UtTich
member
ID 5526
02/21/2005
|
Song Hỷ..
Lâu lắm rồi UT ko lên diễn đàn tham gia thường xuyên nữa, ko biết mọi người ăn tết có vui vẻ ko nè?.nhân đây Ut có 1 thắc mắc nho nhỏ mong các bạn có ai biết xin giải đáp dùm Ut há.Số là trong đám cưới người ta thường cầu mong hạnh phúc bằng 2 chử Song Hỷ.Sao ko là 1 chử Hỷ mà có tới 2 chử Hỷ lận vậy? có ai biết nguồn gốc lịch sử như thế nào ko? Ut xin cảm tạ nhiều nhiều..
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
Ca Rang Cang Tai
guest
REF: 47632
02/21/2005
|
Ví dụ như tui cưới UtTich thì 2 đứa mình đều sướng , chứ đâu phải 1 mình tui sướng mà gọi là 1 hỷ.
Vậy 2 hỷ là đúng rồi.
Có chồng sẽ biết...nhiều khi có tới xập hỷ nữa đó...
UtTich biết hôn ?
Có anh kia người Hoa cưới vợ người Huế.
Đêm động phòng hoa chúc sau khi ân ái mặn nồng chị vợ nói XONG RỒI HỈ ?( tức là xong rồi ). Anh chồng người Hoa nghe vợ nói XONG HỈ tưởng là mặn nồng thêm 2 lần nữa...nên cũng chìu Vợ mới cưới...
Xong rồi Anh Chồng chưa kịp nghĩ ngơi thì chị vợ nói NGỦ HỈ ( tức là đi ngủ ).Anh chồng tưởng vợ đòi thêm 5 lần sướng nữa , vì ngũ là 5...cũng vì quá thương Vợ nên anh ta cũng hì hà hì hục gần đến sáng được 5 lần nữa...Mệt quá , anh ta té lăn xuống đất đụng vào cánh cửa và tấm màn che phía trong cánh cửa đổ xuống...Chị Vợ người Huế nói XẬP HỈ ( ý nói cánh cửa bị đổ sập xuống ) , nhưng anh chồng tưởng chị vợ đòi thêm 10 lần nữa , vì XẬP là 10....Anh ta lật đật bò ra ngoài ( đi không nổi nữa )và la to : Con vợ của ngộ nó giết ngộ pà con ui...chết ngộ dzùi pà con ui... !!!!!!
Xập Hỷ là vậy đó UtTich ạ.
Song hỷ mà thấm gì...
|
|
bang
member
REF: 47634
02/21/2005
|
OG không dám đi quá xa câu hỏi, nên xin nghĩ chân phương, như chân phương cuả câu hỏi:
Song Hỷ là 2 niềm vui sóng đôi nhau (cùng một lúc), như song ca, song tấu, song mã, song song, ..., khác với "nhị hỷ" (thủ tục "lại quả" sau lễ cưới vài ba ngày, theo phong tục xưa, nhất là tại miền Bắc)
Người ta lập lại 2 lần là để đề cao vai trò cuả 2 người kết hợp làm một, qua hôn nhân. Ý niệm "Song Hỷ" mang tính phổ quát, nên mọi thời đại, mọi văn hoá, đều chấp nhận.
Ngày nay, hai chữ hán "Song Hỷ" chỉ còn là một cái "logo" (hình tượng) cho hôn nhân.
Phong tục Việt Nam ngày nay thay đổi nhiều, chữ nghiã tiếng Việt còn thay đổi nhanh hơn, tôi e rằng chỉ trong vài thế hệ nưã thôi, sẽ còn vô số thắc mắc khác nưã.
Thí dụ, ngày xưa chỉ có nam giới mới được "cưới vợ", nữ giới chỉ được "lấy chồng", "giá thú" là cuả đàn bà, "hôn thú" là cuả đàn ông; đàn bà lấy nưã là "tái giá", đàn ông là "tục huyền."...
Thân ái,
Ông Già
|
|
Ngua Hoang
guest
REF: 47655
02/22/2005
|
Tui nhớ không lầm ,ngày xưa khi các cậu tú đậu Trạng Nguyên áo mão nguy nga về làng,vừa được vua phong tưóc quan lại còn gã cho công chúa...cho nên cả làng chúc mừng 2 chử Song Hỷ thì phải cho nên tục truyền từ đó về sau mỗi khi chúc mừng niềm vui hạnh phúc...cô ut còn gì thắc mắc nữa không? lâu lắm không thấy cô ut , cũng nhớ nhiều...
|
|
bang
member
REF: 47656
02/22/2005
|
Tôi chắc NgưạHoang đang muốn nói đến "Đại Đăng Khoa" và "Tiểu Đăng Khoa" (đại = to; đăng =ghi vào sổ; khoa = thi), chứ không phải "Song Hỷ".
Ngày xưa, đỗ đầu khoa thi lớn thì trở thành Trạng Nguyên, sẽ được vua ban chức tước, làm quan. Đó là đại đăng khoa.
Làm quan rồi, không thiếu gì người gả con gái cho, khỏi sợ "mồ côi vơ." Lấy được vợ là "tiểu đăng khoa".
Vì vậy, thời xưa người ta chúc thanh niên "Đầu năm đại...,cuối năm tiểu..."
Thì ra truyền thống thanh nìên Việt từ ngàn xưa, là lo học hành cái đã, chuyện yêu đương tính sau. Còn bây giờ?
