Xin kính chúc "Hội Già" năm Mậu Tý, tất cả đều "Mậu Binh" và "Chuột Sa Hũ Nếp",
kính chúc, kính chúc :
hoangthuyloan
member
REF: 291028
01/23/2008
nhân đọc tin nhắn của Anh Tân râu , cho phép Thúy Loan được hân hạnh viết vào vài dòng thơ thô thiển nhé ….
KÍNH CHÚC CLB Hội già và Qúi Vị Thànhviên NCD
MẬU TÝ HỘI GIÀ luôn khang trang
Thơ văn bay bổng, những bút vàng
tuổi già sung mãn, hồn phơi phới
tô điểm Nhịp Cầu, luôn chứa chan….
Mai vàng luôn thắm, ngàn trang giấy
ấm áp tình thân, mãi rộn ràng
Chúc phúc nhà nhà, vui năm mới
Hân hoan phơi phới, đón Xuân sang …
ThúyLoan ( thành viên mới )
linhgia49
member
REF: 291053
01/23/2008
Xuân năm nay chúc các cụ nhà
Con cháu đầy đàn vẫn khoẽ ra
Ai còn đơn chiếc mau ráp lại
Đủ một cặp già ..cứ thả ga ..
Vui khoẽ rong chơi hồn thơ thả
Chén trà chung rượu bạn và ta
Ván cờ cao thấp bàn thế sự
Bụng đói lo chi ..có các bà ..!
suongsuong
member
REF: 291221
01/24/2008
Hưởng ứng lời nhắn của anh Tanrau , suongsuong xin góp bài chúc tết đọc ở đâu đó ( quên mất tác giả )
CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến , tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh , như chị , bằng bè bạn
Ý nguyện , duyên lành , đẹp ước mong
Chúc Hội Già sang năm mới mọi Thành viên phước lộc đầy nhà .
tanrau
member
REF: 291844
01/25/2008
Cả năm chỉ một phiên chợ Tết.
Trên mọi miền đất nước, ở nhiều địa phương có những chợ chỉ họp phiên duy nhất trong năm - đó là khi Tết đến xuân về. Chợ phiên độc đáo này là nơi gặp gỡ tâm tình, trao duyên; là nơi sinh hoạt văn hoá dân gian, cầu chúc những điều may mắn tốt lành đến trong năm mới. Chợ Khau Vai: thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang - nơi tụ hội các dân tộc vùng rẻo cao. Chợ họp phiên duy nhất vào ngày 24 tháng Chạp âm lịch. Mọi người đủ các lứa tuổi đến đây, từ nam nữ thanh niên đến ông già bà cả đầu bạc răng long. Thanh niên đến để hò hẹn trao duyên, tìm bạn trăm năm, còn ông già bà lão đến để ngắm nhìn con cháu nên duyên và để mai mối cho chúng nên vợ thành chồng (còn gọi là chợ tình). Chợ Tam Đông: thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Chợ cũng chỉ họp phiên duy nhất vào ngày 24 tháng Chạp âm lịch. Đây không phải là nơi buôn bán giao lưu hàng hóa sản vật mà là nơi trai gái hò hẹn bạn tình (cũng gọi là chợ tình). Sau khi hò hẹn trao đổi, họ rủ nhau tham gia các trò chơi dân tộc như ném còn, múa xoè, thổi kèn, hát lượn. Chợ Viềng: thuộc tỉnh Nam Định. Chợ họp duy nhất vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Chợ thu hút khách hàng thập phương từ Thanh Hoá, Nghệ An ra, từ Bắc Giang, Hải Phòng về. Chợ đông vui sầm uất, đầy đủ các mặt hàng, nhưng có điều lạ là có nhiều mặt hàng đem ra chợ cho vui chứ không bán như lọ độc bình, chậu cây cảnh, bát đĩa cổ... Ngoài trao đổi mua bán thông thường, chợ còn có các thứ để mua may bán rủi. Bởi thế ai đi chợ Viềng cũng phải mua hoặc, bán một thứ gì đó. Chợ Bến: Thuộc địa phận thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chợ không cố định ở một điểm mà nhóm họp ven sông Nhật Lệ, họp một phiên trong ba ngày đầu năm âm lịch. Chợ bầy bán đủ các mặt hàng trên rừng dưới biển. Điều đặc biệt là mọi người đều chào hỏi nhau dù không quen biết và không cần thách giá cò kè trong mua bán. Chợ Đình Bích La: Thuộc địa phận làng Bích La, xã Triệu Đông, cách thành phố Quảng Trị 14km. Chợ họp một phiên duy nhất vào ngày mồng 3 Tết Nguyên đán trong năm. Chợ bán đầy đủ mọi thứ hàng hoá sản vật. Tương truyền ở đây từ xa xưa có một con rùa vàng chỉ xuất hiện vào ngày mồng 3 Tết, sau đó đột nhiên hoá đá. Dân làng lập đình thờ và tổ chức họp hội chợ vào ngày mồng 3 Tết hằng năm với hy vọng sự huyên náo sẽ làm rùa tỉnh giấc mà đem điều tốt lành đến. Từ đó trở thành phiên chợ đặc biệt này. Chợ Đồng Yên Đổ: Thuộc địa phận làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Chợ họp phiên duy nhất vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch hàng năm, từ sáng đến hết ngày với đầy đủ hàng hoá sầm uất. Đặc biệt là buổi sáng có cuộc thi thơ do các cụ phụ lão trong làng tổ chức tại ngôi đình làng cạnh chợ. Người trúng giải nhất được mời cùng các cụ phụ lão nếm rượu chấm thưởng cho loại rượu ngon nhất dùng để tế tự đầu năm. Chợ Mục đồng Yên Như: thuộc địa phận xã Yên Như, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Chợ họp phiên duy nhất vào ngày 28 tháng Chạp hàng năm. Đây là chợ dành cho trẻ mục đồng (chăn trâu). Hàng hoá là sản vật của gia đình các em làm ra như bánh trái, hoa quả, gà vịt, rổ rá, mũ nón...
Chợ Ó: Thuộc địa phận huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chợ họp một phiên vào ngày mồng 4 Tết Nguyên Đán, bán một loại mặt hàng đặc biệt là gà quạ tức gà đen (ó đen) với giá rẻ như bèo. Dân làng Ó cho rằng bán gà quạ để người ta cúng thần linh thì mình cũng sẽ gặp nhiều điều may mắn tốt lành. Ngoài gà quạ, họ còn đem những đồ vật cũ ra bán với giá tượng trưng để nhằm mục đích mua may bán rủi - không có chuyện mặc cả, cò kè và tiền không cần đếm. Chợ Gia Lạc: thuộc địa phận xã Gia Lạc, thành phố Huế. Chợ họp phiên duy nhất vào ngày mồng 1 Tết Nguyên đán. "Chợ bán la liệt đồ chơi trẻ con, các món ăn đặc sản xứ Huế" như nem chua An Cựu, mè xửng Huế, rồi bún bò, bánh bèo, bánh xu xê, chuối ngự Nam Giao, trầu cau Nam Phổ, quýt Hương Cần... Chợ Trường Úc: thuộc địa phận xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 8km (còn gọi là chợ tình). Chợ họp phiên duy nhất vào Ngày mồng 1 Tết Nguyên Đán bên con sông Trường Uác, dưới chân núi Úc. Chợ có từ thời Tây Sơn, Nguyễn Huệ đóng doanh trại nơi đây đã hơn 200 năm có lẻ. Người đi chợ (chủ yếu là nam nữ thanh niên) đến đây không phải để mua bán, trao đổi hàng hoá mà chủ yếu là nơi hò hẹn, trao duyên, kết tình đôi lứa với lời thề non, hẹn biển đã thành ca dao xứ Bình Định: Chừng nào Trường Úc hết vôi - Thì em hết đứng hết ngồi với anh.
Xuân về nếu có dịp, xin mời bạn hãy đến những phiên chợ đặc biệt này bởi một năm chỉ có một phiên mà thôi!
(st)
tanrau
member
REF: 291847
01/25/2008
Trăm Họ Việt Nam
Tạp ghi hôm nay chúng tôi xin có một tin tức muốn chia xẻ cùng độc giả. Số là trên mục này mất tháng truớc có ghi danh sách 115 họ Viet Nam lấy trong hồ sơ điện toán của cử tri VietNam tại Santa Clara ghi danh đi bầụ Mới đây có bạn đọc cố tri yêucầu đăng lại với một số họ bổ túc để truớc hết là quý vị thấy còn thiếu thì cho biết và sua nữa cũng giũ lại làm tài liệụ
Xin lưu ý quý vị là ở đây, những nguời đuợc coi là VietNam nhưng thực ra thuộc nhiều sắc tộc khác nhaụ Có nhiều HỌ gốc Tầu, hoặc dứt khoát là nguời Việt gốc Tầu, co" nguời gốc Chàm, Miên, Lào và thuộc các bộ lạc sắc tộc. Tất cả
đều gồm hết vào đâỵ Đặc biệt là trong thời chiến, gốc gì thì gốc, tất cả đều đi lính hết. Không lính Nam thì lính Bắc, không động viên thì nghĩa vụ quân sư.. Bây giờ xin xếp tất cả họ Việt Nam theo mẫu tự như saụ Mỗi mẫu tự
chúng tôi lại xin phép lấy một danh tính để làm thí dụ
A: Ân, Âu (Âu cơ)
B: Bách, Bằng, Bành, Bảo, Bùi, Bửu, Bế, Bạch (Bạch
Thái Buởi)
C: Cai,Cái , Cẩm, Cang, Canh, Chu, Chung, Chuơng, Côn, Công, Cung, Cao (Cao Văn Viên)
D: Dao, Du, Duơng (Duơng Văn Hợp)
Đ: Đặng, Đàm, Điệp, Đinh, Đỗ, Đoàn, Đèo (Sư bà Đàm Lựu).
G: Giang, Giạ Giáp (Giáp Văn Thập)
H: Hà, Hàn, Hầu, Hồ, Hoa, Hoàng, Hồng, Hứa, Hùng,
Huỳnh (Huỳnh Thúc Kháng).
K: Kha, Khổng, Khuất, Khuơng, Khưu, Kiều, Kim, Khúc (Khúc Minh Thơ)
L: La, Lai, Lâm, Lâu, Lê, Liên, Liêu, Lợi, Long, Ly, Lồ, Lộ, Lều, Liều, Lực, Luơng, Lưu, Lý, Lã, Lư (Lư Tấn Hồng).
M: Ma, Mạch, Mạnh, Mai, Mao, Mã (Mã Sanh Nhơn).
N: Ngô, Nghiêm, Ngu,Ngũ , Ngụy (Ngụ Như Kontum), Nguyễn, Nhan, Ninh.
O: Ông, On, Oanh.
P: Pham, Phan, Phi, Phố, Phổ, Phong,
Phú, Phùng, Phuơng.
Q: Quốc, Quang, Quách (Quách Đàm).
S: Sơn, Sa, San
T: Tạ, Tâm, Tăng, Tao, Tất, Thạch, Thái, Thân, Thanh, Thiệu, Tiến, Tô, Tôn, Tống, Trắc, Trâm, Trần, Trang, Triệu, Trịnh, Truơng, Tư, Từ (Từ Văn Bê).
U: Ung (Ung văn Khiêm).
V: Vân, Vũ, Vi, Viên, Vinh, Vô, Vong, Vuơng, Vưụ
Quý độc giả bốn phuơng nếu biết có họ nào khác lạ cùng với dẫn chứng, xin gởi về:
Hội Quán Viet Nam, 399W San Carlos
San Jose, CA 95110 (408) 971-7861
Chúng tôi sẽ bổ túc thêm sau,
Xin cảm tạ:YÊN MÔ
TÔ NGỌC xin tạm kết thúc:
Viết về chung quanh chuyện tên họ VietNam, thì còn nhiều chuyện lan man, xin hẹn quý bạn độc giả trong một dịp khác. Riêng phần nguời viết bài này, xin góp thêm với ông Yên Mô vài họ, gọi là chút cảm tình đồng nghiệp:
Họ Tôn Thất (khác với họ Tôn, như nha sĩ Tôn Thất Thọ), họ Ôn (như Ôn Văn Tài, chồng nữ ca sĩ Thanh Thuý), họ Phí (có dấu sắc, như Phí Ích Nghiễm, tên thật của nhà văn Duơng Nghiễm Mậu), họ Trưng (như Trưng Trắc, Trưng Nhị), họ Thi (như Thi Sách chồng bà Trưng Trắc), họ Chử như nhà báo Chử Bá Anh), họ Văn (như Văn Thành Cao, Văn Văn Của), họ Võ (một phát âm của Vũ, như Võ Đại Tôn, Võ Văn Ái), họ Lữ (một phát âm của Lã, như nghệ sỹ Lữ Liên, thân phụ các danh ca Khánh Hà, Tuấn Ngọc), họ Sầm (bà Sầm Thị Tùng, nguời thiểu số ở Tùng Nghĩa, là vợ ông Phạm Ngọc Lễ, nhân viên báo Saigon Post truớc năm 1975, nay định cư tại Úc Châu).
Họ Khu (như Trung Tá QLVNCH Khu Đức Hùng, bị Việt Cộng ở trại Gia Trung đánh tuởng chết, nhưng không ngờ sống lại đuợc, các bạn tù đặt cho ông biệt danh "Không Đầu Hàng", họ Doãn (như nhà văn Doãn Quốc Sỹ), họ Ca (như Ca Lê Thuần hiện ở VN) vv ...
Còn họ Huỳnh thì chỉ có từ miền Trung trở vào Nam, là họ "Hoàng", đuợc đọc thành "Huỳnh" vì kiêng tên chúa Nguyễn Hoàng. Riêng về tên con nguời, nguời ta đọc Nguyên thành Nguơn (chứ không phải Ngươn), là kiêng tên chúa Nguyễn-Phúc-Nguyên, còn hai họ Truơng và Chuơng (như chủ tịch Hội Cao Niên Truơng Đình Sửu, và Duợc sĩ Chuơng Văn Vĩnh).
Không hiểu chữ Hán có phải là hai chữ viết khác nhau, hay chỉ là một chữ, nhưng do nguời miền Bắc VN thuờng ít phân biệt TR và CH nên Truơng đã thành Chuơng chăng?
(TÔ NGỌC)
Gừnggià sưutầm
tanrau
member
REF: 291865
01/25/2008
LỄ HỘI VIỆT NAM
Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây...Giữa tiết trời ấm áp ấy, ḷòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu ḷng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của ḿnh. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xă, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các tṛ vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng vơ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu vơ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném c̣n (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến kỳ c̣n có tṛ múa khiên, ném lao, đấu gậy.
Các tṛò vui chơi giải trí ở lễ hội c̣n bao gồm những hoạt động văn hoá, xă hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà c̣òn là một tṛò vui chơi dân dă trong những ngày Tết ở khắp các làng xă. NNgày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn b́nh thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để văn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đă có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm ḥm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh...
Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân
hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên Tử dự lễ hội chùa, văn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách ḷng thành của ḿnh. Đến Ḥa B́nh để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể. Ngoài ra, người Tày, Nùng Tây Bắc c̣n có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm Mới...
Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Gừnggià st
tanrau
member
REF: 291871
01/25/2008
TẾT VIỆT NAM
1. Tết Khai Hạ
(Mồng bảy tháng giêng)
Người giàu khai hạ, tớ khai bị
Hết rượu cho nên mới ngủ khì
(Vô danh)
Tết khai hạ có nghĩa là Tết mở đầu một ngày vui để chào đón một ngày xuân mới. Theo cách bói toán của người xưa thì tuy tháng đầu năm, ngày mồng một ứng vào gà, mồng Hai: chó, mồng Ba: lợn, mồng Bốn: dê, mồng Năm: trâu, mồng Sáu: ngựa, mồng bảy: người, mồng Tám: lúa. Trong tám ngày đầu năm, hễ ngày nào khô ráo, sáng sủa thì giống nào thuộc về ngày ấy, có năm được tốt. Cho nên, đến ngày mồng bảy thấy trời nắng ráo thì người ta tin rằng cả năm người được mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn tốt lành Mồng bảy hạ cây nêu để "bế mạc" tết Nguyên Đán thì người ta mở ngày tết khai hạ để mong mỏi một năm dài tốt lành, vui vẻ.
2. Tết Rằm tháng giêng
(Tết Thượng Nguyên)
"Lễ vật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Đó là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Đó là tết rằm tháng giêng hay tết Thượng Nguyên. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía Phật tổ Adiđà. Thiện nam, tín nữ đi lễ rất đông.
3. Tết Hàn Thực
(Mồng ba tháng ba)
Hàn thực có nghĩa là đồ ăn nguội. Gốc tết này vốn ở Trung Quốc thời Xuân - Thu cổ đại. Tích cũ kể: Vua Văn Công nhà Tấn khi gặp cảnh long đong hoạn nạn được người hiền sĩ Giới Từ Thôi hết lòng phù hộ. Khi vua Văn Công đói quá, Giới cắt thịt đùi mình nấu cháo dâng vua ăn. Trải qua 19 năm trời nay trú Tề, mai náu Sở, một ngày Văn Công lại về làm vua Tấn. Mọi người có công giúp vua đều được ban thưởng nhưng rủi thay vua lại quên mất Giới Từ Thôi đang cùng mẹ cày cuốc trong núi Điền Sn. Khi vua Tấn nhớ ra, cho người vào tìm, mời mãi Giới không chịu rời núi. Vua bèn cho đốt rừng, hy vọng Giới sẽ ra, nhưng Giới đã cùng mẹ già chịu chết cháy trong đó. Vua vô cùng thương xót Giới, cho lập đền thờ trên núi. Và cứ mỗi năm vào ngày mồng ba tháng ba, ngày giỗ Giới, có nước lại tổ chức cúng ông. Hôm đó, kiêng đốt lửa, ăn thì dùng đồ nguội đã nấu sẵn từ hôm trước.
Từ thời Thăng Long Đại Việt, nhân dân ta đã ăn tết này. người ta làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, cúng gia tiên là chính, chứ ít ai biết đến ông Giới Từ Thôi.
4. Tiết Thanh Minh
(Mồng chín tháng ba)
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Nguyễn Du
Thanh minh có nghĩa trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Ta cũng nhân dịp ấy mà đi thăm mộ những người trong dòng họ đã mất. Tết thanh minh là lễ tảo mộ. Đi thăm mộ thấy có rậm thì phát quang đất khuyết thì bồi đắp, rồi về nhà thắp hương cúng gia tiên.
5. Tết Đoan Ngọ
(Mồng năm tháng năm)
Còn gọi là Tết Đoan Dương cho nên mới có câu thơ.
