vuongthanh68
member
ID 68941
08/08/2011
|
Xin các bạn cho ư kiến
Xin chào các bạn thân mến,
vuongthanh68 có 1 điều thắc mắc xin các bạn góp ư dùm cho:
Từ nhỏ đến bây giờ mỗi khi VT đi chùa có 1 thắc mắc là ở 2 bên cửa chùa hoặc cổng chùa hay có những câu đối và câu liễng nhưng toàn là viết bằng tiếng Hoa, đó là 1 điều lạ ở VN.
Đúng ra là chùa của người Việt th́ phải xử dụng tiếng Việt chứ tại sao phải xài tiếng Hoa, ví dụ như là di tích lịch sử từ lâu đời th́ c̣n chấp nhận được. Đàng này những chùa mới xây dựng ở thời gian sau này cũng đều như vậy?
Theo ư kiến các bạn th́ chúng ta có nên đề nghị các chùa sửa đổi và dùng tiếng Việt hay không vậy các bạn?
Và có ai biết lư do tại sao chúng ta phải viết bằng chữ Hoa dù là không có bao nhiều người đi chùa đọc mà hiểu.
Cám ơn các bạn rất nhiều.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
vuongthanh68
member
REF: 608540
08/08/2011
|
Xin các bạn cho ư kiến
|
|
ototot
member
REF: 608548
08/08/2011
|
Theo tôi, h́nh như các chữ viết mà VT bảo là chữ Hoa, chữ Hán, thực ra là ... chữ Nho, một biến thể cuả chữ Hán, do người Việt làm ra cho người Việt dùng, có mục đích sâu xa là để văn hoá Việt Nam ḿnh không lệ thuộc vào bọn Tầu, chúng đô hộ nước ta cả ngàn năm, mà không sao đồng hoá được ḍng giống ta!
Thực t́nh mà nói th́ chữ Nhật, chữ Hàn..., cũng là những biến thể cuả chữ Hán, mà người Nhật, người Hàn bây giờ vẫn cứ dùng, đâu có sao!
Như đă nói, chữ Nho là biến thể cuả chữ Hán, nên trông nó giống chữ Hán thôi. V́ vậy, người Hoa đọc chữ Nho cũng chỉ hiểu lơm bơm, cũng như người Việt biết chữ Nho mà đọc chữ Hán, cũng chỉ hiểu đại khái thôi!
Trở lại các chuà Việt Nam, cả mới lẫn cũ mà có viết chữ Nho, là v́ muốn nói lên tính truyền thống lâu đời cuả Đạo Phật ở nước ta thôi.
Ototot chẳng được học chữ Nho, nên chỉ biết sơ sơ vậy thôi. Thế hệ sinh ra Ototot sống vào thời người Pháp sang xâm chiếm và đô hộ nước ta, nên kể từ đó ngày càng có nhiều người quay sang học chữ Tây, và bỏ chữ Nho.
Chắc hẳn bà con ḿnh c̣n nhớ bài thơ "Cái Học Nhà Nho" cuả Trần Tế Xương, với hai câu đầu là
"Cái học nhà Nho đă hỏng rồi!
Mười người đi học, chín người thôi!...
.........."
Thân ái
Chú thích: Dưới đây, mời bà con quan sát 4 loại chữ viết, thoáng nh́n th́ tưởng toàn là chữ Tầu cả, nhưng thực ra, từ trên xuống dưới là Tầu, Nhật, Hàn và Việt!
Tầu
Nhật
Đại Hàn
Chữ Nho Việt Nam!
|
|
aka47
member
REF: 608552
08/08/2011
|
Xài tiếng ngoại quốc làm chi.
Chứ tiếng MẸ ĐẺ xấu ǵ mà chê.
hihii
|
|
ototot
member
REF: 608554
08/08/2011
|
Giả sử như không có những ông cố đạo Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ... đi giảng đạo Thiên Chuá ở Việt Nam, mà hậu quả là "la mă hoá" tiếng Việt, để chúng ta có chữ "quốc ngữ" như ngày nay, th́ chắc chắn là chúng ta cũng đang viết chữ ngoằn ngoèo như người Tầu, người Nhật, người Hàn!
Trong trường hợp đó, thật là khó tưởng tượng ḿnh sẽ ... nói như thế nào, viết chữ như thế nào cho thành tiếng Việt, nhỉ nhỉ nhỉ!!!
Và chữ nghiă cứ ... ngoằn ngoèo như thế, th́ không biết sau mấy trăm năm từ ngày đó, đất nước ḿnh, con người ḿnh, văn hoá ḿnh, văn chương thi phú cuả ḿnh, ví dụ như những bài thơ cuả Hồ Xuân Hương, cuả Bà Huyện Thanh Quan, cuả Nguyễn Du, ... bây giờ sẽ viết ra như thế nào, nhỉ nhỉ nhỉ!!!
Và cái trang mạng Nhịp Cầu Duyên này nó sẽ nh́n ra làm sao? Cái bàn phím ḿnh đang đánh chữ, cái màn h́nh ta đang xem, không biết nó sẽ thế nào, nhỉ, nhỉ, nhỉ?
Ngó sang nước Nhật, ngó sang nước Tầu, nước Thái Lan, nước Kampuchia, nước Lào, thấy chữ viết cuả "chúng nó" cũng "ngoằn ngoèo" như nhau cả!
Văn minh tiến bộ như nước Nhật, nước Tầu to như thế, có nền văn minh lâu đời như thế, bây giờ cũng tiến bộ như thế, và "chúng nó" cũng muốn "la mă hoá" chữ viết cuả "chúng", muốn lắm mà làm cóc được, và muôn đời sau cũng cóc làm được đấy!!!
Thân ái,
|
|
aka47
member
REF: 608556
08/08/2011
|
Đúng rùi , nhờ truyền giáo mà chúng ta có chữ quốc ngữ riêng biệt. Ta hănh diện tột bực điều này.
Mấy nước chung quanh ta nh́n ta bằng ánh mắt...khâm phục. Nhưng vẫn muốn ăn hiếp nước ta.
Và cuối cùng vẫn bị ta uưnh te tua thôi.