Thân ái,
Ông Già
|
|
guest
guest
REF: 47700
02/23/2005
|
Hai họ đều vui thì là Song Hỷ đó mà cô ut ơi !!!!ăn tết xong rồi coi bộ cô ut muốn lấy chồng rùi he??? đừng bỏ anh tôi nghiệp mà cô ut.để ý cô ut lâu rùi mà chưa dám mở lời,sợ nói ra cô ut ừa...mệt lắm ! hiiiihi
|
|
tihon
guest
REF: 47854
02/27/2005
|
em nở lạnh lùng đến thế sao.
tim anh tan nát tự hôm nào..............
|
|
UtTich
member
REF: 47863
02/27/2005
|
Mỗi người mỗi ý, cái nào cũng thú vị và có lý hết.mến tặng mọi người một bài hát dễ thương thay lời cảm ơn nhé, thương nhiều..
http://www.cs.uno.edu/~wjiang/music/c.wma
|
|
bang
member
REF: 47865
02/27/2005
|
Cảm ơn UtTich đã cho nghe một bản nhạc tuyệt vời cho ngày Chủ Nhật. Tôi đã thâu vào CD, và chép được lời bài "Hear Me Cry" (Hãy Nghe Em Khóc) như sau, xin tặng lại tất cả:
HEAR ME CRY
"You couldn't say
needed someone new
You actually thought
deep inside I knew
Can you tell me how can you say
Why this should suffice
You passed me by
and your heart as cold as ice
(You passed me by)
Did you see me cry
(Did you ask yourself why)
Did you see me cry
(Did you ask yourself how)
Can you hear me cry
(Did you ask yourself)
Will we ever grow apart
You couldn't say
needed someone new
and you actually thought
deep inside I knew
I wonder where we will go
Will we be the same
(You passed me by)
I laugh inside I think of you
and the love we made
(You passed me by)
Tell me why this should suffice
I hold you through the night
Now will I let it go
Soon I'll let it go
Can you hear me cry
(Will you ask yourself why)
Can you hear me cry
(Will you ask yourself how)
Can you hear me cry
(Will you ask yourself)
Will we ever grow apart
You, I'll stand by your side
I'll be there for you
(You passed me by)
You, I'll stand by your side
Please just do me right
(You passed me by)
You, I'll stand by your side
I'll be there for you"
Thân ái,
Ông Già
PS. Lời ca hơi buồn, nhưng lãng mạn quá! (Chuyện một cô bé, chỉ còn biết khóc khi người yêu lạnh lùng ra đi)
|
|
kiennghi
member
REF: 304142
02/20/2008
|
Chao ban.
Minh ke cau chuyen ra day mong ban tham khao, tat nhien minh chi doc o mot quyen sach, con dung hay sai thi minh xin ban thong cam dum.
Những chữ Song Hỷ dùng trong đám cưới từ khi nào?
Tương truyền rằng việc dán chữ Hỷ trong đám cưới là do nhà chính trị lớn triều nhà Tống, Vương An Thạch khởi xướng.
Hồi ông còn trẻ lên kinh thành đi thi, được qua một nơi gọi là Gia Mã Trấn, tại trấn này có một nhà tài chủ họ Mã, trước cửa nhà treo một cây đèn kéo quân, trên chiếc đèn có viết mấy chữ:
Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ
(Đèn kéo quân, ngựa đèn chạy, đèn tắt ngựa dừng bước)
Cây đèn này đã làm cho người ta hết sức chú ý, Vương An Thạch thấy thế ghi nhớ trong lòng. Cũng vừa may hôm sau ở trong trường thi Vương An Thạch là người đầu tiên nộp quyển, quan coi thi thấy ông làm bài nhanh như thế, muốn thử sức làm câu đối xem sao, bèn chỉ lá cờ thêu hình con hổ bay treo ở trước cửa, ra vế đối:
Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, quyển hổ tàng thân
(Cờ hổ bay, hổ trên cờ bay, cờ cuốn hổ náu mình)
Vương An Thạch nhớ tới những chữ viết trên cây đèn kéo quân bèn lấy ngay làm vế đối thứ hai, lập tức đối luôn:
Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ
Quan coi thi thấy Vương An Thạch làm vế đối thứ hai của câu đối cũng thần tốc như thế cho nên càng khen ngợi nhiều hơn.
Sau khi thi xong, Vương An Thạch lại qua Mã Gia Trấn, ông hỏi thăm thì biết rằng tài chủ họ Mã vốn có cô con gái yêu chưa lấy chồng. Câu đố trên cây đèn chính là ông đưa ra để kén rể.
Sau khi biết như thế, Vương An Thạch lại đem vế đối của viên quan giám khảo nêu ra để đối lại và viết lên giấy đưa cho tài chủ họ Mã xem. Tài chủ họ Mã vui mừng khôn xiết, lập tức hứa gả con gái cho Vương An Thạch.
Không bao lâu sau Vương An Thạch kết hôn cùng cô con gái của tài chủ họ Mã. Giữa hôm cô dâu và chú rể làm lễ lạy trời đất thì các sai dịch đến báo tin: “Vương đại nhân thi đỗ rồi”. Vương An Thạch nghĩ rằng bản thân mình được động phòng hoa chúc là một điều “hỷ”, tên mình được nêu tên trên bảng vàng lại là một điều “hỷ” nữa, vì thế ông lấy ngay một tờ giấy đỏ, viết lên đó hai chữ “hỷ” thành một chữ “Hỷ” do ông mới sáng tạo ra để thay cho hai chữ “hỷ” đơn dán lên cửa. Vì chữ “Hỷ” này biểu hiện đầy đủ nhất không khí vui mừng trong đám cưới, cho nên trong các lễ cưới người ta đều dán chữ “Hỷ” đỏ thắm.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|