chengdong
member
ID 66863
03/14/2011
|
NHỚ CHỢ NỔI
NHỚ CHỢ NỔI
Nếu có dịp xuôi về miền Tây thăm những miệt vườn xanh tươi, trĩu quả, những cánh đồng lúa bao la, thưởng thức những món ăn dân dă, hay nghe những bậc tài tử nghiệp dư cất lên những bản nhạc du dương, th́ cũng đừng quên ghé thăm chợ nổi. Bởi chợ nổi là cái noi, là tính cách và tấm ḷng của người dân miền sông nước. Dọc theo ḍng chảy của những con sông Nam Bộ ta luôn bắt gặp h́nh ảnh của chợ nổi, dù lớn hay nhỏ nhưng đó cũng là cái khiến ai cũng phải nhớ về miền Tây. Ngay trong cái tên “Chợ Nổi” cũng chứa đựng cả một điều bí ẩn, cái bí ẩn đó xuất phát từ đâu? hay đó chỉ là cái tên để làm mọi người chú ư….
Chợ nổi – một h́nh thức chợ họp trên sông của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ thường họp cả ngày nhưng đông nhất là từ lúc 4h – 5h đến 7h – 8h sáng, địa điểm họp chợ là nơi giao nhau của các nhánh sông. Từ khắp nơi, những chiếc thuyền, chiếc xuồng, chiếc ghe, chiếc tắc ráng…. tụ họp về mang theo những sản vật đặc trưng của nhiều vùng miền để trao đổi, buôn bán. Từ những cuộc họp chợ đó mà nhiều địa danh như Vĩnh Kim (Tiền Giang), Cái Răng - Phong Điền (Cần Thơ), Ngă Bảy (Hậu Giang), Ngă Năm (Sóc Trăng)….đă trở nên nổi tiếng và được dùng làm ca từ cho các bài hát. “Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền, anh có thương em th́ cho bạc cho tiền, đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.”
Bước đến chợ nổi chúng ta sẽ cảm thấy ngạc nhiên với hàng trăm chiếc ghe, xuồng, với đủ kích cỡ. Từ những chiếc xuồng tam bản bé xíu chỉ vừa cho một hoặc hai người ngồi, cho đến những chiếc ghe mười lăm, hai mươi tấn đang bồng bềnh trên sóng nước để trao đổi buôn bán, tiếng người rao bán chen lẩn với tiếng máy nổ, làm dấy động cả một gốc trời.
Chợ nổi bán tất cả mọi thứ mà các chợ trên bờ có bán: trái cây, quần áo, gạo, sữa chữa máy móc, rèn dao,…cho đến những hàng ăn, quán nước. Chiếm đa số vẫn là các loại trái cây và rau củ, mùa nào thức đó, những loại trái cây thơm ngon được các chủ vườn chở đi trong đêm vẫn c̣n giữ được màu tươi xanh và thơm ngon đang bày bán tấp nập trên sông nước. Cách bán ở đây rất thú vị, người ta không lựa mà bán theo mớ, bán theo chục và thường là hốt ngang.
Nhưng cái đặc trưng nhất của chợ nổi không phải là cách bán mà là cây bẹo. Cây bẹo là cây để treo những sản phẩm mà thuyền đó có bán: Cây bẹo treo quả dưa hấu th́ sẽ bán dưa hấu, cây bẹo treo bắp cải th́ sẽ bán bắp cải,…mỗi thuyền một cây nhưng bạn sẽ thấy choáng ngọp v́ những cây bẹo dựng lên san sát của các chủ thuyền với đủ loại rau quả. Xung quanh cây bẹo cũng có một điều thú vị mà những bạn thương hồ (Thương Hồ là những người chuyên sống trên ghe - thuyền. Nay đây, mai đó, lênh đênh trên sông nước. Họ chủ yếu tập trung ở các chợ và thường buôn bán để kiếm sống) hay đùa với những người mua hàng rằng: “Bẹo mà không bán, bán mà không treo”. Bạn đừng ngạc nhiên khi hỏi những chiếc thuyền treo đầy quần áo mà họ không bán quần áo, v́ thật đơn giản là họ đang phơi quần áo ướt để hôm sau có quần áo khô mặc. Hay những chiếc thuyền bán lu, bán kiệu đựng nước uống, họ không treo v́ không có cây bẹo nào đủ sức để treo cái lu, cái kiệu 40 – 50 kg.
Chợ không chỉ là nơi trao đổi buôn bán, nó c̣n thể hiện nét tính cách, lối sống đậm t́nh, chan ḥa của người dân vùng sông nước. Cái chợ luôn gắn liền với đời sống của những bạn thương hồ và cũng từ đây nhiều cặp trai gái đă gặp gỡ, rồi nên duyên nên nợ. Cứ thế họ lại tiếp tục lên đênh theo con nước lớn ṛng để buôn bán khắp nơi, họ hợp lại với nhau để thành nhóm, hội thương hồ để giúp đỡ nhau buôn bán.
Bao lớp người, bao gia đ́nh, bao thế hệ đă gắn liền với chợ nổi. Những chiếc ghe, những chiếc xuồng, tiếng máy nổ của những đoàn thuyền chở hàng ra chợ bán, luôn da diết trong trí nhớ của những người xa quê. Chợ nổi là cái ǵ đó gần gũi, thân quen, đối với mỗi người dân vùng sông nước. Cái b́nh dị, mộc mạc đó đă tăng thêm sức cuốn hút cho mỗi ai khi đến thăm chợ nổi.
Những năm gần đây, khi kinh tế ngày càng phát triển, chợ nổi không c̣n được ưa chuộng như trước đây. Những con đường trải nhựa, những cây cầu đă làm mất đi vị thế của chợ nổi. Chính v́ vậy, nhiều chợ nổi đă dần biến mất (chợ nổi Phụng Hiệp vào đầu năm 2004 chính quyền đă dời chợ nổi Ngă Băy lên bờ do chợ làm hạn chế ḍng chảy), nhiều chợ khác: Cái Răng, Phong Điền, Ngă Năm… cũng đang hoạt động cầm chừng để phục vụ khách du lịch. Thời gian hoạt động của chợ cũng trưa hơn, cách mua bán cũng khác trước, số lượng người mua bán cũng giảm đi đáng kể….Có lẽ trong thời gian không xa chợ nổi sẽ mất đi những ǵ mộc mạc nhất và có lẽ không c̣n nhiều thời gian cho chợ nổi miền Tây.
Quy luật của sự phát triển là sự đào thải những yếu tố cũ, yếu tố lạc hậu. Tuy nhiên chợ nổi không cũ, không lạc hậu mà nó là linh hồn, là nét văn hóa đậm t́nh của người dân miền sông nước. Đó là cái quư báo mà chúng ta cần phải giữ ǵn và phát huy để trên bước đường hội nhập ta c̣n có ǵ đó nhớ về. Và mỗi khi nhắc đến chợ người ta không quen nói đến chợ nổi miền Tây.
danhsanh
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat