langxet12
member
ID 58807
02/08/2010
|
Thuật ngữ về cọp qua từ điển dân gian
Trong thuật ngữ dân gian Việt Nam ta, có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hò, vè, chuyện cổ, chuyện kim... đề cập đến con cọp. Nhân dịp năm Dần, chúng tôi xin giới thiệu một số thuật ngữ nói về vị chúa sơn lâm này.
1. Hổ phụ sinh hổ tử (cha hổ sinh con hổ); Tương đương với thành ngữ "cha nào con nấy" để chỉ con cũng có tài giống cha, giữ được truyền thống gia đình.
2. Dưỡng hổ di họa (nuôi cọp tác hại): Tương đương với thành ngữ "nuôi ong tay áo" "nuôi khỉ dòm nhà", để chỉ nuôi cọp trong nhà, khi cọp lớn không đề phòng, cọp phản bội gây hại cho chủ.
3. Mãnh hổ nan địch quần hổ: Mãnh hổ tuy sức mạnh vô song nhưng không thắng nổi bầy chồn đông. Nếu quần hổ cùng hùa đánh thì cọp không sao đỡ nổi. Thuật ngữ trên ám chỉ sức mạnh của sự đoàn kết tất thắng kẻ đơn độc lẻ loi cho dù kẻ đó có tài, có sức mạnh đến đâu.
4. Điệu hổ ly sơn (đưa cọp ra khỏi núi): Núi rừng là nơi cư trú an toàn và là địa bàn cọp mặc sức thao túng hoành hành. Đem cọp cách ly khỏi núi rừng đem về nơi đồng bằng sẽ bị lúng túng khó khăn, không hậu thuẫn để bị sa hầm sẩy hang.
5. Hổ đội lốt thầy tu: Ám chỉ kẻ thiếu chân thật khoác áo người tu hành làm điều bạo ngược, độc ác, tương đương với câu: "miệng nam mô, bụng một bồ dao găm". Ý nói kẻ độc ác nhưng hay nói lời đạo đức để lừa dối.
6. Họa hổ, họa bì, nan họa cốt; Tri nhân tri diện bất tri tâm (Vẽ hổ, vẽ da hổ, xương khó vẽ; Biết người, biết mặt, khó biết lòng): Thuật ngữ này nói lên, nếu chỉ nhìn cốt cách bề ngoài, khó biết được lòng dạ bên trong.
7. Cáo mượn oai hùm: Do truyện ngụ ngôn Hồ ly giả Hồ uy. Hổ là chúa sơn lâm, đi đến đâu muôn thú đều khiếp oai. Một hôm, hổ bắt được Hồ ly toan ăn thịt. Hồ ly dọa hổ: "Chạm đến ta là phạm thượng! Nếu không tin, theo ta coi ai là chúa sơn lâm. Tôi đi tới đâu muôn thú đều cúi đầu sợ uy. Tôi đi trước anh đi sau sẽ rõ". Hổ tin lời Hồ ly, đi một vòng khu rừng. Đến đâu muôn thú đều hoảng sợ bỏ trốn. Hổ không biết chúng sợ mình, lại nghĩ chúng sợ Hồ ly. Thế là Hồ ly thoát chết.
8. Hùm chết để da, người ta chết để tiếng: Da cọp rất quý hiếm, người xưa dùng làm trang phục, cho các tướng hoặc để trang trí trong dinh thự. Vì vậy, nếu như con hổ chết còn để lại tấm da quí thì con người khi chết đi làm sao để lại danh tiếng của mình.
9. Thả cọp về rừng: Chỉ hành vi vô tình tiếp tay cho kẻ ác.
10. Vuốt râu hùm, xỉa răng cọp: Hành động liều mạng. Gặp cọp đã là nguy cơ mà còn dám liều mạng vuốt râu, xỉa răng cọp, không khác nào coi thường mạng sống...
Ngoài ra, cọp cũng còn đi vào ca dao, tục ngữ của dân gian, về ca dao ta có: Nam thực như hổ, nữ thực như miêu"; "Cọp Khánh Hòa, mà Bình Định"; "Cọp dữ không ăn thịt con"; "Dữ như cọp cái"; "Nanh hùm, nọc rắn"; "Hai cọp không sống một rừng"; "Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp"; "Đã lỡ leo lên lưng cọp"; "Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm"...
(ST)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|