laimatiz
member
ID 65279
12/08/2010
|
Về bài thơ: Người Hải Phòng" của thynguye81
Ngay từ những bài thơ đầu tiên của thynguyen81 (TN) xuất hiện trong DĐ, thấy dòng thơ khác biệt (trong DĐ)tự dưng tôi có ý định viết cái gì về những bài thơ đó. Đặc biệt trước khi TN cho ra tập thơ "Sân người", TN có đề xuất mọi người góp ý. Muốn nhưng chưa làm được. Mấy hôm nay, sau khi đọc bài " Người Hải Phòng" trong topic GIỮA THÀNH PHỐ SƯƠNG MÙ của TN, có điều gì đó làm cho tôi xúc động để viết những dòng về bài thơ đó.
Để dễ cảm nhận bài thơ, xin trích riêng bài thơ ra khoỉ topic:
Con đeo mùa
lạc cánh diều no gió
Sông Giá ai đếm tuổi
ghim tuổi thơ con
sú vẹt
vắt vẻo
lưng trâu.
Mẹ bên sông cõng ghánh rạ chiều
con còng nhỏ long đong trào sóng
mẹ cười
lon ton con chạy
lặng lẽ đường rơm líu ríu trong veo.
Lời ru chở câu thơ con mong manh
chất suốt năm canh cha canh giữ biển trời
ôm khát vọng mấy đời xanh biếc
giàn trầu không đón gió tái tê
cha đã hẹn ngày về...
Luống cày sâu vạm vỡ hình cha
lời mẹ hát câu ca sâu giấc
thoả ước mơ cội nguồn dân tộc
cho thơ con sắc màu.
Cái nắng cái gió người Hải Phòng như thế
mặn mòi biển bạc con mang theo
tượng hình câu thơ tròng trành say ngã
mỗi bước con đi đường dài biết bao ngả
cha trọn niềm tin
mẹ ấm áp yêu thương.
Hải Phòng 11/2010
Thơ - Thynguyen
Phải nói rằng, bài thơ được mỏ bằng câu " Con đeo mùa" hồn nhiên mà ngồ ngộ. Sao không là: Con theo mùa để rồi lạc cánh diều no gió; hay con mang theo mình tâm hồn lộng gió để nâng lên vi vút cánh diều...
Chính câu mở đầu : Con đeo mùa đã buộc tôi dừng sự lướt qua để mà đọc lại.
Cũng là sự mang vác, chồng lên, bám vào người, nhưng từ "đeo" hướng ta về với tuổi thơ: đeo căp. đeo khăng quàng..."Đeo" giải phóng cho tay chân ta bay nhảy, nhưng nó gắn dính vào ta, vận vào ta khó gỡ như tài vận với mệnh vậy. Điều này dễ cảm nhận hơn khi con Sông Giá đã bao đời" ghim" chặt mãi tuổi thơ.
Tôi chưa gặp TN, biết TN qua những gì đọc được, nhưng chắc những người đọc lần đầu bài thơ này hẳn cũng nhận thấy "con" trong khổ thơ là một cô bé đang đeo ( hoặc phải đeo-vận mệnh)theo cả một mùa để muốn rong vui, bay lạc cánh diều.
Nói muốn thôi vì cô chưa bay được, trôi được, cao nhất cô chỉ vắt vẻo lưng trâu, bởi tuổi thơ cô bị ghim chặt bên bờ sú vẹt. Nghe thấy có vẻ khiêm nhưỡng, nhưng một cô bé lẻ loi dám đeo cả một mùa, vắt vẻo lưng trâu để chu du theo cánh diều no gió, đã mộng mơ, bứt phá nhường nào...
Người mẹ trong khổ thơ thứ hai của TN chẳng dừng lại ở người phụ nữ chân chỉ lạt bột, với gánh rạ chan ngập nắng chiều...Chẳng thấy đàn chim chiều bay dần về tổ, cũng chẳng thấy con cò chăm chỉ buôn bán ở mon sông...Nhưng tôi thấy người mẹ như con còng quên gánh nặng trên vai, dõi bước chân con trên đường rơm rối, khấp khởi hy vọng và trĩu năng lo âu. Người mẹ đưa nụ cười của mình cho chân con làm điểm tựa để bay tới nơi nào đó cao hơn, xa hơn, nơi mà hồi trẻ bà chỉ mường tượng ra mà chưa từng chạm tới. Nụ cười là điểm tựa, là sự đồng lão, để chân con không rối bởi rơm làng.
Như chưa nói hêt nỗi niềm về người mẹ, khổ 4 TN đã lấy bóng cha để nhấn mlại sự can trường, sự cô đơn của người mẹ. Còn người cha ư? Khác với trong cổ tích, người mẹ gieo vào lòng con người cha là cái bóng mù mờ, trùm hêt lên cả mấy góc nhà mà chẳng đủ lực lau khô giọt nước mắt đọng lại trong mơ. TN lấy vạt cày làm chỗ dựa cho lời ru mẹ thôi nhịp nức, và để cho mình dò dẫm bước chân đi.
Vẫn biết ngoài kia là biển mặn, mà câu thơ cứ sấp ngửa tròng trành, như thấy TN đang tựa mình vào vách, để đưa tay qua cửa sổ- nơi có những vì sao...
...
Nhìn tôi hý hoáy, anh bạn cao niên bên hỏi: " Có vẻ như tâm sự với người bạn nhỏ"? Tôi chỉ cho anh đọc bài thơ. Hồi sau tôi quay vào hỏi anh: Thế nào? Lát sau anh bảo:
Hiểu theo nghĩa thông thường, hẳn tác giả TN muốn khắc hoạ hình ảnh đứa con khao khát vươn lên, bay tìm khám phá cuộc sống đẹp tưoi, bí ẩn và phức tạp, người mẹ tảo tần, hy sinh cho con thoả ước mơ và điểm tựa lại là cái bóng người cha mờ mờ xa lắc để xây dựng nên hình ảnh một gia đình đậi diện...
Song tôi thấy: cô bé thật đáng yêu, cô xứng đáng được biết và thả mình treong thế giới ly kỳ bí ẩn, người mẹ thậtđáng quý, cảm phục...nhưng cứ thấy sự côi cút, lẻ loi, cô dơn , chông chênh bao trùm lên tất cả dù phần kết chắc tác giả không hề muốn vậy, tôi thấy bài thơ hay cũng đeo bám bởi vận buồn...
Tôi thấy bài thơ hay, nó rộng lớn hơn, nó vươn ra xa cách con đưòng rơm rối bên bờ sông Giá, hãy để cho nó vưon xa hơn một địa danh cụ thể một nơi nào. Bởi vậy tôi tự đặt cho nó tiêu đề chỉ của riêng mình là:Bóng cha!
Còn nếu cậu hởi có câu nào cần phải sửa gì không thì tôi cho rằng: mấy câu "...giữ biển trời"; "...dân tộc"" nắng gió Hải Phòng..." nên thay bằng những từ rộng hơn...Hay noiư đơn giản hơn: " TN ơi! Đừng đỏ!"
Nói vậy cũng có lý. Tôi đã đọc đâu đó rằng: Bài thơ hay khi nó vượt ra ngoài khuôn khổ không gian địa lý, thời gian và môi trường xã hội..."
Vậy thì cứ chép vào đây để mọi người cùng đọc lại bài thơ đã làm xúc động trong tôi.
Phượng Đình
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|