okedoki
member
ID 17515
12/01/2006
|
Cãi nhau ........? Chàng & Nàng nên tránh ?
Thấy chồng về muộn, cô vợ càu nhàu anh là vô trách nhiệm. Tức tối, anh chồng bảo: "Cô còn muốn gì? Tiền đưa bao nhiêu cũng hết, không biết lập kế hoạch chi tiêu gì cả". Thế là nàng phản công bằng việc liệt kê hàng đống tội của chồng, kể cả từ thời yêu nhau...
- Anh chồng nóng mặt, chỉ tay vào vợ quát: "Cô im mồm đi, cô tưởng tôi sung sướng lắm đấy hả? Tôi thương cô mới cưới cô, chứ thằng đàn ông khác còn lâu nó mới chịu lấy một cô vợ đã không còn gì nữa...". Cứ như thế, hai vợ chồng thi nhau cộng dồn tội lỗi của nhau, moi móc cả những tội mà người kia đã quên từ lâu.
"Kể dồn tội" là một trong điều tối kỵ khi vợ chồng tranh cãi. Thực tế cho thấy "bát đĩa còn có khi xô", là vợ chồng khó tránh khỏi những lúc khắc khẩu. Để khẩu chiến không biến thành "đấu tranh vũ trang", bạn nên nhớ một số điều sau.
.Tránh xa những "cái huyệt"
-Dù đàn ông hay phụ nữ, ai cũng có những "cái huyệt" của mình. Đó là những "điểm yếu", sự mặc cảm mà bình thường mọi người né tránh, không muốn đụng đến, bởi dễ làm cho nhau bị tổn thương. Vậy mà khi cãi nhau, không ít đôi vợ chồng không nể nang gì cả, cứ nhằm trúng "huyệt" mà "phang" nhau.
-Mặc cảm về hình thể, về vóc dáng, sức khỏe là những "cái huyệt" của đàn ông. Khi bị gán cho tội lăng nhăng, lười biếng, đàn đúm, đàn ông không thấy sợ, nhưng khi người vợ bảo anh chồng là "tướng hãm, nhất lé nhì lùn, người một mẩu", đàn ông dễ nổi xung.
-Tương tự như vậy, phụ nữ kỵ nhất khi bị chồng gọi bằng những cái tên như: giống đàn ông, lãnh cảm, vịt đực... Vì vậy, hãy biết tránh xa những "cái huyệt" của nhau, nếu các bạn không muốn cuộc cãi nhau của mình bé xé thành to và dẫn tới "hỗn chiến".
.Không lôi kéo đồng minh
-Một số đôi vợ chồng có thói quen xấu khi cãi nhau là lôi kéo đồng minh về phe mình để tăng thêm sức mạnh. Trong đó, đồng minh thường gặp nhất là những đứa con. Hễ vợ chồng to tiếng là người vợ lại lu loa: "Kìa chúng mày ra mà xem, bố chúng mày có đẹp không kìa.". Thấy những đứa con im lặng, hoặc nem nép sợ, chị vợ lại bảo: "Con với cái, chẳng coi mẹ ra gì, thấy bố hành hạ mẹ lại đứng trơ ra thế".
-Có anh chồng, cứ hễ tức giận vợ lại bảo: "Cô cút ra khỏi nhà tôi, để mấy đứa trẻ lại tôi nuôi tất". Chỉ khổ cho những đứa trẻ, không biết đứng về phe nào, bởi đối với chúng, phe nào cũng là người chúng yêu thương.
-Cũng chỉ vì thường bị trở thành "đối tượng lôi kéo" trong các cuộc cãi nhau của bố mẹ mà có những đứa trẻ hễ thấy có xung đột nổ ra là bỏ sang hàng xóm "lánh nạn" hoặc bỏ đi lang thang để phản đối cuộc chiến.
.Tránh xúc phạm gia đình đôi bên
-Điều tối kỵ trong các cuộc cãi nhau là việc xúc phạm tới gia đình đôi bên. Một anh chồng đã nổi giận, xông vào tát vợ khi vợ nói: "Bố mẹ anh cũng chẳng ra cái quái gì thì mới bênh anh, đúng là cả lũ cùng một giuộc".
-Một người vợ đã gay gắt phản đối lại chồng khi anh ta xúc phạm đến bố mẹ mình rằng: "Anh có quyền gì mà đụng đến bố mẹ tôi? Bố mẹ tôi nuôi tôi, dạy dỗ tôi trưởng thành, bây giờ về hầu hạ gia đình anh, họ làm gì anh mà suốt ngày anh lôi họ ra để nói xấu?"...
-Cũng chỉ vì thói xúc phạm tới cả gia đình của nhau, mà một số cuộc cãi nhau ban đầu chỉ là "phạm vi vợ chồng", sau biến thành cuộc chiến của hai gia đình, hai dòng họ, khiến ông bà "thông gia" không nhìn mặt nhau.
Người ta bảo "lời nói là gói vàng", nhưng "lời nói cũng là đọi máu". Đừng vì tức giận, không kiềm chế mà ném vào nhau những lời nói xúc phạm. Vết thương trên da thịt dễ lành, còn vết thương lòng cần rất nhiều thời gian và công sức mới hàn gắn được.
Sưu Tầm
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|