Minhxotxa
member
ID 52146
05/17/2009
|
Trần t́nh của người lính rải chất độc da cam
"Tôi ngồi đây, nhưng linh hồn 3 đứa con và hàng trăm nạn nhân khác đang lảng vảng trên đầu. Tôi cảm thấy rất ân hận với việc ḿnh đă làm", ông Mai Giảng Vũ, người từng tham gia rải chất độc da cam, nói trong tiếng nấc nghẹn.
Trung tuần tháng 5, khán pḥng của Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như lặng đi trước những lời trần t́nh của một người lính từng tham gia rải chất độc hóa học xuống Việt Nam. Những tâm sự của ông trước khi lên đường sang Paris (Pháp) tham dự Ṭa án Lương tâm Nhân dân Quốc tế ủng hộ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin đă khiến không ít người chứng kiến phải xúc động. Ông là nhân chứng sống cáo buộc việc rải chất độc hóa học xuống Việt Nam.
Ông Mai Giang Vũ. Ảnh: X.T
Sinh năm 1937 ở quận 11, TP HCM. 31 tuổi ông tham gia quân đội Việt Nam Cộng ḥa với chức vụ chuyên viên kỹ thuật cơ khí trực thăng binh chủng không quân, phi đoàn 221, sư đoàn 3, không quân Biên Ḥa. Chỉ sau một tháng gia nhập quân đội, ông được trang bị vũ khí đi theo một đại úy cố vấn Hoa Kỳ yểm trợ cho 3 lính đeo b́nh xịt thuốc khai quang qua sông phun xuống khu rậm rạp ở Bến Lức (Long An).
Chất độc da cam Dioxin rải bằng trực thăng Mỹ
Liên tiếp 3 năm sau đó, ông nhiều lần bị ép đi theo những chuyến bay chở hóa chất và đẩy những thùng đựng hóa chất khai quang xuống Lộc Ninh, Phước Long, Snoul (Camphuchia), Tây bắc Thiệu Ngôn (Tây Ninh) gần ngă 3 Creck (Camphuchia), huyện Quế Sơn, huyện Tiên Phước (Quảng Nam - Đà Nẵng) và Mộ Đức (Tú Nghĩa, Quảng Ngăi).
Nói về hành động tham gia rải chất độc hóa học của ḿnh, người lính nay đă ở tuổi 72 cho biết, lúc bấy giờ, ngồi trên máy bay qua các cánh rừng thấy có các thùng đề chất khai hoang, in h́nh đầu lâu cảnh báo nguy hiểm, ông cũng không nghĩ nó lại có tác hại ghê độc như vậy.
Các máy bay Mỹ đang rải chất độc diệt lá xuống Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand. Ảnh: FFRD.
Sau khi bị hư mắt trái, đầu năm 1974, ông xuất ngũ về sống cuộc đời dân sự. Trong thời gian ở quân ngũ, vợ ông sinh 3 con trai vào các năm 1970, 1973 và 1975. Ban đầu khi mới sinh, cả 3 đứa con ông đều khỏe mạnh. Tuy nhiên khi lên 9 tuổi chúng bắt đầu teo cơ và đến 19 tuổi th́ đều nằm liệt giường rồi lần lượt qua đời ở tuổi 23.
"Ba đứa con trai của tôi đều đă mất. Lúc mới sinh, các cháu đều khỏe mạnh. Bao nhiêu năm chúng nó ốm đau lay lắt, vợ chồng tôi đă dồn hết t́nh cảm để chăm sóc chúng, nhưng...", không nói nổi hết câu, lời kể của người lính già nghẹn lại.
Chất độc da cam Dioxin rải xuống mảnh đất Việt Nam mỏng manh, giết chết bao nhiêu người và để lại hậu quả cho nhiều thế hệ người Việt
Những đứa trẻ đáng thương nhưng không đáng phải hứng chịu hậu quả của cuộc chiến
Ông Vũ kể, trong lúc các con lần lượt bị bạo bệnh và qua đời, đi khám bệnh trạm y tế quận 11 cho biết ông chỉ bị viêm mũi, họng. Sau đó, ông được bệnh viện B́nh Dân (TPHCM) giải phẫu bướu tiền liệt tuyến nhưng sức khỏe mỗi ngày một yếu. Ông cũng mập mờ hiểu rằng, ḿnh đă bị nhiễm thứ chất độc ghê rợn do chính ông tham gia rải xuống chiến trường Việt Nam.
"Tôi đă phải trả giá cho những hành động của ḿnh, nhưng đau đớn hơn, hàng triệu gia đ́nh Việt Nam vô tội cũng đang phải chịu đựng những mất mát to lớn như gia đ́nh tôi. Tôi mong bạn bè trên thế giới cùng ủng hộ chúng tôi - những nạn nhân chất độc da cam/dioxin - v́ cuộc chiến cho công lư. Tôi cũng mong linh hồn các nạn nhân đă mất v́ chất độc da cam/dioxin, trong đó có linh hồn các con tôi, ủng hộ chúng tôi", người lính già nói trong ḍng lệ tuôn dài trên khuôn mặt chai sạn.
Cùng sang Pháp dự phiên ṭa công luận ủng hộ Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam với ông Vũ lần này, c̣n có ông Hồ Ngọc Chu, ở Quảng Ngăi và anh Phạm Thế Minh ở Hải Pḥng, những nạn nhân của chất độc hóa học trong chiến tranh Việt Nam. Đây sẽ là những nhân chứng sống để buộc tội các công ty hóa chất Mỹ.
Xuân Tùng
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat