Theo ngâm cứu các tài liệu sưu tầm dưới đây th́ có lẽ cây dừa này cao khoảng 4mét7
===================
Từ Hải cao bao nhiêu
CâuVai năm tấc rộng thân mười thước cao là câu thơ duy nhất trong Truyện Kiều сó đưa ra hai thông số về chiều cao và về chiều rộng trong cơ thể của một nhân vật. Nêu hai thông số như vậy có cần thiết không ? Thiết nghĩ đó là một vấn đề chắc nhà thơ đă có cân nhắc suy tính đến nơi đến chốn : bởi v́ đối với việc giới thiệu một nhân vật phi phàm, một nhân vật vơ tướng th́ c̣n có ǵ quí hơn là nêu lên được những nét ngoại h́nh có thể góp phần gây được một ấn tượng mạnh mẽ đến cho người đọc !
10 thước đúng là một trượng, nhưng có loại trượng 3,33 mét, lại có loại trượng chỉ vừa tṛn một mét bảy ! (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Viện ngôn ngữ học, 1997) . Nhân vật Lê Như Hổ trong Nam Hải dị nhân tả thân cao chỉ 5 thước 5 tấc : chắc phải tính theo loại trượng 3,33 mét mới thấy được chiều cao của Ông ( 5,5 x 0,333 m = 1,83 m); Từ Hải tả thân cao đến 10 thước chắc lại phải tính theo loại trượng đúng 1,7 mét mới hợp lí.
Cũng vậy, có hai loại tấc : một loại hơn 4 cm ( 0,0425 m) và một loại hơn 6 cm (0,0645 m) ; nếu tính từ bờ vai bên này đến bờ vai bên kia mà 10 tấc (hai vai, mỗi vai 5 tấc thuộc loại đầu) th́ ta sẽ có khoảng hơn 42 cm. Thiết nghĩ một người có chiều cao khoảng 1,70 m , có bề ngang ở hai vai rộng 42 cm rưỡi th́ chắc thời xưa cũng chỉ cho đó là một tráng sĩ thuộc vào loại cao lớn, chứ không có chút ǵ là dị thường cả !!
Chúng tôi rất tin ở sự nhạy cảm của nhà thơ : trong một số báo cũ năm 1998, một cửa hàngmay mặc của Ư đă giới thiệu sản phẩm của ḿnh với 6 cột thông số như sau :
Chiều cao của cơ thể (mét) : 1,73 1,76 1,78 1,81 1,85 1,87
Chiều rộng của vai : 0,43 0,44 0,45 0,46 0,47 0,48
(Special Boutique, N°1, 1998, trang 20)
Rơ ràng hai thông số 1,70 và 0,42 mà cụ Nguyễn Du đă đưa ra hơn hai thế kỉ trước trong câu thơ miêu tả về Từ Hải hoàn toàn xứng đáng được đặt vào cột đầu của bảng hiện đại vừa nêu ở trên.
Trượng là một đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa.
Nó nằm trong các đơn vị đo độ dài cổ theo hệ thập phân dựa trên một cây thước cơ bản. Một trượng bằng 10 thước.
Trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, tồn tại nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo [1][2] [3] và [4] th́ có 3 loại thước chính: thước đo vải từ 0,6 đến 0,65 mét, thước đo đất khoảng 0,47 mét và thước nghề mộc từ 0,28 đến 0,5 mét.
Do đó cũng có các loại trượng tương ứng.
Theo [5] (tr. 236), vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đă ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc Kỳ thống nhất tất cả các loại thước thành một loại thước ta bằng 0,40 mét.
Theo chuẩn trên, vào đầu thế kỷ 20, một trượng dài 4 mét. Tuy nhiên, Trung Kỳ vẫn dùng chuẩn cũ. Theo [6], tại những nơi dùng chuẩn cũ, 1 trượng = 4,7 mét.
Khảo dị
Theo [1] (tr. 1093), 1 trượng cũng có thể được hiểu bằng 4 thước mộc, khoảng 1,70 mét.
Tham khảo
- ▲ 1,0 1,1 Hoàng Phê (Chủ Biên), Từ điển tiếng Việt. Nxb KHXH. Hà Nội, 1988.
- ▲ Lê Thành Khôi,T́m hiểu một số đơn vị đo lường ngày trước. Kỷ yếu Hội thảo phục hồi điện Cần Chánh. Trung tâm BTDTCĐ Huế & Đại học Waseda xuất bản. Huế-Tokyo. 2000
- ▲ Nguyễn Đ́nh Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn. Tập Thừa Thiên. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997. Tập Biên Ḥa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 1994.
- ▲ Phan Thanh Hải, Thước cổ nhà Nguyễn
- ▲ Dương Kinh Quốc,Việt Nam những sự kiện lịch sử. Nxb Giáo dục. Hà Nội-1999
- ▲ United Nations. Department of Economic and Social Affairs. Statistical Office of the United Nations. World Weights and Measures. Handbook for Statisticians. Statistical Papers. Series M no. 21 Revision 1. (ST/STAT/SER.M/21/rev.1), New York: United Nations, 1966.