Minhxotxa
member
ID 52501
05/28/2009
|
Sẽ không có chiến tranh Triều Tiên
Đông Bắc Á đang biến thành chảo lửa. Đầu tiên là thử tên lửa, rồi hạt nhân và bây giờ là tuyên bố rút khỏi hiệp ước đ́nh chiến của Triều Tiên. Đáp lại, Mỹ cũng đă tuyên bố cam kết bảo vệ 2 đồng minh của ḿnh trong khu vực. Tưởng như chỉ một mồi nhỏ cũng có thể khiến đám lửa âm ỉ này bùng lên thành một cuộc chiến. Song chiến tranh ở thời điểm này vẫn là điều không tưởng...
Lính Hàn Quốc theo dơi lính CHDCND Triều Tiên tại khu vực phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Mỹ, Hàn tăng cường giám sát Triều Tiên (Ảnh AP)
Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa
Chỉ là tṛ "chuột vờn mèo"
Triều Tiên được ǵ qua lần "phô trương" sức mạnh rất ầm ĩ này. Trước hết là khả năng hạt nhân của nước này. Nếu như sau lần thử hạt nhân thứ nhất của nước này vào năm 2006, các nhà quan sát đều cho rằng cuộc thử đó không mấy thành công và rằng với tiềm lực nghèo nàn như của Triều Tiên, c̣n lâu nước này mới có thể có vũ khí hạt nhân "thực thụ". Chỉ sau chưa đầy 3 năm, Triều Tiên đă chứng tỏ rằng những nhận định đó đă sai và Triều tiên cũng có tiềm lực không kém ǵ Ấn Độ hay Pakistan. Và cho đến nay, sự huỷ diệt đáng sợ của hạt nhân vẫn khiến hạt nhân là một lá bài mặc cả hữu hiệu với phương Tây.
Ngoài ra, như nhiều nhà b́nh luận quốc tế đă nhận định, việc phô trương thanh thế này rất có lợi cho nội bộ Triều Tiên khi nhiều khả năng sẽ diễn ra một cuộc chuyển giao quyền lực trong tương lai gần ở B́nh Nhưỡng. Sức mạnh quân sự sẽ giúp cho người kế cận của nhà lănh đạo Triều Tiên hiện thời có một bệ phóng vững vàng hơn.
Trong nhiều năm qua, việc đoán định những kế sách hay định hướng của lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-il là một việc vô cùng khó khăn. Triều Tiên luôn có những tuyên bố hay hành động đầy bất ngờ và "phi logic" khiến cho các nhà b́nh luận phải gọi đó là tṛ chơi "chuột vờn mèo" của B́nh Nhưỡng. Ngay trong lần căng thẳng này cũng vậy, nếu như chính sách cứng rắn của chính quyền Bush c̣n khiến Triều tiên phải thử hạt nhân vào năm 2006 để lấy lại uy thế của ḿnh th́ tại sao B́nh Nhưỡng phải tung ra một chiêu hạt nhân đáng sợ khi tân tổng thống Mỹ đang thể hiện những đường lối hết sức "mềm dẻo". Đó chỉ có thể được coi là một tṛ chơi nữa Triều Tiên chứ không thể là ng̣i nổ cho một cuộc chiến bởi chiến tranh không nằm trong lợi ích của ai cả.
Chiến tranh là điều không tưởng
Nước tỏ ra hiếu chiến nhất lúc này là Triều Tiên nhưng thử hỏi họ được ǵ nếu chiến tranh xảy ra. Cứ cho rằng Triều Tiên có thể phóng tên lửa hạt nhân tiêu diệt Hàn Quốc hay thậm chí là cả Nhật Bản th́ sau đó sẽ là ǵ? Phương Tây, cụ thể là Mỹ sẽ không thể để yên mà sẽ san phẳng nước này ngay lập tức. Sau tên lửa hạt nhân th́ với bao nhiêu năm bị cấm vận, B́nh Nhưỡng sẽ không đủ sức để có được một cuộc chiến tranh với Mỹ. Cho dù trả đũa được Hàn Quốc hay Nhật th́ việc phải mất chính quyền hiện giờ cũng là điều B́nh Nhưỡng ít mong muốn nhất.
Nước duy nhất có thể hỗ trợ Triều Tiên là Trung Quốc lại càng không mong một cuộc chiến nổ ra. Điều này có nghĩa là một khi chính quyền Triều Tiên hiện giờ c̣n tồn tại th́ Trung Quốc vẫn c̣n một "vùng đệm" để có được "lời ăn tiếng nói" với phương Tây. Nếu chiến tranh nổ ra, phần thắng thuộc về Mỹ là tất yếu, biên giới 2 miền sẽ được xóa bỏ, Trung Quốc sẽ mất đi vùng đệm chiến lược này và đối thủ c̣n tiến sát đến biên giới nước họ. Hơn nữa, mục tiêu của Trung Quốc hiện giờ là tập trung cho phát triển kinh tế chứ không phải hao người tốn của cho một cuộc chiến tranh. Đó là chưa kể, Mỹ đưa quân vào khu vực với danh nghĩa bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có thể kèm luôn việc bảo vệ Đài Loan và điều đó sẽ ngáng trở mục tiêu thống nhất Trung Quốc của nước này.
Mỹ dù có bực bội v́ B́nh Nhưỡng liên tục "thách thức" họ nhưng cũng chưa thể chủ động mở thêm một mặt trận nữa sau khi vũng lầy Iraq và Afghanistan vẫn chưa được giải quyết. Phát động một cuộc chiến hiện giờ, Mỹ chưa thể biết các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên nằm ở đâu để mà ném bom tiêu diệt và hơn nữa họ cũng không muốn để hai đồng minh chiến lược của ḿnh phải là những người trả giá đầu tiên.
Hàn Quốc và Nhật Bản đương nhiên không muốn đánh nhau v́ sinh mạng của họ bị đe dọa nghiêm trọng sau khi Triều Tiên đă thử hạt nhân thành công. Chính bởi vậy, mọi giải pháp đều đi đến chỗ "đàm phán". Tuy nhiên, ṿng đàm phán 6 bên diễn ra nhiều năm qua mà vẫn không đi đến đâu đă khiến nhiều chuyên gia chính trị Mỹ cho rằng đă đến lúc chính quyền Obama nên t́m cách đối thoại trực tiếp với B́nh Nhưỡng. Trước tiên là phải xích lại gần Triều Tiên hơn thông qua con đường văn hóa và giáo dục.
Đàm phán với Triều Tiên không phải là điều không thể. Bush cha và Bill Clinton đă từng làm được điều đó. Khó khăn nhất là phải giải quyết được dứt điểm vấn đề đó. Và trong mọi trường hợp, "củ cà rốt" bao giờ cũng được đánh giá cao hơn "cây gậy".
Hạnh Khuê
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat