sức rất lớn từ ông già người Đức ấy, dễ đến ¼ số máy của Phương mua được qua ông. Cách đây 3 năm, Phương rứt ruột bán non nửa kho máy sang Hong Kong, số tiền bán máy đủ để anh mua một căn nhà rộng hơn 60m2 đầy đủ tiện nghi ở khu Thành Công.

Hiện nay, một số máy Phương cho nhóm câu lạc bộ ảnh đen trắng Hà Nội mượn để xài, “cũng phải gần 30 chiếc” - anh nói - “bạn bè với nhau, bán thì chẳng biết nên bán giá bao nhiêu vì có khi mình mua rất rẻ. Nên cho mọi người mượn sử dụng, cũng là một cách bảo quản máy. Cần thì lại lấy về”. Bạn anh, những người như họa sĩ Quách Đông Phương; anh Trần Đăng (trưởng phòng thu Viện Âm nhạc Việt Nam); anh Sơn Bính (người lắp ráp âm li Hi-end nổi tiếng Hà Thành)…đều là những người mê máy ảnh cổ và ảnh Hà Nội đen trắng như anh.


Bài, ảnh: Đỗ Minh


 

 hanhngan19801
 member

 REF: 430619
 03/11/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cháu không phải là dân buôn bán đồ cổ cũng chẳng có đủ tiền để mua, chẳng có đủ khả năng để sử dụng những chiếc máy ảnh cổ này. Cháu đăng bài sưu tầm này vì người trong bài này rất tha thiết với những chiếc máy ảnh cổ.

Nếu bác không ngại, cháu tình nguyện giúp bác và người này liên lạc với nhau không vì một lý do gì hết. Chỉ là cháu nghĩ bác sẽ rất vui khi bán lại những đồ vật mình rất quí cho những chủ nhân thực sự biết giá trị sử dụng nó.

HN.


 

 lynhat
 member

 REF: 430628
 03/11/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Theo lời đề nghị của bác OTOTOT, đây là máy ảnh của bố vợ tặng cho con rễ làm của "hồi môn". Máy ảnh này đã đi từ Việt Nam, qua bên "Canada", rồi bay xuống "Miệt Dưới", "Down Under" :





Đây là hóa đơn của bố vợ mua vào năm 1955 :


 

 zenzen
 member

 REF: 430692
 03/11/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
@ Bác Ototo,

Cảm ơn Bác đã post những photo máy cổ.
Nhìn mấy cái máy cổ cuả Bác, Z thấy qúy sao đâu!
Vậy là Ototo đã làm nhiếp ảnh từ lâu rồi...mấy cái máy này theo Bác
qua nhiều chặng đường lịch sử.
Ototo lên ebay đấu giá bán thử người ta trả giá tới đâu!Z thấy website này bán được & lẹ lắm.

@ Lynhat,
Cảm ơn Bác đã post những tấm hình cổ & luôn cái hoá đơn bằng tiếng Pháp.
Những kỷ vật này chưá đầy kỷ niệm theo cuộc hành trình dài cuả Bác. Chắc là " vô giá"lắm ha!


 

 lynhat
 member

 REF: 430720
 03/11/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bác Zenzen à,

Cái máy ảnh và hóa đơn không phải của em. Cái đó của bố vợ. Lúc trước bố vợ được con trai bảo lãnh qua bên “Canada” theo diện đoàn tụ gia đình. Ở xứ sở đó ngôn ngữ chánh là Tiếng Pháp và thời tiết rất là lạnh đóng băng luôn.

Sau này vì chịu không được khí hậu lạnh. Người con trai ở “Miệt Dưới”, “Down Under” bảo lãnh sang. Sau này máy ảnh của bố vợ cho đứa con gái. Đứa con gái đó là bà xã của em, cho em làm đồ cổ vì chẳng biết dùng làm sao.

Có nhiều lúc em phục ông bố vợ của em. Lúc trước ổng tỵ nạn Cộng Sản từ Tân Cương, Trung Quốc sang Việt Nam từ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp. Đi học Tiếng Pháp, sau làm công chức Kế Toán cho một hãng Pháp nào đó. Nuôi 8 đứa con, bà vợ ở nhà, và tậu được 7 căn nhà ở Trung Tâm thành phố Sài Gòn. Sau Miền Nam Giải Phóng, ổng bị đánh Tư Bản mất hết tất cả. Cũng hên là tánh mạng cả gia đình còn nguyên vẹn.