Muốn được vậy chúng ta cần một chính phủ do dân mà ra , v́ dân mà phục vụ.
hihii
|
|
anhhoanhat
member
REF: 608557
08/08/2011
|
Tất cả các TÔN GIÁO đều dựa trên NIỀM TIN, đều có nguồn gốc từ đời sống tinh thần trong dân gian, với các vị tu hành th́ tôn giáo là hiện thân của các đấng tạo hoá, cứu thế... tuy nhiên đa số người đời th́ tôn giáo là sản phẩm của đời sống tinh thần.
Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo v.v.. cũng là Đạo của Đức Tin nhằm phục vụ cho đời sống sinh hoạt, văn hoá, tinh thần, vật chất trong quần thể xă hội, dẫn dắt đời sống tâm linh, với tâm nguyện hết thảy chúng sanh đều được lợi lạc tối đa.
Nguồn gốc những kinh thánh, những lời tiên tri, được ghi chép, giữ nguyên, lưu truyền, có sức mạnh vô h́nh, quyền năng vô hạn, đó là lư do tại sao các vị tu hành Trung Quốc duy tŕ việc tụng một số kinh Phật tiêu biểu bằng tiếng Ấn Độ trước rồi mới sang tiếng Trung, bởi Ấn Độ là quê hương Phật Giáo.
Phật Giáo truyền từ Trung Quốc đến Việt Nam, các vị tu hành tụng kinh Phật theo cả tiếng Ấn và Trung rồi mới sang tiếng Việt, mặc dù trong số các vị tu hành cả Trung lẫn Việt có nhiều những vị không hiểu biết tiếng Ấn và Trung, nghĩa là có những vị tu hành người Việt tụng kinh tiếng Ấn và Trung mà không hiểu tiếng Trung.
|
|
aka47
member
REF: 608559
08/08/2011
|
Anh nói đúng , em đi chùa mà tụng kinh tiếng Phạn là em chẩu liền.
Hổng hiểu ngồi đó làm ǵ.
Như " thiên thủ thiên nhăn vô ngại đại bi tâm đà la ni , hắc ra đá ra a lị dô bà lô kiết đế , thước bát ra da bồ đề tát đoả bà ha , ma ha ma ha tát đoả bà ha..."
Anh hiểu ǵ không? Em thuộc nhưng không hiểu ǵ hết á.
Em thích nghe thuyết pháp và lạy Phật thôi.
hihiii
|
|
anhhoanhat
member
REF: 608560
08/08/2011
|
Chúng ta nên học hỏi Phương Tây: hễ bất cứ ai gặp nhau đều nở nụ cười: "chào buổi sáng tốt lành" , trưa, chiều, tối tốt lành, và "chúc ngủ ngon" good morning, good afernoon, good everning, good nỉght v.v... luôn luôn là như vậy, tất cả họ đều vậy, "nụ cười+lời chào=thông điệp" là công thức mă hóa mang thông tin hoà mạng, truyền tin trong không thời gian chuyển hóa thành hiển thị tốt lành trong sự sống.
Họ tự động hóa cách tụng kinh, bằng những thông điệp "tốt lành" trong giao tiếp, thay v́ chỉ gửi gắm niềm tin vào tôn giáo, tín ngưỡng, th́ họ giao tiếp với Vũ Trụ, bằng những thông điệp "tốt lành" bởi khi bạn "chào buổi sáng tốt lành" good morning nghĩa là chào cả ánh nắng ban mai của mặt trời, trái đất, cây cỏ, hoa lá, vạn vật, tươi đẹp v.v... nói chung là cả Vũ Trụ, và cả như thế với buổi trưa, tối, và chúc ngủ ngon, chúc 1 ngày tốt lành, vui vẻ, chúc may mắn, hạnh phúc v.v... những thông điệp tốt lành đa dạng đó h́nh thành "năng lượng tinh thần tốt lành đa năng"
Riêng các vị tu hành theo đạo Phật th́ giao tiếp: Mô Phật và Nam Mô A Di Đà Phật, v́ các vị đó đă nguyện theo Phật. C̣n chúng ta không chuyên tu th́ nên học hỏi Phương Tây, đó cũng là lư do tại sao người phương Tây họ luôn được tốt lành.
Ví dụ anh nói: "Chúc em AKA tốt lành" nghĩa là anh vừa gửi thông điệp tốt lành vào Vũ Trụ, "một niềm tin tốt lành" đến với em AKA
|
|
tthanhthanh
member
REF: 608562
08/08/2011
|
anh vừa gửi thông điệp tốt lành vào Vũ Trụ
...........
Thôi , em hổng chịu phóng vào vũ tru đâu.
Giống như câu:
Việt Nam hănh diện đón chào.
Anh Ga Ga Rỉn bay vào vũ tru...
C̣n em mà bay vào vũ trụ có khác chi anh chúc em lên Thiên Đàng sớm.
Em hổng chịu đâu nha.
hihii
|
|
anhhoanhat
member
REF: 608563
08/08/2011
|
Theo ư kiến cá nhân của ḿnh th́ các nhà truyền giáo Việt Nam nên dùng tiếng Việt, để mọi người cùng hiểu rơ được niềm tin, tín ngưỡng và đức tin mà họ đang theo một cách đúng đắn, thật sự, trong sáng và rơ ràng.
Chứ không phải là những ngôn ngữ trang trí, khác lạ mà người xem, đọc mà chẳng hiểu ǵ cả, bởi như thế vừa ẫu trí vừa không có tác dụng, tốn công, vô ích, càng làm cho mọi người hiểu sai về tôn giáo, như là một cái ǵ đó chỉ để trang trí và không có thật.
Ví dụ em AKA đi Chùa lễ Phật, thấy toàn chữ Hoa, nghe tiếng kinh kệ tiếng Hoa, các trang trí họa tiết, hoa văn, nghi thức, lễ nghi v.v... đều theo phong tục, tập quán, văn hoá của người Hoa, em AKA sẽ CHẲNG HIỂU G̀ CẢ và sẽ nghĩ rằng đây không phải là Chùa của Việt Nam.
|
|
dulan
member
REF: 608570
08/08/2011
|
Chào vuongthanh,chào bác Ototot,chào cả nhà ...
