anhtrangthu
member
REF: 310274
03/03/2008
|
Cung cấp cho anh ít tư liệu về TCT
Kiến trúc sư Nguyễn An
Nguyễn An, người Việt Nam có công lớn trong việc xây dựng Bắc Kinh
Thứ bảy, 30/12/2006, 19:43 GMT+7
Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành, là một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới, tọa lạc tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Khách du lịch quốc tế không ngớt tới đó thăm viếng, trầm trồ khen ngợi, nhưng ít ai biết rằng công trình đó có sự đóng góp quan trọng của một người Việt Nam vào thời nhà Minh, đó là Nguyễn An.
Chính Dương Môn, công trình do Nguyễn An xây dựng.
Một số bài báo và sách vở của Trung Quốc và Đài Loan cung cấp tư liệu cho chúng ta về Nguyễn An như: “Dân chúng Bắc Bình nên kỷ niệm thái giám Nguyễn An, người An Nam” đăng trên tuần san sử địa Cái Thế, xuất bản ngày 11-11-1947 tại Thiên Tân. “Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài xây dựng Đại Bắc Kinh” đăng trên nhật báo Tiến Bộ ngày 2-2-1950 tại Thiên Tân. “Sự đóng góp cho Trung Quốc của người Giao Chỉ đời Minh” trích trong tạp chí Học Nguyên của Hồng Công và sau này được đưa vào sách “Minh sử luận tùng” xuất bản tại Đài Loan.
Năm 1407, Trương Phụ, tướng của nhà Minh đem quân sang nước ta, lúc đó gọi là An Nam, với danh nghĩa giúp nhà Trần đánh nhà Hồ, bắt được cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương giải về Trung Quốc (Hồ Quý Ly bị an trí ở Quảng Tây, còn Hồ Hán Thương nhờ giỏi về binh khí, được cho làm quan, năm 1445 thăng đến chức Công Bộ thị lang, tương đương Thứ trưởng Bộ Công nghiệp ngày nay). Theo lệnh của Minh Thành Tổ, Trương Phụ khôi phục lại tên Giao Chỉ của nước ta như đời Hán, và tuyển chọn nhân tài có học vấn 9.000 người, cùng với 7.700 nghệ nhân đưa về Trung Quốc để xây dựng kinh đô. Ngoài ra, ông ta còn chọn một số thanh thiếu niên thông minh, tuấn tú, đưa về Nam Kinh đào tạo thành thái giám để phục vụ trong cung. Trong số đó có một vài người tài giỏi, nổi bật là : Phạm Hoành, Vương Cẩn và Nguyễn An. Đó là duyên cớ khiến Nguyễn An đến triều đình nhà Minh, thân cận với hoàng đế Minh triều và được tin dùng nhờ kiến thức và tài năng siêu việt. Thái giám người Giao Chỉ là một thế lực đáng kể tại triều đình nhà Minh. Phạm Hoành là người chủ trì việc xây dựng ngôi chùa lớn Vĩnh An Tự ở tây nam Bắc Kinh với kinh phí 70 vạn lạng bạc. Vương Cẩn (còn có tên Trần Vũ) là thái giám giả bị phát hiện nhưng vua miễn tội chết, còn ban cho cung nữ và nhiều vàng bạc. Nguyễn An được các vua Thành Tổ, Anh Tông tin dùng, giao cho trọng trách tiếp nối các công trình xây dựng Bắc Kinh.
Để hiểu hơn về công việc của Nguyễn An, ta điểm qua một chút về sử đời Minh. Năm 1368 Chu Nguyên Chương diệt nhà Nguyên, lên ngôi hiệu là Minh Thái Tổ, đóng đô ở Kim Lăng (nay là Nam Kinh). Minh Thái Tổ băng hà, thái tử mất sớm, thái tôn (cháu đích tôn) lên ngôi hiệu là Huệ Đế, năm 1399 bị Yên Vương Chu Lệ là con thứ của Chu Nguyên Chương cướp ngôi. Chu Lệ lấy hiệu là Minh Thành Tổ, năm 1421 dời đô về Bắc Bình là kinh đô cũ của nhà Nguyên, đổi tên là Bắc Kinh, rồi giao Nguyễn An trông coi việc kiến thiết đô thành. Sách “Kỷ niên lịch sử Bắc Kinh” chép rằng đời vua Minh Anh Tông có hạ lệnh cho thái giám Nguyễn An xây dựng chín cửa thành lầu Bắc Kinh và làm đốc công xây dựng tường thành Bắc Kinh. Sách “Thủy Đông nhật ký” của Diệp Thịnh đời Minh ghi rằng: “Nguyễn An, cũng gọi là Á Lưu, người Giao Chỉ, thanh khiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công trình xây dựng thành trì Bắc Kinh và chín cửa thành lầu, hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ ở Bắc Kinh và nạo vét sông Trạch Chư ở thôn Dương, đều có nhiều công lao to lớn. Các nhân viên thuộc hạ của Nguyễn An ở Bộ Công chẳng qua chỉ là những người thừa hành phận sự, thực hiện những công trình do Nguyễn An quy hoạch, thiết kế ra đó thôi”. Trong 9 cửa thành lầu nói trên, ngày nay còn tồn tại cửa Chính Dương còn gọi là Tiền Môn ở phía nam quảng trường Thiên An Môn.
Còn 2 cung, 3 điện là một quần thể kiến trúc to lớn của Cố Cung Bắc Kinh. Hai cung là Càn Thanh Cung và Khôn Ninh Cung. Ba điện là Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân xây lần đầu hoàn thành năm 1420 (đời Minh Thành Tổ) nhưng qua năm sau bị sét đánh cháy rụi. Mãi 20 năm sau, đến đời vua Anh Tông (niên hiệu Chính Thống) mới sai Nguyễn An thiết kế xây dựng lại. Sách “Chính Thống thực lục” ghi: “Ngày 10 tháng 2 năm Chính Thống thứ 6 (1441), hai cung, ba điện xây dựng hoàn thành, nhà vua ban thưởng cho Thái giám Nguyễn An và Tăng Bảo mỗi người 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, 1 vạn quan tiền”. (Ba điện này đến năm 1557 bị cháy một lần nữa, thiệt hại nặng nề, đời Gia Tĩnh thứ 38 (1559) được khởi công xây dựng lại, 3 năm sau hoàn thành, đến 1645 - đời Thuận Trị năm thứ 2 nhà Thanh - được đổi tên thành điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa như ngày nay). Tháng 4 năm sau (1442), vua Anh Tông ra lệnh cho đội quân xây dựng của Nguyễn An gồm 7 vạn quan binh, thợ thủ công tiếp tục xây phủ Tôn Nhân, Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm và Quốc Học (Quốc Tử Giám)... Trong các công trình này, nay còn lại Quốc Học tức là Thư viện Thủ đô Bắc Kinh ngày nay. Năm Cảnh Thái thứ 7 (1456) đời Cảnh Đế, sông Hoàng Hà tại vùng Trương Thu, Sơn Đông, bị vỡ đê, triều đình lại cử Nguyễn An đi trị thủy, không may ông bị bệnh mất trên đường công tác. Mặc dù giữ cương vị quan trọng, công lao to lớn, nhưng ông sống thanh bạch, khi mất trong nhà không có tới 10 lạng bạc, tài năng và phẩm hạnh thanh cao của ông khiến người đương thời rất khâm phục và cảm mến.
THIẾU BÌNH (Theo Minh sử, TQ sử lược)
----------------------------------------------
Tử Cấm Thành là khu phức hợp rộng lớn nhất trong số các công trình lịch sử còn nguyên vẹn trên thế giới, gồm 800 công trình với 9.000 phòng. Đây là một ốc đảo yên tĩnh tọa lạc ngay giữa kinh thành náo nhiệt của Trung Quốc, Bắc Kinh. Ngày nay gọi là cố cung (Gu gong) đặt theo tên gọi trước kia Tử Cấm Thành (Zi jin cheng) do cấm thường dân vào trừ khi họ được phép.
Nguyên tắc xây dựng cơ bản Trung Hoa liên kết hợp các công trình này với quá khứ cổ đại của Trung Quốc. Công trình là một ví dụ minh họa kiến trúc Trung Hoa truyền thống, với một khung gỗ làm gối đỡ trọng lượng mái, được xây dựng sử dụng hệ thống gối đỡ phức tạp, phần mái nhô ra khỏi tường uốn vòng lên, mái dốc, mái ngói trang trí, chèn gạch và đá vào các vách tường.
Toàn cảnh Tử Cấm Thành minh họa một diện tích rộng mênh mông và vô số công trình riêng biệt có
Toàn cảnh Tử Cấm Thành minh họa một diện tích rộng mênh mông và
vô số công trình riêng biệt có mái ngói vàng đục và tường đỏ.
Trong hơn 500 năm, từ lúc hoàn tất năm 1421 chi đến năm 1925, khi trở thành một bảo tàng viện, Tử Cấm Thành vừa là trung tâm hành chính của Chính phủ, vừa là tư dinh của 24 hoàng đế nhà Minh và Thanh. Hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, Aisin Gioro Phổ Nghi sống ở đây cho đến khi năm tuổi trong tư cách hoàng đế và bị quản thúc trong Tử Cấm Thành thêm một lần nữa sau khi thành lập nước Cộng hòa năm 1911. nhưng sau cùng bị các tư lệnh ép buộc phải chạy về Thiên Tân năm 1924. Năm sau, Tử Cấm Thành trở thành một bảo tàng viện.
Ngày nay là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, thuộc về một quốc gia đông dân nhất thế giới, là nơi cất giữ báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của Trung Quốc, cổ vật và hội họa, hàng năm có đến 10 triệu khách tham quan. Năm 1987, Unesco tuyên bố Tử Cấm Thành là một trong những di sản văn hóa thế giới.
Lịch sử thi công
Công trình khởi công vào năm 1406, theo lệnh của hoàng đế Yongle, Zhy Di - một viên tướng quyền thế cũng là một chiến lược chính trị gian xảo, chiếm đoạt ngai vàng từ tay cháu trai của mình với chứng cứ giả mạo trong cuộc nội chiến đẫm máu. Ban đầu, hoàng đế Yongle vẫn giữ kinh thành hiện có ở Nam Kinh, nhưng ít lâu sau nhận thấy có khả năng miền Nam không trung thành nên phải dời đô lên miền
Cổng lợp ngói màu gốm, trên có khắc chữ Trung Hoa và chữ viết Mãn Châu.
Cổng lợp ngói màu gốm, trên có khắc chữ Trung Hoa và chữ viết Mãn Châu.
Bắc đến Bắc Kinh gần căn cứ quyền lực của riêng mình. Cung điện mới xây dựng trên địa điểm các hoàng cung của nhà Nguyên trước đây đã bị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh phá hủy - Hongwu trong lúc chinh phục người Mông Cổ.
Công trình nhìn thấy ngày nay phần lớn có niên đại từ thế kỷ 15. Vì công trình chủ yếu làm bằng gỗ, một vài trận hỏa hoạn tàn phá phải đại tu trong suốt 600 năm lịch sử của Tử Cấm Thành. Chẳng hạn, hoàng đế Càn Long (khoảng 1736 - 1796) tân trang, xây lại và mở rộng Tử Cấm Thành, xây dựng thêm các công viên diễm lệ và Bình phong Cửu Long, dài 27,5m x 5,5m cao; trang trí bằng ngói gốm màu. Con trai cũng là người lên kế vị ông, hoàng đế Gia Khánh từ năm 1797 đến 1799, cũng xây dựng lại 3 đại sảnh chính sau khi bị hỏa hoạn.
Chọn hướng và màu sắc
Theo nguyên tắc chọn hướng kiến trúc truyền thống Trung Hoa. Tử Cấm Thành được bố trí ít nhiều phải thật cân đối trên trục Bắc Nam. Tĩnh sơn (jing shan), hình thành từ số đất đào từ một hào rộng bao quanh khu phức hợp hoàng cung, nằm về hướng Bắc trong khi quảng trường Thiên An Môn nằm ở phía Nam. Diện tích khuôn viên tương đương với hơn 100 sân bóng đá. Về cơ bản được hình thành từ một loạt công trình bố trí trong sân chia thành 2 phần chính: Cung điện phía trước quay mặt về hướng Nam (Tiền Triều), và cung điện phía trong (Nội sảnh) quay về hướng Bắc.
Tiền triều gồm 3 đại sảnh xây trên nền đá hoa cương 3 tầng, sử dụng trong các nghi lễ quân và dân sự cũng như tiếp kiến. Nội sảnh xoay quanh 3 cung điện lớn đặt trên một nền 1 tầng đơn làm nơi ở của nhà vua, các cung điện khác có tiện nghi kém trang trọng hơn dành cho hoàng gia cũng như là nhà kho, thư viện, công viên và đền miếu để thờ cúng hoàng tộc.
Nước được cung cấp từ một bể chứa nằm ở hướng Tây Bắc, sau đó hướng về phía Nam của khu phức hợp, ở đâu có một chiếc cầu bằng đá cẩm thạch chạm khắc xinh xắn bắc ngang qua. Bảo vệ công trình Tử Cấm Thành là một hào rộng và vách thành dày làm bằng đất nện trộn gạch, có cổng vào hình vòm rất lớn ở các phương hướng chính và tháp canh cao đặt ở 4 góc.
Băng qua một không gian bao la, Thái hòa điện tọa lạc ở phần đỉnh của 2 đợt
Băng qua một không gian bao la, Thái hòa điện tọa lạc ở phần đỉnh của 2 đợt bậc thang bằng đá hoa cương và một lối đi dành để khiêng kiệu vua được canh gác nghiêm ngặt có chạm khắc ở giữa.
Băng qua một không gian bao la, Thái hòa điện tọa lạc ở phần đỉnh của 2 đợt
Không gian lộ thiên nhấn mạnh công trình quy mô, khi du khách đi từ hướng Nam đến hướng Bắc, trong khi các công trình thấp ở các bên nhấn mạnh vẻ hùng vĩ của 3 sảnh tiếp kiến trong cung điện. Sảnh thứ nhất trong số này là Thái hòa điện (Taihedian), là dinh thự lớn nhất và ấn tượng nhất trong khu phức hợp, chiếm một diện tích 2.730m2 tương đương với 9 sân tennis, đo được 64m chiều rộng x 37m chiều dài. Quy mô, hình dáng, trang trí và đồ gỗ nội thất của điện tất cả đều tạo cảm giác uy quyền và tính hơn hẳn của hoàng đế bao trùm lên tất cả những người khác đang được triệu tập trong các nghi lễ đến tuổi trưởng thành, thông báo kết quả các cuộc khảo thí dân sự và đón tiếp quan chức mới bổ nhiệm.
Suốt triều đại nhà Thanh (1368 - 1644) Tử Cấm Thành được sử dụng trong 3 dịp lễ hội chính:
Hoa văn trên Bình phong Cửu Long.
Hoa văn trên Bình phong Cửu Long.
Tết, Sinh nhật nhà vua và Ngày Đông Chí. Đối với các dịp lễ đặc biệt, trong sân Thái hòa điện chứa đến 100.000 người, kể cả việc binh mặc quân phục và vô số nhạc công cung đình. Ở những thời điểm như vậy, không khí như được quyện với mùi trầm hương được đốt lên trong các lư hương lớn. Phía sau điện này, điện giữa, gọi Trung hòa điện (Zhonghe dian) dùng để chuẩn bị trước các nghi lễ chính. Công trình hành chính sau cùng, Bão hòa điện (Baohe dian) là nơi tổ chức yến tiệc cầu kỳ và dành cho sỹ tử ngồi làm bài thi trong các kỳ thi quốc gia, nếu thi đậu, sẽ đảm bảo một sự nghiệp thuận lợi trong chế độ quan lại của quốc gia.
