nanghoanghon20
member
ID 16309
10/20/2006
|
bài học đầu tiên !
lớp 1a ( tiểu học ).
buổi học đầu tiên !
Để liên hệ với tựa đề bài hoc :
cô giáo: các em cho cô hỏi
- trên giường nhà em có nhũng ǵ?
học sinh : thuă cô !trên giường có chiếc chiếu ạ !
cô giáo : vậy c̣n ǵ nữa ?
hoc sinh :
-thưa cô trên chiếc chiếu là mẹ em ạ !
- trên mẹ em là...bố...em !
- trên bố em là chiếc chăn bông ạ !
nhưng khi đó chiếc chăn đă rơi xuống đất rồi ạ.
em nói đúng rồi .
hôm nay chúng ta học bài chiếc chăn bông !
hoc sinh ủa !!!!
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
nanghoanghon20
member
REF: 507371
12/19/2009
|
tư liêu lịch sử !
NHH xin mạn phép !"cafeden" lưu lại tư liệu này !
Cuộc di tản tệ hại
Nh́n lại lịch sử , giờ phút cuối cùng của miền Nam , trước Toà Đại Sứ Hoa Kỳ trên đại lộ Thống Nhất , hàng ngh́n người đô xô chen lấn t́m mọi cách vào bên trong Toà Đại Sứ , hy vọng vài chuyến bay cuối cùng của người Mỹ đưa họ rời khỏi VN .Thế nhưng , hổn loạn đau thương...
Hai nhân chứng người Mỹ trong bài phỏng dịch sau đây đă không khỏi ngậm ngùi khi kể lại nhũng ǵ họ trông thấy trong cuộc di tản tệ hại của người Mỹ ở toà đại sứ của họ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến ở VN .
Chiến dịch "Cơn gió thường lệ" .
Ngày 9-4-1975 người Mỹ bắt đầu thảo chi tiết các kế hoạch di tản . Tùy viên quân sự Mỹ , đại tá Whale đưa ra bốn khả năng : kế hoạch 1 và 2 là di tản dần dần bằng đường hàng không , kế hoạch 3 là di tản đồng thời bằng đường hàng không và đường biển và kế hoạch 4 là di tản bằng trực thăng vận ngay tại Saigon. Các người Mỹ được căn dặn phải mở nghe thường trực các đài phát thanh quân sự Mỹ và chờ nghe thông điệp ngụy hóa như sau : "Mẹ muốn anh điện thoại về nhà " và bản tin thời tiết : "Bây giờ là 40 độ và nhiệt độ đang tăng lên", sau đó là bản "Giáng Sinh trắng " do Bing Crosby hát . Loạt mật lệnh này được truyền đi 15 phút một lần .
Lực lượng đăc nhiệm 76 của Hải Quân Mỹ cùng với các hàng không mẫu hạm Han*censored* , Okinawa và Midway chờ đợi ngoài khơi VN . Lực lượng này tập trung 81 trực thăng được các máy bay của lực lượng đặc nhiệm 77 yễm trợ . Chiến dịch "Cơn gió thường lệ" (Frequent Wind), tên đặt cho kế hoạch 4 , bắt đầu lúc 11 giờ 08 phút ngày 29 tháng 4 . Cuộc di tản từ mái các ṭa cao ốc dự định chấm dứt vào khoảng 18 giờ 30 cùng ngày , nhưng ở ṭa đại sứ Mỹ , cuộc di tản đă kéo dài đến 4 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 . Chiến dịch này đă di tản được 1373 người Mỹ , 5595 người Việt và 85 công dân các nước khác . Ngoài ra 41 máy bay của Không lực VNCH chở các phi hành đoàn và gia đ́nh của họ đến được các hàng không mẫu hạm Mỹ .
Hỗn loạn ngay từ phút đầu .
Ken Moorefield là cố vấn đặc biệt của đại sứ Mỹ ở Saigon . Anh ta đang làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhứt khi công cuộc di tản bắt đầu trở nên dồn dập từ ngày 20 tháng 4 . Anh kể lại rằng trong căn cứ quang cảnh đă trở nên hỗn loạn . Anh nói :"Chúng tôi nhận được lệnh chỉ di tản người Mỹ và gia đ́nh của họ . Ban đầu tôi c̣n khuyến khích các người Mỹ cưới vợ VN hay nhận con nuôi VN để mang họ theo . Ngày đầu chỉ có khoảng ba hoặc bốn trăm người VN xin di tản , nhưng không bao lâu con số lên tới hàng mấy ngàn người . Nói chí t́nh , tôi vẫn giữ ư định xoay sở thế nào để cứu được càng nhiều người càng tốt."
T́nh h́nh trở nên khó kiểm soát . Ở Tân Sơn Nhứt có những quân nhân VNCH không thể ở lại một khi CS chiếm được chính quyền . Nhiều màn xô xát giữa các quân nhân và thường dân xảy ra khi họ giành nhau lên máy bay di tản . Nhiều hoa tiêu VN tự quyết định số phận của ḿnh , họ bay đi không cần theo lệnh của ai . Hàng loạt trực thăng như vậy đă đáp xuống các hàng không mẫu hạm Mỹ bỏ neo ở biển Đông và khi boong tàu không c̣n chỗ chứa người ta phải đẩy vứt trực thăng xuống biển .
Ngày 29 tháng 4 năm 1975 vào lúc 4 giờ sáng , quân Bắc Việt bắt đầu pháo kích vào thủ đô Saigon . Tiếng nổ đánh thức Moorefield dậy , anh quay lại phi trường . Anh kể: "Khi tôi đến, phi trường đang bị pháo kích bằng rốc-kết . Các trực thăng và phi cơ cố gắng cất cánh để thoát cuộc pháo kích . Thủ đô Saigon ch́m trong khói lửa và quân CS đă bố trí các hỏa tiễn chung quanh Saigon . Chúng tôi hiểu rằng ḿnh chỉ c̣n vài giờ , thậm chí vài phút để thoát thân." Khi hay tin phi trường bị tấn công bắng rốc-kết đến Hoa Thịnh Đốn , một loạt các phiên họp thượng đỉnh được triệu tập cấp tốc và tổng thống Ford ra lệnh cho đại sứ Martin di tản hết những người Mỹ c̣n kẹt lại ở Saigon .
Trực thăng cứu viện .
Khi Martin bật đèn xanh cho cuộc di tản cuối cùng , 81 chiếc trực thăng cất lên từ các tàu của Đệ Thất Hạm đội Mỹ đang đậu ngoài khơi VN và nhắm hướng phi trường Tân Sơn Nhứt lúc đó đang bị quân đặc công CS pháo kích từng chập . Cuộc pháo kích đă ngăn cản các phi cơ hạ cánh nên sự xuất hiện của các trực thăng gây phấn khởi cho mọi người . Cho tới 19 giờ 30, nhờ các chuyến bay đi và bay về không ngừng đến các hàng không mẫu hạm mà các trực thăng di tản được gần hết mọi người . Giờ chỉ c̣n lo di tản toà đại sứ Mỹ . Moorefield v́ bận kiếm gom những "con vịt đẹt" chậm chân nên đến ṭa đại sứ Mỹ lúc đă xế chiều . Quanh anh hàng ngàn người VN đang cố gắng một cách tuyệt vọng để xâm nhập vào bên trong ṭa đại sứ . Anh kể lại: "Cuối cùng tôi mở được một lối đi xuyên qua đám đông và tới trước lưới rào . Một anh Thủy Quân Lục Chiến đứng gác thấy tôi . Anh ta mở cổng cho tôi vào . Tôi để cả buổi chiều và đầu hôm để t́m xem ḿnh có thể làm được ǵ và tôi đă giúp được nhiều người leo ngơ sau để vào ṭa đại sứ . Cuộc di tản bằng trực thăng đang tiếp diễn."
Nhiếp ảnh viên của hăng thông tấn AP , Neal Ulevich cũng kẹt trong đám đông đang xô đẩy nhau trước cỗng ṭa đại sứ lúc khởi đầu cuộc di tản bằng trực thăng . Anh nói: "Chúng tôi biết rằng các Thủy Quân Lục Chiến sẽ đưa chúng tôi vào , nhưng phải làm sao tiến đến sát cỗng mới được . Hàng mấy ngàn người VN đang chờ trước tường ṭa đại sứ với hy vọng có thể leo vào trong để nhảy lên trực thăng . Các Thủy Quân Lục Chiến đẩy họ lui lại để ṭa đại sứ không bị tràn ngập . Các anh nầy chỉ cho người Tây phương và vài viên chức Cộng Ḥa vào trong . Nhiều người VN bắt đầu vượt qua những ṿng thép gai ở trên đầu tường như những người lính xung phong vào tuyến địch . Một người đàn ông bị vướng chân lại và té xuống . Anh ta bị treo lơ lửng , đầu trút xuống , chân bị gai thép cào rách nát . Các anh Thủy Quân Lục Chiến trông thấy chúng tôi . Nhóm chúng tôi tiến lại sát tường hơn . Sự xô đẩy càng dữ dội . Một cô gái trẻ khoảng 18 tuổi , lai Mỹ ôm cổ tôi và kêu lên tuyệt vọng :"Nếu tôi bị bỏ lại chắc tôi chết mất."
