goldsnow142
member
ID 53520
07/03/2009
|
Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam sẽ rất đơn giản
Từ 1/7, Luật Quốc tịch sửa đổi, bổ sung chính thức có hiệu lực. Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, điều kiện và thủ tục để có hai quốc tịch và các quyền lợi có liên quan khi đăng kư quốc tịch Việt Nam sẽ rất đơn giản.
Việc đăng kư công dân vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của bà con,Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cho biết.
Ông cho biết, Luật Quốc tịch sửa đổi, bổ sung lần này đă đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của đông đảo kiều bào, là biểu hiện sinh động sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với gần 4 triệu kiều bào đang sinh sống ở 101 quốc gia trên thế giới.
Ông khẳng định, Luật Quốc tịch bổ sung, sửa đổi lần này đem lại lợi ích rất thiết thực cho bà con kiều bào ta ở nước ngoài v́ hiện có rất nhiều người muốn giữ quốc tịch Việt Nam khi nhập quốc tịch nước sở tại hoặc ngược lại muốn trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn mang quốc tịch quốc gia nơi họ đă sinh sống.
Hiện nay với cơ chế mềm dẻo và thể theo nguyện vọng của bà con, Đảng và Nhà nước đă quan tâm đến yếu tố này, tùy từng trường hợp chúng ta sẽ xem xét cho họ nhập quốc tịch. Đây là cơ chế rất linh hoạt trong Luật Quốc tịch bổ sung, sửa đổi lần này, nó có tác động rất tốt đến đời sống tinh thần của bà con, đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của gần 4 triệu kiều bào đang sinh sống ở 101 quốc gia trên thế giới.
Thứ trưởng cho biết, một trong những nét nổi bật của Luật Quốc tịch sửa đổi lần này là công dân Việt Nam trong tất cả các trường hợp đặc biệt có thể vẫn giữ được quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước sở tại nơi họ đang sinh sống. Về nguyên tắc Nhà nước ta vẫn công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch nhưng trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt chúng ta vẫn có cơ chế mềm dẻo để cho công dân có hai quốc tịch.
Điều thứ hai là tất cả những công dân từ xưa đến nay chưa bị mất quốc tịch Việt Nam (chưa bị tước quốc tịch hoặc chưa xin thôi quốc tịch) th́ vẫn c̣n quốc tịch Việt Nam. Sau khi Luật Quốc tịch bổ sung, sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2009 th́ trong ṿng 5 năm tất cả những người c̣n quốc tịch Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới sẽ đăng kư tại các Cơ quan đại diện Ngoại giao của ta ở các địa bàn nơi bà con đang sinh sống để khẳng định là họ tiếp tục giữ quốc tịch Việt Nam.
Thứ ba là tính cải cách hành chính trong Luật Quốc tịch. Tất cả các thủ tục, yêu cầu về xin thôi quốc tịch, xin nhập quốc tịch và hồi tịch đều có các tiêu chí cụ thể và quy định thời gian rơ ràng. Cơ chế phân cấp cho cơ quan nào giải quyết, xử lư và khung thời gian sẽ được quy định chi tiết tại Nghị định tới đây các cơ quan chức năng sẽ ban hành.
Thứ tư là Luật Quốc tịch lần này đă khẳng định được và đă có cơ chế để giải quyết cho những người không có quốc tịch và đang thiếu các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp để nhập quốc tịch Việt Nam. Những người đă sinh sống 20 năm ở đất nước Việt Nam, không vi phạm pháp luật, có công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống th́ có thể xem xét theo tŕnh tự luật quy định cho họ nhập quốc tịch Việt Nam.
Về điều kiện và thủ tục để có hai quốc tịch và các quyền lợi có liên quan khi đăng kư quốc tịch Việt Nam, Thứ trưởng cho biết: Căn cứ vào Nghị định sắp được ban hành Nhà nước ta sẽ có hướng dẫn cụ thể chi tiết. Nhưng quy tŕnh để thực hiện thủ tục này sẽ rất đơn giản.
Người muốn hồi tịch chỉ cần một điều kiện là c̣n thân nhân ở Việt Nam. Vấn đề nhập Quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ Quốc tịch Việt Nam là cơ chế mà Nhà nước ta cho phép trong Luật sửa đổi lần này.
