rosel
member
ID 17781
12/10/2006
|
Thủ tương:"Chống bão số 10(Utor) với nổ lực cao"
- Chiều 10/12 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng họp khẩn với các Bộ, ngành Trung ương và ra công điện chỉ đạo quyết liệt đối phó bão Utor (vừa vào biển Đông, thành cơn bão số 10 trong năm 2006).
Tại cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành T.Ư và các địa phương từ Bình Định đến Quảng Trị chỉ đạo phòng chống bão quyết liệt, với nỗ lực cao nhất như:
Kiên quyết không cho tàu thuyền ra khơi và kêu gọi các tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn, xây dựng phương án di dời dân.
Trước hết, tại các vùng ven biển mà dự báo bão sẽ đổ bộ, vùng có khả năng sạt lở, vùng nước sâu, chằng néo nhà cửa và các công trình công cộng...nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp này.
Thủ tướng nhấn mạnh: Rút kinh nghiệm cơn bão số 9, các cơ quan thông tin đại chúng phải phối hợp chặt chẽ với Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, đặc biệt là các đài phát sóng Duyên Hải, đài Truyền hình Việt Nam và đài Tiếng nói Việt Nam cập nhật để thông báo những thông tin sớm nhất với tinh thần khẩn cấp và quyết liệt.
Đồng thời, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phải làm tốt hơn nữa trong công tác dự báo với tinh thần cập nhật và cảnh báo liên tục, để nhân dân thường xuyên theo dõi có biện pháp đối phó kịp thời cơn bão số 10.
Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng trực tiếp cùng BCĐ Phòng chống lụt bão T.Ư vào miền Trung để cùng với các tỉnh chỉ đạo kiểm tra đôn đốc, quyết tâm thực hiện bằng được yêu cầu giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản tại khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 10.
Theo báo cáo của BCĐ Phòng chống lụt bão T.Ư tại cuộc họp, Ban đã có công điện chỉ đạo các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và Kiên Giang, yêu cầu cụ thể cho từng khu vực kêu gọi tàu thuyền, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Sẵn sàng sơ tán dân ngay khi có lệnh
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Công điện khẩn số 2037/CĐ-TTg gửi nhiều bộ, ban, ngành và cơ quan báo chí.
Công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang thực hiện ngay việc nghiêm cấm tầu thuyền ra khơi, phối hợp với bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng liên lạc nắm chắc số tàu thuyền đang hoạt động trên biển; bằng mọi biện pháp kêu gọi, hướng dẫn tầu thuyền đánh bắt xa bờ đang hoạt động trong vùng biển nguy hiểm tìm nơi tránh, nơi trú bão an toàn.
Các tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định phải chuẩn bị ngay phương án đối phó khi bão đổ bộ vào bờ; chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chằng, néo, xếp đặt bao cát giữ mái nhà, bảo vệ kho tàng, trường học, bệnh viện...; rà soát lại phương án sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, phương án phải rất cụ thể, trong đó chú trọng tổ chức di dân tại chỗ từ các nhà không an toàn đến các nhà kiên cố, mái bằng bê tông; sẵn sàng tổ chức sơ tán dân khi có lệnh.
Trong công điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi sát diễn biến của bão, qua các phương tiện thông tin đại chúng thông báo kịp thời, chính xác về diễn biến của bão số 10 để dân chủ động phòng, tránh.
Bộ Thủy sản tiếp tục phối hợp với Bộ đội Biên phòng và địa phương nắm chắc số lượng ngư dân và tàu thuyền còn hoạt động trên biển; chỉ đạo, hướng dẫn tàu thuyền tránh, trú bão và tổ chức neo đậu an toàn, bảo đảm thông tin liên lạc với số tàu thuyền đánh bắt xa bờ còn trong vùng biển nguy hiểm để thực hiện việc cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết; chỉ đạo các cơ sở nuôi trồng thủy sản triển khai các biện pháp phòng, chống bão.
Bộ Ngoại giao có công hàm gửi các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực tạo điều kiện, giúp đỡ ngư dân và tàu thuyền Việt Nam được vào tránh, trú bão. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phối hợpchặt chẽ với các địa phương trong việc phòng, chống bão.
Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành và địa phương thực hiện việc cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính - Viễn thông chỉ đạo các Đài thông tin Duyên hải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tiếp nhận và xử lý thông tin về ngư dân và tầu thuyền trên biển, thông báo kịp thời cho các cơ quan liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương kiểm tra và có phương án bảo vệ an toàn các công trình đê điều, hồ đập.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam có phương án bảo vệ an toàn cho người và tài sản, các công trình trên đất liền và trên biển.
Công điện cũng lưu ý BCĐ Phòng, chống lụt, bão Trung ương, UB quốc gia Tìm kiếm, Cứu nạn và các Bộ, ngành, địa phương cần rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết trong công tác chỉ đạo phòng chống bão số 9 để làm tốt công tác phòng, chống cơn bão này, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Thủ tướng cử Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Thủy sản, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn vào miền Trung để kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với UBND các tỉnh miền Trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đối với cơn bão số 10.
Gió bão giật cấp 13 trên biển Đông, sóng cao 8-10m
Nhiều dự báo trái chiều về bão số 10
Theo Tuổi Trẻ, JTWC và TSR (Đại học London) cho rằng bão sẽ hướng vào đảo Hải Nam (Trung Quốc), không hướng vào miền Trung Việt Nam như bản tin trước đó. Các cơ quan này nhận định, khi vào đến gần đảo Hải Nam, bão sẽ chuyển hướng đi từ tây tây bắc dần sang bắc rồi sang đông đông bắc ngoặc trở lại chứ không vào đảo Hải Nam.
Trong khi đó, dự báo của Cơ quan khí tượng Nhật Bản, Hongkong, Đài Loan vẫn đang cho rằng bão sẽ vào tiếp cận gần miền Trung Việt Nam. Về sức gió, JTWC dự báo đêm 10/12, rạng sáng 11/12, bão số 10 có thể đạt sức gió mạnh nhất lên đến 250 km/h, giật 306 km/h (trên 250 km/h gọi là siêu bão). Sau đó bão sẽ suy yếu.
Tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn T.Ư, chiều nay (10/12), sau khi đi qua khu vực miền trung Philippines, bão Utor đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 10 ở Việt Nam trong năm 2006.
Hồi 16h ngày 10/12, vị trí tâm bão Utor ở vào khoảng 12,7 độ vĩ bắc; 119,8 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật trên cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 11/12 vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,3 độ vĩ bắc; 116,7 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 630 km về phía đông nam. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 150 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300-350 km.
Trong 24 đến 48 giờ tới, bão Utor di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 16 giờ ngày 12/12 vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,0 độ vĩ bắc; 113,75 độ kinh đông. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 150 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300-350 km.
Do ảnh hưởng của bão số 10, vùng biển phía đông Biển Đông có gió bão mạnh cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14, giật trên cấp 14, sóng biển cao từ 8 đến 10 mét. Biển động dữ dội. Từ trưa ngày 11/12, khu vực giữa Biển Đông có gió bão mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14, giật trên cấp 14. Biển Động dữ dội.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở vịnh Bắc Bộ, ngoài khơi Trung Bộ và khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat