thynguyen81
member
REF: 540337
05/18/2010
|
Kính chào cả nhà! Em vừa vào blog của anh CátBiển đọc được 1 entry ư nghĩa.Vào nhà chị Hoahaiduong đọc bài thơ về Hải Pḥng thấy vui quá. Vô duyên paste lun cái ni về đây.Chủ nhà tha lỗi cho em nhé! Em lại để mọi người mỏi mắt rồi.
NHỮNG H̉N ĐẢO Ở HẢI PH̉NG
( CatBien)
Hải Pḥng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia. Là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, có vị trí quan trọng về kinh tế xă hội và an ninh, quốc pḥng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Hải Pḥng có bờ biển dài trên 125 km, với 5 cửa sông chính. Biển Hải Pḥng có những ḥn đảo kỳ thú. Trong entry này, Cát Biển xin giới thiệu đến độc giả NHỮNG H̉N ĐẢO Ở HẢI PH̉NG.
ĐẢO BẠCH LONG VĨ
Với diện tích khoảng 2,5 đến 4 km² tuỳ thuộc theo thuỷ triều, đảo Bạch Long Vĩ- Hải Pḥng nằm giữa Vịnh Bắc Bộ và có vai tṛ rất quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc pḥng. Đảo nằm theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, cách Ḥn Dấu- Hải Pḥng 110 km, cách mũi Ta Chiao- Hải Nam 130 km. Đảo có một vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển Vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, đảo c̣n nằm trên một trong 8 ngư trường lớn của Vịnh Bắc Bộ, có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh- quốc pḥng biển của Việt Nam ở khu vực này.
Huyện đảo Bạch Long Vĩ được thành lập vào ngày 26/3/1993 và phần lớn dân trên đảo là những thanh niên của các tỉnh duyên hải Bắc Bộ ra lập vùng kinh tế mới. Ngoài các lực lượng đang làm nhiệm vụ, huyện đă tuyển đưa 5 đợt dân cư cùng lực lượng thanh niên xung phong ra đảo làm ăn sinh sống. Trải qua 17 năm đến nay, huyện đảo Bạch Long Vĩ đă có bước phát triển về nhiều mặt. Dân số hiện tại vào khoảng hơn 1.000 người. Tuy nhiên, do vị trí thuận lợi về ngư trường đánh bắt, các tàu cặp bờ có lúc lên đến 600-700 tàu, thuyền nên dân số trên đảo thường không ổn định. Lao động trên đảo gồm 3 nhóm nghề chính: Nhóm nghề ngư truyền thống; Nhóm khai thác thuỷ sản với tính chất làm thêm và các hộ chuyên làm dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt...
Một âu tàu được xây dựng tương đối kiên cố, có khả năng chứa khoảng 400 tàu, thuyền vào neo đậu tránh băo. Một lực lượng biên pḥng hướng dẫn các tàu, thuyền di chuyển an toàn trong âu tàu. Các hoạt động tại đây cũng tương khá nhộn nhịp, việc trao đổi hải sản với các hộ dân trên đảo thường được chuyển vào bờ bằng các thuyền nhỏ.
Ngoài phát triển hậu cần nghề cá, những năm gần đây, Bạch Long Vĩ đă thu hút một lượng khách thăm quan đến với đảo. Môi trường trong lành, vị trí thu hút, bờ biển đẹp và người dân đảo hiền hoà, Bạch Long Vĩ có tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch. Hiện quy hoạch chi tiết huyện đảo Bạch Long Vĩ đă được thành phố Hải Pḥng thông qua và Chính phủ phê duyệt. Với những ǵ đă đạt được, huyện đảo Bạch Long Vĩ đă và đang phát huy được lợi thế để vươn lên, khẳng định vai tṛ quan trọng về an ninh quốc pḥng, thể hiện sự vững chắc chủ quyền lănh thổ và nội lực phát triển trường tồn.
ĐẢO H̉N DẤU
Hiếm có ḥn đảo nào gần đất liền lại có được nhiều ưu ái của cả thiên nhiên và truyền thuyết như đảo Ḥn Dấu, Đồ Sơn, Hải Pḥng. Chỉ sau khoảng 20 phút trên tàu với những con sóng uốn lượn từ bến Nghiêng- Đồ Sơn, bạn đă lạc vào chốn rừng núi hoang sơ, tận mắt ngắm nh́n tháp đèn biển, một công tŕnh hơn trăm tuổi, giữa những làn gió mát rượi phóng khoáng của biển khơi. Con đường lên đảo không dốc và cũng chỉ dài vừa đủ để du khách cảm thấy sảng khoái như sau một buổi tập thể dục. Thích nhất có lẽ là được đi dưới những tán cây cổ thụ và dây leo chằng chịt. Những chùm rễ si trắng nơn buông rủ như tơ liễu. Cơ man nào là cây cổ thụ gốc to vài người ôm. Những thảm lá lốt xanh ŕ, điểm thêm các vạt cúc dại cánh trắng, nhị vàng, đầy thơ mộng.
Đối với những người chốn thị thành, một chút rừng nguyên sinh tuy không đến mức hoang vu và kỳ bí song cũng thật lạ, gặp một lần nào dễ đâu quên. Rừng ở đây c̣n cả ba tầng thực vật, ở ngay nơi tàu bè vạn chài qua lại tấp nập là nhờ oai linh của vị Nam Hải Thần vương. Chuyện kể rằng sau trận thủy chiến với giặc Nguyên trên sông Bạch Đằng của nhà Trần, bà con trên đảo thấy một tử thi không đầu trôi vào đảo. Nh́n y phục biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con thành kính khói hương chờ trời sáng sẽ mai táng. Nhưng mối đă đùn thành mộ. Bà con bèn lập đền thờ và gọi ngài là Nam Hải Thần vương. Tương truyền ngài rất thiêng không ai dám lấy đi bất cứ thứ ǵ trên đảo kể cả cành củi khô, nếu không sẽ bị phạt phải đem trả mới yên. Chính v́ thế mà cảnh quan trên đảo c̣n nguyên vẹn, cống hiến cho du khách một góc nh́n kỳ thú.
Cây đèn biển hơn trăm tuổi mệnh danh là mắt ngọc của tổ quốc lại là một nét nh́n mới lạ khác với du khách. Cao như một tháp pháo đài cổ vút lên giữa đảo và trên cùng là ngọn hải đăng chiếu xa tới 40km. Những con tàu đi biển xa khi bắt được ánh hải đăng Ḥn Dấu là được trở về bến đậu. Biết bao lượt du khách đă bước theo những bậc cầu thang gỗ bóng lừ để lên đến đỉnh ngọn đèn. Cảm giác khi đứng trên độ cao hàng chục mét mà đón cơn gió căng tràn sức sống của biển thật hào sảng. Bỗng nhiên không gian sao rộng lớn đến vậy và cái nh́n dường như giàu có, cao, xa vời vợi. Rồi một bữa ăn hải sản tươi sống trên đảo trong lầu Vọng gió, một giấc ngủ nhẹ nhàng giữa bao la mây trời và sóng nước, hay trong ngôi nhà bảy gian tám gian được xây từ thời Pháp thuộc đă gần thế kỷ sẽ làm giàu thêm kư ức và xúc cảm của mỗi người. Cũng là đến Đồ Sơn nhưng nếu ra thăm đảo Ḥn Dấu có lẽ sự thi vị của chuyến du lịch sẽ thêm lên nhiều lắm.
QUẦN ĐẢO CÁT BÀ
Quần đảo Cát Bà gồm 366 đảo, thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Pḥng. Diện tích khoảng gần 300 km². Dân số trên 10.000 người. Các đảo nhỏ có tên: ḥn Cát Ông, ḥn Cát Đuối, ḥn Mây, ḥn Quai Xanh, ḥn Tai Kéo,... đảo Cát Bà, c̣n gọi là đảo Ngọc. Theo truyền thuyết địa phương th́ tên Cát Bà c̣n được đọc tên Các Bà. V́ có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một ḥn đảo lân cận có tên là đảo các Ông. Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà.
Cát Bà là một ḥn đảo đẹp và thơ mộng. Trên đảo này có thị trấn Cát Bà, và 6 xă: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám. Lễ hội của người dân Cát Bà lấy ngày ngày 1 tháng 4 dương lịch là lễ hội xuống nước, khai trương mùa du lịch. Đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Phía đông nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía tây nam có vịnh Cái Giá có một số băi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, một băi tắm đẹp trên Đảo Khỉ.
Cát Bà đă được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02 tháng 12 năm 2004. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Gần 60 loài đă được coi là các loài đặc hữu và quư hiếm đă được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như các loài động vật: ác là, quạ khoang, voọc đầu vàng, voọc quần đùi trắng... Các loài thực vật như: cḥ đăi, kim giao, lá khôi, lát hoa, dẻ hương, thổ phục linh, trúc đũa, sến mật... Ngoài ra c̣n 8 loài rong, 7 loài động vật đáy cũng cần được bảo vệ.
Khí hậu trên đảo Cát Bà mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Du khách có thể nghe tiếng sóng vỗ lên những bờ đá hằng đêm và tiếng gió với nhiều cung bậc ở nơi này: có tiếng gió thổi lồng lộng trên bờ đá ven biển, có tiếng gió vi vu trên đỉnh đèo, cũng lại có tiếng gió rít hoang dă, len lỏi qua những khe núi. Đến Cát Bà, du khách có thể thuê một chiếc tàu du lịch đi khắp vịnh Lan Hạ, ghé vào những băi tắm lớn nhỏ hoặc những hang động: Trung Trang, Hoa Cương, Thiên Long,... để hoà vào thiên nhiên kỳ thú rồi sau đó dừng lại ở một vịnh nhỏ bất kỳ, hưởng cái thú câu cá và nhâm nhi thủy hải sản cùng chút rượu đế giữa non xanh nước biếc. Trên con đường nhỏ men theo triền núi hoặc giữa vịnh sóng ru êm, du khách sẽ có thêm cảm giác thú vị khi khám phá Quần đảo Cát Bà.
|