 

 ototot
 member

 REF: 430739
 03/11/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Thật là một bất ngờ rất thích thú, sau khi tôi "moi" ra trong kẹt tủ mấy chiếc máy ảnh bị lãng quen bao nhiêu năm dài, đăng lên diễn đàn với tâm trạng ... hoài cổ...!

Bất ngờ, vì thấy cũng có người tò mò vào đọc, và cũng chia sẻ cho tôi tâm trạng đó!

Thậm chí chia sẻ xong, còn đóng góp thêm những kinh nghiệm sống, những hình ảnh!

Đồ cổ thì giá trị sử dụng không còn nưã, nhưng giá trị lịch sử thì mỗi ngày một nhiều hơn.

Cảm ơn hạnhngân đã đăng hình ảnh cuả một người ở tuốt nưả vòng bên kia trái đất, cũng chia sẻ cùng thú vui như tôi. Chỉ có điều khác là tôi thì đang ở một thời điểm trong cuộc đời chẳng mấy quan tâm đến giá trị vật chất cuả nó nưã!

Tôi cũng cảm ơn bác Lý nhà ta đã ... "chi ly" đế nỗi còn giữ được cái hoá đơn mua máy ảnh năm 1955, đến nay đã trên nưả thế kỷ thời gian! Vậy mà tôi vẫn còn nhớ được cái công ty Xuất Nhập Cảng bán cái máy ảnh! Và nhớ được nhiều nhất là "Đường Lacaze" ở Chợ Lớn, nơi buôn bám sầm uất cuả người Hoa, đặc biệt là hai tiệm chuyên nấu mì "Hải Ký Mỳ Gia" và "Lương Hải Ký Mì Gia", chiều nào cũng đông nghẹt khách đến ăn mì.

Những ai đã từng ở Sài gòn - Chợ Lớn mà có máu ăn uống, thì không thể không biết những tiệm cơm tây ở Đakao, Phở Tàu Bay ở Ngã Sáu, thịt dê ở Chợ Cũ, thịt chó ở Ngã Ba Ông Tạ, tiệc cưới ở Đồng Khánh, ... và dĩ nhiên "Mì Lacaze" như tôi vưà nói!


Tôi xin lỗi đã tán ra lạc đề máy ảnh đồ cổ, vì bỗng nhớ "Mì Lacaze". Vậy bà con ai còn máy ảnh cổ, xin tiếp tục đăng lên, vì những máy ảnh nổi tiếng nưã cuả Đức còn có các hiệu Contax, Exackta, Leica, Voigtlander, Rolleicord, Rolleiflex, Contessa...

Thân ái,



 

 zenzen
 member

 REF: 430849
 03/12/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cảm ơn Bác Lynhat đã nói về tiểu sử cuả cái hoá đơn.
Z phục Ông bố vợ cuả Bác là người sống "kỷ"...
Đọc xong mail cuả Bác...Z thấy Bác cũng giống "y" bố vợ hà!
Như đi làm 7/7 để có vốn mua nhà cho thuê nè, tự làm vườn, sơn sửa lại nhà cưả...
"kẹo...kẹo" thì mới có tiền dư đúng hông nè?
Rùi giữ kỷ những kỉ vật cuả gia đình để làm "hành trang"! ( Cái này thì giống Z ..hi...hi..hi)
Z Chúc Bác & gđ luôn khoẻ & bình an.


 

 lynhat
 member

 REF: 430877
 03/12/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cảm ơn bác Zenzen quá khen. Em lo về sau lúc già không có tiền xài. Chờ chánh phủ cho tiền dưỡng già không đủ cho bà xã của em dùng để dưỡng da nữa.

Hy vọng chánh phủ này trong tương lai không theo chủ nghĩa bá láp của Cộng Sản Trung Quốc là cướp tài sản của nhân dân trắng trợn, như trong trường hợp của gia đình bố vợ em bị 2 lần, 2 nơi khác nhau. Lúc đó không chừng gia đình em khăn gói kiếm đường đóng tàu vượt biên nữa. Mỗi lần nghĩ tới thật là hãi hùng.

Không những em kẹo mà bà xã của em kẹo còn hơn em gấp bội. Thiệt là đúng với câu "đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu". Hì,hì,hì...


 
  góp ý kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đã đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ý kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | Hình ảnh | Danh Sách | Tìm | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2025 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network