Minhxotxa
member
ID 53747
07/11/2009
|
Ngày càng nhiều người Mỹ thất nghiệp
Chính phủ Mỹ vừa công bố tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 6 tăng ngoài dự đoán: lên 9,5%, cao nhất trong 26 năm qua. Tuy nhiên, con số thực tế c̣n lớn hơn nhiều.
Thất nghiệp “không chính thức”
Theo báo cáo định kỳ hằng tháng của Bộ Lao động Mỹ hôm 2.7, nền kinh tế nước này đă mất 467.000 việc làm trong tháng 6, tăng 0,1% so với tháng 5, nâng tổng số người thất nghiệp chính thức tại Mỹ lên 14,7 triệu người, tương đương 9,5%. Tuy nhiên, nếu tính cả số thất nghiệp “không chính thức”, tức những người về bản chất là thất nghiệp nhưng không được chính phủ thừa nhận, th́ tỷ lệ thất nghiệp chung ở Mỹ lên đến 16,5% - mức kỷ lục kể từ khi Bộ Lao động bắt đầu khảo sát số liệu “thất nghiệp không chính thức” năm 1994. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây mới chính là con số phản ánh đúng thực tế t́nh trạng việc làm hiện nay ở Mỹ.
Thất nghiệp “không chính thức” ở Mỹ gồm 3 nhóm: Nhóm 1, những người bị mất việc nhưng chán nản không đi t́m việc; Nhóm 2, những người thất nghiệp kéo dài quá 6 tháng (theo cách tính của Chính phủ Mỹ, người thất nghiệp sau 6 tháng sẽ được coi là đă t́m được việc, cho dù họ vẫn đang thất nghiệp); Nhóm 3, những người có việc làm tạm thời, bán thời gian, đang t́m kiếm việc làm ổn định, toàn thời gian.
Trong quá khứ, cả 3 nhóm này đều đă có lúc được xếp vào nhóm “thất nghiệp”. Nhưng những năm gần đây, Chính phủ Mỹ đưa họ vào nhóm “có việc làm nhưng không đúng nguyện vọng” (tạm dịch từ chữ “the underemployment”), hiểu theo nghĩa đây là những người có việc nhưng công việc không đáp ứng được những mong muốn về lương, thưởng, giờ làm, tŕnh độ hoặc kinh nghiệm của họ. Thực chất, cách phân loại này chỉ là một thủ thuật của chính phủ nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp trên danh nghĩa bởi nó đă loại một số lượng đáng kể những người “thật sự thất nghiệp” - như cách gọi của các chuyên gia kinh tế - ra khỏi danh sách thất nghiệp. Điển h́nh là trong tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ là 10% nếu cộng thêm số thất nghiệp “không chính thức” ở nhóm 1; 10,8% nếu thêm cả nhóm 2 và 16,5% nếu tính cả 3 nhóm, theo hăng thông tấn PBS.
Hy vọng vỡ tan
Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6, dù là 9,5% theo công bố của chính phủ hay 16,5% như cách tính của các chuyên gia kinh tế, cũng đều giáng một đ̣n mạnh vào hy vọng sớm phục hồi kinh tế của nước Mỹ. Tổng thống Barack Obama trả lời phỏng vấn hăng tin AP rằng ông “lo lắng sâu sắc” về t́nh trạng thất nghiệp ngày một xấu đi của đất nước. Bầu không khí ảm đạm lập tức bao trùm người dân Mỹ, dù mới chỉ một vài tuần trước sự lạc quan c̣n hiện hữu khắp nơi.
Không khó để lư giải hiện tượng này. Đầu tháng 6.2009, ngay sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ có 345.000 việc làm bị mất trong tháng 5, giảm rất mạnh so với tháng 4 (mất 504.000 việc làm), các quan chức chính phủ và một số nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ đă dùng số liệu đó như một trong những căn cứ quan trọng để dự báo khủng hoảng đă chạm đáy và kinh tế Mỹ sẽ phục hồi ngay trong quư 4 năm nay. Các hăng truyền thông lớn không bỏ lỡ cơ hội liên tục đưa tin theo hướng nhấn mạnh đến yếu tố khởi sắc của nền kinh tế. Dân Mỹ trong lúc bi quan đă đón nhận những thông tin này một cách hồ hởi khiến chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng vọt từ mức 40,8 điểm trong tháng 4 lên đến 54,9 điểm trong tháng 5, đồng thời số người Mỹ tin rằng việc làm hiện giờ rất khó kiếm cũng giảm mạnh từ 46,6% xuống 44,7%, theo kết quả khảo sát của Tổ chức nghiên cứu Conference Board. Đây chính là nguyên nhân khiến người Mỹ “như bị dội một gáo nước lạnh” - b́nh luận của tờ New York Times hôm 3.7 - khi nghe tin số người thất nghiệp tăng trở lại trong tháng 6, c̣n các nhà kinh tế th́ đề nghị Chính phủ Mỹ xem xét thực hiện thêm một gói kích thích kinh tế thứ hai.
Tuy nhiên, ư tưởng này nhanh chóng bị Nhà Trắng bác bỏ. Tờ New York Times cho biết, Bộ trưởng Lao động Mỹ Hilda Solis khẳng định kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 787 tỉ USD vẫn đang đi đúng hướng và chính phủ chưa dùng hết số tiền này. Tuy vậy, bà Solis cũng thừa nhận gói kích thích được chính phủ thiết kế dựa trên dự báo tỷ lệ thất nghiệp trong cả năm 2009 chỉ là 8% và hiện vẫn chưa phát huy tác dụng v́ lượng tiền giải ngân quá chậm, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Trong khi đó, cố vấn cao cấp về kinh tế của Tổng thống Obama, ông David Axelrod, lại dè dặt hơn khi cho rằng hiện c̣n quá sớm để nói về một gói kích thích kinh tế mới, nhưng nếu đến tháng 9 hoặc tháng 10 t́nh h́nh việc làm vẫn tiếp tục xấu đi th́ khả năng này sẽ được tính đến.
Lê Quang
(từ New York, Mỹ)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat