leban08
member
ID 37031
02/17/2008
|
CHỬI CHA KHÔNG BẰNG PHA TIẾNG
Thật lạ nhiều người bây giờ
Lấy ngôn ngữ của ông cha đem đùa
Cố t́nh xuyên tạc âm từ
Viết sai , đọc chệch cứ như dở người
Để rồi thoải mái vui cười
Mà quên lời dạy từ hồi xa xưa :
Kể cả chửi mẹ chửi cha
Cũng không bằng kẻ chuyên pha ...ngôn từ *
Ư từ câu : Chửi cha không bằng pha tiếng .
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
caocon
member
REF: 303034
02/18/2008
|
CHÀO BẠN!!!!!!!!!
thật ḷng tôi cũng nghĩ pha giọng là không tôt.
v́ thế hôm nay tôi viết hết sức nghiêm túc.
(thật ra b́nh thường cũng có xiên xẹo một chút)
nhưng tôi nghĩ không phải tất cả các trường hợp đều đáng lên án
các cụ cũng nói: "nhập gia tuỳ tục" mà. phải tuỳ trường hợp,
tuỳ hoàn cảnh thôi. Bạn là người HN bạn muốn có một bát phở
ăn sáng trong TP HCM, bạn sẽ gọi thế nào?
cho tôi một bát phở ....hay ....cho tôi một tô phở
Lại c̣n người ngoại quốc nói tiếng việt nữa, họ có muốn
nói vậy đâu, họ có muốn giọng nói của ḿnh bị pha trộn
nhiều thứ tiếng đâu....nhưng chắc chắn là không dễ nói chuẩn đc
cũng như người việt học nói tiếng anh hoặc bất kỳ ngoại ngữ nào.
theo tôi nghĩ: câu nói này( đây là câu thành ngữ) dùng thích hợp nhất
để ám chỉ trược tiếp một người nào đó đang cố t́nh pha tiếng để diễu cợt
một người cụ thể.
thật t́nh tôi biết ư nghĩa của câu thành ngữ này chắc chắn rất sâu xa
nhưng tôi chỉ có thể hiểu nông cạn đến thế. mong được
chỉ giáo thêm để rút kinh nghiêm, v́ thật t́nh, tôi không pha giọng
nhưng trên diễn đàn này tôi có "PHA TỪ".
tôi cũng có copy được một bài báo xin post vào đây để mọi người cùng
tham khảo:
Nhân dân ta có câu “Chửi cha không bằng pha tiếng” để nói đến việc phê phán một số người không biết giữ ǵn bản sắc văn hóa về ngôn ngữ địa phương ḿnh và cách sử dụng giọng nói - một yếu tố quan trọng trong việc truyền đạt ư nghĩ của con người trong giao tiếp.
Nếu xem xét ở mặt tích cực, pha tiếng (giọng) có nghĩa là thay đổi giọng điệu âm thanh khi nói cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thay đổi. Cụ thể là khi tiếp xúc với những người ở địa phương khác, thay đổi giọng điệu phát âm tạo sự thuận tiện trong quan hệ giao tiếp.
Chẳng hạn, như trường hợp cô bạn gái của tôi là người gốc Hà Nội hẳn hoi, nhưng khi đến công tác ở Quảng B́nh cô đă nhanh chóng thay đổi giọng nói miền Trung để gần gũi với bà con, nhờ vậy đă tạo được mối quan hệ thân t́nh và kết quả là công việc cô được hoàn thành tốt hơn cả sự mong đợi.
Ở mặt này, thực hiện tốt khả năng pha giọng giúp cho chúng ta nhanh chóng thích ứng với môi trường sống mới, nhanh chóng ḥa nhịp với mọi người xung quanh.
Ở một vùng quê nào đó nếu ḿnh nói được giọng của địa phương đó sẽ rất thuận lợi cho quá tŕnh mua bán, trao đổi. Các diễn viên nói chung, diễn viên hài nói riêng nhờ cái tài pha giọng mà phần nào thu hút được sự quan tâm của khán giả.
Tuy nhiên, thói pha giọng mà tôi muốn đề cập đến là đối với những người chỉ sau một thời gian xa quê không lâu, đă cho rằng giọng nói của ḿnh quê mùa và “cuộc cách mạng đầu tiên” để trở thành người sành điệu, hiện đại là phải đổi giọng hoặc pha một chút giọng thành phố để ra oai…
Đáng nói hơn, không phải ai cũng có khả năng pha giọng, dẫn đến một hiện tượng khá lố bịch là đang nói giọng miền Nam, sau một hồi say sưa kể chuyện, tán gẫu chuyển sang giọng miền Trung lúc nào không hay!
Có trường hợp, một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết, nghe người khác nói bắt chước theo, pha giọng tiếng Việt lẫn tiếng Anh, lại c̣n “ngọng líu ngọng lô” không ai có thể nghe được.
Thay v́ phải trả lời “không phải tôi”, có anh lại nói “lâu, ai em lót” (No, I’m not) - thật đáng nực cười và cũng đáng buồn thay trong cuộc sống hằng ngày không phải là một sân khấu, những ai đă từng pha giọng hăy đừng biến ḿnh thành tṛ hề của thiên hạ.
Biết giữ ǵn bản sắc văn hóa về ngôn ngữ địa phương ḿnh - đó là một cách để bạn thể hiện ḿnh tốt nhất.
Phương Lan
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
|
|
leban08
member
REF: 303279
02/18/2008
|
Chào bạn caocon .
Trước hết xin cám ơn bạn đă ghé thăm và có bài viết .
Đối với dân tộc nào cũng vậy , trong di sản vô giá của cha ông để lại có ngôn ngữ .Thử giả dụ người Việt không có tiếng nói và chữ viết riêng và phải đi mượn của người khác th́ mọi người nghĩ sao ?
Trách nhiệm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là nghĩa vụ và trách nhiệm chung của mọi người , của các thế hệ chứ không phải của một cơ quan nào .
Thật buồn khi trong cuộc sống hàng ngày thấy có khá nhiều người đùa giỡn với ngôn ngữ của dân tộc ḿnh .Vào Diễn đàn NCD đọc một số bài viết không hiểu họ dùng ngôn ngữ của nước nào ? Tôi không đưa dẫn chứng v́ nhiều quá .Nếu đó là trẻ em sống ở hải ngoại th́ có thể thông cảm .Đằng này họ là người Việt trong nước và không phải họ không biết .
Bạn caocon ơi ! Không phải là sự bắt chước giọng nói của vùng nào mới gọi là pha tiếng .Mà bất cừ hành động nào nói , viết ngôn ngữ Việt đă bị làm sai lệch th́ đều gọi là "pha" tiếng cả .Mà "CHỬI CHA KHÔNG BẰNG PHA TIẾNG " .
Chúc bạn mọi điều tốt lành .
|
|
seriouskiller
member
REF: 303290
02/18/2008
|
Dĩ nhiên câu tục ngữ có lư do của nó, chửi cha không bằng pha tiếng nếu bạn cố ư pha tiếng với người không quen, c̣n bạn bè thân mật th́ đùa nhau là không sao v́ hiểu là chỉ chọc vui thôi.
Nhưng ở diễn đàn này ngoài người quen của bạn th́ c̣n có những người lạ tham gia vào topic của bạn nữa do đó cẩn trọng lời ăn tiếng nói cũng không thừa.
Đây là lời nhắc nhở theo tôi là không vô ích bởi ở diễn đàn này nhiều người cố ư pha tiếng với cả các thành viên lớn tuổi
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|