myyeudau
member
ID 38373
03/14/2008
|
T́m hiểu về từ THẤT !!!!!!! Các bạn giúp với
Trong cuộc sống người ta luôn dùng chữ THẤT để mô tả cho những trường hợp không được tốt, bất cứ ǵ cũng đưa vào chữ thất: tôi hiểu rằng từ này có nghĩa là 7, hoặc là không đạt. Tuy nhiên diễn tả gồm: thất học, thất đức, thất bại, thất t́nh, thất nghiệp,thất tin, thất tín,....chịu không nổi luôn. Các bạn giúp ḿnh giải thích và t́m hiểu nhé. Cám ơn.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
lilylove
member
REF: 316013
03/14/2008
|
Bạn à!
Thực ra, "thất" là một từ Hán Việt. Tuy âm Hán Việt "thất" (số 7) và "thất" (mất) là giống nhau, nhưng trong tiếng Hán, 2 chữ này được viết khác nhau hoàn toàn. Muốn hiểu chính xác nghĩa cùa từ Hán Việt này, bạn cần hiểu nó trong kết cấu của từ ghép chứa nó. Ví dụ, "thất ngôn" phải hiểu là "7 chữ" chứ không thể là "mất lời" được!
Một chút gợi ư cho bạn, ḿnh cũng không biết có cách nhận biết nào hay hơn không, nhưng từ trươc đến giờ chưa bao giờ ḿnh bị nhầm chữ này cả.
Lilytu
|
|
ototot
member
REF: 316027
03/14/2008
|
Chữ “thất” có gốc tiếng Hán, với những nghiă chính là - Số 7
- Mất, thua, sai lầm
- Nhà ở
nhưng chủ yếu là ở nghiă thứ hai.
Sau đây là một số từ ghép với chữ “thất” rất thông dụng- thất bại = hỏng việc
- thất bản = mất gốc (có người bảo thất ở đây cũng là 7, như “tam sao thất bản”)
- thất bảo = 7 món quư (pha lê, xà cừ, châu, ngọc, vàng, bạc, đồi mồi)
- thất cách = không đúng cách
- thất công = mất công
- thất cơ = không c̣n thời cơ
- thất cử = thua trong bàu cử
- thất danh = mất danh
- thất đảm = mất mật, kinh hoảng
- thất điên bát đảo = thất bại dồn dập, làm mất hết b́nh tĩnh
- thất đức =mất đức (cho con cái sau này, như gian dối, lường gạt, giết người...))
- thất học = không được đi học
- thất hưá = không giữ lời hưá
- thất kiện = thua kiện
- thất kinh = hoảng sợ
- thất lạc = lạc mất
- thất lễ = vô phép
- thất lộc = mất lộc trời cho, nghiă bóng là chết
- thất luật = làm thơ không đúng luật (như nhiều lắm trên ... diễn đàn!)
- thất nghiệp = mất việc làm
- thất ngôn = bảy chữ (như thơ “thất ngôn bát cú”)
- thất nhân tâm = mất ḷng người
- thất phu = người thường, không chức tước (như câu “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách") "Thất phu" cũng là tiếng chửi người "lỗ măng".
- thất sách = sai lầm
- thất sắc = 7 màu cầu vồng (như xanh đỏ tím …)
- thất tán = tan ră mỗi người, mỗi thứ một nơi
- thất thanh = mất tiếng, lạc tiếng v́ la hết to
- thất thân = hư thân, bỏ phí cuộc đời
- thất thần = mất tinh thần, sắc diện
- thất thế =không đứng vững được trước đối thủ, ở thế lép vế
- thất thiệt = không đúng sự thật, như tin đồn
- thất thoát = hao hụt mất đi
- thất thủ = lỡ tay bị địch chiếm đoạt mất
- thất thường = mỗi lúc mỗi khác, hay không giống như b́nh thường
- thất tiết = có chồng mà quan hệ với người khác, thường là bất đắc dĩ
- thất tín = mất sự tin cạy cuả người khác
- thất tinh = bảy sao (kim, mộc, thuỷ…)
- thất t́nh = mất t́nh yêu, yêu mà không được yêu lại
- thất t́nh = bảy t́nh cảm cuả con người là Hỉ (mừng), Nộ (giận, Ai (buồn), Cụ (sợ), Ái (yêu), Ố (ghét) Dục (ham muốn)
- thất trận = thua trận
- thất trinh = có quan hệ trước hôn nhân, ngoài hôn nhân
- thất trung = không giữ được trung thành
- thất truyền = truyền lại sai đi
- thất ước = không giữ được lời hẹn
- thất vọng = mất hy vọng, không vưà ư
Trường hợp thất = nhà, th́ có những từ ghép như nội thất = trong nhà, tư thất = nhà riêng…
Thân ái,
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|