LT
guest
ID 12255
05/19/2006
|
Fwd: Chúng ta có tạo tiền đề xấu?
"Lạm dụng" ngôn ngữ chat
14:54' 18/05/2006 (GMT+7)
Đang có một thứ “ngôn ngữ @” lan truyền trong giới học sinh trung học. Các em bắt chước nhau viết thứ chữ được giản lược tối đa, nếu ai không viết theo kiểu đó sẽ bị cho là “không b́nh thường”.
“Bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 8 roài... thí tụi ḿn ko đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm... nhưng ḿn hứa sẽ măi lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu ń nha”.
Tiếng nước nào đây?
Với “đoạn văn” trên, nếu không phải là người am hiểu tuổi teen và xa lạ với ngôn ngữ chat, hẳn sẽ không thể nào hiểu nổi. Xin tạm “dịch”: Buồn quá mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 8 rồi... Thế tụi ḿnh không được vui như hồi năm ngoái, nghĩ vậy thôi mà tao buồn ghê gớm... Nhưng ḿnh hứa sẽ măi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha.
Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, uhm, mí u bít ko năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. (Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nhé, mấy bạn biết không năm lại không được học với nhau rồi...).
Chỉ cần đọc vài câu trích trong cuốn lưu bút của một số học sinh lớp 8 trường chuyên quận 1, TPHCM cũng đủ thấy “ngôn ngữ chat” đă thấm vào các em như thế nào. Ra đường, chúng ta dễ dàng nghe thấy những câu nói đại loại như “nhỏ như con thỏ”, “lớn như con lợn”, “chán như con gián”... Nói cho vui tai th́ c̣n có thể chấp nhận, chứ viết tắt vô tội vạ, xem như một phương tiện giao tiếp th́ về lâu dài sẽ có tác động không tốt đến tâm lư và nếp nghĩ.
Mốt tuổi teen?!
Bắt chước “ngôn ngữ @” đang là một “kiểu chơi” mà đằng sau nó là sự lệch lạc về tâm lư. Có những em khi được hỏi tại sao lại dùng những chữ viết và lời lẽ lạ lùng thế kia th́ đều lắc đầu, không giải thích được. Phần lớn các em cho rằng đơn giản chỉ là do bắt chước thôi, nếu em nào viết “chơi” mà lời lẽ hay như làm văn th́ bị cho là “nhà quê”. V́ thế, ngoài việc phải viết bài kiểm tra ra, tất thảy đều sử dụng ngôn ngữ kiểu này và coi đó là “mốt của tuổi teen”.
Chính thứ “ngôn ngữ mới” này tạo cho các em thói quen lười suy nghĩ để t́m từ hay ư đẹp, không nhận biết được giá trị văn hóa của ngôn ngữ, miễn viết sao cho nhanh, cho lạ là được. Cũng v́ thói quen này mà khi làm bài tập làm văn, không ít em thản nhiên đưa cả chữ viết kiểu này vào bài.
Hầu hết các thầy cô không chấp nhận kiểu chữ này. Riêng cô Lê Thị Thu Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 8/1 Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TPHCM, tỏ ra rất bức xúc: “Nếu làm ngơ, “căn bệnh” này sẽ rất khó trị!”.
Đừng để tạo ra vết trượt tư duy, sinh hoạt
Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lư học (Khoa Tâm lư giáo dục Trường ĐH Sư phạm TPHCM), dưới ảnh hưởng của “phương tiện giao tiếp” đơn giản tới mức hời hợt như thế, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. T́nh trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lư của các em.
Bắt chước là chuyện b́nh thường, nhưng nếu trẻ cứ bắt chước mà không được định hướng, chọn lọc sẽ trở thành thói quen khó điều chỉnh và về lâu dài tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lư. Nếu cứ để trẻ chạy theo thói quen qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn ngữ th́ trong việc làm, sinh hoạt cũng dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy.
Ngọc Mai (Người Lao Động)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
Em
guest
REF: 84219
05/19/2006
|
Đúng vậy , nói như thế này cho vui ngoài đời th́ được , chứ c̣n làm bài vở ở trường th́ ai mà chấp nhận.
Trên Diễn Đàn này có nhiều người "nói ngọng" thấy mà tức cười , nhưng không ảnh hưởng tới ḿnh nên dễ dăi bỏ wa .
Vui vẻ thôi , chứ lạm dụng nhiều quá th́ không tốt.
Em góp ư như vậy .
lalaa
|
|
OT
guest
REF: 84236
05/19/2006
|
Qua vài câu thí dụ về thứ tiếng Việt quái đản trên trang này, tôi không thấy đây là lối viết “giản lược”, v́ giản lược có nghiă là ngắn hơn, gọn hơn. Tôi cũng không đồng ư đây là “ngôn ngữ chat”. Đọc những câu này, tôi chỉ thấy một tâm trạng đuà giỡn tột cùng đang ngự trị! (Óc hài hước chủ yếu xuất phát từ những cảm nhận tiêu cực!)
Vậy theo tôi, đây đúng là một kiểu sống (lifestyle) để thể hiện một tâm trạng : cuộc sống bây giờ chỉ là … tṛ đuà. Tội nghiệp các em lớn lên trong hoàn cảnh bị mất hết những giá trị dùng làm định hướng cho cuộc sống. Trong nhiều gia đ́nh, cha mẹ làm gương xấu; đến trường, nhiếu thày cô làm gương xấu; nh́n lên cao nưă, nhiều quan chức, kể cả những người cao nhất, làm gương xấu! Vậy mà có ai bị sao đâu? Vậy mà ai cũng lên lớp? Ai cũng đạo đức giả? Th́ ra tất cả đều diễn kịch cho các em xem, và toàn là … hài kịch!
Xin được tạm kết luận : ngôn ngữ phản ánh xă hội; ngôn ngữ chỉ là những triệu chứng cuả căn bệnh xă hội. Hăy làm cho xă hội lương thiện hơn, ngôn ngữ sẽ tự nó trở nên trong sáng!
Thân ái,
|
|
Vo Thuy Linh
guest
REF: 84249
05/19/2006
|
OT viết hay quá.
Phải là như vậy , khi xă hội lương thiện th́ ngôn ngữ sẽ trong sáng.
Nhất trí.
hihiii
|
|
springbay
guest
REF: 84261
05/19/2006
|
Việt Nam,ngày...tháng ...năm 2015
tiếng ê a học bài vang trong không khí thật vui tai
trên bục giảng cô giáo bảo:
giờ Việt Ngữ hôm nay ,chúng ta sẽ học bài:
PHONG CÁCH VĂN BẢN INTERNET
Phần 1:TIẾNG VIỆT TRONG CHAT
các em tham gia bài học tích cực chưa từng có...v́ nó là điều các em sử dụng thường xuyên
rùi về nhà các em lại ê a học,bố mẹ ông bà thỉng thoảng lại xen vào:"gớm ,tiếng Việt hay quá nhỉ?"
hahaha,đừng trách tụi trẻ,miển là chúng biết là chúng đang viết và nói cái ǵ,sử dụng khi nào cho hợp ....thế thôi
|
|
xanhden
member
REF: 84267
05/19/2006
|
xanhden không phải suy nghĩ tiêu cực, tuy nhiên theo xanhden th́:
- đă là xă hội th́ không bao giờ toàn lương thiện.
- đă là ngôn ngữ th́ chẳng bao giờ luôn trong sáng.
luôn tồn tại những cặp phạm trù đối lập trong một thể thống nhất (hoặc chưa thống nhất), những cặp phạm trù này luôn có quan hệ hữu cơ. Chúng đối lập nhau, mâu thuẫn, phản ánh nhau nhưng chúng cũng bổ sung, tương tác, hoàn thiện để cùng nhau phát triển.
(viết xong thấy ḿnh nói kiểu ...hàn lâm bác học quá, nhưng nghĩ sao nói vậy chắc mọi người bỏ qua...h́...h́..)
|
|
chubeht
member
REF: 84285
05/19/2006
|
Ở vi mô, đây là một vấn đề của mỗi gia đ́nh, nhà trường, hay xă hội, ko quá nghiêm trọng nhưng cũng là một chuyện cần phải phản ánh để khắc phục mặc trái của vấn đề. Ở vĩ mô, đó là một vấn đề của phát triển và hội nhập. Tuổi teen th́ nhận thức vấn đề sẽ ko sâu sắc và chịu tác động một cách tự nhiên từ hiện trạng, thậm chí, khi nghe những ư kiến phản ánh của "người lớn", các em sẽ có một thái độ chống chế và gần như là ko để ư nhiều đến. Cái tuổi thích khẳng định cái tôi của ḿnh nên thích nỗi lọan, vượt những qui phạm chúng tiếp nhận từ gia đ́nh, nhà trường. Đó là tâm lí chung của giai đọan phát triển đầy biến động ở lứa tuổi dậy th́.
Bởi vậy, đối với ấn đề, chúng ta nên nh́n nhận dưới ṭan bộ góc cạnh của nó, cũng đừng nên có thái độ quá gay gắt với tuổi teen. Trong cuộc sống, nên gặp phải chuyện này, chúng ta phải cư xử thật khéo để những ǵ chúng ta nói ko bị trật ray và ko được để ư đến.
Suy rộng ra, mọi vấn đề, nếu chúng ta nh́n nhận một cách sâu sắc, và đặt ḿnh ở vấn đề mà suy xét, ko giữ những định kiến cá nhân và khéo léo th́ mọi chuyện sẽ trở nên ko quá nghiêm trọng, ít nhất là trong cuộc sống xung quanh chúng ta, nếu chúng ta ko thể làm một điều ǵ đó lớn hơn.
|
|
OT
guest
REF: 84300
05/19/2006
|
Tôi rất phấn khởi khi thấy các bạn tham gia ư kiến về một vấn đề mà nên được nh́n dưới nhiều góc độ khác nhau, để chúng ta cùng chia sẻ trách nhiệm mà giải quyết, nếu quả thực chúng ta thấy nó là vấn đề đáng quan tâm.
Thân ái,
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|