Các thủ tục cụ thể như: khi nộp hồ sơ qua Cơ quan đại diện ngoại giao sau bao nhiêu ngày sẽ chuyển về trong nước và hồ sơ thủ tục cần có những ǵ, ở trong nước cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm thụ lư giải quyết, ra quyết định cho bà con được nhập quốc tịch hoặc thôi quốc tịch. Điều này sẽ có quy định chi tiết tại Nghị định mà hiện nay các cơ quan đang triển khai thực hiện.
Luật trước đây quy định một quốc tịch cứng: mọi công dân muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài. Việc bà con được giữ hai quốc tịch trong từng trường hợp, từng địa bàn cụ thể là theo nguyện vọng của bà con và cũng là để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con hội nhập với nước sở tại hoặc khi hồi hương trở về bà con được hội nhập như công dân trong nước.
Luật Quốc tịch bổ sung, sửa đổi cũng quy định trong ṿng 5 năm kể từ khi luật có hiệu lực thi hành, những người c̣n quốc tịch Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cần đăng kư công dân ở các Cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài để Nhà nước ta có điều kiện thống kê, quản lư dân số ở bên ngoài một cách chính xác.
Thứ trưởng cho rằng việc đăng kư công dân vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của bà con. Nếu công dân Việt Nam đăng kư tại các Cơ quan đại diện để giữ quốc tịch Việt Nam theo luật này th́ bà con được hưởng đầy đủ quyền bảo hộ công dân của nhà nước sau khi luật có hiệu lực.
Trong tất cả các trường hợp có rủi ro hoặc có những vấn đề liên quan đến quá tŕnh tố tụng ở các cơ quan luật pháp sở tại, bà con sẽ được pháp luật Nhà nước ta cũng như nước sở tại xử lư và giải quyết theo đúng tŕnh tự, thủ tục tố tụng của luật quốc tế hoặc luật của nước sở tại đă quy định. Việc bảo hộ công dân là nhiệm vụ rất quan trọng mà bà con được hưởng từ trách nhiệm của Nhà nước ta.
Theo Quê hương
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
thanbsysi
member
REF: 461129
07/04/2009
|
Cám ơn chủ đề ST này của anh Goldsnow142!
Theo riêng tôi nghĩ th́ "thủ tục..<ấy không có> rất đơn giản" đâu. Nhưng dù sao th́ cũng vẫn mong rằng sẽ có "quyền tự do của con người."
Thân ái,
tys
|
|
oxygen
member
REF: 461131
07/04/2009
|
Tôi th́ xin lại được quốc tịch Việt năm 2007 v́ lư do hồi hương & dù
chưa già nhưng vẫn được chấp nhận.
Nhưng khi về mua đất để ở th́ họ đ̣i giấy chứng minh nè, hộ khẩu nè.
Và muốn làm lại...họ bắt Tui & Mẹ phải viết giấy kê khai, tường thuật đủ
thứ...tiền th́ tốn rất nhiều...nhưng chưa được. Cuối cùng tôi phải mua
đất lấy tên Mẹ tôi & nhờ Bà làm giấy di chúc.
Với quốc tịch nước ngoài vẫn được đi đi về về VN th́ ...tại sao phải nhọc
công xin lại quốc tịch, vưà mất thời gian, vưà hao tiền, vưà tổn sức...
hở chời!
Làm Tui mất hết 15 ngày về, bỏ công ăn việc làm...không biết ngồi xe
moto...bị fỏng bô...lên sốt mê man...
Mỗi lần tôi nghe ai nhắc đến chuyện này ...là tui thở hết nổi lun!
|
|
thichnghenhac
member
REF: 461192
07/04/2009
|
Oxygen nói đúng lắm ....tốn kém mà kết quả không thấy ǵ cả? phải chăng họ nói xuông thôi.
|
|
xamoigoi
member
REF: 461316
07/05/2009
|
Ta đă được nghe nhiều lời hứa hay hơn thế từ miệng họ .
|
|
oxygen
member
REF: 461346
07/05/2009
|
Theo tui biết th́ luật nhà nước ra có hiệu lực. Nhưng bên dưới lúc nào
cũng gây khó khăn cả.
Bên này( Pháp) viên chức làm theo luật & là trách nhiệm cuả họ nên họ không gây khó khăn.
C̣n bên VN ḿnh th́ ...viên chức cứ kiếm thêm thủ tục thêm ra để hành dân. Hẹn người ta đi tới đi lui mấy lần cũng chỉ nói có bao nhiêu đó...chẳng có ǵ mới mẻ cả...mà cũng không giải quyết!
Tui có thể làm được tất cả theo luật qui định, nhưng phải có thời gian
chờ đợi, chầu chực, đủ thứ hết...! Mà tui th́ phải đi làm ...không rănh
rang để đi chầu chực hết tháng này đến tháng kia!
Có tiền mua đất cất nhà ở chớ đâu phải ...đi xin nhà để ở...mà phải
khổ cực...như dzậy ...nên tui mệt & từ bỏ hết tất cả!
Thân ái!
|
|
goldsnow142
member
REF: 464596
07/17/2009
|
Thủ tục và chi phí xin nhập quốc tịch Việt Nam?
Hỏi: Tôi có một người bạn nước ngoài, bạn tôi đă sống và làm việc tại Việt Nam được gần 10 năm, nay anh ấy muốn chính thức gia nhập quốc tịch Việt Nam, vậy xin luật sư cho biết anh ấy phải làm thủ tục ǵ và chi phí như thế nào? Xin chân thành cảm ơn. (Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Nga, Hà Nội).
Trả lời: Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam lập thành 04 bộ gồm các giấy tờ sau:
1. Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
2. Bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, kể cả của con chưa thành niên, nếu đồng thời xin nhập quốc tịch cho người đó;
3. Bản khai lư lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
4. Phiếu xác nhận lư lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú cấp; trong trường hợp đương sự không thường trú ở Việt Nam th́ nộp phiếu xác nhận lư lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;
5. Giấy chứng nhận tŕnh độ tiếng Việt, bao gồm cả hiểu biết về văn hóa, lịch sử và pháp luật của Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp;
6. Giấy xác nhận về thời gian đă thường trú liên tục ở Việt Nam do ủy ban nhân dân xă, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xă), nơi đương sự thường trú, cấp; nếu trước đây đương sự thường trú ở địa phương khác, th́ c̣n phải có giấy xác nhận về thời gian đă thường trú do ủy ban nhân dân cấp xă của địa phương đó cấp; (thời hạn 05 năm).
7. Giấy xác nhận về chỗ ở, việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc t́nh trạng tài sản tại Việt Nam do ủy ban nhân dân cấp xă, nơi đương sự thường trú, cấp;
8. Bản cam kết về việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài (nếu có) khi được nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp mặc nhiên mất quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam th́ Bản cam kết trên được thay bằng giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lănh sự của nước mà đương sự là công dân về việc pháp luật của nước đó quy định mặc nhiên mất quốc tịch trong trường hợp này.
Trong trường hợp đặc biệt, khi người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài của họ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Quốc tịch Việt Nam, th́ không phải nộp giấy tờ quy định tại điểm này, nhưng phải làm đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định; trong đơn phải nêu rơ lư do xin giữ quốc tịch nước ngoài và cam kết việc giữ quốc tịch nước ngoài không cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam; tên gọi Việt Nam phải được ghi rơ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Miễn, giảm điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Người có chồng, vợ, cha, mẹ hoặc con là công dân Việt Nam; người có Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quư do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam, Nhà nứơc Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, th́ được giảm 02 năm về điều kiện thời gian đă thường trú liên tục ở Việt Nam và được miễn các điều kiện về biết tiếng Việt và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2.Trong trường hợp cá biệt, khi việc nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài sẽ có lợi đặc biệt cho sự phát triển kinh tế, xă hội, khoa học, an ninh quốc pḥng của nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam, th́ được miễn các điều kiện về thời gian đă thường trú ở Việt Nam, biết tiếng Việt và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Thời gian: Trong thời hạn 195 ngày.
Lệ phí: 2.000.0000 đồng .
(Xin chân thành cảm ơn Luật sư Vũ Ngọc Dũng, Giám đốc Công ty Luật - Bắc Việt Luật, www.bacvietluat.vn, đă tư vấn cho chuyên mục này).
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|