ChƯa ăn bánh tết Đoan Dương
áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra.
Theo lịch cũ thì ngày 5 tháng 5 là ngày hết xuân sang hạ. Đây là khi thời tiết chuyển mùa nên hay có bệnh thời khí, nhưng cũng là ngày giỗ của Khuất Nguyên - Một thi sĩ Trung Hoa cổ đại, là một trung thần. Khuất Nguyên khi còn làm quan đã can ngăn Hoài Vương . Hoài Vương không nghe, ông phẫn chí gieo mình xuống dòng sông Mịch La tự vẫn. Dân Trung Quốc làm giỗ ông vào ngày 5 tháng 5 và cúng bằng cách ném các loại bánh bao, bánh ngọt cuốn chỉ ngũ sắc ở ngoài (có ý làm cá khỏi đớp mất) xuống sông.
Ta không mấy ai biết ông Khuất Nguyên và tích đó, nên cứ gọi tết 5 tháng 5 là tết "giết sâu bọ", vì nhƯ trên đã nói, tiết này là tiết chuyển mùa nên sâu bọ và bệnh tật hay hoành hành.
Xin kể ra đây mấy cách phòng bệnh của nhân dân ta: Lấy lá ngón nhuộm các đầu móng tay móng chân (trừ ngón trỏ), ăn rượu nếp, trứng luộc, cháo chè kê, bánh đa và các loại quả chua chát. Có nơi người lớn uống rượu xương bồ, trẻ em bôi thuốc hồng hoàng (vào thóp đầu, ngực và rốn) gọi là để trừ trùng. Một số vùng nông thôn còn lấy lá ngải cứu kết hình rồng rắn treo ở cửa, lại uống nước các loại lá: ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối vào giờ ngọ (11-12 giờ trƯa). người mê tín thì kết bùa bằng hình màu hoa sen, quả khế đeo vào cổ trẻ em. Không ít người lại mang áo vàng đến xin dấu ấn của Phật, mong ma quỷ bệnh ác đừng quấy rầy.
Tết Đoan Ngọ ở ta vừa có nghĩa là tết giữa năm, phòng bệnh trừ tà vừa là tết tưởng nhớ tổ tiên.
6. Tết Trung Nguyên
(Rằm tháng bảy)
Tiết tháng bảy ma dầm sùi sụt
Toát hơi mây lạnh buốt xương khô
Nguyễn Du
Tết rằm tháng bảy có tên khác là tết Trung Nguyên , người xưa gọi là ngày "xá tội vong nhân". Do đó vào ngày ấy, tại các chùa thờ phật thường làm chay chân tế và cầu kinh Vu Lan. Còn các nhà thì bày cỗ cúng gia tiên, đốt vàng mã và các đồ dùng bằng vàng mã để người ở âm ty dùng.
7. Tết Trung Thu
(Rằm tháng tám)
Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng gặp nhau để trà, tửu, ngâm thơ, ngắm trăng gọi là "thưởng nguyệt" .Cổ thưởng nguyệt (trông trăng) có chiếc bánh nướng hình trăng tròn, bưởi, hồng và nhiều thứ hoa quả khác (có khi còn được tỉa thành hoa và các hình con giống rất đẹp). Đáng chú ý là các đồ chơi của các em như tiến sĩ giấy, voi, đèn kéo quân, ngựa hồng, các loại mặt nạ, đèn ông sao .... và tối đến trước khi phá cỗ là trò chơi múa rồng, múa sƯ tử, xem đèn kéo quân.
8. Tết Trùng Cửu
(Mồng chín tháng chín)
Tết này có nguồn gốc ở Trung Quốc, ra đời vào thời kỳ thịnh hành của đạo Lão. Chuyện xưa kể rằng: có người tên là Hoàn cảnh muốn học được phép tiên. Học mãi đến ngày cuối cùng thì thầy bảo hãy may mỗi người một cái túi, hái hoa cúc bỏ vào rồi lên núi ẩn náu. Quả nhiên ngày hôm ấy, mồng chín tháng chín mưa to, ngập hết cả mặt đất. người chết đuối rất nhiều, còn gia đình Hoàn cảnh thì vẹn nguyên.
Thời kỳ Lý - Trần, nho sĩ Việt Nam theo tích đó cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương. Bây giờ ít có nơi tổ chức tết trùng cửu.
9. Tết Trùng Thập
(Mồng mười tháng mời)
Tết này các ông thày thuốc thường làm rất lớn. Theo sách cổ Dược lễ thì vào mồng mười tháng mười, các thầy thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (xuân-hạ-thu-đông) và dùng thật tốt. ở nông thôn gọi là tết cơm mới, có bánh dày, chè kho, gà luộc dùng cúng tổ tiên mừng được mùa lúa.
10. Tết ông Táo
(Tết hai mươi ba tháng chạp)
Tng truyền là ngày ông Táo (Táo quân, vua bếp) lên chầu trời để tâu việc làm ăn cả xứ của mỗi gia đình với Ngọc Hoàng. Chuyện cũ kể rằng: Xưa có hai vợ chồng vì nghèo quá phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy được chồng giàu, một hôm đang đốt hàng mã thì thấy một kẻ đến ăn xin. người vợ nhận ra người ăn xin ấy chính là chồng xưa của mình, thương cảm bèn đem cho rất nhiều gạo thóc, tiền bạc. người chồng mới nghi ngờ vợ, vợ ức quá đâm đầu vào bếp chết. Thương vợ cũ người ăn xin cũng đâm đầu vào lửa chết theo. Ân hận và đau khổ, người chồng mới cũng nhảy vào bếp lửa đó chết nốt. Thượng đế nghe chuyện thương cảm ba con người có nghĩa kia, bèn phong họ làm vua bếp.
Ca dao cổ có câu:
Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà.
Theo tích ấy, vào ngày 23 tháng chạp, người ta mua hai mũ đàn ông một mũ đàn bà bằng hàng mã cùng một con cá chép để vua bếp lên chầu trời. Cá chép thường là cá tươi, rất to, khi cúng, cúng cả con ... Và bây giờ mỗi khi vẽ ông Táo, người ta thường vẽ ông đội mũ cỡi cá bay trong mây, nhưng rất tiếc lại không có .... quần.
Bởi vậy mới có bài thơ vui:
Hăm ba ông táo dạo chơi xuân
Đội mũ mang hia chẳng mặc quần
Thượng đế hỏi rằng sao chướng vậy
Tâu rằng: Hạ giới nó duy tân.
Trên đây là điểm qua mười một lễ tết trong năm. Riêng Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Cả vì to hơn thế.
Các lễ tết trên có nơi tổ chức có nơi không, với nhiều hình thức nội dung khác nhau. Còn lễ tết Nguyên đán thì khắp nơi trong cả nước , từ đầu núi đến cuối sông, từ thành thị đến nông thôn, từ biên cương đến hải đảo đều tổ chức gần giống nhau trong mấy ngày. Chỉ khác nhau ở mức sang hèn của từng gia đình hay các loại hoa quả, bánh trái, cơm nước của từng vùng, miền.
Tại Châu á, vùng bắc ấn Độ ăn tết vào tháng tư, Nam ấn Độ từ tháng ba. ở Lào, năm mới bắt đầu trung tuần tháng tư dương lịch. ở CămPuChia, năm mới vào tháng tư, có nơi xê dịch qua tháng ba hay tháng năm. Đặc biệt giao thừa từ năm này qua năm khác, lại vào giữa trưa. Các nước này thường ăn tết theo Phật lịch vào tháng sinh hay ngày xuất gia của Phật tổ Thích ca. Chỉ có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên (những dân tộc ăn cơm bằng đũa) đón tết Nguyên Đán đúng vào ngày mùng một tháng giêng âm lịch. Riêng nước ta, thì tết Nguyên đán rất phù hợp với đời sống của người nông dân. Vì đó là những ngày mùa màng đã kết thúc. Mọi người được rãnh rỗi, nghỉ ngơi, vui chơi và thăm viếng lẫn nhau, cũng là việc rất cần sau một năm dài lao động cần cù vất vả.
"Tháng giêng ăn tết ở nhà"
Tết nguyên đán trước hết là tết của gia đình. Theo phong tục cổ truyền thì ba ngày tết Việt Nam có ba cuộc gặp gỡ hết sức thiêng liêng và quan trọng ngay trong một nhà. Trước hết là sự gặp gỡ của các vị thần linh. Thần linh ở đây không cao xa, không huyền bí như ở các miếu, các am. Mà toàn các vị thần trong nhà gọi là gia thần. Gia thần gồm có ba vị:
Thứ nhất là tiên sư hay nghệ sư tức vị tổ đầu tiên đã dạy nghề mình đang làm. Nghề nào có tổ ấy, sĩ, nông ,công, thương đều có tổ cả. Kể cả ngành hát tuồng, hát chèo cũng có tổ sư ...
Thứ hai là thổ công, vị thần giữ đất, trông coi nơi nhà mình đang ở.
Thứ ba là táo quân hay vua bếp đã chăm sóc, giúp đỡ việc nấu ăn cho mọi người trong gia đình. Táo quân lên chầu trời vào ngày hai ba tháng chạp. Nhưng tối ba mươi cũng về vui vầy với các gia thần.
Xem ra mỗi người đều cần có nghề nghiệp, cần ăn, mặc, và ở thì ba vị gia thần trên đã đảm nhiệm cho tất cả.
Cuộc gặp gỡ thứ hai là của tổ tiên, ông, bà ... đã khuất (gia tiên)
Tết đến hương hồn họ cũng về sum họp với con cháu trong gia đình (theo sự tưởng tượng phong phú và tình cảm của người đời).
Cuộc gặp gỡ thứ ba là của những người trong nhà. Tức là của một cuộc họp mặt gia đình. Theo tập quán, dầu ai bất cứ ở đâu, làm bất cứ nghề gì, hàng năm mỗi khi tết đến cũng mong muốn tha thiết được trở về nhà sum họp gia đình trong ba ngày tết. Mấy ngày tết tiết trời thường lạnh, đêm lại rất tối nên chẳng ai muốn ra ngoài mà thích nhất là quây quần dưới bóng hương hoa của gia thần tiên chuyện vãn với người ruột thịt trong gia đình. Qua ngày Tết Việt Nam là ngày nhớ nhau, ngày hội đoàn tụ, đoàn viên ấm cúng.
theo E-cadao.com
Gừnggià st
diepchip
member
REF: 291878
01/25/2008
NHỚ XƯA BỀ TRÊN VẪN RĂN DẠY CON CHÁU "KÍNH LÃO ĐẮC THỌ".
CHÚC CHO TỔNG HỘI GỪNG GIÀ
SỨC KHOẺ MINH MẪN TINH THẦN TRẺ TRUNG
VỀ GIÀ CUỘC SỐNG UNG DUNG
BẢO BAN CON CHÁU DỰNG XÂY QUÊ NHÀ.
KÍNH CHÚC KÍNH CHÚC..
(THƠ NÀY ĐỌC XUÔI VẦN KHÓ QUÁ HI HI)
chimxu
member
REF: 292478
01/26/2008
cùng cười ....đêm Giao thừa
Em ơi ra rồi !
Gia đình bác Tư có một người con gái 18 tuổi rất xinh đẹp . Bác luôn canh giữ con mình vì sợ hư hỏng . Một hôm đi chợ về sớm bác mở cửa vào nhà thì nghe từ trong phòng con mình phát ra hai tiếng nói , đó là tiếng con gái bà và tiếng một người con trai . Bà đứng trước cửa rình nghe .
Tiếng con gái:
- anh làm nhanh đi anh
Tiếng con trai:
- được rồi để anh đưa vào từ từ nha
Tiếng con gái:
- Ừ , nhẹ nhẹ ko thôi đau em
có tiếng rên la nhỏ:
- úi da , đau quá anh ơi !
Tiếng người con trai:
- anh đang làm từ từ mà em , kim của anh nhỏ chứ đâu có to đâu em . Bớt đau chưa em ?
Tiếng con gái cười:
- ko còn đau nữa , công nhận anh khéo ghê
Tiếng con trai:
- yêu em thì anh phải như vậy chứ
Rồi bất ngờ bà lại nghe tiếng con trai la to:
- em ơi ra rồi nè
Tiếng người con gái:
- đã quá , cám ơn anh
Bà mẹ đứng nghe mà run rẩy trong lòng , bà giận giữ tông cửa vào . Bên trong con gái bà đang ngồi trên ghế trước bàn học , còn người con trai đang đứng bên cạnh tay cầm cái kim nhỏ .
Con gái bà sợ mẹ la vì cho bạn trai vào phòng khi người lớn vắng mặt nên phân trần :
- mẹ , con bị cái giầm gỗ dính vào tay trỏ nên nhờ anh Đại lấy ra dùm .
Bà mẹ ngẩn ngơ ko dám nói gì , thì ra bà đã ...... nghĩ oan cho con gái mình .
ThuyVanUK
ngựa hoang st
kkhh07
member
REF: 292601
01/27/2008
Cỗ và mâm cỗ Việt Nam
Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Chủ nhà tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng cùng mạnh hoặc cùng nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.
Cỗ là bữa ăn đặc biệt có tính chất long trọng, thân tình được tổ chức trong gia đình như: cỗ cưới, cỗ nhà đám, giỗ chạp, khát vọng, mừng một sự thành công, mừng cha mẹ sống lâu, tết nhất... Riêng cỗ mừng thọ của cha mẹ là do con cái đóng góp làm cỗ, các con trai làm các món ninh giò, mọc, nem, các con gái làm các món bánh rồi quây quần với nhau ăn cỗ. Ở các gia đình khá giả hoặc ở thành phố, cỗ khai trừ tất cả các món ăn mà thường ngày dùng như dưa, cà, cá kho, rau muống... Có nhiều loại cỗ, cỗ tứ quý gồm 4 thứ hải sản chế biến thành mâm cỗ, cỗ cưới có xôi gấc đỏ, cỗ nhà đám có xôi trắng, cỗ mặn, cỗ chay... Có mâm cỗ một tầng, hai tầng, hoặc năm tầng, như ở 49 làng quan họ xưa.
Trước đây, ở nông thôn cũng như thành phố đều có những phường nấu cỗ thuê do các nghệ nhân sành, thạo đời, khéo tay đảm nhiệm. Họ thường có kỹ thuật cao và cha truyền con nối. Họ có được những món truyền thống độc đáo. Ông Kiếm ở Cổ Nhuế biểu diễn giết gà một mình chỉ cần chiếc tăm vót nhọn. Ông Khán Trúc ở Trích Sài một mình giết một con lợn 15 kg, chỉ cần một vò nước nóng. Trong phường có ông trùm phường là giỏi nhất. Những người nấu cỗ thuê rất hãnh diện về nghề và được đi nấu ở nhiều nơi, chủ yếu là để lấy tiếng chớ không vì vật chất. Họ góp ý kiến với nhà chủ, ra thực đơn rồi chia nhau mỗi người làm một hoặc nhiều món sở trường.
Mâm cỗ một tầng cơ bản thường là 5 bát: bóng, miến, măng, mọc, chim hoặc gà tần và năm đĩa: giò, chả, gà hoặc vịt luộc, nộm, xào. Có khi gia giảm bằng các món rán, nướng, quay hoặc nem Sài Gòn, xôi, chè... được xếp phía ngoài để ăn sau cùng. Bát nước mắm chấm có hồ tiêu, chanh, ớt hoặc cà cuống đặt giữa mâm.
Người uống được rượu thích những món có kèm xương xẩu hoặc sụn như đầu gà, cánh gà hoặc món nộm có đủ chua ngọt, cay, bùi, giòn, mềm. Rau thơm thường dùng húng láng thơm ngát, canh giới thơm thanh cao hoặc rau ngổ có mùi thơm sắc gọn mà dữ dội.
Cỗ ở miền Nam có thêm chả nướng ăn với rau thơm, khế, chuối xanh, giá, đậu phộng, bánh tráng...
Mâm cỗ Việt Nam thơm ngon có truyền thống lâu đời, không cầu kỳ nhưng có đủ mùi vị, màu sắc. Trên bát bóng có những lát bóng trắng ngọc, điểm mấy lát trứng tráng vàng, vài con tôm đỏ, vài quả đậu Hà Lan xanh, nấm hương màu nâu. Trên bát miến có gan gà màu vàng đậm, tiết màu đỏ huyết dụ, thịt nạc màu trắng đục, mộc nhĩ đen nâu, ở giữa có một dúm rau mùi xanh rờn. Khoanh giò thái ra có màu trắng ngon lành, hành xanh có củ trắng ngần, ớt đỏ hoặc vàng tươi trang điểm cho bát chấm vàng nâu... mâm cỗ là một bức tranh đẹp và hấp dẫn.
Ăn cỗ xong khách còn ăn xôi, chè hoa cau, chè cốm hoặc chè đậu đãi, rồi ra bàn bên cạnh uống nước trà, hút thuốc lào, bàn bên các cụ bà ăn trầu.
Lúc khách ra về, chủ và khách chắp tay trên ngực, nói với nhau vài câu quý hóa rồi cùng vái nhau mấy vái. Cái kiểu chào này thật trang trọng, thân mật, giản dị, đượm màu sắc Phật giáo. Một số khách vừa thân tình vừa có họ với gia chủ ở lui lại một chút. Họ nhận phần gồm một nắm hoặc một đĩa xôi, có thêm miếng thịt hay quả chuối, vì thế mới có câu: Có xôi có thịt mới nên phần.
Cỗ Việt Nam là cả một công trình, nó không phải là tiệc, không phải là liên hoan. Nó có cái độc đáo của nó, có điều ngày nay các phường nấu cỗ thuê không tồn tại nữa, kho tàng nghệ thuật ẩm thực Việt Nam cũng mất đi nhiều điều quý báu. Phải chăng, các nhà làm bếp bây giờ cần phải đi tìm lại kỹ thuật nấu cỗ của người xưa để bữa cỗ Việt Nam được vừa dân tộc, vừa khoa học hơn. Ẩm thực cũng là điều thiêng liêng, là nghệ thuật, là văn hóa.
(sưu tầm)
kkhh07
member
REF: 292607
01/27/2008
Mùa xuân nói chuyện quan họ
Mùa xuân là mùa có nhiều hội hè đông vui nhất. Hát dân ca trong các ngày hội xuân là phong tục, tập quán của nhiều làng quê, nhiều dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Hát là để thờ cúng thần, phật, tổ tiên.
Hát cho vui ngày hội.
Hát để giao duyên.
Hát quan họ của vùng Kinh Bắc trong các ngày hội xuân cũng mang ý nghĩa ấy.
Tiếng hát vùng quan họ ngày nay đã lan rộng trong cả nước và đến với bạn bè quốc tế.
Một dòng dân ca vừa bình dân, vừa bác học, người tham gia chơi và hát quan họ già, trẻ, gái, trai, không phân biệt sang hèn, đẳng cấp, đã nhập cuộc thì bình đẳng, ai tài giỏi được tập thể suy tôn.
Tiền bạc không chen được vào lĩnh vực quan họ để phân chia hơn kém, đẳng cấp.
Đến với hội quan họ người dân dù ở hoàn cảnh nào cũng đều hân hoan, quần áo đẹp đẽ, lịch sự, nói những lời hay ý đẹp. Có mời bạn miếng trầu cũng phải trầu têm cánh phượng, quết chút vôi vừa nồng, vừa thắm. Miếng cau lòng trứng, miếng vỏ lạng sao cho mịn đường dao.
Nên chăng kẻo luống công trình
Không nên luống những công mình công tôi.
Mây mưa liếng đổ đá vàng
Thương ai nên mệt nhớ ai nên sầu.
Nhện vàng mắc bối tơ rồi
Mang đi mà sánh với đời cho xong.
Người còn lúng túng trong phòng
Chăn loan đệm quế dốc lòng chờ ai.
Ngày xuân tháng hãy còn dài
Nguyệt hoa để đó trúc mai vội gì.
Chơi xuân kẻo nữa qua thì
Xuân qua ngoảnh lại còn gì là xuân.
(Bài Chơi xuân)
Đời thường có trăm vẻ khác nhau, nhưng đã đi chơi xuân thì người quan họ biết xếp lại những gì thuộc về cá nhân. Con nhện vàng kia dù đã mắc phải bối tơ thì cũng cố gỡ ra đi chơi xuân để sánh với đời. Đôi tình duyên nọ, dù đang trong tuần trăng mật cũng đừng lúng túng trong cái phòng nhỏ hẹp của mình mà bỏ ngày xuân rộng dài của cộng đồng đang náo nức.
Người quan họ mách bảo rằng: Cái ngày xuân của bạn hãy còn dài lắm, dù nguyệt hoa, hoa nguyệt có trùng phùng đến mấy thì cũng hãy để đó. Trúc mai có dập dìu bao nhiêu thì bạn cũng đã vội gì mà không dám để ra một bên đi chơi hội, vì mỗi bước đi của bạn trong ngày xuân quan họ đều vương vấn những tình cảm cao đẹp, thưởng thức văn chương tuyệt diệu, những giọng ca, vang, rền, ấm áp mượt mà...
Xuân của trời bất tận, nhưng xuân của người chỉ có thì. Cái "thì" ấy phải sao cho có ích với xuân, với đời, không nên để qua đi vô ích.
Cuộc sống nhiều gian truân, nhưng những bài hát quan họ luôn ca ngợi cuộc sống.
Chơi cho bể hẹp bằng ao
Cho trăm trái núi lọt vào trôn kim
Chơi cho bong bóng phải chìm
Đá xanh phải nổi gỗ lim bập bềnh
Hay là:
Chơi cho sấm động mưa rơi
Chơi cho hòn đá nứt đôi lại liền
Chơi hội xuân quan họ không chỉ có hát giao duyên là đủ. Nó cao làm say đắm lòng người, chính là vì mọi người đều nhập cuộc để "chơi quan họ" "thắng thua", "cay cú" là ở lối chơi. Nếu đến hội chỉ có nghe hát thôi, thì vùng quan họ mấy ai không biết hát, cho nên việc gì phải đến hội để mà nghe hát. Nếu tách hát ra khỏi lối chơi để biểu diễn, nghĩa là biến ngày hội quan họ của toàn dân thành cuộc biểu diễn ca hát bình thường thì người hát có hay đến mấy, hát xong diễn viên vào, khán giả về. Làm như vậy, đối với người mê "chơi quan họ" cảm thấy ngày hội quan họ nhạt như "nước ốc ao bèo".
Trong quan họ có nhiều mảng hợp thành "lĩnh vực".
Chơi quan họ trong phạm vi rộng theo phong tục, tập quán của từng làng.
Chơi quan họ trong phạm vi hẹp (hát vặt).
Văn thơ quan họ, một kho tàng văn học thật là phong phú do mọi tầng lớp nhân dân từ thế hệ này qua thế hệ khác sáng tạo ra. Mỗi loại dân ca đều có đặc thù của từng vùng, từng loại.
Cách xướng họa văn thơ song song với việc chơi và hát quan họ.
Cách tổ chức chơi và hát quan họ trong các ngày hội lớn, nhỏ. Những lĩnh vực này là những đốt xương sống của quan họ.
Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử, quan họ vẫn giữ được bản sắc của nó. Không bị lai tạp, không bị đồng hóa chính là do những quy định luật lệ khắt khe trong quan họ mà chỉ có vùng quan họ mới có.
(sưu tầm)
tanrau
member
REF: 292610
01/27/2008
cùng Bạn KKHH07,
xin chân thành cám ơn bài sưư tầm rất hay và bổ ích của Bạn
thân ái
gừng già
hoaile88
member
REF: 292652
01/27/2008
NHẮN GỬI MÚA XUÂN
Mùa Xuân có về qua phố cũ.
Giữ lại dùm ta bụi cúc vàng.
Thềm vắng nhà ai sầu lặng lẽ,
Mỏi mòn ngóng dợi mổi xuân sang.
Người di quên cả lời hẹn ước.
Nẻo về thôi dã mịt mờ xa.
Dã mấy mươi xuân ai vẫn dợi,
Vẫn hoài nhung nhớ mỗi Xuân qua..
Nhờ Xuân nhắn giúp về nơi ấy,
Dời lắm thác ghềnh lạc mất nhau,
Thuyền dã rơi vào vùng nước xoáy,
Dành thôi!tan vỡ mộng ban dầu.
.....xuân08/ hoaile.
chimxu
member
REF: 292807
01/27/2008
để góp vui dăm ba ngày Tết , ngựahoang có sưu tầm được hai bài thơ “ chơi chữ “ rất hay , mong được giao duyên cùng tham khảo các Bác nhé …..
Chuyện Cô Cháu
Cô chẳng cho con cả chén chè
Cô cho chút chút,chán cô chưa.
Chè còn,cô cất cho chua cả,
Con cũng chê,mà chó cũng chê.
Bùi Tiến (Quán Thơ Silicon)
Chớ chớ, cháu cô chỉ chãnh chòe,
Cháo chè chi chiết chán chường chưa !
Chén chè cô cúng cho chùa cả,
Cầu cháu cùng cô chồng chẳng chê !
Mai Ninh (nhóm Silicon)
chúc vui những ngày Xuân
ngựahoang
ladieubongg
member
REF: 292809
01/27/2008
Chè cô cho chó, chó còn chê.
Chì chiết cô chi, cháu chẳng cần!
Cô cúng cho chùa, chùa chẳng chấp
Chùa cầu: cô - cháu có chồng cưng!
Vui Xuân cùng hội già.
hoaile88
member
REF: 292812
01/27/2008
CHÚC TẾT CLB HỘI GIÀ.
Chúc Câu Lạc Bộ Hội Già,
Thêm một tuổi nữa dể mà già thêm.
Sức già dẫu có hom hem,
Nhưng mà râu,tóc vẫn den như thường.
Vẫn thích môi dỏ má hường,
Vẫn thích ngực bự, eo thon,mông tò.(to)
Ra dường,ông chẳng có lo,
Không xe thì có lò cò ngựa hoang.
Dêm khuya ai chớ lang thang,
Lính già mắt kém,pằng pằng thì nguy.
Buồn tình củng chẳng sợ chi,
07 Ka Hát lo gì hổng dzui.
Mới thêm mắt phượng mày ngài,
Yếm hồng dích thị t6n hoàng thuý loan.
suốt ngày cứ chạy lon ton,
Tay trà,tay rượu,lại cò ôm giây.(giấy)
Dể ông hội trưởng râu dài,
Viết thư mời gọi khắp nơi xa gần.
Kéo nhau về Hội vui Xuân,
Mâm cỗ,thơ phú, dủ phần vui say.
Chúc Hội năm mới phát tài
Nhiu nhìu một chút,dể ngài mua rươu.(rượu)
hihi hoaile
hoaile88
member
REF: 292816
01/27/2008
Xin lỗi,giữ cháu mà ham mần thơ nó bùn nên khóc dzử wá tui gõ thiếu,xin dọc -lại còn ôm giây.xin cám ơn.hihi.
tanrau
member
REF: 293389
01/28/2008
Cây đàn bầu Việt Nam “lưu lạc 108 năm” được phát hiện tại Bảo tàng nhạc cụ thế giới Stearns, Đại học Michigan, Mỹ. Ảnh: NGUYỄN THUYẾT PHONG
Cây đàn bầu Việt Nam “lưu lạc” 108 năm tại Mỹ
“Âm điệu đàn bầu Việt Nam là tiếng nói thâm trầm của con người Việt Nam, nhẹ mà sâu. Nó chuyên chở hồn dân tộc qua nhiều thăng trầm lịch sử, chia sẻ mọi đắng cay trong cuộc sống với niềm tin vươn lên. Con người Việt rất gắn bó với âmnhạc, lạc quan trong nghiên cứu và sáng tạo” (nhận xét của GS-TS Nguyễn Thuyết Phong - Viện Âm nhạc Việt Nam tại Mỹ).
Đầu năm 2008, một câu chuyện thú vị về cây đàn bầu Việt Nam với tuổi đời dài nhất tại nước Mỹ vừa được GS-TS Nguyễn Thuyết Phong (Viện Âm nhạc Việt Nam tại Mỹ) công bố trong một buổi thuyết trình mang tên “The soul and sounds of the Vietnamese monochord”(Hồn dân tộc và âm thanh đàn bầu Việt Nam), tổ chức tại Bảo tàng nhạc cụ thế giới Stearns của Đại học Michigan, Mỹ.. . . .
Qúi Vị nào quan tâm xin vào ....http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2008/1/141850/ . . . tânrâu
chimxu
member
REF: 293405
01/28/2008
CƯỜI !!!!
Thua
Nhà ảo thuật làm việc trên tàu du lịch, vì mỗi tuần ông ta đều có những khán giả khác nhau nên ông tự cho phép mình diễn chỉ duy nhất một trò. Có một chuyện xảy ra: con vẹt của thuyền trưởng xem tất cả các món diễn của ông và nó dần dần hiểu ông ta làm các trò đó như thế nào. Thế là nó bắt đầu kêu to trong khi nhà ảo thuật biểu diễn. Ông ta rất tức giận nhưng không làm gì được. Chẳng may, một hôm chiếc tàu bị chìm. Nhà ảo thuật bám được mảnh ván cùng con vẹt. Qua một ngày, cuối cùng con vẹt lên tiếng:
- Thôi được, tôi chịu thua rồi, ông giấu chiếc thuyền ở đâu thế?
•20/10
Bà vợ thét lên khi thấy ông chồng cứ liên tục uống rượu:
- Sao ông tối ngày say xỉn triền miên thế? Ông không nhớ là bác sĩ khuyên là chỉ uống một ngày một ly thôi sao?
- Nhớ quá đi chứ… Ly này là cho ngày sinh nhật bà năm 2010 đó!
•Chuyên nghiệp
Diễn viên ba lê xin vào làm việc tại nhà hát. Ông giám đốc hỏi:
- Anh có thể biểu diễn tiết mục gì?
- Tôi có thể lượn hình số 8.
- Cái này cũng dễ mà…
- Nhưng tôi không làm giống những người khác.
- ???
- Chân phải tôi lượn số 6, chân trái thì số 2.
•Mù quáng?
- Có đúng anh chị lấy nhau vì tình yêu không?
- Thưa bà thẩm phán, tôi không phủ nhận điều này, nhưng bây giờ chúng tôi muốn chia tay nhau vì những lý do sáng suốt hơn…
ngựahoang(st)
chimxu
member
REF: 293414
01/29/2008
Quá giàu kinh nghiệm
Trong các Liên đoàn thể thao ở nước ta như Liên đoàn võ thuật, Liên đoàn bóng đá, Liên đoàn bóng chuyền, Liên đoàn điền kinh, Liên đoàn bơi lội... thì Liên đoàn bóng đá là giàu nhất
-Đúng rồi. Đó là môn thể thao có tính xã hội rộng rãi, có số lượng người hâm mộ đông đảo...nhất.
- Nên các doanh nghiệp xúm xít vào tài trợ.
- Ngay cả ngân sách Nhà nước dành cho bóng đá cũng nhiều hơn các bộ môn khác.
- Đúng vậy. Từ việc trả tiền thuê huấn luyện viên ngoại đến việc chi phí cho các chuyến tập huấn và thi đấu ở nước ngoài, toàn tiền tỷ!
- Các cầu thủ cũng rất giàu. Nhiều người sắm ô tô xịn, xây nhà lầu, thay điện thoại đời mới liên tục. Vận động viên các môn khác phải phát ghen!
- Gần đây nghe tin một cầu thủ được chuyển nhượng với giá 3 tỷ.
- Có cầu thủ khác được rao với giá 1 triệu đô la.
- Ở SEA Games nào cũng vậy, các bộ môn khác đoạt huy chương vàng thì tiền thưởng chẳng là bao, bóng đá chỉ đoạt huy chương bạc thôi là tiền thưởng ùn ùn đổ về hoa cả mắt.
- Ờ, giàu thật. Nếu đội tuyển U23 hay đội tuyển quốc gia mà đoạt huy chương vàng thì chắc các quan chức bóng đá và các cầu thủ bị cả núi tiền đè cho ngạt thở mất.
- Ủa, giàu như thế, tiền của đổ vào như thế mà sao đến giờ này bóng đá vẫn chưa đoạt được tấm huy chương vàng nào nhỉ?
- Có lẽ lý do là ngoài giàu tiền, Liên đoàn bóng đá nước ta còn giàu thứ khác nữa?
- Thứ gì vậy?
- Kinh nghiệm. Đây có lẽ là Liên đoàn giàu kinh nghiệm nhất nước. Có thể là nhất thế giới!
- Giàu kinh nghiệm là tốt chứ sao!
- Nhưng trong trường hợp của Liên đoàn bóng đá nước ta thì không tốt chút nào!
- ???
- Ông anh không thấy sao. Sau vụ thất bại thảm hại của đội U23 ở SEA Games vừa rồi, các quan chức Liên đoàn ngồi lại họp rút kinh nghiệm đó.
- Ừ, cứ sau mỗi lần thất bại họ lại tuyên bố “rút kinh nghiệm”.
- Và thất bại hoài nên họ rút kinh nghiệm hoài. Kinh nghiệm ở đâu mà “rút” hoài vậy hổng biết! Cứ như tỉ phú rút bạc cắc ấy. Rút hoài không hết.
- Ừ, bác nói đúng. Hóa ra họ giàu kinh nghiệm thật!
Sóc Phương Đông
gừngcay (st)
chimxu
member
REF: 293416
01/29/2008
thuchb
member
REF: 293761
01/29/2008
Gởi Tân râu!
Ai ơi lẳng lặng mà nghe!
Đêm xuân mơ ước,ai xe chỉ hồng?
Thiếu đi hương lửa mặn nồng,
Chỉ vì cái tội:"tồng ngồng "bỏ xuân.
Vài dòng cho vui,đừng cười nhé!
chimxu
member
REF: 293777
01/29/2008
nghĩ tôi mà thương Bác Tân râu
mộng mơ cho lắm, chuốc thêm sầu !
vì thích ngắm hoa, không mê sắc
Xuân đến rồi đây , Bác có rầu !!!
vui Xuân
ngựahoang
anhtrangthu
member
REF: 293864
01/29/2008
nghĩ tôi mà thương Bác Tân râu
mộng mơ cho lắm, chuốc thêm sầu !
vì thích ngắm hoa, không mê sắc
Xuân đến rồi đây , Bác có rầu !!!
----------------------------------------
Cuối năm vào phá bác Tân chút, bác đừng giận nhé...hi hihiii... xách dép chạy rồi nên bác giận cũng....
Nói thì rất thích ngắm "hoa"
Lại không mê sắc ai mà tin đây
Chắc rằng có lắm hoa say
Cho nên bác chẳng may may đoái nhìn...???
ngthivui
member
REF: 293884
01/30/2008
Bác Tân, nếu có thì khai
đừng để đàm tiếu lai rai suốt ngày
Trăng thu nói chắc …..đúng đây
chẳng lẽ Bác chỉ đứng ngây …..mắt nhìn !
hihihihihihihi
chào các Bác
ngthivui
chimxu
member
REF: 293895
01/30/2008
chẳng biết Tứ Bà nay ra sao ?
chỉ mỗi Trăng thu ra lại vào !
Bà già,lũ khũ đâu rồi nhỉ
Tranh vân , 77 …biết nơi nao.?
ngựahoang réo gọi …..
binhtay50
member
REF: 294023
01/30/2008
NHÌN LẠI 1 NĂM 1 CHẶNG DƯỜNG - THƠ.
Tôi rất thích CLB Hội Già nhưng vì công việc nên rất ít thời gian dể tham gia,những lúc rỗi rảnh,chúng tôi thường túum tụm xem các anh,các chịlàm thơ,họa thơ,chúng tôi hẹn nhau khi nào về hưu sẽ cùng tham gia.Với tấm lòng yêu thích thơ già,chúng tôi luôn quan tâm dến những cây bút lớn tuổi và ở những cây bút thơ nam nổi trội có các anh:
- TANRAU, hãy nghe một chút lãng mạn:
- Thơ tôi tội nghiệp mồ côi,
Ngồi hong mắt dỏ một dời tình si.khóc tình dến dỏ cả mắt,dễ thương quá còn gì. hoặc một chút bất cần dời:
-Ai mơ danh tướng,công hầu,
Ta say thơ rượu,vài câu nói cười.
Với GOLDSNOW142 thì trầm mặc hơn,luôn hoài niệm về quá khứ:
- Củng là một chút mộng mơ,
Di tìm nỗi nhớ bây giờ còn dâu.
Với các cây bút nữ thì nồng nàn hơn,hãy nghe LADIEUBONG tâm sự:
- Ta vẫn vui dù dời bao buồn tủi,
Yêu rất nhiều nhưng lầm lũi về không.
Hoặc 07KKHH hiền lành với giản dị với:
- Ước mong sao những trái tim nóng hổi,
Luôn yêu dời,yêu cả những vần thơ.
và dặc biệt hơn hết là sự xuất hiện của THUCUYEN99. vâng cả cơ quan tôi ai cũng thích dọc thơ chị,thậm chí chúng tôi cá với nhau cùng gởi thư xin làm quen ai dược trả lời sẽ dược những người khác bao nhậu miễn phí 1 tháng,nhưng rốt cuộc chẳng ai dược trà lời,với chúng tôi thơ chị phảng phất nét quí phái của Bàa Huyện Thanh Qan va sự lãng mạn của TTKH, hãy nghe tiếng thở than của chị:
- Tình như mây khói,như sương khói,
Tan biến về dâu? giấc mộng dời!
hoặc,
Dêm thâu nén tiếng thở dài, từ nèn ở dây làm ta cảm thấy sự cố sức kềm chế nỗi dau của tác giả,buồn làm sao!
Và gần hết năm thêm một bất ngờ nữa dối với chúng tôi,dó là HOAILE88,tất cả chúng tôi dều dồng ý với anh tanrau khi gọi HOAILE88 là nử sĩ,vâng,với một cây bút thơ không chuyên mà như thế thì quả là tuyệt vời, thơ chị thật da dạng,vui có,buồn có,cũng sâu lắng nhưng bản lĩnh,có lẽ chị dã nghiệm ra:
- Hơn thua cho lắm dược gì,
Hư không rồi lại trở về hư không.
thế nên khi nói về nỗi dau cũa mình chị nói với một chất giọng hơi tếu rất dễ thương mà chúng tôi bảo cười trong nước mắt:
...Sợ rồi cái bến sông mê,
Rơi ùm một cái,trở về khổ sao!!!
Dạ qua một giấc chiêm bao,
Nụ cuời dánh mất nơi nào,hổng hay!...
Vâng,dời vắng nụ cười thì thật là buồn,nhưng thể hiện nhu thế quả dáng khen.
hay:
- Dã di qua nửa doạn dường,
Son rơi ,phấn vãi, hết rồi còn dâu!
Xếp tôi cũng là cử nhân văn chương cứ tấm tắc khen, bà ấy dùng chử hay quá,nếu nói phấn son rơi vãi cúng dúng nhưng không hay bằng,vì cả 2 thư rơi c2ng một lúc nó thô lỗ hơn,kg nói lên dược cái dau khổ lè loi khi nói riêng từng cái.vâng có lẽ dó cũng là sự dồng cảm của nguời yêu thơ và nguời làm thơ chăng? Với tấm lòng yêu thơ,chúng tôi rất mong sang năm sẽ xuất hiện thêm nhiều cây bút thơ hay hơn nữa,CLB Hội Già mỗi ngày một dông vui hơn.
Thân chúc toàn Hội hưởng một mùa xuân như ý.
Kính chào, BINHTAY51
tanrau
member
REF: 294149
01/30/2008
Kính Anh Binhtay50,
Xin cho phép tôi được thay mặt những thành viên trong Hội người Già gởi đến đến Anh lời chào Thân Ái cùng Qúi mến
điều mà chúng tôi vô cùng xúc động là Anh đã quan tâm theo dõi CLB Hội già cùng những nhận xét thật chính xác ,
chúng tôi là sự tập hợp của những người luôn bận rộn công việc, những lúc rãnh rỗi , chúng tôi vui đùa cùng nhau chỉ mong sao " ấm áp tình thân ", quên đi những áp lực công việc , cần có những tâm hồn đồng cảm , chia xẻ dìu dắt nhau hướng về nụ cười thoải mái và thân tình
chúng tôi luôn mong đón nhận những tình cảm từ bốn phía , cũng như những xây dựng để CLB luôn là một chòi nhỏ nương tựa vào những lúc mưa dầm hay nắng lửa,
Tôi cũng luôn tin rằng , bằng những lời lẽ chân thành, những câu thơ mộc mạc ( vì chúng tôi chẳng là thi sĩ )luôn động viên và an ủi để thấy rằng mùa Xuân vẫn mãi trên môi , cũng mong muốn Anh và Các Bạn quan tâm đến CLB Hội già đăng ký và gia nhập đó là THIỆN Ý mà chúng tôi luôn mơ ước, nếu trong thời gian qua ( rất ngắn ) có những gì thiếu sót mong Qúi Vị niệm tình tha thứ và xây dựng cho CLB Hội Già càng ngày càng Mạnh Tiến và Vui Vẻ
Nay KÍnh
Xin được thay mặt CLB Hội Già
Tânrâu
goldsnow142
member
REF: 294807
01/31/2008
Xuân về xin kính chúc Hội già
Tết đến ăn nhiều sẽ trẻ ra
Bà vui Năm Mới hồi xuân lại
Ông mừng trẩy Hội chuyến đi xa
Mong Nhịp Cầu Duyên trời xe chỉ
Muốn Diễn đàn ta bộn thơ ca
Các cháu thanh niên nhòm lác mắt
Gừng cay , sức dẻo các cụ già ...
tanrau
member
REF: 294903
01/31/2008
Xin chào Các Bác
Đường phố xôn xao đón Xuân về
Hội già rôm rả thật vui ghê
Các Cụ chào nhau câu thăm hỏi
Thanh niên đối đáp, rõ …áp phê
Mai vàng , khoe sắc trời Nam rực
Đào thắm , xum xuê đất Bắc hề !
Đón Xuân rộn rã lòng phơi phới
Vui tết muôn người dạ hả hê ……
gừnggià
ladieubongg
member
REF: 295817
02/02/2008
Ladieubong xin thân chúc anh Ba, anh Goldsnow, anh Lính Già+chị Ngdala, chị Hoaile, chi KKHH07 và tất cả các hội viên trong Hội Gừng Già một Năm Mới an khang, thịnh vượng!
tanrau
member
REF: 296079
02/03/2008
XUÂN ...VUI
Xuân đến reo vui khắp muôn lòai
Xuân về háo hức trái tim ai …
Xuân mang muôn vẻ, màu áo mới
Xuân đậm Tình Quê, bước miệt mài
Xuân đem nắng ấm người xa xứ
Xuân ấm tơ tình cho những ai …..
Xuân nay Hạnh phúc về khắp chốn
Xuân vạn hoa hồng tay trong tay …
Vui đón chân em bước quay về
Vui cùng hạnh ngộ lúa huơng quê
Vui trong suơng sớm , thơm hương lúa
Vui đàn em nhỏ , bước trên đê
Vui bác công nhân tăng ca tối
Vui Thầy Cô giáo tiếng a ê
Vui Xuân nâng chén cao lời chúc
Vui pháo nhà ai vẹn ước thề ….
H.T 07 rất cám ơn lời chúc năm mới của em gái Ládiêubông dành cho CLB Hội già
anhba
tanrau
member
REF: 296085
02/03/2008
rõ khéo , thơ hay Bác Nâu già
lời trao tiếng chúc cả Hội ta
năm nay nhà nhỏ vui Xuân đến
vườn thơ lai láng ý ngọc ngà
Xuân sang xin chúc tòan Qúi Bác
nắng mới reo vui khắp mọi nhà
hân hoan,tay bắt lời thăm hỏi
rạng rỡ , muôn người mặt nở hoa
vui cùng lão hữu
H.T 07
xaxa77
member
REF: 296086
02/03/2008
CHÚC CLB HỘI GIÀ NĂM MỚI AI AI CŨNG KHOẺ MẠNH VÀ AN KHANH THỊNH VƯỢNG,,,,,
CÓ LÂN VÀ PHÁO ,,XIN NHẬN CHÚC QUÀ NHỎ ,,,,hiiiiiiii
Kể con nghe về ngày Tết ở Việt Nam
Hoài Tâm
Tết ở Việt Nam là ngày New Year, là năm mới, tính theo lịch ta (âm lịch) tức Lunar calendar.
TẾT ở Việt Nam là những ngày lễ hội lớn cho cả nước. Những ngày ấy mọi xóm làng, nhà nhà, ai ai cũng ăn mừng. Những ngày ấy, có tính cách thiêng liêng, một cơ hội làm mới lại mọi việc. Những ngày ấy thường là xong mùa gặt lúa, dân làng làm lễ tạ ơn trời đất. TẾT mọi người chia sẻ với nhau những niềm vui ấm áp, tặng nhau những món quà để chúc tụng mừng năm mới, và còn nhiều nữa.
Chính thức TẾT là ngày lễ gồm ba ngày đầu tiên của năm mới, nhưng thật ra ta ăn mừng năm mới lâu hơn thế nữa. Giây phút thiêng liêng nhất là đêm giao thừa, là lúc 0 giờ bắt đầu bước qua năm mới. Mọi gia đình Việt Nam đều có cuốn lịch tính theo ngày ta, ngày theo mặt trăng (Lunar calendar) để theo dõi ngày giỗ và TẾT. Thường thường TẾT rơi vào khoảng giữa January 21 và February 20, giữa độ mùa đông và mùa xuân ở châu Mỹ.
Ý NGHĨA CỦA NGÀY TẾT
Người Việt ăn mừng TẾT với niềm tin thiêng liêng TẾT là ngày đoàn tụ, là ngày làm mới, là ngày tạ ơn và là ngày của hy vọng.
Ngày Đoàn Tụ - TẾT luôn luôn là ngày đoàn tụ của mọi gia đình. Dù ai buôn bán, làm việc hay đi học ở xa, họ thường cố gắng để dành tiền và thời giờ để về ăn TẾT với gia đình. Đó là nỗi mong mỏi của tất cả mọi người, người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp TẾT gặp lại nhau.
TẾT cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã chết. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình bên Phật giáo đã thắp nhang mời hương linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm vui TẾT với các con các cháu.
Ngày TẾT người ta cũng hay thực hiện những nghi lễ, để dâng hương lên các vị thần theo huyền thoại là người ban phước cho gia đình chúng ta được nhiều sức khỏe, nhiều tiền tài, nhiều may mắn và an vui hạnh phúc trong năm vừa qua.
Ngày Làm Mới - TẾT là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc. Việc làm mới có thể về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Hoặc làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần của con người, để mối liên hệ với người thân được cảm thông hơn hoặc để tinh thần mình thoải mái, tươi mát hơn. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi phủi bụi. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa gội đầu sạch sẽ, mặc quần áo mới may bảnh bao. Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới để xả xui hay để tạo một sự tín nhiệm nơi người chủ nợ. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày TẾT, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối liên hệ được tốt đẹp. Người mình tin rằng những ngày TẾT vui vẻ đầu năm sẽ báo hiệu một năm mới tốt đẹp sắp tới.
TẾT là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi.
Ngày của lạc quan và hy vọng - Năm cũ đã qua mang theo mọi xui xẻo và năm tới sắp đến mang theo đầy niềm tin lạc quan. Nếu năm cũ khá may mắn, thì tin sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.
Ngày TẾT người ta đốt pháo nhiều để xua đuổi ma xui xẻo đi và đồng thời người ta múa rồng múa lân sư tử khắp mọi nơi, nhất là những cửa hàng buôn bán để rước may mắn thịnh vượng về.
Mùa TẾT cũng là mùa cưới hỏi. Các cặp trai gái thích làm đám cưới vào dịp đầu năm, mùa xuân đất trời đang đẹp và đang mùa hy vọng. Họ hy vọng cho một cuộc đời mới vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau và sẽ có đàn con ngoan.
Ngày Tạ Ơn - Người Việt chọn ngày TẾT làm cơ hội để tạ ơn ân nghĩa mình đã được hưởng năm vừa qua. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, cấp chủ nhân cũng cám ơn nhân viên qua những buổi tiệc đãi hoặc quà thưởng để ăn tết.
NHỮNG TỤC LỆ NGÀY TẾT
Sửa soạn - Trong tuần lễ trước TẾT nhiều gia đình đi viếng mộ của người thân, đắp thêm đất, dọn cỏ, thắp nhang khấn mời hương linh người thân về vui TẾT với gia đình.
Ngày 23 tháng 12 âm lịch nhiều nhà làm cơm cúng tạ ơn và tiễn đưa ông Táo về trời. Ông Táo theo truyền thống được ví như là một ông thần ở trong bếp nhà mình suốt năm. Ông nhìn thấy tất cả nết na của mọi người trong gia đình mình và mỗi năm tới ngày này ông bay về trời để tâu trình với Thượng Đế về nết ăn nết ở của gia đình này.
Sau khi tiễn ông Táo về trời, là lúc mọi nơi làm tiệc tất niên mừng năm cũ đã qua. Phố phường đã nhộn nhịp với tiếng kèn tiếng trống ca hát mừng xuân. Người đi kẻ chạy, nhộn nhịp mua bán sắm sửa để dành ăn TẾT vì ba ngày TẾT tất cả hàng quán chợ búa đều đóng cửa.
Từ ngày 25 trở đi nhiều nhà đã bắt đầu gói bánh chưng để cúng TẾT, đem biếu và để dành ăn mấy ngày đầu năm. Bánh chưng ở ngoài bắc gói hình vuông thường vào khoảng 7 inches mỗi cạnh và dầy 2 inches, ở trong nam gói bánh hình ống. Bánh gói bằng lá dong hoặc lá chuối, ở bên trong có lớp gạo nếp bọc lớp đậu xanh nghiền nhuyễn và lớp nhân thịt heo đã ướp hành mắm muối tiêu thơm phức.
Bánh chưng thường được ăn chung với củ cải dầm nước mắm. Vì thế trước đó trên hiên nhà nào cũng có lọ củ cải phơi nắng.
Giao Thừa - là giây phút thiêng liêng nhất, là đúng 12 giờ đêm của ngày cuối cùng trong năm. Khi màn đêm buông xuống, mọi con mắt đều chốc chốc lại hướng nhìn về phía đồng hồ để chờ đợi giao thừa. Chuông nhà thờ đổ dồn dã, tiếng chuông đại hồng bên chùa ngân vang, tiếng trống đình làng vang vọng, tất cả nhộn nhịp báo tin năm mới vừa đến.
“Giao” có nghĩa là “cho, to give”, “Thừa” có nghĩa là “nhận, to receive”. Giây phút này năm cũ trao ủy nhiệm cuộc sống qua năm mới. Tặng phẩm đất trời được trao truyền sang thế hệ mới.
Trước khi trời tối, bàn thờ cúng trời đất để sẵn ngoài lộ thiên và bàn thờ cúng tổ tiên ở trong nhà đã được bầy biện sẵn. Phút giao thừa, người gia chủ mặc quần áo tề chỉnh, thắp hương, hai tay chắp trước ngực khấn lễ mời hương linh ông bà, tổ tiên về ăn TẾT với gia đình và phù hộ cho gia đình con cháu gặp mọi điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.
Tiếng pháo giao thừa nổ ran mọi nơi, trẻ con reo hò, tiếng nhạc mừng xuân vang lừng báo hiệu phút giây thiêng liêng mầu nhiệm đã đến với tràn trề niềm vui thịnh vượng.
Nhiều gia đình đi chùa lễ Phật đêm giao thừa, theo truyền thống họ thường hái lộc, mang về nhà những nhánh cây có lá non nụ mới, như xin Phật được sự tươi mát cùng phước lành mang về nhà.
Mồng một tết - là ngày đầu trong năm, thường dành riêng cho gia đình nhỏ của mình và gia đình bố mẹ chồng. Trẻ con người lớn đều mặc quần áo đẹp quây quần bên nhau. Con cháu bắt đầu chắp tay trước ngực cung kính mừng tuổi và chúc tết, chúc sức khỏe ông bà, cha mẹ. Sau đó, ông bà cha mẹ và người lớn lì xì mừng tuổi cho trẻ con. Lì xì đây là tặng một chút tiền, thường là tiền giấy mới tinh, gọi là chút quà đem lại may mắn cho trẻ con kèm lời chúc khuyến khích trẻ con cố gắng học và sống hòa thuận với những người chung quanh.
Thức ăn, bánh trái, kẹo mứt, rượu bia thuốc lá,hoa quả đã bày đầy trên bàn thờ, giờ đây mọi người tới lễ lạy tổ tiên, rồi khi nhang tàn hạ thức ăn xuống cả nhà cùng ăn, nói cười rộn rã.
Mồng một tết người khách đầu tiên bước vào nhà gọi là xông đất, được ví như là người mang đến vận hên xui cho gia chủ năm đó. Thế nên có nhiều gia đình rất cẩn thận, họ xếp đặt để chọn người khỏe mạnh tươi tắn nhiều may mắn đến xông đất nhà mình.
Mồng hai tết - là ngày thứ nhì trong năm mới, thường dành để thăm viếng và chúc tết gia đình bên vợ và gia đình những người bạn thân. Đi tới đâu trẻ con cũng được lì xì và nhiều bàn đánh bài hay xổ số được mở ra để mọi người thử vận hên xui cho năm mới.
Mồng ba tết - là ngày thứ ba trong năm mới. Mối giây liên hệ xã giao mở rộng ra ngoài phạm vi gia đình. Mình đi chúc tết bè bạn, thầy giáo, ông bà xếp, hàng xóm....
Tối ngày này là bữa cơm cúng tiễn đưa tổ tiên về lại thiên đường. Có nhiều gia đình tin theo lời truyền, họ đốt vàng mã là những thỏi vàng bạc giả bằng giấy để gửi tiền lộ phí cho tổ tiên về chầu trời.
Mồng bốn tết - là ngày thứ tư, là ngày chẵn tốt ngày. Mọi văn phòng dịch vụ, cửa hàng, nhà băng thường chọn ngày này để mở cửa lại. Khi xưa, các vị học giả nhà nho cũng cẩn thận chọn ngày tốt, giờ tốt đem bút giấy ra khai bút làm thơ hay viết câu đối.
Giờ này ngoài thành phố mọi sinh hoạt đã bắt đầu trở lại bình thường. Người lớn đi làm lại và học sinh tới mồng bẩy sẽ trở lại trường.
Ta thường nói “Ba ngày TẾT” nhưng thật ra không khí TẾT kéo dài cả tháng. Những lễ hội mừng TẾT lan rộng từ phạm vi gia đình, tới họ hàng, tới hàng xóm rồi tới làng xã, đâu đâu cũng có hội mừng xuân. Người ta nô nức rủ nhau đi thật nhiều chùa hoặc nhà thờ để xin được nhiều phước lộc. Các thôn làng thường tổ chức văn nghệ và hội múa cho cả làng tham dự. Rồi các cuộc thi đua tranh tài được diễn ra trong sân đình làng để mua vui. Tất cả mọi người vui đùa với nhau, họ sống trong sự hòa thuận và đoàn kết. Đó là ý nghĩa tuyệt vời của ngày TẾT Việt Nam.
HOÀI TÂM
xaxa77
member
REF: 296087
02/03/2008
chúc quà nhỏ xin trưởng hội Anh Tư ko cần cám ơn hiiiiiiiiiiiii
hội thích là dc rồi hiiiii
chúc tất các Anh Chị ,,Chú Bác Dì Mợ vvvvvv và vvv
1 năm mới AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC ,,,NHẤT LÀ SỨC KHOẺ VỮNG NHƯ CÂY CỔ THỤ NGÀN TRĂM....hiiiiiiiiiiiiii