chubeht
member
ID 12632
05/31/2006
|
Lại chuyện bán táo...
Cũng là bán táo, nhưng lần này bán dễ hơn nhiều...
Một dạo, chubeht và heatbeat quyết định hùn vốn bán táo, mỗi người hâm hở trù bán 30 trái mỗi ngày. Chubeht thì bán lời 2000đ/2 trái, mỗi ngày kiếm 30 nghìn. Heatbeat thì bán lời 2000đ/3 trái, kiếm 20 nghìn. Mỗi ngày cả 2 lời được 50 nghìn. Bữa nọ, chubeht nghĩ bán vì thi, heatbeat bán thay cho chubeht, Gộp chung vô bán luôn, và lời 4000đ/5 trái. Bữa đó heatbeat về nhà tính tiền lời thấy lời được 48 nghìn đồng. Tính tới tính lui thấy ít hơn mọi ngày 2 nghìn. Quái lạ, 2000đ đó đi đâu rùi nhỉ? Mọi ngừơi giúp heatbeat với coi!
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
thanchetbuon
member
REF: 86067
05/31/2006
|
thực ra, ở đây ta nhầm tưởng số tiền lãi sẽ vẫn giống như ngày trước.Vì cho rằng C bán lời 2000đ/2trái,H bán lời 2000đ/3trái nên khi góp chung lại với 5 trái lãi 4000đ ta sẽ vẫn phải có tổng số lãi như nhau.
-vấn đề ở chỗ,nếu ta bán lời 4000đ/5trái:
-thì so với lúc đầu của C(bán lời 2000đ/2trái).C sẽ giảm mất giá trị tiền lời của mình:cụ thể là cứ 5 trái sẽ giảm số tiền lời là:1000đ vậy với 30 trái số tiền lời của C sẽ giảm :6000đ
-tuy nhiên,với H thì khác.số tiền lời của H so với lúc đầu sẽ tăng cụ thể là cứ 15 trái lãi suất của H sẽ tăng:12000-10000=2000đ===>với 30 trái ,H sẽ lời hơn khi chưa góp chung la`:2.2000đ=4000đ
************************************************
--Do đó ta có thể thấy khi góp chung.nếu định giá lãi suất của 2 phía ko giống nhau thì chắc chắn sẽ có sự chênh lệch tổng lãi suất(có thể tăng hoặc giảm) . 2000đ bị "biến mất"ở đây chính là sự thể hiện :giảm 1 phía > tăng của phía kia:6000-4000=2000đ
--Lãi suất chỉ ko đổi khi:định lãi khi góp chung=tổng định lãi lúc trước của 2 phía.
Ở TH này muốn vậy khi góp chung heatbeat phải bán lời:
A=2000/2 + 2000/3=10000đ/6trái.thì mới lãi đủ 50000đ
--Đây tuy là 1 bài toán nhỏ nhưng có tầm quan trọng với ý tưởng khi đưa ra giải pháp tách ra thành các chi nhánh ,hay sát nhập cho công việc kinh doanh.
|
|
Lady
guest
REF: 86103
05/31/2006
|
Thanchetbuon phân tích rất rỏ, nhưng theo chị thấy hơi dài (nhưng không sao).
Tuy nhiên, chị không đồng tình với dòng kết luận "...có tầm quan trọng với ý tưởng khi đưa ra giải pháp tách ra thành các chi nhánh, hay sát nhập cho công việc kinh doanh."
Theo chị:
1) Về bài toán:
Rất đơn giản, đề toán đưa ra vấn đề và lý giải rất hợp lý nhằm đưa ta đến một lầm lẫn là: 2000/2trái + 2000/3trái = 4000/5trái.
Các em học sinh cấp 1, khi thuộc bài về phép cộng phân số, phải biết rằng muốn cộng 2 phân số trước hết phải qui đồng mẫu số, vậy thôi.
2) Còn về ý nghĩa của bài toán:
Một trong những ý nghĩa trước mắt, đó là trong khi làm toán phải tuân thủ các nguyên tắc, qui ước toán đã học. Nếu không sẽ dẫn đến kết quả sai, thế thôi.
3) Còn trong thực tế kinh doanh:
Một công ty khi quyết định đến việc tách ra thành các chi nhánh, hay sát nhập sẽ dựa rất nhiều về các yếu tố quan trọng như: số lượng khách hàng khai thác, tính chât phục vụ (tạo sự thuận tiện) khách hàng, mạng lưới hoạt động (mở mang thương hiệu), chi phí vận chuyển, v.v... Chứ không thể nhầm lẫn vớ vẫn này.
Đây chỉ là một "chỉ tiêu thống kê" phải báo cáo định kỳ. Mà em biết không, trong quản lý "chỉ tiêu thống kê" không những chỉ có 1 mà còn có rất rất nhiều nữa. Và cái khó nhất để phát triển kinh doanh là "chỉ tiêu quản trị" chứ không phải "thống kê" đâu em.
Chỉ tiêu quản trị???? là một đề tài nóng bỏng hiện nay cho giới quản lý (vì VN gia nhập WTO, các nhà quản lý phải mở tầm mình lên, không thể quản lý theo lối gia đình, lới cảm tính, mà....). Nói sơ sơ: chỉ tiêu dự báo (dự báo trước tình hình kinh doanh) là 1 trong những chỉ tiêu quản trị.
Hìhìhì
|
|
chubeht
member
REF: 86120
05/31/2006
|
Hic hic...sao có chuyện cộng 2 phân số ko cùng mẫu số ở đây nhỉ? trùi ui...Em rất tiếc rằng cả anh thanchetbuon lẫn chị LD đều chưa nắm được điểm mấu chốt dẫn đến sai lầm chít người của heatbeat khi gộp táo bán chung kiểu vậy...
Nếu bán lời 10.000đ/6 trái thì hóa ra heatbeat kiếm được tới 100 nghìn luôn hẻ? Anh sai chỗ này dẫn đến chị LD lập luận sai luôn...hic hic...căng rùi, làm khó các chuyên viên tóan học nhà ta...
Pls try again...!
|
|
Lady
guest
REF: 86144
05/31/2006
|
Chú bé ơi!
Chị nghĩ LD và TCB không có sai đâu. Em phải nghĩ thoáng một chút. Vì số lượng trái của C và H bằng nhau, nên trong bài trước khi phân tích chị không nhấn mạnh lắm. Trong phần trình bày đó chị muốn nhấn mạnh đến cách "mị dân" của đề toán (với lại chị nghĩ TCB trình bày cũng rõ rồi).
Này nhé:
-- Khi C và H cùng bán, tỷ suất lợi nhuận bình quân là:
[(2000d/2trái*30trái)+(2000đ/3*30trái)]/60 trái
=(2000đ/2trái + 2000đ/3trái)/2 = 5000đ/6trái
(bán 60trái nên lời 50.000đ)
-- Khi một mình H bán, tỷ suất lợi nhuận là: 4000đ/5trái
(bán 60trái nên lời 48.000đ)
Em thấy chưa, sai biệt 2000đ, do tỷ suất lợi nhuận 2 lần bán khác nhau.
|
|
chubeht
member
REF: 86153
06/01/2006
|
Hic hic...những cái lời 2000/2 trái; 2000/3 trái hay 4000/5 trái là mức lợi nhuận (số tuyệt đối) ko phải là tỷ suất lợi nhuận (số tương đối), chị cứ bảo vấn đề là vớ vẫn nhưng giải biện thì cứ thế nào ấy...
Chị có chắc là do "tỷ suất lợi nhuận" 2 người khác nhau nên gộp ko được ko? mấy anh chị phân tích ko sai, nhưng...hic hic...nói thế nào nhỉ? nếu bài tóan này, mức lợi nhuận 2 người bằng nhau thì tất nhiên ko có gì để nói, vì nó sẽ đúng, và ko còn là bài tóan nữa. Nhưng do mức lợi nhuận khác nhau, nên dẫn đến sai lầm khi gộp chung để bán, nhưng vấn đề ko phải nằm ở mức lợi nhuận, vì cũng với mức lợi nhuận khác nhau đó, nhưng chubeht thay vì bán 30 trái mà chỉ bán 20 trái thôi (lúc này là thành bán 50 trái) thì khi đó cũng với cách gộp chung như vậy vẫn ok như thường, mức lợi nhuận vẫn bằng với mức 2 người bán riêng (40 nghìn).
