Thành lập năm 1930. Hiện vật là cục xà bông Việt Nam nhãn hiệu Cô Ba, 2 dấu bằng kim loại đóng hình Cô Ba và nhãn hiệu của hãng lên sản phẩm.
Ông Trương Văn Bền thuở nhỏ học trường Trung học Chasseloup Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn). Về sau nhằm động viên các con gắn bó với sự nghiệp chung, ông đổi thành : Etablissement Trương Văn Bền và các con). Khi hãng phát triển tốt đẹp, với chủ trương an cư cho công nhân, ông xây cất một cư xá tại mũi tàu ngã sáu (Chợ Lớn). Xà bông nhãn hiệu Cô Ba được sản xuất hình vuông, nhiều cỡ 125gr, 250gr, 500gr, mỗi cục xà bông đều có in nổi hình đầu người phụ nữ. Về sau để hạ giá thành, ông cho đổ thành cây 0,8kg, 1kg người mua đem về tự cắt thành bánh lớn nhỏ tùy thích.
Nhãn hiệu xà bông của ông có in hình phụ nữ búi tóc, tiêu biểu cho người con gái Nam Bộ. Người đó là ai? Đó là Cô Ba con gái thày Thông Chánh – người dám cầm súng bắn chết tên biện lý Joboin, bị tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 và bị xử tử ngày 18/1/1894 tại Trà Vinh. Theo cụ Vương Hồng Sển: “Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia hồi Tây mới đến, có Cô Ba con thầy Thông Chánh là đẹp không ai bì, không răng giả, không ngực keo cao su nhân tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt ướt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp vì không son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Nhà Dây thép và một hiệu xà bông xin phép làm mẫu rao hàng xà bông Cô Ba”. Ông Trương văn Bền dùng hình cô Ba là ngụ ý khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, sau dần dần người ta quen gọi là xà bông Cô Ba. Điều đáng biểu dương là ngay thập niên 1930, nhiều người còn sính hàng ngoại, vậy mà ông Bền mạnh dạn đặt tên cho sản phẩm của mình là Việt Nam. Đó cũng là một cách tự hào dân tộc của doanh nhân thời ấy.