BeMap
member
ID 3595
08/13/2004
|
Nơi sanh ở đâu?
Sau khi vợ đẻ đứa con, một anh dân tộc bị mấy cô y tá bắt điền vào bảng khai sinh. Anh dân tộc khai đủ hết mấy câu hỏi y tá hỏi, chỉ riêng câu "Nơi sanh" là anh ấy không chiụ trả lời.
Bạn nào biết tại sao nè???
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
BeMap
member
REF: 38948
08/14/2004
|
câu đố này đâu có khó dữ vậy! chẳng thấy ai trả lời hết!!!
|
|
giangnamlangtu
member
REF: 38949
08/14/2004
|
Người dân tộc này hiểu lầm giữa "Nơi sanh" và "Phương tiện sanh" rồi. Sinh ra nơi nào và sinh ra đường nào.
|
|
Ông Già
guest
REF: 38963
08/14/2004
|
Tui không muốn lạc đề với câu hỏi cuả Bé Mập, nhưng bụng nghĩ sao thì viết vậy, về chữ "người dân tộc", dẫn đến đối chiếu với "người kinh", là bạn, là tôi, là chúng ta. Trong tâm lý học, có chữ "rập khuôn" (stereotype) là điều rất nên tránh. Thí dụ: người Nam thì..., người Bắc thì, người Việt trong nước thì, v.v...Theo tui, hình như "rập khuôn" là đã có thiên kiến, phải không các bạn?
|
|
VietQueToi
member
REF: 38964
08/14/2004
|
Ngoài vấn đề câu đố. Tôi thấy Ông Già khiếm tốn và tế nhị quá. Tôi cũng công nhận là mỗi khi mình nói mà dùng chữ không phù hợp thì không khéo lại mất lòng nhau. Vì dụ như. Miền Nam, miền Bắc mà bạn dùng Nam kỳ, Bắc kỳ...theo tôi thì hình như không được tế nhị cho lắm.
|
|
giangnamlangtu
member
REF: 38979
08/14/2004
|
Các bạn thân mến!
Tui xin nói một vấn đề. Trong quang niệm của chúng ta, hễ nghe đến từ Bắc Kỳ, Nam kỳ là không thích hoặc không thiện cảm. Hầu hết chúng ta đều nghĩa rằng từ những từ đó mang ý nghĩa xấu. Nhưng không phải, thật ra bản thân những từ đó rất bình thường, xấu hay tốt là do ý nghĩa của mỗi chúng ta. Như các bạn đã biết, nước ta chia ra làm 3 miền, Bắc, Trung và Nam. Trước đây gọi là KỲ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Bản thân nó là tên vùng thôi, có gì đâu. Chính con người mới có TỐt và XẤU, còn mọi thứ thì không.
|
|
Ông Già
guest
REF: 38984
08/14/2004
|
Thế là từ một câu đố "vô thưởng vô phạt" cuả Bé Mập, thì Ông Già, Việt Quê Tôi, và GiangNamLãngTử, bước sang một đề tài mới, mà Ông Già gọi là hiện tượng "rập khuôn", nó chi phối tâm lý con người. Nếu ta ý thức được như vậy, ta sẽ sống với tâm hồn thanh thản hơn nhiều, trong một xã hội thật phức tạp như ngày nay.
Điển hình thực tế nhất là nạn "vơ đuã cả nắm."
Thí dụ: Một người đàn ông bị đau khổ vì đàn bà, sẽ đi đến thiên kiến là đàn bà ... xấu; bị ái tình nó "quật tan xương" một lần, thì bảo "yêu là đau khổ"; bị đời nó hành nát thịt" một lần, thì bảo "đời là bể khổ", phải không các bạn.
Đúng như GNLT nói, tự nó không xấu mà cũng chẳng tốt, mình làm cho nó thế nào, thì nó thành thế nấy.
Kết luận : Tri > hành, thì Sống > Thản nhiên.
Chắc Ông Già này nhìn rõ hơn các bạn. Không chủ quan chứ?
|
|
VietQueToi
member
REF: 38987
08/14/2004
|
Biết rằng kêu "Nam Kỳ" cùng nghĩa với miền Nam nhưng có hơi phân chia gì đó. Tuy rằng chúng ta đặt tên cho nó là vậy nhưng ít ai dùng đến nó để nói chuyện hay viết sách báo. Theo như tôi được hiểu từ bạn GNLT thì nó là một cái tên người gọi. Nếu lúc xưa đặt tên là "Nam X" thì chắc hẵn chúng ta gọi là "Nam X". "Chính con người mới có TỐt và XẤU, còn mọi thứ thì không" Tôi rất khâm phục lời nói của bạn.
"vơ đuã cả nắm." thì rắc rối phức tạp vô cùng. Thông thường thì bị ảnh hưởng cái xấu hơn là cái tốt như Ông Già vừa nói. Nếu ai đó vơ từng chiếc đũa một thì sẽ giảm đi cái ảnh hưởng chung.
|
|
BeMap
member
REF: 39023
08/15/2004
|
Cám ơn các bạn đã tham gia câu hỏi của Bé Mập. Về câu trả lời GiangNamlangtu đã trả lời đúng rùi đó!!!
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|