Chi tiết cuốn phim đặc vụ Tô Lâm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Mời Cả Nhà cùng đọc bài mới ở phần góp ý, cám ơn
-
Cảnh sát Đức cảnh cáo người Việt dự phiên toà bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể bị ám sát
Trong khi truyền thông trong nước đã không còn đưa tin về vụ án liên quan đến Trịnh Xuân Thanh. Nhưng báo chí ở nước ngoài hiện vẫn đang đưa tin rầm rộ về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc. Cảnh sát Đức vừa qua cảnh báo một số người Việt dự phiên tòa bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang đối mặt với nguy hiểm tính mạng.
Đánh dấu một năm xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, nhật báo TAZ của Đức cuối tuần này đăng một bài báo dài hai trang khổ lớn mang tựa đề “Lời chào mừng từ Hà Nội”, kể lại mọi diễn biến vụ bắt cóc cho đến phiên tòa xét xử bị cáo mật vụ CSVN Nguyễn Hải Long.
Tờ báo tiết lộ rằng, cảnh sát Berlin đang lo ngại về tình trạng một số người Việt Nam, trong đó có các nhà báo đang tham dự và tường thuật phiên tòa xử vụ bắt cóc, có thể là mục tiêu ám sát của những kẻ trung thành với tòa đại sứ và chế độ CSVN. Tờ TAZ tiết lộ, nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút tờ ThờiBáo.de, gần đây được cảnh sát Berlin thông báo rằng có những lời dọa giết nhắm vào ông. Theo tin mật báo của cảnh sát, một kế hoạch ám sát đã được đề ra nhắm vào ông Khoa, bao gồm những biện pháp như đầu độc, đụng xe, cho xe cán chết, v.v.
Cuối tháng 6 vừa qua, cảnh sát Berlin đã mời ông Khoa tới gặp để cảnh cáo ông về vấn đề an ninh. Họ cho biết đang theo dõi để bảo vệ ông và khuyên ông không nên đi du lịch ở nước ngoài. Theo tờ TAZ, đang có hiện tượng người của tòa đại sứ CSVN và thông tấn xã Việt Nam đến dự phiên tòa xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh để theo dõi ai trung thành với chế độ, và ai là “phản động”.
Theo cảnh sát Berlin, một nhà báo khác là ông Bùi Thanh Hiếu, tức Blogger Người Buôn Gió, cũng đứng trước mối đe dọa ám sát nghiêm trọng. Ông Hiếu nay luôn mang theo bên mình một lá thư của cảnh sát Berlin, với những chỉ dẫn cho người đi đường trong trường hợp bắt gặp ông lâm nạn.
Tờ TAZ cũng ghi nhận hiện tượng ngày càng nhiều người và hội đoàn Việt kiều tại Đức trước kia hợp tác với tòa đại sứ CSVN nhưng nay bắt đầu xa lánh. Một người từ chối làm hướng dẫn viên, vì sợ dính líu tới những “mưu đồ đáng ngờ”.
Chào người đẹp Bích La Thôn,
Vô đây đọc nhưng chẳng có gì góp ý hết
Nhưng lại một bài viết lật đề của đề tài
Xin người đẹp thông củm nha
Vì quả hay, mà lại có ý nghĩa nữa
Mời đọc một bài thơ quả hay và thấm thía,
cho ai còn là người chính gốc cội nguồn Việt Nam, chớ hông phải là người Vịt Lem bây giờ
Trung ơi! Cho thiếp hỏi chàng:
Thiếp đâu có đẹp dịu dàng như Nga
Cũng không giàu giống Qatar…
Tại sao chàng vẫn cứ sà vào yêu?
Việt ơi! Nàng chớ hỏi nhiều
Tuy em không đẹp yêu kiều, mộng mơ
Nhưng ta yêu nét ngây thơ
Ngây thơ đến mức ngu ngơ của nàng!
Bao phen ta lỡ sỗ sàng
Thế nhưng em vẫn nhẹ nhàng bỏ qua
Còn dâng ta cả song Sa
Mặc cho con cái lu loa khóc gào!
Thân em ta cũng sờ vào
Đầu, chân, ngực, rốn… chỗ nào cũng ngon
Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn…
Nàng đều bịt miệng các con dâng mình!
Trung ơi! Chàng quả có tình
Để em chờ đợi tình hình bớt căng
Em cho chàng 99 năm
Chàng tha hồ đến ăn nằm với em!
Thích gì chàng cứ dựng lên
Các con khóc mãi cũng quen thôi mà
Mai sau thống nhất một nhà
Con chàng – con thiếp đều là họ Trung!
Cảm ơn nàng nhé Việt cưng
Anh thề suốt kiếp chẳng ngừng yêu em !
Mong trời xe chỉ, kết duyên
Vợ chồng Trung – Việt đổi tên thành Tàu!
Hông biết tác giá là ai gặp sự cổ(ăn cắp) thấy trên mạng chôm đưa về đây cho bà con đọc chơi
hatlinh
member
REF: 720494
08/11/2018
Hello TeTua !
Khỏe hong TTua, lâu quá không thấy bóng nàng đâu ?
Dạo này tui cũng vậy, hay bay lung tung nên dáng và bóng hơi bị mờ, hihihic
Cám ơn bài thơ rất hay
Chúc TeTua và tụi nhỏ luôn vui nhe
hatlinh
member
REF: 720496
08/11/2018
Trịnh Xuân Thanh có thể sẽ trở lại Đức sớm và cuộc khủng hoảng chính trị tại Slovakia
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Với những dữ kiện thông tin đến từ các trang báo uy tín của Đức và Slovakia, sự việc Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ đạo và có mặt tại chỗ trong cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã không còn là mối nghi ngờ gì nữa. Đối diện với những thảm họa bang giao Việt-Đức và nhu cầu thông qua Hiệp ước Thương mại Tự do EVFTA, Hà Nội không còn chọn lựa nào khác là phải trao trả Trịnh Xuân Thanh trở về Đức theo yêu cầu của Bá Linh. Nhiều thoả thuận đã được đồng ý bởi 2 phía từ cuối năm 2017 theo lời công bố của Tham tán công sứ ĐSQ CSVN tại Đức là Nguyễn Hữu Tráng, cũng như theo dự đoán của bà Petra Schlagenhauf - luật sư của Trịnh Xuân Thanh.
Điểm mấu chốt của việc thương thảo giữa Hà Nội và Bá Linh là Hiệp định Thương mại Tự do VN-EU (EVFTA). Xác suất cao là Cộng đồng chung Âu châu, trong đó Đức là quốc gia dẫn đầu, sẽ không thông qua EVFTA nếu Hà Nội không giải quyết vấn đề Trịnh Xuân Thanh theo đòi hỏi của chính phủ Đức. Dĩ nhiên bên cạnh yêu cầu này còn có những yêu sách khác của EU đặt ra đối với Hà Nội như thực thi Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, vấn đề môi trường và giám sát việc thực thi EVFTA.
Một trong những yêu cầu của Bá Linh đã được đáp ứng bởi Hà Nội là trả tự do cho Ls Nguyễn Văn Đài sang Đức vào tháng 6/2018.
Robert Kaliňák
Trong khi đó tại Slovakia, vụ cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Robert Kaliňák bị nghi ngờ có liên quan với Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị.
Thủ tướng Peter Pellegrini
Thủ tướng Slovakia, ông Peter Pellegrini tuyên bố chính phủ của ông sẽ điều tra đến tận gốc mọi sự liên quan, dính líu của quan chức Slovakia trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Denisa Sakova
Bà Denisa Sakova, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đương nhiệm đã gặp ông Joachim Bleicker - Đại sứ Đức tại Slovakia để cam kết Bộ Nội vụ Slovakia sẽ hợp tác với Đức trong việc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bên cạnh đó, bà Sakova đã ra lệnh đình chỉ công tác đối với 14 nhân viên cảnh sát Slovak hộ tống phái đoàn Tô Lâm vào ngày 26/06/2017 để những cảnh sát này có thể dễ dàng làm nhân chứng cho cuộc điều tra.
Tổng thống Andrej Kiska
Tuy nhiên, ông Andrej Kiska -Tổng thống Slovakia không tin là bà Sakova sẽ tiến hành một cuộc điều tra khách quan vì bà này được xem là cánh tay phải của cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák - người đã gặp Tô Lâm tại khách sạn Bôrik trước khi Trịnh Xuân Thanh được chuyển sang đoàn xe ra phi trường Milan Rastislav, bay sang Moscow và về Hà Nội làm người đầu thú theo phiên bản của Nguyễn Phú Trọng.