Hi ! nhỏ Aka , chị DL tính đi ngủ nhưng xẹt vô thấy Aka viết kinh nên DL viết tiếp bài nầy mà hồi nhỏ hay đi chùa với Bà Nội ,hỏng hiểu sao gần 40 năm rồi cũng c̣n thuộc như in trong đầu nhưng DL có hiểu ǵ đâu :
Nam mô a di đa bà dạ , đa tha dà đa địa dạ tha,a di dị đa bà tỳ,a di dị đa tất đam bà tỳ,a di dị đa t́ ca lan đế, a di dị đa tỳ ca lan đa,dà di nị dà dà na chỉ đa ca lệ ta bà ha (3 lần ).(Bài này khi DL qua USA th́ có vài chữ thay đổi)
Nhân mùa Vu Lan,và cũng như truyền thống của Đạo Phật Thích Ca Mâu Ni...DL xin gởi những đóa hồng đỏ thắm đến những ai diễm phúc c̣n MẸ ....Và những đóa hoa hồng màu trắng tinh khiết nhất cho những ai có MẸ đă đi vào cơi vĩnh hằng ...
(Riêng lần đầu tiên cài hoa trắng cho AKA thân mến của chị DL nhé !)
Thân ái !
Du Lan .
|
|
shiranai
member
REF: 608572
08/08/2011
|
Và có ai biết lư do tại sao chúng ta phải viết bằng chữ Hoa dù là không có bao nhiều người đi chùa đọc mà hiểu.
Phải viết bằng chữ Hoa chứ, để bạn VT khó hiểu nên phải đi Chùa nhiều lần, mỗi lần ngẫm ra thêm 1 xíu mới thấy hay hay.. chứ để bạn đọc một lèo, hiểu hết... kém hay .. ^^
( Dám Sh bị kư đầu lắm á..^^ )
Chúc VT và các bạn một ngày vui vẻ.
|
|
rongchoi123
member
REF: 608574
08/08/2011
|
Chữ Nôm đúng hơn là chữ Nho???
Chữ Nho là chữ Tàu ?
Bởi thế mới có "xổ nho"!!!
|
|
ototot
member
REF: 608577
08/08/2011
|
Như tôi đă nói ở trên, thế hệ cuả tôi không có nhiều người được học chữ Nho, tức là cách viết chữ na ná như chữ Hán cuả người Tầu. (Tôi vẫn có thói quen và ưa thích gọi nước Tầu, người Tầu, tiếng Tầu, chữ Tầu, cũng như mực Tầu, giày Tầu, kèn Tầu, chè Tầu, cơm Tầu,
thầy Tầu, vợ Tầu, ba Tầu, ... thay v́ Trung Quốc, người Trung Quốc, tiếng Trung Quốc, v.v...)
Cũng v́ dốt chữ Nho, nên cũng chỉ hiểu một cách đơn giản là chữ Nôm là thứ chữ ḿnh viết nhái theo chữ Tầu, để đọc ra theo âm cuả tiếng Việt ḿnh.
Như vậy, th́ chữ viết ra cuả các cụ ḿnh khi xưa, trông giống như chữ Tầu, nhưng đọc theo âm Việt.
Cũng thế, chữ Nhật là ... chữ cuả người Nhật; chữ Hàn là ... chữ cuả người Hàn; chữ Tầu là chữ cuả người Tầu; th́ chữ Nho ... là chữ cuả các cụ người Việt chúng ḿnh chứ!!!
Thật vô lư, thậm ư vô lư, khi ta bảo chữ Nho là chữ Tầu, chỉ v́ trông nó na ná như chữ Tầu thôi! Cũng như chữ Nhật, chữ Hàn trông cũng na ná như chữ Tầu, mà đâu phải chữ Tầu!
Tưỏng cũng nên phân biệt, "chữ" là cách viết ra trên giấy; và "tiếng" là cách phát âm ra bằng miệng, nhỉ nhỉ nhỉ!
V́ thế, tôi mới nói "chữ nôm" là cách viết cuả người Việt để đọc ra "âm" cuả tiếng Việt!
Mệt quá rồi, bà con ơi, không viết nưă!
Thân ái,
|
|
saothenhi
member
REF: 608579
08/08/2011
|
SAO mến chào BÁC OTO và các bạn trong topic này.
BẠN VUONGTHANH MẾN!
Chữ NHO và chữ HÁN là hai thể loại chữ khác nhau hoàn toàn.
NGHĨA CỦA NÓ HOÀN TOÀN KHÁC NHAU .NHƯ BÁC OTO nói ko chắc người giỏi tiếng HÁN mà hiểu được nghĩa chũ NHO.và ngược lại,
thời đại phong kiến ông cha ta đă biết lấy chữ NHO để làm chữ riêng của dân tộc,nên mới có các nho sỹ là vậy?
ngay cả hiện tại các nhà chuà lấy chữ nho là đúng v́ các ni cô hay sư thày muốn học sư trước tiên phải học chữ nho trước.
Hàng năm va`o đầu xuân năm mới người dân thường đi xin thẻ rất đông để coi xem cả năm nay gia đaọ thế nao`???nghĩa của các quẻ thẻ đều rất thâm thúy, rất rộng phải là ng`ươi hiểu biết mới dịch đủ nghĩa được.
v́ vậy mới có câu cửa miệng THÂM NHO.chỉ những người học chữ nho rất thâm thúy.
SAU khi PHÁP cai trị nước ta.một viên quan người PHÁP đă t́m ra 24 chữ cái và ghép dấu sắc .huyền .chẩm. hỏi thể thành chữ quốc ngữ.
DẤU SẮC CŨNG LẤY TỪ DẤU CỦA TIẾNG PHÁP.vậy trên thế giời chỉ có tiếng PHÁP và tiếng VIỆT NAM là co' dấu.
Ḿnh là người VN nên ḿnh yêu quê hương đất nước ḿnh. Nhưng nghĩ nhiều khi cũng tức,
một đất nước hầu như chiến tranh lên miên.lịch sử bao nhiêu năm bị đô hộ. rồi nội chiến .Gọi là thống nhất đất nước thôi. chứ biên giới hải đâỏ có khi nào yên đâu?
Nhiều bạn cứ thắc mắc tại sao cột một nước ta cứ bị lùi sâu vào đất VIỆT.Nếu các bạn biết được rằng mất 5 năm mà ko cắm xong được mốc giới.
Cứ mỗi khi hai bên đi cắm cột mộc đổ xi măng chắc chắn luôn vậy mà sáng mai lại thấy dân TQ ở chỗ cột mộc đó rồi c̣n mốc th́ lùi vào mấy km.Ḿnh cứ bê nên họ lại lùi vào. măi như vậy,cuối cùng đành chịu.toàn người nông dân thôi ko lẽ bắn họ.