Nhưng vấn đề cũng ko nằm ở số táo, nó nằm ở chính...số lần bán. Để bán hết 30 trái, chubeht cần 15 lần bán, còn heatbeat cần 10 lần bán. Nếu số táo chubeht là 20, thì chỉ cần 10 lần bán bằng số lần bán của heatbeat thì khi đó, heatbeat có thể gộp chung lại bán hết 50 trái táo với mức lời 4000/ 5 trái cho 10 lần bán thì vẫn ok. Dù là mức lợi nhuận của 2 người là khác nhau. Ở đây cần hiểu là việc bán lời 4000/5 trái ko phải là phép cộng của 2000/3 trái và 2000/2 trái mà đó chỉ đơn giản là bán lời 2000/ 3 trái và bán 2000/2 trái cùng một lúc nên tất nhiên là tương ứng với 4nghìn/5 trái, thấy chubeht dùng dấu / rùi cứ nghĩ nó là phân số...
Bài này, nếu heatbeat bán như vậy: lời 4000/5 trái đến lúc bán xong số táo của mình (lần thứ 10) lúc này còn 10 trái, 10 trái này thật ra là của chubeht, nên phải quay về giá bán của chubeht, lời 2000/2 trái thì khi đó sẽ thu về đúng 50 nghìn lãi như mọi ngày, heatbeat ko hiểu được, đã siêu hình hóa yếu tố thời gian(số lần bán) đi nên 10 trái còn lại vẫn bán lời 4000/5 trái làm cho thiếu mất 2000.
Hic hic...
|
|
Lady
guest
REF: 86163
06/01/2006
|
Hihihi... (Hôm nay tự dưng phải viết mỏi tay quá)
Nếu em nói "...những cái lời 2000/2 trái; 2000/3 trái hay 4000/5 trái là mức lợi nhuận (số tuyệt đối) ko phải là tỷ suất lợi nhuận (số tương đối)..." Thì chị cũng không còn biết giải thích như thế nào để hai chị em hiểu nhau. Theo chị LỢI NHUẬN mới là số tuyệt đối còn "MỨC lợi nhuận"-theo em sử dụng, hay "tỷ suất lợi nhuận" - cái từ chị dùng đều là SỐ TƯƠNG ĐỐI. Bằng chứng là mức hay tỷ suất lợi nhuận có thấp đi nữa nhưng số trái (số lượng) lớn đều có thể dẫn đấn LỢI NHUẬN nhiều.
+ Sau đây chị sẽ gọi tắt lợi nhuận là P, và từ tỷ suất lợi nhuận là TSLN
--- Trả lời cho câu hỏi "Chị có chắc là do "tỷ suất lợi nhuận" 2 người khác nhau nên gộp ko được ko?" Thì chị chắc chắn rằng hai người bán với bất kỳ giá nào, với bất kỳ số lượng nào. Thì khi tính ra TSLN BÌNH QUÂN rồi, thì khi bán một mình (với số lượng bằng tổng của hai người) cứ bán theo TSLN đó thì sẽ mang về P như nhau.
--- Một trường hợp cụ thể, và cũng trả lời cho câu hỏi "nếu C chỉ bán 20 trái lúc này tổng là 50 trái thì lợi nhuận không đổi." Dĩ nhiên rồi!!! Vì lúc đó TSLN bình quân lúc 2 người bán sẽ là:
[(2000d/2trái*20trái)+(2000đ/3*30trái)]/50 trái
=(20000đ + 20000đ)/50 trái = 4000đ/5trái
sau đó, khi H bán một mình TSLN (vô tình) cũng là tỷ suất 4000đ/5trái, thì (P) thay đổi làm sao được.
+ Ngòai ra em cứ cho bất cứ số nào của bài toán dạng này, cứ tính TSLN BQ lần 2 người bán riêng và sau đó bán một mình với cùng một TSLN sẽ mang về P như nhau, cho cùng một số lượng trái.
+ Hơn thế nữa áp dụng cho 3,4,5... người đều được (nhớ là TSLNBQ nghĩa là gia quyền với số trái từng người bán và số trái bán một mình phải bằng tổng lượng trái của từng người cộng lại àh nhe).
--- "thấy chubeht dùng dấu / rùi cứ nghĩ nó là phân số..." ==> em có dùng dấu "/", hay dấu "%", hay "từ trên", hay gìgì đi nữa... đều đưa về đúng bản chất chứ không trẻ con như vậy đâu.