Tổng thống Andrej Kiska đã lên tiếng yêu cầu bãi nhiệm bà Denisa Sakova. Thủ tướng Pellegrini cũng tuyên bố là sẽ chỉ thị xúc tiến điều tra cả hai bộ trưởng tiền nhiệm lẫn đương nhiệm Kaliňák và Sakova.
Bộ trưởng CA Tô Lâm
Với khủng hoảng chính trị ở tầm mức lớn xảy ra tại Slovakia, cuộc điều tra buộc sẽ thực hiện đến nơi đến chốn với sự theo dõi của truyền thông và quan tâm của đại chúng. Nó sẽ phơi bày những quan hệ giữa Bộ trưởng công an Tô Lâm với Bộ Nội vụ Slovakia; những đổi chác, hối lộ giữa Hà Nội với cựu thủ tướng Robert Fico; vai trò của Lê Hồng Quang - cố vấn ngoại thương của ông Fico và là người được Fico bổ nhiệm làm Đại biện lâm thời Sứ quán Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thành công.
TBT Nguyễn Phú Trọng
Mọi việc sẽ không thể dừng lại ở mức thoả thuận giữa Hà Nội và Bá Linh vào cuối năm ngoái. A can of worms / một hũ giòi đã bị khui ra và Ba Đình sẽ không còn có thể có những thương lượng ngầm với các chính khách Đức khi mà mọi sự đã bị phơi bày trước công chúng Đức lẫn Âu châu.
Chi tiết cuốn phim đặc vụ Tô Lâm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Danlambao
Berlin, Đức - Chủ nhật 23/07/2017:
2 người từ một chiếc xe Van mang biển số nước Séc lôi bắt Trịnh Xuân Thanh khi Thanh đang đi bộ trên đường phố Bá Linh. Trịnh Xuân Thanh bị chở về đại sứ quán CSVN tại Bá Linh, sau đó chở đến thành phố Brno của Séc trước khi đến thủ đô Bratislava của Slovakia.
Bratislava, Slovakia - Thứ Ba 25/07/2017:
Vào lúc 3:30 chiều, Văn phòng Bảo vệ Yếu nhân và Công cán Ngoại Giao của Slovakia nhận lệnh sẵn sàng cho chuyến viếng thăm bất ngờ của một phái đoàn Việt Nam. Một số cận vệ rất ngạc nhiên thì các chuyến thăm tương tự thường được lên kế hoạch vài tuần trước đó.
Phi trường Bratislava, Slovakia - Thứ Tư 26/07/2017:
Vào 1:07 trưa, một máy bay của chính phủ Slovakia trên đó có phái đoàn CSVN - dẫn đầu là Bộ trưởng Công an Tô Lâm, từ Praha đáp xuống Bratislava. Đây là lần đầu tiên Slovakia cung cấp cho phái đoàn CSVN một chiếc máy bay của chính phủ Slovak. Nhân viên cảnh sát cho đây là một việc đáng ngờ vì thường máy bay chính phủ không không được cho các quốc gia nước ngoài mượn. Điều này đã được xác nhận bởi những câu trả lời do bộ nội vụ cung cấp - việc cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Robert Kaliňák của Slovaka cho phái đoàn Tô Lâm mượn máy bay là để "đáp ứng một tình huống bất thường".
Tháp tùng theo phái đoàn Tô Lâm là đại diện của Bộ Nội vụ - ông Radovan Čulák - người được xem sẽ là nhân chứng quan trọng trong vụ Tô Lâm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Vào 1:20 trưa, đoàn xe gồm 2 limousine và 5 mô tô cảnh sát rời phi trường Bratislava. Viên cảnh sát chỉ huy cuộc hộ tống là Ján H. Người lái chiếc limousine chở Tô Lâm là viên cảnh sát Igor M. Một limosine khác chở các thành viên khác của phái đoàn do cảnh sát viên Lukáš H. Martin K. lái. Theo cảnh sát, yêu cầu của Bộ Nội vụ cần có đến 5 mô tô hộ tống cũng là điều bất thường.
