rosel
member
ID 17839
12/11/2006
|
Bão số 10(Utor) đi lên phía bắt nhưng vẫn nguy hiểm
Bão số 10 (bão Utor) vẫn mạnh cấp 12, cấp, giật trên cấp 13 và đang di chuyển theo hương tây tây bắc. Mặc dù bão đi lên phía Bắc nhưng công tác phòng tránh vẫn không được chủ quan.
Hồi 4 giờ sáng ngày 12/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 13,9 độ vĩ bắc; 116,3 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật trên cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 4 giờ ngày 13/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 113,4 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 230 km về phía đông nam. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 100 km, cách bờ biển Đà Nẵng - Bình Định khoảng 370km về phía đông; Từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300 - 350 km.
Trong 24 đến 48 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 4 giờ ngày 14/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,4 độ vĩ bắc; 111,2 độ kinh đông, ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 100 km, cách bờ biển Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi khoảng 200km về phía đông; Từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300 km.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa) có gió bão mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão cấp 12, cấp 13, giật trên cấp 13, sóng biển cao từ 8 đến 10 mét. Biển động dữ dội.
Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng thủy văn, bão số 10 đi lên hướng bắc rồi chuyển sang đông bắc nhưng đất liền vẫn bị đe dọa. Đường đi của cơn bão này có thể giống cơn bão số 8 năm ngoái dù cách bờ hơn 100km nhưng vẫn gây mưa to, gió lớn và thiệt hại cho các tỉnh ven biển miền Trung.
Bên cạnh đó, gió mùa đông bắc tràn về cũng là hình thế gây mưa lớn có thể gây mưa lớn ở miền Trung. Theo kinh nghiệm dân gian ngày 23/10 âm lịch hàng năm tức vào 13/12 dương lịch miền Trung thường có mưa to gây lũ lớn nên ngoài việc phòng tránh báo rất cần đề phòng mưa lũ.
Trao đổi với báo chí, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay: Đến thời điểm này, bão số 10 vẫn là cơn bão mạnh dù nó đã giảm xuống 2 cấp sau khi đi qua Philippines, hiện còn cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật trên cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc hướng về phía đất liền nước ta. Do đó việc phòng chống cơn bão số 10 vẫn cần quan tâm và đẩy mạnh vùng ven biển và trên đât liền. Theo nhận định của các trung tâm dự báo quốc tế và khu vực, có khả năng bão Utor di chuyển lên phía Bắc nhưng việc này có xảy ra thì phải sau 48h nữa. Việc bão Utor di chuyển lên phía Bắc cũng chưa chắc chắn. Do đó, tàu thuyền đang hoạt động ở vùng quần đảo Hoàng Sa và giữa biển Đông không di chuyển lên hướng bắc.
Cũng theo ông Bùi Minh Tăng, tính đến thời điểm này ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương đã có 25 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (22 cơn bão và 3 áp thấp nhiệt đới). So với Trung Bình nhiều năm sô bão ít hơn (trung bình khoảng 32 cơn), nhưng số bão siêu mạnh (cấp 15 trở lên) có tới 13 cơn, nhiều hơn 2 lần so với mức trung bình (trung bình là 6, 3 cơn).
Ông Bùi Minh Tăng nhấn mạnh: ‘’Có nhiều nguyên nhân khiến các cơn bão có xu hướng mạnh lên. Theo tôi, do yếu tố động lực và nhiệt lực. Tháng 10 và 11 vừa qua không khí lạnh tràn xuống nước ta yếu và ít. Đây có thể là yếu tố dẫn tới bão có cường độ mạnh. Hơn nữa, hiện tượng El-Ninô đang phát triển. Thời gian qua, nhiệt độ nước biển xích đạo và tây Thái Bình Dương cao hơn trung bình 0,5-1độ. Đây là yếu tố làm cho bão có cường độ mạnh lên’’.
Vẫn còn gần 10.000 tàu với trên 60.000 ngư dân đang hoạt động trên biển
Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết: Tính đến 16 giờ chiều 11/12 đã có 15.962 tàu với trên 90.000 ngư dân đã về bờ trú bão, trong đó chủ yếu là ngư dân và phương tiện các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên vẫn còn gần 10.000 tàu với trên 60.000 ngư dân đang hoạt động trên biển.
Các địa phương có nhiều tàu và ngư dân là: Nghệ An (372 tàu với 2.294 người); Bình Định (1.075 tàu với 8.870 người); Khánh Hòa (1.374 tàu với 6.267 người); Bình Thuận (1.233 tàu với 8.454 người); Bà Rịa Vũng Tàu (1.324 tàu với 7.383 người); Cà Mau (998 tàu với 8.253 người). Đặc biệt, có 8 tàu với 110 ngư dân ở Quảng Ngãi đang hoạt động ở vùng biển nguy hiểm (Trường Sa 2 tàu với 32 người; Hoàng Sa 6 tàu với 78 người). Đáng chú ý hiện có 4 tàu với 27 ngư dân chưa liên lạc được.
Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng đã điều động 4.518 cán bộ, chiến sĩ với 396 tàu, xuồng, ô tô để giúp 28 tỉnh, thành phố chống cơn bão số 10. Bên cạnh đó, các đồn, trạm biên phòng tiến hành kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn không cho các phương tiện ra biển hoạt động; sử dụng hệ thống thông tin và phối hợp với các gia đình, chủ tàu thông báo cho các ngư dân đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 10 để về bờ, hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat