binhminh01
member
ID 58088
01/07/2010
|
KHÓ TIN NHƯNG ...CÓ THẬT
Trước hết, xin lỗi Ototot vì copy tiêu đề của bác, vì nó phù hợp quá.
Sau nữa, quý vị và các bạn ai rảnh rỗi xin mời đọc bản tin này (của vnexpress) và cho bình luận xem sao nhé.
Xin cám ơn
---------------------
CHỐN CÔNG CỘNG VẪN SẶC KHÓI THUỐC LÁ
Năm ngày sau khi quyết định cấm hút thuốc lá nơi công cộng của Chính phủ có hiệu lực, trong sân Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, hàng chục quý ông vẫn thi nhau phì phèo nhả khói. Cạnh họ, nhiều bà bầu, trẻ sơ sinh, người già ho sặc sụa.
Chiều 6/1, sân giữa Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, cùng một thời điểm, có khoảng 20 điếu thuốc cùng tỏa khói. Những người hút không ai khác, mà chính là thân nhân của những đứa bé đang chờ sinh hoặc sản phụ đến khám thai.
Ho sặc sụa vì hít phải khói thuốc của nhóm đàn ông ngồi tại ghế đá cạnh nhà vệ sinh ở giữa sân, chị Nguyệt, nhà ở Đồng Nai cho biết, ngồi chờ ông xã có 10 phút mà chị phải 3 lần chuyển ghế đá vì ngồi cạnh những người hút thuốc lá. "Ngồi chỗ nào cũng bị hớp phải khói thuốc", chị lần tay xoa bụng bầu, than thở.
Anh Tân, nhà ở Bình Tân cho hay, lần nào đưa vợ đi khám anh cũng thấy có người hút thuốc lá. "Một lần thấy khó chịu, đến nhắc nhở, tôi còn bị người hút phản ứng gay gắt", anh này nói.
Tuy không phải là khu vực chờ sinh hay chờ khám, nhưng khoảng sân giữa của bệnh viện Từ Dũ là nơi các sản phụ ngồi nghỉ ngơi hoặc đi ngang qua trước khi đến khu khám dịch vụ ở phía sau. Theo một nhân viên bảo vệ, tình hình khói thuốc đã giảm hẳn khi các biển cấm hút thuốc được tăng cường và nhân viên bệnh viện thường xuyên nhắc nhở. Tuy nhiên nhiều người thân của sản phụ vẫn vô tư nhả khói.
Bác sĩ Phạm Việt Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết, không chờ đến khi Nghị quyết 1315 về cấm hút thuốc của Chính phủ có hiệu lực, mà từ nhiều năm nay, bệnh viện đã chủ trương bài trừ nạn hút thuốc trong khuôn viên. Tuy nhiên, với đội ngũ nhân viên thì dễ, còn người nhà sản phụ lại rất khó khăn thuyết phục, bởi biện pháp duy nhất là nhắc nhở.
Tình hình cũng diễn ra tương tự tại Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi tiên phong trong việc thực hiện chương trình không khói thuốc lá trong bệnh viện từ cuối năm 2008.
Tại khu vực sân giữa phía sau khu hành chính của bệnh viện lúc 16h ngày 6/1, hàng chục người nuôi bệnh, trong đó có cả bệnh nhân, bất chấp gần 10 biển cấm hút thuốc có tại đây vẫn phì phèo điếu thuốc. Một số người cứ thấy cán bộ y tế hoặc nhân viên bảo vệ đi qua thì giấu thuốc vào lòng bàn tay, sau đó lại tiếp tục hút. Khi được hỏi tại sao bệnh viện có nhiều biển cấm, lại có cả phòng hút thuốc mà vẫn hút ở nơi cấm, anh Thạch quê ở Trà Vinh tủm tỉm: "Biết như vậy nhưng thèm quá chịu không được".
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, nơi người hút thuốc có thể bị lập biên bản và mời ra khỏi khuôn viên, ban ngày gần như không có khói thuốc. Thế nhưng về đêm, một số phụ huynh ra ngồi ghế đá ở sân trước khoa Hồi sức cấp cứu lén hút.
Quan sát của VnExpress.net, tình hình cũng xảy ra tương tự tại một số cơ sở y tế khác như Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện Ung Bướu và một số bệnh viện quận, dù tất cả các nơi đã có biển cấm hút thuốc ngay từ cổng.
Cũng trong chiều 6/1, bỏ ngoài tai hệ thống loa phát thông tin về việc cấm hút thuốc và những biển cấm, khu vực không được hút thuốc là phòng chờ và điểm bán vé của Bến xe Miền Đông, Ga Sài Gòn, vẫn bảng lảng khói.
"Một số người biết nhưng quên, một số người vì quá nghiện nên cố tình, số khác lại phớt lờ", anh Nguyễn Quân Hoàng, bảo vệ bến xe Miền Đông nói. Cũng theo anh Hoàng, nhiều người ăn mặc rất lịch sự chỉnh tề nhưng vẫn tỉnh bơ hút thuốc trước các biển cấm. Đa số người hút thuốc khi bị bảo vệ nhắc nhở đều tự giác đi ra ngoài hút hoặc tắt thuốc. Tuy nhiên cũng không ít người phản ứng lại.
Bà Tạ Thị Ánh Nguyệt, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Bến xe Miền Đông cho biết, bến xe đã tiến hành dán các biển cấm hút thuốc, băng rôn tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá từ trước Tết Dương lịch. Tuy nhiên hiện tượng hút thuốc trong khu vực cấm chưa thể xử triệt để do biện pháp duy nhất mà bến xe có thể làm là nhắc nhở, tuyên truyền.
"Việc xử phạt hành chính là chưa thể vì vượt ngoài chức năng của chúng tôi. Chính vì thế, ý thức của mọi người vẫn là vấn đề quan trọng", bà Ánh nói.
Trong những nơi công cộng thực hiện quy định cấm hút thuốc thì bệnh viện được coi là nơi thực hiện nghiêm túc nhất. Một khảo sát của Bộ Y tế trong tháng 4/2009 tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Huế, Vĩnh Long cũng cho thấy có đến 95% người dân được hỏi nói rằng có biết quy định này. Tỷ lệ người hút thuốc tại bệnh viện cao nhất là tại Thái Nguyên hơn 5%, sau đó là Vĩnh Long 4% và tại Huế là gần 1%.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 511414
01/07/2010
|
Ai cũng biết thói quen hút thuốc đã bắt đầu có từ hàng ngàn năm trong lịch sử loài người, nhưng mãi gần đây mới được nhìn nhận là một tệ nạn xã hội sớm muộn gì cũng phải loại bỏ.
Vả lại, khoa học ngày càng tiến bộ, thì người ta càng thấy tác hại khủng khiếp cuả khói thuốc, và muốn hay không thì nhà nước nào cũng phải có trách nhiệm hành động thôi.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là song song với luật lệ cấm hay giới hạn hút thuốc, cần phải có kế hoạch giáo dục quần chúng và tạo điều kiện cho người ta không hút, hay bỏ hút!
Còn chỉ cấm cho có lệ, thì cũng như không, hoặc chỉ cấm cho nghiêm khắc, đến mức hạ cả phẩm giá cuả người nghiện hút, thì chẳng lẽ nhà nước biến mình thành bọn ... phát xít hay sao?
Kết luận cuả tôi: Nhà nước nào muốn cho dân bỏ thuốc, không hút thuốc, thì phải lên kế hoạch cho có khoa học, chứ không phải chỉ ngồi ở bàn giấy ban hành lệnh cấm là xong việc!
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 511422
01/07/2010
|
Sau đây là một trong những phương thức nhà nước Mỹ nó "bắt" dân cuả nó không được hút, hay bỏ hút, hoặc bớt hút thuốc lá, trong kế hoạch cuả nó: đánh thuế thật nặng vào từng bao thuốc!