TA cư' nghĩ thế này. cùng như khi ḿnh ở bên cạnh một người ha`ng xóm tham lam.
không lẽ cứ đánh nhau suốt.
Với t́nh h́nh hiện tại TQ càng ngày càng lấn chiếm biển đảo như vậy? không đánh nhau mới là chuyện lạ. co' điều khi nào thời gian nào mà thôi.
Tại sao 1000 năm giặc TÀU đô hộ. rất nhiều người dân VN mang ḍng máu NGƯỜI HOA ta mà HỌ vẫn căm thù TQ. bởi giữa thiện và ác rất rỗ ràng.là một người có chút hiểu biết là nhận định được ngàn đời nay TQ lúc nào cũng muốn cướp Vn.Ta cứ nhường nó được đà. rồi đến lúc không nhường là uưnh nhau thôi.
Mà chiến tranh xảy ra th́ người khổ nhất là thanh niên VN sau là chúng ta những người dân VN.
Nên ta cứ nghĩ 1000 năm tàu đô hộ mà ta vẫn có chữ NHO. chữ quốc ngữ đó cũng là niềm vinh hạnh và tự hào lắm rồi.
|
|
hoami09
member
REF: 608582
08/08/2011
|
Dạ , mén chào bác Otto , chào chủ nhà và mọi người ạ . Anh Vuongthanh thắc mắc chữ nho , c̣n mén cũng xin được thắc mắc chút .
Tại sao những món ăn ở chùa , đều lấy tên các món mặn như là thịt kho , bún riêu , bún ḅ húê , tôm kho , chả cá...v...v và những con tôm làm bằng ḿ căng trông rất giống tôm thật.
Có 1 lần nhóm bạn của mén theo mén vào chùa , những người đạo thiên chúa giáo , họ rất thắc mắc , tại sao nói người tu hành ko sát sanh , ko ăn thịt cá , mà lại làm những món lấy tên và h́nh thể là những thứ động vật như tôm cá ...v...v
Tư tưởng của chúng ta chưa thoát ra được chăng ?.
Mấy lần gặp ni sư định hỏi , nhưng lu bu rồi quên ...h́ h́
Chúc mọi người cả tuần sức khỏe nha , mén đi cày đă .
|
|
aka47
member
REF: 608587
08/08/2011
|
Để AK nhanh nhẩu trả lời cho.
Thật ra những vị ở luôn trong chùa đều không ăn những món chay có h́nh dáng như ăn mặn.
Và thật ra khi đạo hữu đến chùa làm lễ lạy Phật nhân ngày Vía nào đó chẳng hạn th́ Chùa làm ngọ đăi khách.
Để đánh trúng tâm lư những đạo hữu thường xuyên ăn mặn ở nhà , nay đến chùa th́ dĩ nhiên ăn chay , ăn chay nhưng mà muốn những h́nh dáng ăn mặn để rồi trầm trồ ...trời , mấy cô nấu ăn chay giỏi quá , lát cá thu chiên y như thật , tôm xào lăn gịn ngon nhưng tôm giả...
Và cũng chính v́ thế mỗi lần có lễ ǵ đó th́ thiện nam tín nữ đến chùa đông lắm , trước lạy Phật nghe thuyết pháp sau được ăn trưa chay nhưng h́nh dáng ăn mặn , và tất cả thức ăn chỉ đăi bá tánh thôi.
Những vị tu hành thật sự th́ không dùng đến.
AK đă hỏi Thượng Toạ Thích Giác Chân tại chùa Vạn Đức Tịnh Xá lúc Tết và sau đó 3 tháng th́ Thượng Toạ đă về cơi Phật rồi.
Ngài là một vị chân tu đạo đức vô cùng ai cũng thương tiếc ở Dan Diego.
Chị Mén nhất trí vậy đi nha. Hỏi chi tiết quá không ai đứng ra trả lời đâu.
hihii.
|
|
dulan
member
REF: 608601
08/09/2011
|
...Chào cả nhà,chào chị saothenhi ,
----------
Sau khi PHÁP cai trị nước ta.một viên quan người PHÁP đă t́m ra 24 chữ cái và ghép dấu sắc .huyền .chẩm. hỏi thể thành chữ quốc ngũ(saothenhi)
---------------
Thấy chị saothenhi viết câu trên làm dulan nhớ lại : có phải người có công lớn đó chính là Giám mục Alexandre De Rhode không ạ ? Trước giải phóng 30/04/1975 Dulan thường xuyên đi ngang nhà thờ ( hay một thư quán hay một viện ...ǵ đó ,lâu quá DL quên rồi ) h́nh như ở cuối đường Yên Đổ quận I Saigon, luôn luôn nh́n thấy ḍng chữ tên ông được khắc trên vách tường của ngôi nhà này .....
Qủa thật như bác Ototot nói , người VN may mắn có được con chữ A B C so với những quốc gia dùng những con chữ ngoằn ngoèo,chấm phết ....
DL c̣n nhớ hồi tiểu học ,thầy kể rằng : Giám mục khi thấy con voi có ṿi ngoắc lên móc giữ khúc mía hay cỏ ,ông nhớ đến những đoàn convoir có nhiều toa ngoắc nối nhau,thế là ông đặt cho con thú này là con voi ...
Vào d d đọc và nhớ lại , hiểu biết thêm ....Cám ơn các bạn nhiều lắm ...
Thân mến !
Dulan .
...
|
|
casaudep
member
REF: 608616
08/09/2011
|
Chữ Latin đầu tiên của Tiếng Việt và nó không liên quan ǵ tới sự xâm lược hơn 200 năm sau của Pháp .(Trích Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ của Huỳnh Ái Tông )
1.- Giai đoạn phiên âm.
Về nguồn gốc, có lẽ câu sau đây là một ḍng chữ xuất hiện đầu tiên, trong tiến tŕnh h́nh thành chữ Quốc ngữ.
" Con gno muon bau tlom laom Hoalaom chian ".
Câu nầy, theo giáo sĩ Christofora Borri ( 2 ), là câu mà các giáo sĩ đàng trong đă dùng trước khi ông có mặt tại đây, nó có nghĩa là : Con nhỏ muốn vào trong ḷng Hoa Lang chăng ?
Danh từ Hoa Lang, không rơ do đâu mà có, nhưng đó là danh từ do người Việt Nam thời bấy giờ dùng để chỉ cho người Bồ Đào Nha, và sau đó được dùng để gọi chung các nhà truyền giáo Tây Phương. Như vậy câu trên là câu các nhà truyền giáo Tây phương muốn hỏi một người Việt rằng : " Muốn vào đạo Thiên chúa chăng ? " V́ lẽ câu nói không diễn tả được rơ ư nên Linh mục Buzomi đă sữa lại như sau : " Muon bau dau Christiam chiam ? " ( Muốn vào đạo Christiang chăng ?).
Đây là câu trích trong quyển sách của Christoforo Borris xuất bản năm 1631 tại La Mă, viết bằng chữ Ư ( 3 ). Tuy vậy, chúng ta có thể coi những chữ phiên âm trong sách nầy đă được ông dùng trong thời gian từ 1618 đến 1621, là thời gian ông sống ở Đàng Trong.
|
|
vuongthanh68
member
REF: 608617
08/09/2011
|
VT xin chào chú ototot và các bạn: aka47, anhhoanhat, dulan, tthanhthanh, shiranai, rongchoi123, saothenhi, hoami09, casaudep.
VT rất cám ơn các bạn đă nhiệt t́nh đóng góp ư kiến về sự thắc mắc của VT và sau đó VT cũng đă có t́m hiểu thêm về chữ Nho mà các bạn đă nói.
Tuy nhiên cũng có 1 vấn đề nhỏ mà VT vẫn chưa đồng ư là:
Theo chú Ototot có nói là các chùa đều dùng chữ Nho để viết câu đối và câu liễng.
Điều đó th́ không được đúng cho lắm v́ trăi dài từ Bắc chí Nam chúng ta có không biết bao nhiêu là chùa chiền và am, miếu..v..v… trong đó đều có những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau đều có dùng tiếng Hán để trang trí cho các câu đối trước cổng hoặc bên trong chùa.
Như vậy là không hoàn toàn các chùa VN đều dùng chữ Nho (Nôm)
C̣n ngoài ra những sự dẫn chứng khác của chú đều hợp lư.
C̣n về phân tích th́ chữ Nôm th́ có bạn cho là khác hoàn toàn với chữ Hán, có bạn th́ cho là nó là chữ Tàu (Hán). Nhưng theo VT t́m hiểu và nhận xét th́ thấy được như sau:
1. Chữ Nôm được h́nh thành là do dựa vào chữ Tàu, vay mượn 100% từ chữ Tàu.
Như vậy là về h́nh thức nếu nh́n sơ qua người ta khó mà phân biệt được đâu là chữ Nho và đâu là chữ Tàu.
(chỉ trừ những người đă học qua chữ Nho th́ mới biết được)
Các bạn nh́n h́nh này có thể phân biệt được đâu là chữ Nôm hay đâu là chữ Tàu hay không ?
Chính VT cũng mù tịt.
2. Cách phát âm là đọc theo tiếng Việt.
Dùng những chữ Hán ghép lại với nhau để h́nh thành ra 1 chữ khác
Do đó tạo thành 1 nhược điểm lớn là rất khó học và khó nhớ, v́ bản thân chính chữ Hán đă khó nhớ rồi.
Cách đọc cũng có khi không thống nhất hoặc một chữ có thể có nhiều cách đọc, cách viết, nên có người nói rằng "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán". Ngoài ra, việc "tam sao thất bản" là khó tránh khỏi, phần v́ tŕnh độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần v́ khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nḥe, mất nét).
VT có t́m được bảng kí tự của chữ Nôm, nh́n vào thôi đă thấy nhức đầu, huống chi là cách viết 1 chữ c̣n phức tạp hơn nhiều. Mời các bạn xem cho biết.
Chữ Nôm thực chất là chữ Hán, chỉ thêm bớt vài nét trong 1 chữ cho khác,
cũng có chữ được giữ nguyên và đọc là khác thôi.
Về mặt chữ nghĩa th́ như vậy, nhưng sự xuất hiện của chữ Nôm là thể hiện người VN không chịu bị đồng hóa, không chịu khuất phục trước chiêu bài đồng hóa của phương Bắc, nhất là chữ viết và tiếng nói, mặc dù đă bị đô hộ 1.000 năm nhưng VN vẫn giữ được bản sắc riêng, điều này có ư nghĩa rất to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
3. Mặc dầu đă có chữ Nôm, nhưng rơ ràng loại chữ này vẫn chưa làm thỏa măn và đáp ứng được mong muốn đương thời, do đó hoài băo này luôn theo đuổi người Việt. Chính v́ vậy khi người Tây đến, rất sớm, họ đă đưa ra một cách kí âm tiếng Việt theo phương pháp của tây phương.
Đứa con tinh thần này do người Tây sinh ra, nhưng nó đă được nuôi nấng bởi chính người Việt, đứa con này đă khôn lớn và đóng một vai tṛ hết sức quan trọng đối với đất nước Việt Nam đến ngày nay, v́ nó đáp ứng được những mong muốn của người Việt.
Tuy nhiên trong tiềm thức của người Việt, h́nh thức chữ Hán vẫn c̣n in đậm, v́ loại chữ này đă đi cùng với người Việt suốt hàng ngàn năm, nhất là khi muốn đưa con chữ vào trang trí ở những nơi tôn nghiêm, chùa chiền, miếu mạo, đ́nh làng th́ chữ quốc ngữ hiện nay khó mà ḥa nhập với chữ Hán.
Chính v́ vậy người Việt vẫn tiếp tục t́m kiếm, kết quả là các loại chữ viết theo mẫu tự La Tinh nhưng sắp xếp theo kiểu chữ Hán ra đời, hoặc theo h́nh vuông,hoặc h́nh tṛn hay các h́nh thức khác, miễn sao khi đưa vào trang trí các nơi tôn nghiêm người ta có được cảm giác có một sự cổ kính, hay nói khác hơn là có sự ḥa điệu giữa quá khứ và hiện tại.
Theo VT thiết nghĩ th́ dần dần các chùa chiền và các nơi tôn nghiêm sẽ được dùng chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh hiện giờ nhưng được trang trí thành h́nh tṛn hay các h́nh khác như đă nói bên trên, hoặc là dùng các phông chữ “thư pháp”.