Hotel Bôrik, Thủ đô Bratislava, Slovakia - Thứ Tư 26/07/2017:
Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák đang chờ ở phía trước khách sạn Bôrik là một khách sạn của chính phủ dành cho các viên chức ngoại giao nước ngoài. Ông Kaliňák liên tục trên điện thoại, có lúc căng thẳng, đôi khi to tiếng trên phôn và có nói đến 2 chữ hộ chiếu.
Cùng lúc, ba chiếc xe Van được thuê mướn từ thủ đô Prague của Cộng hoà Séc và một chiếc Lexus SUV đã đang đậu tại bãi đậu xe của khách sạn. Trong một chiếc xe Van là Trịnh Xuân Thanh mang nhiều thương tích vì bị đánh và thất thần vì bị tiêm thuốc. Lúc đó, cảnh sát Slovak không biết có sự hiện diện của Trịnh Xuân Thanh. Sau này, nhờ điều tra lại các định vị GPS gắn trên xe van, cảnh sát Berlin xác nhận ba chiếc xe thuê đã hiện diện tại khuôn viên khách sạn Bôrik.
1:35 trưa, phái đoàn Tô Lâm và đoàn xe hộ tống về đến khách sạn Bôrik.
Cuộc họp giữa Bộ trưởng côn an CSVN Tô Lâm và Bộ trưởng Nội Vụ Robert Kaliňák diễn ra ngay sau đó.
Trong khi 2 bộ trưởng họp, phái đoàn CSVN bất ngờ yêu cầu viên cảnh sát chỉ huy cuộc hộ tống Ján H. cộng thêm một chiếc xe van mang biển số nước Séc vào danh sách đoàn xe cần được hộ tống (bên cạnh 2 chiếc limousine). Ján H. không biết đó là chiếc van có chứa Trịnh Xuân Thanh.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc và những tiêu chuẩn dành cho các loại xe dành cho khách ngoại giao, cộng thêm 1 xe van là một yêu cầu bất thường và không đúng thông lệ. Sau khi tham khảo với cấp chỉ huy, ông Ján H. không cho phép phái đoàn Tô Lâm dùng chiếc xe van mướn mà thay vào đó là một xe van cảnh sát.
Người tài xế của chiếc xe Van cảnh sát này là ông Michal C. Đại diện của Bộ Nội vụ, ông Radovan Čulák đã ra lệnh cho Michal C. đưa Trịnh Xuân Thanh từ xe Van biển hiệu Séc sang xe Van cảnh sát Slovak. Ông Radovan Čulák nói rằng đây (Trịnh Xuân Thanh) là một người Việt Nam bị say rượu, té xuống cầu thang và phải tìm cách cho khuất mắt Bộ trưởng Tô Lâm để ông bộ trưởng nước ngoài không bị lúng túng, khó xử. Ông cũng nói rằng Bộ trưởng Robert Kaliňák biết chuyện này và nó liên quan đến lợi ích quốc gia.
Viên cảnh sát Michal C. là người Slovak đầu tiên nhìn thấy Trịnh Xuân Thanh khi Trịnh Xuân Thanh đổi xe.
Phi trường Milan Rastislav, Thủ đô Bratislava, Slovakia - Thứ Tư 26/07/2017:
Đoàn xe hộ tống và phái đoàn Tô Lâm đến sân bay Milan Rastislav Štefánik vào đúng 2:29 chiều. Trước sự chứng kiến của viên chỉ huy an ninh phi trường - ông Ľuboš F. Marián M., cả đoàn xe chạy thẳng đến phi cơ và không qua bất kỳ thủ tục kiểm tra nào của cảnh sát sân bay.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm là người bước vào máy bay đầu tiên, tiếp theo là 11 cán bộ công an, mật vụ, tình báo CSVN: Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; Trung tướng Lê Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Phạm Văn Hiếu, Lưu Trung Việt, Vũ Quang Dũng, Vũ Hồng Minh, Phạm Minh Tiến, Đào Công Duy, Vũ Trung Kiên, Đặng Tuấn Anh, Nguyễn Thế Đôn.
Người sau cùng được mật vụ CSVN kẹp nách lôi lên máy bay là Trịnh Xuân Thanh.
2:50, chiếc máy bay của Bộ Nội vụ Slovakia với người bắt cóc và kẻ bắt cóc - Tô Lâm và Trịnh Xuân Thanh cất cánh, trực chỉ Moscow.