Theo Trung Tâm Phòng Chống Bệnh (Centers for Disease Control & Prevention, CDC) cuả chính phủ Mỹ, tiền thuế bình quân cho mọi bang, đánh vào một bao thuốc lá đã tăng từ 33 xu Mỹ vào năm 1995 lên thành 1.20 đô Mỹ vào năm 2009 (tức là tăng 267%!).
New York là bang đánh tới 2.75 đô một gói, tức là cao nhất nước Mỹ!
Còn ở Việt Nam, có ai biết nhà nước đánh bình quân bao nhiêu thuế vào một bao thuốc lá không?
Tôi muốn nói đến những bao thuốc lá có dán tem đóng thuế, chứ không phải thuốc lá nhập lậu!
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 511646
01/08/2010
|
Sao tôi muốn đẩy cái tiết mục này lên để đánh động dư luận quá đi!
Ai đời nhà nước cấm thì cứ cấm, còn ai hút thì cứ hút!
Đây truyền thông quốc tế người ta tường trình đi khắp thế giới thế này đây, không biết có đúng không, thưa bà con trong nước???
Thân ái,
|
|
nguoihaiphong1
member
REF: 511650
01/08/2010
|
Cháu chào bác OT.
Bản tin trên nói rất đúng bác ạ, đúng là luật đưa ra là xử phạt từ 50 đến 100.000 đồng, và từ năm 2005 đã có lệnh cấm này nhưng không ai chịu chấp hành và cũng từ năm 2005 đến nay nhà nước chưa thu được một đồng nào từ việc xử phạt những người hút thuốc nơi công cộng.
Còn chuyện nhà nước đánh thuế mỗi bao thuốc lá là bao nhiêu cháu không biết, vì cháu không hút thuốc nên không để ý đến giá cả cũng như là thuế.
Cháu cám ơn Bác đã cho nghe bản tin. Chúc Bác luôn mạnh khoẻ.
|
|
lynhat
member
REF: 511672
01/08/2010
|
Ai ai cũng biết hút thuốc là có hại, gây ra bệnh ung thư. Tốn tiền nhà nước chửa trị. Cấm hút thuốc nơi công cộng là phải.
Cái ông nhà nước làm việc gì cũng nửa chừng. Tại sao không cấm uống rượu, uống bia nơi công cộng? Uống rượu, bia gây ra nhiều tệ đoan trong xã hội.
Ai ai cũng biết hút thuốc và uống rượu gây ra nhiều chứng bệnh ung thư. Chánh phủ nên phạt thật nặng cho những ai vi phạm luật.
Còn nếu những ai phạm luật nữa thì gởi đi cải tạo.
Nhưng mà thôi chuyện của nhà nước thì để nhà nước lo. Ai muốn uống rượu, hút, v...v thì cứ việc làm, xài tiền thôi mà. Mỗi người dư tiền có mỗi kiểu xài tiền khác nhau.
Còn em dư tiền, kiếm căn nhà nào mua cho người ta mướn.
|
|
ototot
member
REF: 511679
01/08/2010
|
Ui choa! Sao bác Lỳ cuả tôi hôm nay có vẻ ... quá khích dzậy, khi đề nghị cấm luôn cả hút thuốc lá lẫn uống rượu?! Cứ theo đà này, tệ nạn xã hội còn nhiêù thứ nưã, mà thứ nào cũng cấm với hình phạt thật nặng, thì nhà nước trở thành ... phát xít chăng?
Tôi nhớ cách đây không lâu, thế giới cũng loan tin có 4 thanh niên Somalia bị bắt can tội ăn cắp điện thoại và súng đã bị chặt mỗi người một tay, một chân, trước sự chứng kiến cuả khoảng 300 người!
Những người đàn ông bịt mặt thuộc tổ chức Hồi giáo cực đoan al-Shabab, vốn kiểm soát phần lớn lãnh thổ phía nam Somalia, đã chặt tay chân những người bị kết tội bằng một cây rựa lớn.
Vậy mà bây giờ có ai dám bảo đảm ở Somalia không có kẻ trộm cắp không?
Thân ái,
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|