Hiện nay cũng đă có 1 số chùa đă xử dụng chữ Việt dưới dạng trang trí h́nh tṛn như chùa Vĩnh Nghiêm và các chùa khác…v…v…cũng rất là tôn nghiêm và nghệ thuật và làm cho khách viếng chùa có 1 cảm giác thật sự là 1 ngôi chùa Việt Nam mang 1 sắc thái và đặc trưng hoàn toàn của người Việt mà không bị lệ thuộc hay đồng hóa về văn hóa bởi dân tộc khác.
Riêng những ngôi chùa trang trí như thế này ở các bức h́nh sau đây, khi nh́n vào hoặc bước vào làm cho chúng ta có cảm giác như là không ở VN mà là đâu đó ở Trung Quốc, mặc dù đó là những ngôi chùa chính gốc của VN đang tọa lạc tại Hà Nội và các TP lớn ở VN.
Có đúng là như vậy không các bạn nhỉ?
Một lần nữa VT xin cám ơn sự góp ư của các bạn nhiều lắm và chúc các bạn hạnh phúc và vui vẽ.
|
|
anhhoanhat
member
REF: 608619
08/09/2011
|
"NHO GIÁO" KỸ NGHỆ LÀM HÀNG GIẢ hehehe
Cái thời NHO GIÁO làm chính giáo đă qua rồi, nó chỉ tạo nên những anh hề tập tành văn chương hoa ḥe, hoa sói, đánh bóng câu văn, đua đ̣i thi cử, thuộc ḷng câu chữ, điển tích, kinh văn, gắn liền với những tập tục phong kiến, truyền thống lạc hậu, cổ hủ, những quan điểm cũ rích, hàng vạn câu văn, bài thơ rắc rối, chồng chéo, vẽ vời tinh xảo cái thi phú, trí thức nửa mùa, học đ̣i kinh bang tế thế, thói đưa đ̣i, háo danh, cầu cạnh công danh, vinh nhục trong gông cùm của nho giáo.
Từ khi "CHỮ VIỆT" chữ quốc ngữ được sử dụng một cách chính thống th́ ngay cả những "nho sĩ" cũng hổ thẹn với cái vốn học đạo nho, trí thức phong kiến nửa mùa của họ, bây giờ chẳng loè được ai, chẳng đem lại ích lợi ǵ cho bản thân họ và cho tổ quốc cả. Các nhà truyền giáo, các vị tu hành cần phải học đạo bằng tiếng Việt, bằng quốc ngữ chính thống, bởi đơn giản chúng ta là NGƯỜI VIỆT.
|
|
aka47
member
REF: 608620
08/09/2011
|
WOW...anh VT công phu quá. Cảm ơn anh .
AK nghĩ rằng những h́nh ảnh như chùa chiền , ngôi nhà cổ , nơi thờ tự như cái am , cái miễu , tranh liễng ... không có vài chữ nho chữ Hán vào th́ không có vẻ uy nghi của nó. Đúng không anh.
Nh́n lại nhà thờ Công giáo đâu có mấy chữ ngoằn ngoèo này.
Vậy th́ nói chung là ḿnh may mắn có được bộ tiếng Việt thuần tuư ngon lành.
Công lao này theo AK biết là do ông Alexandre De Rhode ǵ đó lập ra cho dân ḿnh.
Khoảng năm 1940 lúc này các trường học đều dạy tiếng Pháp , bất ngờ tung ra bài :
Quốc ngữ chữ nước ta.
Con cái nhà đều phải học.
Miệng th́ đọc tai th́ nghe.
Không khóc nhè đừng láu táu.
Em lên sáu anh lên mười.
Học Quốc ngữ để giúp đời.
............
Thế là có phong trào học Quốc ngữ bấy giờ nhưng cũng phải lén lút v́ chữ nho đang thịnh , nhưng ai học tiếng Pháp ra làm cho Pháp mới có tiền có địa vị dù là thông kư. (đọc Tuấn chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ nên AK biết chút chút...)
hihii
|
|
vuongthanh68
member
REF: 608621
08/09/2011
|
Qua ư kiến của bạn casaudep th́ VT đồng ư là việc tạo ra chữ Quốc ngữ được h́nh thành trước khi chiến tranh xảy ra với Pháp.
VT cũng có đọc qua tài tiệu của Huỳnh Ái Tông và có tham khảo 1 số tài liệu khác.
Xin được trích dẫn 1 phần tài liệu của GS-TS Phạm Văn Hường sau đây để chúng ta cùng tham khảo:
Công tŕnh sáng tạo ra chữ quốc ngữ công lớn thuộc về hai giáo sĩ Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa.
Hai giáo sĩ này sau khi rời Hội An th́ định cư ở Macau truyền đạo tại đây gần 10 năm. Không may Gaspar do Amaral tử nạn trên biển Macau vào tháng 2-1646 khi trên đường đến Việt Nam. Antonio Barbosa cũng mất một năm sau đó.
VAI TR̉ CỦA ALEXANDRO RHODES?
Cùng thời đó, có một giáo sĩ tên Alexandro Rhodes, người sinh ở Avignon, miền Nam nước Pháp, cùng đến giảng đạo ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Các Chúa Trịnh không ưa đạo Thiên Chúa nên ra lệnh giới hạn sứ mệnh truyền giáo. Có một tín đồ người Việt khá gần gũi với Công giáo đoàn bị xử tử. Tuy không có giáo sĩ nào chết v́ đạo, nhưng họ đều rời Việt Nam hồi đó để đi Macau tiếp tục làm việc. Trong số đó có Alexandro Rhodes.
Hai giáo sĩ do Amaral và Barbosa trước khi mất có để lại trong nhà thờ San Pauli ở Macau những quyển từ điển Việt – Bồ – La tinh mà họ đă sáng tạo. Alexandro Rhodes là người mang từ điển đó về Âu châu. Năm 1651 người ta thấy có quyển từ điển Việt – Bồ Đào Nha – La tinh xuất bản ở Roma, với tên tác giả là Alexandro de Rhodes.
Vậy Alexandro de Rhodes là ai, có phải là Alexandre Rhodes hay không? Tôi có đi Macau, t́m nguồn nhưng vô hiệu. Tôi cũng t́m đến nơi gia đ́nh họ Rhodes ở gần Avignon. Gia đ́nh người Pháp này có gốc Y Pha Nho. Linh mục Công giáo địa phận này cho tôi tài liệu in bức thư của Alexandro Rhodes khi ông này xin giáo hội ḍng Jesus cho ông đi truyền đạo ở Đông Nam Á. Cuối bức thư ấy quả thật có tên Alexandro Rhodes. Nhưng khi rời Á Đông trở về Âu châu, ông này đă kèm thêm tên de quư phái khi ra quyển từ điển lịch sử ấy!
Đó là lừa đảo, hay nói thẳng ra đó là hành vi “đạo” công tŕnh của Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, lại tự ư ghép tên ḿnh thêm chữ de kệch cỡm! Hành vi “đạo” công tŕnh rất rơ, v́ không am hiểu người Việt nên Alexandre viết sai chữ độc nhất trên b́a: Annam viết là Annnam. Có người nói rằng đó là chữ quốc ngữ độc nhất sáng tạo bởi Alexandro Rhodes cũng không xa sự thật lắm!
Nếu rời trang b́a mà nh́n vào trong sách, lại thấy cách tạo chữ Việt chỉ căn cứ trên cách viết Bồ Đào Nha. Ví dụ phụ ngữ nh chỉ Bồ Đào Nha mới có. Tất cả Âu châu không nơi nào có. Ở Anh th́ dùng ng, ở Espaía (Tây Ban Nha) th́ dùng í, ở Pháp th́ dùng gn để viết âm nhơ. Alexandro khó mà tạo ra nh Việt Nam.
Vị đạo sĩ “đạo” công tŕnh này c̣n hoang mang dẫn đến sai sót chết người trong cuốn Phép giảng tám ngày.
Thường lệ, lễ đạo theo chu tŕnh 7 ngày hay một tuần lễ. Hai giáo sĩ Bồ Đào Nha không những chỉ sáng tạo ra chữ quốc ngữ mà c̣n đặt ra nhiều Việt ngữ mới.
Trong các nước Âu châu, Anh, Đức, Ư - đất của giáo hội Vatican, Pháp - đất sinh của Rhodes, ngày chủ nhật là ngày cuối tuần. Chỉ có ở Lusitana, tên Bồ Đào Nha xưa, chủ nhật là ngày lễ đầu tuần. Kế tiếp là ngày lễ thứ hai, feria secundo, v.v... Dựa theo truyền thống Bồ Đào Nha, họ đă tạo nên những Việt ngữ: chủ nhật, thứ hai, thứ ba v.v... cho đến thứ bảy. Thứ tự những ngày lễ trong tuần này khác hẳn thông lệ ở Pháp, nơi chôn nhau cắt rốn của Alexandro. Có lẽ trước sự hoang mang, bán tín bán nghi, không biết lễ chủ nhật nằm đầu tuần hay cuối tuần nên Rhodes sinh ư Phép giảng tám ngày.
Sự đạo công tŕnh của Alexandro c̣n tái diễn một lần nữa khi ông ta đứng tên ḿnh in ra quyển Tường tŕnh về Nhật Bản với sự tài trợ của công chúa Đan Mạch, mặc dầu tác giả thực sự của công tŕnh này là một giáo sĩ khác thuộc Ḍng Tên. Điều gian dối này buộc giáo đoàn Ḍng Tên, công khai tố cáo và cảnh giác.
Cũng v́ thế, sau này khi Alexandro Rhodes xin phép giáo hội để trở lại Đông Nam Á, th́ bị khước từ. Tiếp theo đó Alexandro trôi dạt vào Iran cho đến một ngày đầu tháng 11-1660 th́ chết ở Isfahan, thọ 69 tuổi, kết thúc một đời tu hành gian trá.
Tuy thế, dù sao đi nữa chúng ta cũng ghi nhận rằng Alexandro de Rhodes đă đưa ra xuất bản những công tŕnh về chữ quốc ngữ sáng tạo bởi hai người Bồ Đào Nha: Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa.
Hai vị thầy vĩ đại này xứng đáng gợi chúng ta lập tượng đài tưởng niệm, chứ không phải Alexandro Rhodes!
Và theo tài liệu của Huỳnh Ái Tông th́ như sau:
Không phải chữ Quốc ngữ h́nh thành do sự ngẫu nhiên từ những chữ phiên âm tiếng Việt, thực ra chữ Quốc ngữ h́nh thành theo hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La Tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ.
Sự đóng góp của Gasparo d'Amiral
Giai đoạn kế tiếp được coi như khởi sự từ năm 1632 với những phiên âm của Gasparo d'Amiral, trong giai đoạn nầy, chúng ta thấy vai tṛ đóng góp cho sự h́nh thành chữ Quốc ngữ của Gasparo d'Amiral rất quan trọng, ông phiên âm có phương pháp. Tài liệu dẫn sau đây cho chúng ta thấy rơ Đắc Lộ đă theo phương pháp của ông để phiên âm trước khi dựa vào quyển tự điển Bồ Đào Nha - Annam cũng của ông, để Đắc Lộ soạn quyển tự vị "An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh "
Linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), người được Pháp đề cao đă sáng chế ra chữ Quốc Ngữ, mang lại sự khai hóa cho dân tộc Việt Nam, với chiêu bài nầy để che đậy hành động thực dân, xâm chiếm lănh thổ và cai trị hà khắc dân tộc chúng ta.
Ngay trong cách phiên âm của Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), tài liệu sau phiên âm kém hơn tài liệu trước.
Trái lại, Gasparo d'Amiral phiên âm tài liệu năm 1637 khá hơn tài liệu năm 1632.
Năm 1632, bảng tường tŕnh của Gasparo d'Amiral gửi cho Linh mục André Palmeiro, giám sát các tỉnh Nhật, trung Hoa lúc đó Đắc Lộ cũng ở tại Áo Môn (1630-1640), là người tha thiết với các giáo đoàn truyền giáo tại Việt Nam, chắc chắn Đắc Lộ có xem qua bảng tường tŕnh nầy.
Từ năm 1638-1645 Gasparo d'Amiral ở tại Áo Môn, như vậy họ đă có thời gian ở bên nhau 2 năm 1638-1640, rồi tháng 7 năm 1645 đến 20-12-1645 Đắc Lộ từ Việt Nam trở lại Viện Thần Học Áo Môn, phụ trách dạy tiếng Việt, c̣n Gasparo d'Amiral đă soạn quyển Tự vựng Việt La, như vậy cả hai có thêm thời gian ở bên cạnh nhau, lại cùng hoạt động chung bộ môn tiếng Việt, điều đó cho ta thấy chắc chắn Đắc Lộ có chịu ảnh hưởng của Gasparo d'Amiral về lănh vực tiếng Việt.
Tài liệu Đắc Lộ viết năm 1647 tại Macassar, chứng tỏ rằng sau khi ông rời Việt Nam ngày 20-12-1645, ông vẫn chưa có được một hệ thống phiên âm vững chắc và gần gủi với chữ Quốc ngữ ngày nay.
Sự đóng góp của người Việt
Dù sao, khởi thủy chữ Quốc ngữ h́nh thành cũng nằm trong mục đích chánh là phương tiện truyền giáo cho các giáo sĩ thuộc Ḍng Tên ở Việt Nam. Bên cạnh các giáo sĩ, giáo dân Việt Nam thời đó không nhiều th́ ít cũng có đóng góp trong lúc hai linh mục Gasparo và Antonio soạn hai quyển tự điển của họ, điều đó tuy không có chứng cứ, nhưng theo suy luận hợp lư, cho phép chúng ta tin như vậy.
Ngoài ra trong thời kỳ nầy c̣n có tài liệu của 14 giáo dân Việt Nam ghi bằng chữ Quốc ngữ, về việc họ xác nhận tán đồng ư nghĩa mô thức rửa tội, do 31 linh mục Ḍng Tên thảo luận ở Viện Thần Học tại Áo Môn năm 1645
Tài liệu nầy là một bản La văn do các linh mục Ḍng Tên soạn, để trả lời cho Linh mục Sebastiăo de Jonaya, nhan đề: " Cirra formam Baptismi Annamico Idiomate prolatam' ( Chung quanh mô thức rửa tội bằng thổ ngữ An Nam). Phần chữ Quốc ngữ của 14 giáo dân Việt Nam ghi như sau:
" Nhin danh Cha uà con uà Su-phi-ri-to-sang-to í nài An-nam các bỏn đạo th́ tin ràng ra ba danh ví bàng muốn í làm một th́ phải nói nhin nhít danh cha etc.- tôy là Giu ăo câi trâm cũ nghi bậi - tôy là An re Sen cũ nghi bậi - tôy là Ben ṭ vẫn triền cũ nghi bậi - tôy là Phe ro uẫn nhit cũ nghi bậi - tôy là An jo uẫn tău cũ nghi bậi - tôy là Gi-ro-ni-mo cũ nghi bậi - tôy là I-na sô cũ nghi bậi - tôy là tho-me cũ nghi bậi - tôy là Gi-le cũ nghi bậi - tôy là lu-i-si cũ nghi bậi - tôy là Phi-lip cũ nghi bậi - tôy là Do-minh cũ nghi bậi - tôy là An-ton cũ nghi bậi - tôy là Giu ăo cũ nghi bậi " ( nhân danh Cha và con và Su-phi-ri-to Sang-to Spirito Santo ư nầy An nam các bổn đạo th́ tin rằng ra ba danh. Ví rằng muốn ư làm mộy th́ phải nói : nhân danh Cha vân vân. Tôi là Giu an Cai (?) Trâm cũng nghĩ vậy - Tôi là An rê Sen cũng nghĩ vậy - Tôi là Ben tô Văn Triều cũng nghĩ vậy - Tôi là Phê rô Văn Nhất cũng nghĩ vậy - Tôi là An gio Văn Tang cũng nghĩ vậy - Tôi là Gi-rô-i-mô cũng nghĩ vậy - Tôi là Gi le cũng nghĩ vậy - Tôi là lu-i-si cũng nghĩ vậy - Tôi là Phi líp cũng nghĩ vậy - Tôi là Đô Minh cũng nghĩ vậy - Tôi là An ton cũng nghĩ vậy - Tôi là Giu an cũng nghĩ vậy).
Như thế, chúng ta thấy rơ đây là một bản văn Quốc ngữ của 14 người Việt Nam xác nhận mô thức rửa tội năm 1645 của các linh mục Ḍng Tên và đây là tài liệu cho chúng ta thấy sự đóng góp của người Việt Nam trong tiến tŕnh h́nh thành chữ Quốc ngữ.
Qua so sánh, chúng ta có thể thấy rằng chữ Quốc ngữ năm 1645 chỉ giống chữ viết ngày nay khoảng 45%, và thời kỳ sáng tạo chữ Quốc ngữ khởi đầu từ năm 1621 đến đây đă chấm dứt, để chuyển sang thời kỳ kế tiếp.
Như vậy qua quá tŕnh h́nh thành chữ Quốc Ngữ chúng ta có thể thấy được là Alexandre de Rhodes không phải là người khai sáng ra chữ Quốc ngữ.
Thật là thú vị phải không các bạn?
Các bạn có thể tham khảo toàn bộ tài liệu chi tiết của Huỳnh Ái Tông và GS-TS Phạm văn Hường trên internet để biết rơ thêm về quá tŕnh h́nh thành chữ Việt.
Xin chúc các bạn vui nhiều.
|
|
vuongthanh68
member
REF: 608623
08/09/2011
|
Xin chào Aka đọc bài của 2 ông Huỳnh Ái Tông và Phạm Văn Hường có lẽ làm cho aka thất vọng nhiều phải không v́ cứ nghĩ là ông Alexandre de Rhodes là người tạo ra chữ Quốc ngữ.
Chính VT cũng như thế v́ từ nhỏ cứ nghe mọi người bảo thế!
Đi học th́ ở nhà trường cũng viết sách như vậy!
Đúng là chính sách mị dân của Pháp thiệt là sâu độc há.
|
|
aka47
member
REF: 608624
08/09/2011
|
Ừ nhỉ..
Thôi cứ xem như họ nói lộn.
Bi giờ th́ biết rơ hơn.
Sợ ngày mai kia có ông nào đó tung ra trên internet rằng Chữ Quốc Ngữ do ông Tây Ban Nha nào đó sáng lập cho VN khi có chiến tranh nha phiến với lư luận vững chắc th́ hổng biết sao.
hihii
|
1
2
3
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|