-- Với kết luận "Bài này,.... đã siêu hình hóa yếu tố thời gian(số lần bán) đi nên 10 trái còn lại vẫn bán lời 4000/5 trái làm cho thiếu mất 2000." ===> Thì thử hỏi, nếu H bán 10 lần (số lần của mình) với giá bán bất kỳ không phải vô tình là 4000đ/5trái. Hay thử hỏi, nếu lần đầu không chỉ có C và H mà còn có TCB tham gia buôn bán (với giá khác nữa) thì yếu tố thời gian sẽ ra sao??? Trong khi đối với chị cứ tính TSLN bq cho cả ba và sau đó bán tổng với giá TSLN đó thì P không trật đi đâu được.
--- Túm lại, hôm nay chị viết dài, không phải để bảo vệ mình, mà chỉ một lần duy nhất muốn nói là "có nhiều cách phân tích" một vấn đề, thế thôi.
--- Cuối cùng, hơi ngòai đề, là chị không hề nói bài toán vớ vẫn mà chị tin rằng trong quản lý người ta có các công thức thống kê, tính toán chứ "không nhầm lẫn vớ vẫn" (nghĩa là không phân biệt được ...)
Hihihi... (Hôm nay tự dưng phải viết mỏi tay quá. Tự hứa với lòng không bao giờ nhìu chiện nữa!!! Kệ sắp nhỏ. Hìhìhì )
|
|
Lady
guest
REF: 86164
06/01/2006
|
Vô cùng sorry, xin diều chỉnh bỏ từ "... Kệ sắp nhỏ" nhé ==> Giởn hơi thái quá. Sorry ờ ghen.
|
|
chubeht
member
REF: 86173
06/01/2006
|
hic hic...hết hồn...cái chị LD này...nhìêu khi cũng nghi ngờ cái gọi là sự uyên bác của chị...
Em ko nói là mấy anh chị sai...nhưng làm gì thì làm, nói thì nói cho con nít tụi em nó hiểu, cứ chày cối ở đây thì nó dở đi...(nớn rùi)
Còn nữa, hùi học thống kê thầy cô dạy số tương đối là số %, so sách các chỉ tiêu thống kê. Số tuyệt đối là số phản anh số lượng của đối tượng thống kê.
Còn nữa, tỷ suất lợi nhuận học trong kinh tế chính trị là (giá bán-giá mua)/giá mua. Chính xác là p'=m/(c+v). Ở đây em đâu đề cập giá hay vốn đâu nè. Mình pro mừ, nói cái gì phải chuẩn xác chứ, dùng từ bừa là ko ổn...
Mấy thầy cô dạy em nó thế, ko biết chị học nó thế nào.
Nói là nói vậy thôi, em ko thích tranh luận kiểu cố đấm ăn xôi, thật tuyệt khi một vấn đề có nhiều cách giải quyết ổn thỏa, làm sao mình có thể khăng khăng chỉ thừa nhận giải pháp của mình ? Nhưng Nếu có 1 giải pháp nào đó là đúng thì điều đó ko có nghĩa là mình ko được phép nêu ra cách kiến giải của mình...đừng làm lệch đi vấn đề...
Hì hì...có một chút gì đó "to tiếng" ở đây và điều đó phần nào tạo nên sự sức mẻ...nhưng quan trọng là tri thức mới là kẻ chiến thắng...Hy vọng là mỗi chúng ta biết mình cần phải có một thái độ như thế nào để mọi thứ trở nên bớt tồi tệ hơn.
Sorry chị LD rất nhiều vì đã dùng những lời lẽ thiếu tôn trọng và mất lịch sự nhưng em ko muốn revise lại bởi vì đó là nhưng gì em thật sự muốn nói...Có lẽ em sẽ nói nguyên do sau.
|
|
Lady
guest
REF: 86182
06/01/2006
|
Trước hết, xin lỗi bạn đọc là LD phải viết tiếp ở đây. Vì LD chưa phải là thành viên nên không thể email riêng cho Chubeht được.
Chubeht ạh, chị đã ra trường lâu rồi, nên đôi khi định nghĩa chính xác về từ chuyên môn nào đó theo đúng sách vỡ không còn đọng lại trong đầu chị. Mà chỉ còn khái niệm tổng quát "một đại lượng còn tỷ lệ, còn phụ thuộc vào một đại lượng khác thì là một đại lượng tương đối" nên đã rất nhạc nhiên khi nghe em nói mức lợi nhuận xxx/yyy là số tuyệt đối, thế đó.
Cho dù chị có dùng từ sai TSLN mà phải chịu những lời nặng nề thế sao???
