vothuylinh
member
ID 9771
02/15/2006
|
Tính đi nè...
Từ một vị trí ngắm trên một con tàu chở lúa , cách mặt nước là 18 mét..
Ánh đèn của Hải Đăng chiếu vào tầm quan sát chỉ thấy được ở phía chân trời xa.
Vào thời điểm đó , nước thuỷ triều dâng lên , ngọn đèn cách mặt nước 34 mét.
Ta lấy bán kính của quả đất là 6400 km , thì chiếc tàu chở lúa cách Hải Đăng bao xa...?
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
chubeht
member
REF: 68884
02/15/2006
|
Khỏang cách TL cần hỏi là khỏan cách ko gian hay địa lí?
Nếu không gian thì nó bằng:
x=6400,034^2-6400^2+6400,018^2-6400^2
Nếu là khỏan cách địa lí thì tính góc của hải đăng và tàu so với tâm quả đất rồi suy ra độ dài cung là khỏang cách địa lí của hải đăng và tàu:
l=(x1+x2)*6400
với x1=arccos(6400/6400.034)
x2=arccos(6400/6400.018)
|
|
vvsaola
member
REF: 68939
02/16/2006
|
chắc là dúng rồi. chubeht xưa nay giỏi tón lắm
|
|
truongsan
member
REF: 68944
02/16/2006
|
có lẽ phải dùng dến CÔNG THỨC,năng suất phân ly cuẩ mắt
|
|
chubeht
member
REF: 68978
02/16/2006
|
VVSAOLA nói ko đúng về chubeht rùi, chubeht tệ lắm, chỉ là VTL đưa ra nhưng bài toán đơn giản thôi, thấy mọi người cũng ít ham giải những bài toán có phương trình nên bôn chen giải để ko làm bùn lòng người ra đề thôi. Câu này của TL cũng vậy, chubeht giải đã đúng đâu ( quên lấy căn bật hai).
Nói thêm một tý, Theo suy luận của chubeht(thường là sai) thì với những dữ kiện của TL thì lúc quan sát được điều đó thì mắt, mặt biển và đèn hải đăng thẳng hàng. Hay đúng hơn là đường thẳng ánh sáng của ngọn hải đăng lúc này tiếp xúc với mặt biển, vẽ hình ra, dùng kiến thức của hình học lớp 9 với Pitago là có thể tính được độ dài đoạn thẳng từ hải đăng đến tàu.
Ví dụ:
ngọn hải đăng: A
tàu: B
Tâm trái đất: O
điểm tia sáng của ngọn hải đăng tiếp xúc mặt biển: H
thì AB=AH+HB, trong đó AH, HB là cạnh góc vuông của 2 tám giác vuông OHA và OHB. Chubeht chỉ tính độ dài của nó ra bằng Pitago thôi.
Còn nếu hỏi khoản cách đường thuỷ từ Tàu đến hải đăng thì là độ dài cung tròn AB, tính bằng cách xác định góc AOB bằng lượng giác rồi suy ra thôi.
Tất nhiên đó chỉ là tương đối, vì còn có sự khúc xạ ánh sáng(do sương hay hơi nước biển tạo ra lăng kính làm lệch đường truyền ánh sáng chẳng hạn, hay những điểm và khoản cách thực tế, nhưng những điều này có thể trừu tượng hoá đi, ko thì bó tay)
Mong là VTL cho câu trả lời!
|
|
vothuylinh
member
REF: 69037
02/16/2006
|
Chú Bé tính như vậy là ổn rồi , Thuỳ Linh nói phụ thêm vô thôi nha.
Để chứng minh được OT (tàu và mặt nước) ta có
(OT^2) = OA.OB
Nếu OA = h (mét) là độ cao của người quan sát so với mực nước biển và AB là đường kính của trái đất , thế thì khoảng cách d (km) từ người quan sát đến chân trời được cho bởi phương trình :
d^2 = 0,001h (0,001h + 12800).
Nhưng Chú Bé thấy không ? vì 0,001h rất là nhỏ so với 12800 do đó trong thực tế ta chỉ xem :
d^2 = 0,001h x 12800 = 12,8
Áp dụng điều này 2 lần cho khoảng cách tàu chở lúa và ngọn hải đăng đến chân trowì ta có kết quả cần tìm là 36km.
Đây chỉ là những bài toán đơn giản cho vui thôi , đừng đòi hỏi những bài toán hóc búa nghe anh vvsaola , y như ChúBéht nói đó , những bài toán giãi có phương trình thường ế khách , nên TL chỉ đố những bài nhẹ nhẹ , vui vui để mọi người cùng tham gia cho vui.
Phải hôn anh vvsaola ...khó tính.
Cảm ơn ChúBéht...
hihihiiii
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|