goldsnow142
member
ID 43409
07/06/2008
|
Bạn hiểu câu thành ngữ này thế nào ?
Có một câu thành ngữ chưa được đưa vào sách nào nhưng có thể bạn đă từng nghe .Nay trên một báo có các ư kiến về nghĩa của câu thành ngữ này .Với mục đích cùng nhau bảo vệ và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt nên post lên để mọi người tham gia cho ư kiến .
Đó là câu :"Mắt thợ , Vợ lính "
Bạn hiểu câu thành ngữ này như thế nào ?
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
huongdongnoi28
member
REF: 369324
07/06/2008
|
Giữ ǵn sự trong sáng của tiếng Việt:
"Mắt thợ vợ lính" là thế nào?
Lao Động Cuối tuần số 26 Ngày 29/06/2008 Cập nhật: 2:57 AM, 29/06/2008
(LĐCT) - Từ những năm năm mươi của thế kỷ trước tôi đă từng nghe người lớn quê tôi nói câu "Mắt thợ vợ lính" nhưng tôi chưa hiểu là thế nào. Có lần tôi hỏi mẹ tôi th́ bà nói: "Vợ lính là nó tinh lắm, thoáng trông thấy chồng ở đằng xa là nhận ra ngay".
Nghe vậy chứ tôi vẫn chưa hiểu tường tận câu nói ví von so sánh này. Sau này có điều kiện đi công tác đây đó, bạn bè lúc vui tôi có mang câu "Mắt thợ vợ lính" bàn luận với anh em, nhưng đa số đều hiểu lơ mơ nhất là những người ít tuổi.
Tôi quay về suy nghĩ kỹ câu giải thích ngắn gọn của mẹ tôi khi xưa, càng suy nghĩ kỹ càng thấy thú vị. "Mắt thợ" th́ rơ rồi, mắt thợ là tinh lắm. Một người thợ mộc khi nh́n một đoạn gỗ có thể ước lượng gần chính xác nó dài mấy thước, mất tấc dùng được vào việc ǵ. Một người thợ may nh́n sơ qua một người, không cần lấy số đo cũng có thể may được bộ quần áo vừa cho người đó.
C̣n "vợ lính" th́ sao? Đă là người lính đương nhiên phải xa vợ, xa con đi vào nơi gian nan nguy hiểm, đi mà không biết ngày trở về. Khác xa với những người vợ có chồng tạm xa nhà đi làm ăn đây đó. Người vợ lính luôn nhớ chồng da diết không nguôi lo âu, chờ đợi. V́ vậy từng đặc điểm riêng của chồng đều in đậm trong con tim khối óc của người vợ: dáng vóc con người, từng cử chỉ, chân tay, giọng nói... Do vậy trong một số đông người lính cùng quần áo trang bị như nhau, tuổi tác ngang nhau, đứng xa quan sát người vợ lính cũng dễ dàng nhận ra đâu là chồng ḿnh.
Th́ ra ở đất nước Việt Nam ta qua nhiều thế hệ những người lính phải xa nhà đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng tạo nên những người "vợ lính" có những đặc điểm riêng.
Hiểu câu "Mắt thợ vợ lính" như trên không biết đă đúng chưa? Tôi rất mong các bạn đọc gần xa cùng góp ư.
Trần Trọng Yên Số 1, Hoàng Văn Thụ, Hồng Bàng, Hải Pḥng (Người đề nghị giải thích "thành ngữ này")
Thử t́m hiểu câu "mắt thợ vợ lính"
Không biết ông Trần Trọng Yên t́m được câu này ở đâu. Tôi đă xem trong một số sách liên quan đến thành ngữ, tục ngữ th́ không thấy có câu này. Tuy mới mà thấy thú vị, càng đọc, càng ngẫm lại, càng thấy hay.
Người sáng tạo ra nó đă khéo lợi dụng hai tiếng đồng âm để tạo thành vần ghép hai vế hoàn toàn khác nghĩa trong một thành ngữ để tạo ra một nghĩa liên quan hoàn chỉnh. "Mắt thợ" (giống như) "vợ lính". "Thợ": Người lao động chân tay làm một nghề nào đó để lấy tiền công (từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ).
Tuy nhiên, "thợ" c̣n chỉ người lao động chân tay chuyên về một nghề có tŕnh độ tay nghề nào đó, khá tinh xảo như "rất thợ". Tuy lao động chân tay nhưng họ là người có đầu óc tính toán và con mắt nh́n tinh tường, giúp cho chân tay được khéo léo, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao về mọi mặt (cả nghệ thuật và giá trị sử dụng).
Con mắt thợ là con mắt khôn ngoan để giúp họ lao động có hiệu quả. Lính là những người ở trong quân đội phải đóng quân xa nhà. Vợ lính thường phải xa chồng, sống ở nhà một ḿnh hoặc ở gia đ́nh có bố mẹ, anh chị em nhà chồng, hàng xóm... Trong các quan hệ, phải tự ḿnh lo toan để không mất ḷng ai, giữ được quan hệ đúng mực. Muốn như vậy, người phụ nữ cũng phải khôn ngoan chăng?
Nghĩa thứ hai của câu này có thể hiểu như sau: Người thợ - nhất là các loại thợ sửa chữa - thường hay có con mắt ḍ xét, phán đoán, nghi ngờ những chỗ hỏng hóc, khuyết tật của đối tượng để sửa chữa. "Vợ lính" có chồng đi xa, thường hay có tính đa nghi chồng ḿnh đi nơi này, nơi khác dễ sinh tính lăng nhưng. Như thế người "vợ lính" cũng hay có tính ḍ xét, đa nghi chồng ḿnh như mắt người thợ vậy. Không biết hai cách hiểu trên có thoả đáng không, mong toà soạn và các bậc đàn anh chỉ giáo?
Phạm Văn Ninh (Nhà 8, ngơ 10, khu Hà Tŕ 5, phường Hà Cầu, TP.Hà Đông, tỉnh Hà Tây)
|
|
huongdongnoi28
member
REF: 369328
07/06/2008
|
Giữ ǵn sự trong sáng của tiếng Việt
"Mắt thợ" th́ có "Vợ lính" c̣n phải t́m
Lao Động Cuối tuần số 25 Ngày 22/06/2008 Cập nhật: 2:18 AM, 22/06/2008
(LĐCT) - Báo Lao Động cuối tuần, số 23, ra ngày 6-8.6.2008, có đăng ư kiến của ông Trần Trọng Yên, muốn t́m hiểu ư nghĩa của câu tục ngữ "Mắt thợ vợ lính". Đọc lên, tôi thấy câu này rất lạ.
Mà không chỉ riêng tôi, các đồng nghiệp tại Viện Ngôn ngữ học mà tôi hỏi cũng ngỡ ngàng v́ "h́nh như không có", "mới nghe lần đầu". Sau đó, tôi hỏi hai chuyên gia hàng đầu về thành ngữ tục ngữ và folklore là GS Nguyễn Văn Khang (Pḥng Ngôn ngữ học xă hội, Viện Ngôn ngữ) và GS Nguyễn Xuân Kính (Viện Nghiên cứu Văn hoá) th́ hai vị này cũng chưa nghe và chưa giải thích ngay được. Tuy nhiên, tôi rất muốn tiếp tục khám quá vấn đề cho ra nhẽ.
Có lẽ, ông Trần Trọng Yên đă đề xuất một băn khoăn dựa trên một căn cứ nào đó trong thực tiễn giao tiếp từ cuộc sống. Không phải mọi sự kiện ngôn ngữ (dù mới hay nảy sinh đă lâu) cũng đều được phổ biến rộng khắp.
Nhưng quả là khó cắt nghĩa câu này quá. Các sách từ điển thành ngữ, tục ngữ mà tôi tra đều không có. Trong Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân, NXB Văn học, 2003) có thống kê 29 đơn vị bắt đầu bằng từ "mắt" (từ Mắt ba vành sơn son đến Mắt trước mắt sau).
Từ điển Thành ngữ Việt Nam (Viện Ngôn ngữ học, NXB Văn hoá, 1993) thống kê 33 đơn vị (từ Mắt cá da lươn đến Mắt trước mắt sau). Cả hai đều không thống kê tổ hợp Mắt thợ, vợ lính. Rất có thể là tục ngữ này mới xuất hiện chăng?
Tôi đành phải gơ cửa các nhà "cao tuổi" để may ra nhờ vào trí nhớ và kinh nghiệm dân gian của các cụ giúp tôi "gỡ bí" chút nào chăng. Quả là không uổng. Có ai đó đă nghe ở đâu đó câu trên. Nhưng có một cụ nghe xong đă bác bỏ biến thể Mắt thợ, vợ lính này. Cụ cho rằng phải đọc là Mắt thợ, vợ quan mới phải.
Cách cắt nghĩa dân dă của cụ xem chừng cũng rất logic. Rằng, ở tục ngữ bốn âm tiết kia có hai vế hiệp vần, đối nhau: Mắt thợ và Vợ quan. Mỗi một vế là một nhận định về 2 đối tượng khác nhau. Mắt các ông thợ thường rất tinh tường trước những hiện tượng thuộc ngành nghề của họ. Một bác phó mộc lâu năm, chỉ liếc qua là đă biết cây gỗ nọ tốt hay xấu, độ tuổi chừng bao nhiêu, thời gian "phơi" gỗ đă đủ để đem chế tác hay chưa... Một nghệ nhân gốm nh́n ngọn lửa trong ḷ là biết mẻ gốm này đă đạt độ "chín" hay cần hăm cho vừa nhiệt. Một bác thợ bạc nh́n vàng có thể đoán tuổi gần như đúng... Nói tóm lại, người thợ lành nghề có một trực giác quan sát bằng mắt rất giỏi, cảm quan ban đầu của họ rất cần thiết và thường là không bị sai lệch nhiều.
C̣n vợ quan lại mang một hàm nghĩa khác. Ngày trước, phu nhân của các vị quan lại có vai tṛ rất lớn, quyền sinh quyền sát ra phết. Quan điều hành ở cửa công nhưng nhiều khi chính các bà vợ "ngồi mát" kia mới nắm quyền. Quan bà hơn quan ông, Lệnh ông không bằng cồng bà. Bà chính là tai mắt, là "quân sư hiến kế" cho ông. Bà chưa gật th́ ông chưa thể đồng ư được. Bà lại là người thay ông "thụ lư" mọi việc công chính kia bằng cửa sau, cửa phụ. Nhận đơn từ, quà cáp, và có khi cả chuyện hối lộ tiền bạc đều qua tay bà hết. Ông cứ vào vai nghiêm minh, chính trực, chẳng sợ ǵ người đời xét nét hay đàm tiếu. Bởi tất tần tật chuyện "hậu kỳ" đă có bà lo liệu đâu vào đấy.
Dĩ nhiên ở đời, cũng không thiếu quan bà đảm đang, giỏi giang đă làm vẻ vang, làm mát mặt quan ông bằng cách hậu thuẫn đáng kể cho chồng trong việc lo toan, ứng xử mọi đường. Bà là chỗ dựa đáng tin cậy để ông hoàn thành trọng trách. Của chồng công vợ cơ đấy!
Mắt thợ đúng là cặp mắt đáng nể. Vợ quan quả là bà vợ đáng gờm. Thế c̣n câu Mắt thợ, vợ lính có không? ở đây (theo các cụ) thật khó t́m ra một phẩm chất thật rơ nét đi kèm vợ lính để cho câu tục ngữ kia vừa đối về ngữ âm, vừa chỉnh về ngữ nghĩa (Sự đối chỉnh này ta c̣n thấy ở một loạt đơn vị có thành tố "mắt", "lính": Mắt thứ hai/ tai thứ bảy; Mắt con trai/ tai con gái; Nước sông/ công lính; Con nhà lính/ tính nhà quan...). Có người cho rằng "vợ lính" vốn rất đáo để, rất đảm đang, tháo vát (làm thay chồng mọi việc). Nhưng có vẻ cách hiểu này chưa thực sự thuyết phục.
Xem ra câu chuyện chưa kết thúc ở đây. Cũng bởi cách giải thích của tôi mới chỉ là một sự t́m hiểu bước đầu. Tôi chỉ hi vọng thử góp một ư kiến nhỏ thôi.
PGS TS Phạm Văn T́nh
|
|
ototot
member
REF: 369407
07/06/2008
|
Theo tôi, đất nước ḿnh nhiều chinh chiến suốt trên nưả thế kỷ qua, nên thành ngữ với chữ "lính" cũng nhiều lắm, và cũng cần làm sáng tỏ trong từng bối cảnh cụ thể.
Ví dụ: - Con nhà lính, tính nhà quan!
(Quan th́ bao giờ cũng giàu sang; c̣n lính th́ nghèo hèn. Vậy mà xă hội cũng vẫn có cảnh ngược đời : nghèo mà vẫh hoang phí, và giàu mà vẫn keo kiệt!)
Tiền lính, tính liền!(Thời đại nào, chính thể nào, th́ lính cũng ... nghèo, lănh lương không bao nhiêu, nên chi tiêu phải tính thật kỹ!)
Bạc như dân, bất nhân như lính! (Thú thực, câu này th́ không dám b́nh!)
và c̣n nhiều lắm...!
Vậy cũng xin góp ư một chút.
Thân ái chúc vui Chủ Nhật,
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|