Chị không chày cối gì ở đây. Chỉ vì chị rất buồn khi đọc bài trả lời của em nên viết thế thôi. Chào em.
|
|
heatbeat
member
REF: 86358
06/03/2006
|
hic ,mấy bữa giờ bận làm report ở nhà tự nhiên hắt xì hơi liên tục té ra là được các bạn nhắc đến , cảm động quá .. Mấy bữa nay mưa nắng thất thường khiến diễn đàn cũng nổi sóng .. thế nhưng mọi người bình tĩnh đi , đây chỉ là một câu đố nhỏ thôi mà , đâu đáng để làm buồn nhau cơ chứ , mọi người hãy bắt tay nhau giảng hoà đi nào !!
Dạo này thấy chubeht xuất chiêu , toàn là những câu rất thú vị . Tại hạ cũng đã coi qua câu hỏi này , mọi người đều có cái lý của mình :
TCB đã tương đối chính xác phần đầu khi nhìn vấn đề theo hướng so sánh mức lãi riêng của mỗi người trước khi bán chung và sau khi bán chung . Và như chị Lady có đề cập thì heatbeat cần phải điều chỉnh lại bán với giá 5000/6 trái thì số tiền lời mới như lúc đầu .
Chị Lady nhìn việc heatbeat sai lầm theo kiểu cộng 2000/3 + 2000/2 = 4000/5 là chính xác , vì thực chất là heatbeat đã bán theo kiểu sai lầm như vậy , nhưng cách chị nhìn heatbeat giải quyết sai lầm này theo kiểu quy đồng mẫu thì không phải , vì bản chất của việc khắc phục không phải là việc quy đồng mẫu không , mà cần tính toán trên tổng số trái và số tiền lời mong muốn (Nếu quy đồng mẫu không thì kết quả sẽ ra 10000/6 trái như TCB) .
Kế tiếp , chị Lady dùng từ TSLN , tuy có thể không chính xác , nhưng cũng có thể hiểu ý của chị là số lãi trung bình , nên chỉ cần đính chính một chút là đủ , nhưng con người có cảm tính , không phải lúc nào cũng kiểm soát được đường biểu diễn thái độ ở mức ngang ngang , đôi lúc nó trồi sụt là chuyện thường tình , mong mọi người thông cảm với nhau điều này ..
Kế nữa , vấn đề tương đối và tuyệt đối , thực ra hai người đều có phần đúng . Chị Lady nói là tương đối bởi vì chị nhìn con số 4000/5 trái là bình quân số lời trên tổng số táo , đây là 1 tỷ lệ , tức là tương đối . chubeht nói là tuyệt đối bởi vì chubeht nhìn con số này theo số lời cụ thể trên 5 trái táo , và nó lại là 1 số tuyệt đối . Hai người nhìn 1 cái hộp theo hai huớng khác nhau , ý kiến khác nhau là phải ..
Kế nữa nữa ,cách giải quyết của chị Lady là điều chỉnh lại mức lời trung bình , tức là bài toán tổng quát , điều này hoàn toàn chính xác ,chubeht nhận xét vấn đề bài toán không nằm ở số lời trung bình là không chính xác , bởi vì theo heatbeat đã nói thì đây là bài toán tổng quát , ta luôn có thể áp dụng nó để tính và điều chỉnh giá bán . Ví dụ mà chubeht đưa ra (bán 20 chứ không phải 30) , chubeht đã lẫn lộn giữa mức lãi riêng của mỗi người với mức lãi chung của hai người ; ý của chị Lady là mức lãi chung của hai người sau hai lần bán khác nhau nên số tiền khác nhau ; còn trong ví dụ của chubeht thì hai người tuy có mức lãi khác nhau nhưng do mức lãi chung giữa hai lần bán giống nhau nên ta có số lãi giống nhau là đúng rồi . Đối với chubeht , cách giải quyết của chubeht cũng là chính xác , bởi chubeht đi theo đường phân tích số lần bán . Vậy là 2 người , từ 2 góc nhìn khác nhau ban đầu nên có cách giải quyết khác nhau , như chị Lady đã nói "có nhiều cách phân tích vấn đề" ..
Phù , mệt quá , cũng tại tại hạ đi buôn không tính toán , để mình chịu lỗ lại còn làm mọi người mất vui nữa ; nhưng hy vọng mọi người coi đây là chuyện nhỏ nhặt bỏ qua cho nhau nhé , bye bà con ..
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|