Từ điện này có 2 cầu thang có đường dốc ngay giữa, chạm khắc 9 con rồng đang săn đuổi hạt châu trên mây báo điềm lành. Hoàng đế được những người khiêng kiệu khiêng đi bên trên biểu tượng uy quyền và vận may này. Đường dốc chế tác từ đá hoa cương Fangsan, trọng lượng khoảng 200-250 tấn. Việc lắp đặt chứng tỏ hoàng đế có sẵn nguồn tài nguyên và đội ngũ thi công của ông. Phải cần đến 20.000 người trong 28 ngày kéo lê tảng đá này đi hơn 48km mới đến vị trí lắp đặt. Giới học giả cho tằng công việc này tiến hành vào mùa Đông vì lúc ấy có thể làm đường đi trên băng để trượt đá.
Số liệu thực tế:
*
Diện tích: 250.000m2
*
Chiều rộng hào: 54m
*
Chiều cao tường: 10m
*
Số công trình: 800
*
Số phòng: 9.000
*
Nhân lực: ước tính 1.000.000
Ngoài các sảnh chính thức còn có 3 cung khác. Cung thứ nhất, Thiên tinh cung (Qian qing gong), vốn là nơi ở chính thức của hoàng đế nhà Minh. Ở đây, năm 1542, hoàng đế
Chi tiết mái ngói màu vàng đục trong Tử Cấm Thành
Chi tiết mái ngói màu vàng đục trong Tử Cấm Thành
Gia Khánh chuyên chế không được lòng dân sống sót sau khi bị ám sát do một nhóm cung nữ tìm cách siết cổ ông nhưng bất thành vì các nút thắt không khéo. Một khi phản bội, tất cả đều bị hành hình. Cung thứ 2 là Hiệu thái điện (Jiao tai dian) dùng để tiếp nhận những lời chúc sinh nhật của các nghi tần và công chúa, cũng là nơi cất giữ 25 dấu ấn của vua từ năm 1746. Khôn ninh cung (Kunning gong) là phòng ngủ của các hoàng hậu nhà Minh. Hoàng hậu của hoàng đế nhà Minh sau cùng tự vẫn tại đây khi quân Mãn Châu đang tiến đến gần. Sau này dưới nhà Thanh, nơi đây dùng làm phòng hoa chúc cho 3 đêm đầu sau hôn lễ. Ở 2 bên phòng này có lục cung Đông và lục cung Tây, nơi các phi tần cùng thành viên khác trong hoàng gia sinh sống.
Trái với các hoàng cung đương đại xây dựng ở phương Tây, Tử Cấm Thành nhiều màu sắc không thể tin nổi khi nhìn từ bên ngoài, tường màu đỏ, cột màu tía, mái nhà cong ngược lên trang trí bằng ngói gốm màu vàng lấp lánh với nhiều hình vẽ trang trí. Ngói đất sét lợp mái hình bán nguyệt uốn cong, phỏng theo hình ảnh măng tre cắt đôi, lợp mái xen kẽ theo vị trí âm (ngói ngửa) dương (ngói úp). Ngói phủ kín các đầu mút của mái dốc theo hình long ngư chẳng hạn với hy vọng phong tỏa. Màu sắc trên mái, vách và cột được làm nổi bật hơn nữa bằng đá hoa cương và gạch màu xám nhạt sử dụng để lót chân giữa các công trình.
Yến tiệc xa hoa của triều đình luôn được tổ chức thường xuyên trong Tử Cấm Thành. Năm 1796 có hơn 5.000 quan khách độ tuổi 60 trở lên được mời làm thực khách với 800 bàn để kỷ niệm lễ trao quyền lực từ vua Càn Long sang hoàng đế Gia Khánh.
Tái tạo Tử Cấm Thành thể hiện các yếu tố chính.
Tái tạo Tử Cấm Thành thể hiện các yếu tố chính.
"Không một kinh thành nào trong số các kinh thành châu Âu của chúng ta được nghĩ ra và thiết kế với sự phô bày rực rỡ luôn áp đảo như thế, nhất là sự phô bày nhằm truyền đạt một ấn tượng oai nghiêm, đường bệ của hoàng đế" - Pierre Loti, 1902.
|