Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ý mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ý

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ý mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Thông báo >> Tháng mười chưa cười đã bão!

 Bấm vào đây để góp ý kiến

Trang nhat

 Minhxotxa
 member

 ID 56870
 11/01/2009



Tháng mười chưa cười đã bão!
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


“Tháng mười chưa cười đã tối". Nay, người miền Trung sửa lại: "Tháng mười chưa cười đã bão".

1. Ngày xưa, tin báo bão nghe thật xa vời. Thậm chí mùa hè 1989, khi bão số 2/Celci với gió mạnh tối đa 110 km/giờ san bằng Cù lao Chàm (Quảng Nam - Đà Nẵng) thành bình địa, mãi tuần sau ở Sài Gòn người ta mới biết hung tin. Năm đó TP.HCM có cuộc thi Hoa hậu Áo dài và Báo Tuổi Trẻ Chủ nhật có bài Khi thói quen giết chết những nguồn nóng hổi. Thiệt hại nhân mạng quá lớn, tôi cùng nhóm Nhân ái ở Hội Liên hiệp Thanh niên vác loa pin ra chợ Hàn mở cuộc lạc quyên, giúp ngư dân đảo. Đó là cuộc thiết tha "bầu ơi thương lấy bí cùng" đầu tiên sau 1975 ở miền Nam.

Chuyện đã lâu mà như mới đó khi tôi chứng kiến từng đoàn xe từ Nam hối hả ra Trung cứu trợ đồng bào sau bão số 9/Ketsana. Cũng vậy, hôm nay chủ nhật, nhóm ACE Thiện Văn do tôi điều hành đi Đại Lãnh (Quảng?Nam) giúp học sinh, giáo viên trường Tiểu học Ngô Quang Tám. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Cơ nói: "Từ nhỏ tới chừ mình chưa thấy lụt mô lớn như ri, lớn hơn cả trận lụt năm 1998 trên cả thước. Nước lên nhanh khủng khiếp, từ 21 giờ tối 29.9 đến 1 giờ sáng 30.9 mới dịu lần. Nhà mình cao lắm mà nước lên chỉ còn 3 tấc là ngập gác, mình suýt chết. Xóm nhà trên núi, hồi lụt năm Thìn (1964), nước không vô mà năm ni nước cũng vô hơn nửa thước...". Không chết người do nhà ở bây giờ cao ráo, vững chãi hơn xưa nhưng ai cũng bị trôi cửa nẻo, lợn gà. Trâu bò cột chỗ cao, khi nhà ngập gần tới nóc, chúng bị ngợp nước, chủ nhà ngó thấy mà không cứu được.

Nhà anh Nguyễn Ngọc Công, 38 tuổi, thôn Tân Hà, mấy chục năm chưa hề thấy nước vô nhà nhưng lụt vừa qua, nước lên trên bậc cửa sổ, cao hơn năm lụt to nhất trước đây khoảng 1,5m. Anh nói: "Tui không biết hồ A Vương chứa được bao nhiêu nước nhưng với lượng mưa và thời gian mưa như vừa qua mà nước dâng đến mức nớ và nhanh như rứa thì phải do nước xả của A Vương”.

2. Ngày nay, với ảnh vệ tinh, điện thoại 3G và các phương tiện thông tin hiện đại khác, người ta thấy bão gần như sát bên hông. Bão xưa nhẹ, bão nay mạnh, có khi mạnh hơn mấy quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima năm 1945. Sức mạnh chúng kinh thiên động địa, thừa sức triệt hạ những công trình xây dựng chịu đựng tối đa gió cấp 12. Nay, thước đo ấy vừa được nâng lên cấp 18 mà bão cũng chưa hài lòng. Có lẽ đã đến lúc người ta phải dùng thước đo cường suất bão Đại Tây Dương cho bão Thái Bình Dương. Số bão từng năm cũng là điều đáng nghĩ. Năm Thìn 1964 đi vào ký ức người dân miền Trung với trận lụt "tàu bay câu". Bên sông Hàn, tôi từng chứng kiến cảnh nóc nhà lô nhô, xác trâu bò... từ thượng nguồn trôi xuống cửa, đầy kín. Mỗi lần mưa tháng 10, tôi lại nhớ cái câu "mưa dưới biển mưa lên, mưa trên nguồn mưa xuống". Có lẽ phải thêm, "lũ thủy điện đâm ngang"... Lục lại hồ sơ lưu trữ của JMA (Nhật), biết lụt năm Thìn xảy ra vào tháng 10 sau trận bão "vừa mưa vừa gió hù hù" và đó cũng là năm giữa thế kỷ 20 đạt kỷ lục 34 cơn bão.

3. Năm 1971 ở Đà Nẵng, tôi từng đón bão Hester. Bão nổi ngày 20, tàn ngày 24.10. Cũng tháng 10! JMA chỉ lưu được vài số liệu: Hester di chuyển 2.690 km, vận tốc trung bình 28 km/giờ, tức 672 km/ngày. So với bão thời nay chả "xi-nhê" gì nhưng hồi đó sóng dâng cao mấy mét ở biển Thanh Bình (nay là Thuận Phước), cuốn trôi dãy nhà chồ thòi lòi mặt vịnh. Gió rú gào, tôn bay lã chã. Trong bóng tối, nằm bẹp dí dưới mái nhà tôn, cảm giác rùng rợn pha thích thú. Bão như một điều kiện đặc biệt giúp tôi khám phá thiên nhiên, nhưng bây giờ tôi thật sự sợ, nỗi sợ giống như khi đọc hai chữ "phòng chống" đầy hãnh tiến thay vì "phòng cứu" lụt bão gần gũi và chuẩn xác hơn.

Từ 1964 về sau, số bão hằng năm không cao hơn. Tính từ năm 2000 đến 2008, số bão xê xích từ thấp nhất 21/2003 lên cao nhất 29/2004. Năm qua 2008 chỉ có 22 bão. Năm nay còn 2 tháng nữa mới hết mùa đã có 20 bão. Theo các chuyên gia, 2009 do có El Nino nên số bão giảm còn 27 so với bình quân 30 bão/năm. Ngược lại, số bão cuồng (typhoon) và siêu bão (super storm) lại tăng lên. Chỉ riêng mấy bão gần đây, chúng đã gây bao thảm cảnh cho người dân

Philippines, Đài Loan, Việt Nam. Bão số 10/Parma phá kỷ lục về thời gian hoạt động: 15 ngày 6 giờ. Như một phiên bản hứng bão của Philippines nhưng Việt Nam có phần nhẹ hơn và được EU đánh giá: Việc sẵn sàng đối phó với thảm họa đã giúp Việt Nam giảm nhẹ được thiệt hại trước sức tàn phá ghê gớm của bão số 9/Ketsana. Đây là ví dụ tốt về việc “dùng 1 đồng phòng chống bằng 4 đồng cứu trợ”. Tuy nhiên, chỉ tính riêng 2 tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum đã có gần 100 người thiệt mạng do bão Ketsana. Thật đau lòng! Thiệt hại vật chất cao như núi.

Theo ông Ugo Blanco, người phụ trách hoạt động điều phối ứng phó với thiên tai của Liên Hiệp Quốc: Bão số 9 đổ bộ vào Việt Nam, gây ngập lụt nghiêm trọng nhất 45 năm qua, đã làm thiệt hại ước tính gần 800 triệu USD. Số tiền ấy có thể nhỏ đối với nguồn dự trữ quốc gia. Nhưng nó rất lớn, thậm chí rất rất lớn, không thể nào hình dung được đối với hàng ngàn gia đình bị thiệt hại người và của từ Quảng Ngãi tới Kon Tum, từ Quảng Nam ra Quảng Trị. Sau lụt bão, tôi từng chứng kiến cảnh một cụ già ở vùng A Đại Lộc ngồi thẫn thờ trước cửa, tiếc con heo 30 kg bị lũ cuốn trôi. Nó là sản nghiệp còm cõi của bà, là "ông bùng binh" chờ trút ông khi Tết tới. May mà, Chính phủ đã kịp thời xuất ngân quỹ cứu giúp các địa phương bị bão lũ, trong đó trẻ em trong vùng lũ lụt được trợ giúp 500.000đ. Đọc tin ấy, lòng vui nhưng tôi lại nghĩ đến những cụ già, phải chi mỗi người được Chính phủ cho một, hai trăm ngàn để ăn trầu, mua mớ rau miếng cá...

4. Lưu trữ của JMA (Nhật) về ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương, nếu tôi không nhầm, trong tháng 10 của 57 năm (từ 1951 đến 2008) có ít nhất 50 cơn bão. Trung bình cùng kỳ hằng năm chưa tới 1. Năm nay, từ ngày 9.10 đến 15.10 đã có 2 bão Nepartak và Lupit ra đời, chưa kể vùng "fair" đang có khả năng mạnh lên thành bão trên biển miền Trung và một nhiễu động nhiệt đới khác được mạng T2K ghi nhận mấy ngày qua. Bão cấp tập, bão triền miên. Bão Lupit đang rùng rùng thẳng hướng đảo Luzon với trường gió đỏ, mạnh khoảng 180 km/giờ. Nguy hiểm hơn, bão có chiều hướng đi theo vết xe đổ của bão Parma, đổ bộ Hải Nam trước khi vào vịnh Bắc Bộ. Lại một bão tháng 10!

Ký của Đặng Ngọc Khoa
ThanhnienOnline



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ý kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đã đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ý kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | Hình ảnh | Danh Sách | Tìm | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network