Những kẻ đâm thuê chém mướn là những kẻ chém giết người chẳng ân oán gì chúng. Đó là nghề, nên ai thuê thì chúng làm. Mà ra tay với kẻ không thù không oán thì phải làm gì? Phải chụp mũ để có cớ ra tay. Nghề này có thể nói là loại mạt hạng trong xã hội, vì bị con người có lương tri kinh tởm. Đó là phường lưu manh.
Tại Hoa Kỳ, FBI hay Cục Cảnh Sát Hoa Kỳ (USMS) đều nằm trong Bộ Tư Pháp. Nó là công cụ thực thi luật pháp của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Nó thực sự hiện chức năng bắt giữ và điều trả tội phạm theo luật pháp quy định. Tuyệt nhiên không thể có chuyện ngang nhiên lên truyền thông chụp mũ nhân dân. Vu cáo là 1 trong các tội trong luật pháp quy định. Nên chính quyền không thể là một tội phạm được. Vì sao? Vì khởi tố và buộc tội ở Hoa Kỳ thuộc cơ qua độc lập với FBI và USMS. Nếu phạm không bao giờ thoát lưới pháp luật.
Quay lại vấn đề của Bộ Công An Việt Nam. Chính nó không thuộc Bộ Tư Pháp như ở Hoa Kỳ. Về danh nghĩa nó là công cụ để thực thi pháp luật. Nhưng kỳ thực, nó bảo vệ ĐCS là chính. Cho nên nó thực hiện thủ đoạn ngoài luật pháp là chủ yếu chứ không theo luật như xứ tự do. Khi công an phạm tội ác với dân, tòa án cũng đồng loã vì chúng là một. Cùng là của ĐCS, là phe ta cả.
Thực chất, ngành Công An là ổ tội phạm, mà nguy hiểm nhất nó dùng quyền lực nhà nước để gây tội ác. Bảo kê cho các tụ điểm cờ bạc hút chích hay buôn lậu cũng công an. Dùng những giang hồ đâm thuê chém mướn để hành hung người mà Đảng không ưa nhưng không thể khởi tố vì họ không phạm pháp. Công an có quyền giết người trong đồn mà không hề bị pháp luật trừng trị. Còn nói đến tham nhũng, thì đó là đặc quyền đặc lợi để làm giàu. Nét đặc trưng của CS chứ không riêng ngành công an.
Thủ đoạn là những hành động dơ bẩn của ĐCS nhằm thực hiện cho bằng được những cuộc trả thù hoặc đe dọa nhân dân. ĐCS từ ngày mới nắm quyền cho đến giờ nó trụ trên thủ đoạn chứ không trụ trên luật pháp. Đó nét đặc trưng của nhà nước lưu manh này mà người dân khó nhìn ra vì bị tuyên truyền che mắt, hoặc bị nhồi sọ trở thành u mê.
Biểu tình là quyền hiến định. Nhưng ngày 13/08/18, ông bộ trưởng Tô Lâm phát biểu trước Quốc hội CS, rằng dân nhận tiền đi biểu tình từ thế lực thù địch gì đó mà chẳng ai rõ mặt mũi. Rồi vu khống dân biểu tình là thành phần nghiện ngập, tội phạm vv..mà không có cơ sở nào cả. Vì bảo vệ đảng, chuyên dùng thủ đoạn hại dân nên một bộ trưởng bộ công an đã ngang nhiên phạm tội vu cáo nhân dân mà không ngại ngùng gì. Vì chuyên chà đạp pháp luật nên tên Bộ trưởng này không hề ý thức được câu nói của hắn có phạm tội hay không. Chụp mũ rồi xử, đó là cái lý của phường đâm thuê chém mướn. Tương tự vậy, Tô Lâm đã làm việc đó với nhân dân. Vỏ bộ trưởng, ruột lưu manh đấy là bản chất của thằng bộ trưởng này.
Tô Lâm, một thằng lưu manh dùng quyền lực nhà nước để ngang nhiên phạm tội trước mặt dân. Đó là giá trị chính xác mô tả ban chất một Bộ trưởng Cộng An CS. Phường lưu manh được chắp cánh bằng quyền lực nhà nước nên người dân chính trực đang cực kì khó sống với một lực lượng như thế này. Việt Nam, một nơi vô pháp!