Bên trong ṭa đại sứ Mỹ .
Nhiều bà mẹ nâng cao các cháu bé hy vọng Thủy Quân Lục Chiến trông thấy sẽ cho họ vào . Các Thủy Quân Lục Chiến dùng chân đạp những người VN trở lui và túm lấy cổ áo những người Tây phương để kéo họ lên . Một khi đă vào được bên trong ṭa đại sứ rồi th́ mọi sự đều dễ dàng . Có một chút ǵ hỗn độn ngự trị ở đây , nhưng một người đàn ông trầm tĩnh , thắt lưng vắt một khẩu súng colt dẫn chúng tôi vào sân trong , ở đó các Thủy Quân Lục Chiến trong quân phục tác chiến đang canh gác các bức tường. Ông ta dẫn chúng tôi vào trong ṭa cao ốc mà mái được dùng làm băi đáp trực thăng . Trong khi chờ đợi ở hành lang , chúng tôi trông thấy nhiều người dùng búa phá hủy các máy đánh mật mă . Giấy tờ vất la liệt trên mặt đất nhưng các văn pḥng đều trống rỗng . Khi nghe tiếng gào thét của trực thăng đang đáp xuống mái của ṭa đại sứ chúng tôi chạy lên cầu thang . Lúc chúng tôi lên tới nơi th́ chiếc trực thăng CH-46 của Hải Quân đang chờ , hai chong chóng quay thành những ṿng tṛn lớn trong mưa bụi . Chúng tôi cất cánh ngay tức khắc , vầng ánh sáng của Saigon càng lúc càng mờ xa dần .
Chỉ di tản người Mỹ thôi .
Bốn giờ sáng ngày 30 tháng 4 , Hoa Thịnh Đốn ra nghiêm lệnh chỉ được di tản nhân viên người Mỹ thôi . Khi chiếc trực thăng kế tiếp đáp xuống , Moorefield hộ tống đại sứ Mỹ lên tàu . Vẫn c̣n khoảng từ 300 đến 400 người VN ở trước ṭa đại sứ Mỹ . Moofield nhắc lại những giây phút cuối cùng trước khi anh lên tàu :
"Chiếc trực thăng kế tiếp đáp xuống , tôi cho những người Mỹ c̣n chờ đợi cuối cùng lên tàu . Giờ đây không c̣n ai nữa . Lúc tôi tự nhủ rằng nhiệm vụ của tôi đă hết . Không c̣n ǵ để làm . Tôi leo lên trực thăng và bay đi ." Khoảng 40 phút sau , Moofield an toàn ở trên một hàng không mẫu hạm Mỹ . Anh là một trong số những người may mắn thoát được và có thể nói lên lời chào giả từ một cuộc chiến mà họ không thắng được và một dân tộc mà họ không bao giờ hiểu được . Cùng ngày đó , những người VN c̣n kẹt lại bắt đầu một cuộc sống đen tối dưới bạo quyền CS .
Theo tài liệu: "Nam, l'histoire vécue de la guerre du Vietnam, 1965-1975" của nhà Atlas, Paris .
|
|
nanghoanghon20
member
REF: 507519
12/20/2009
|
Một ngày cuối tháng tư.
Nội dung:
Hàng năm, cứ đến tháng Tư, ḷng tôi lại nôn nao khó tả. Tôi đoán, không riêng ǵ tôi, mà có lẽ tất cả những người VN di tản của tháng Tư 75, đều có tâm trạng giống nhau. Tôi nhớ lại những ngày sôi động mấy tháng truớc đó. Mọi người nhốn nháo, lo âu, và những tiếng "phải ra đi" đă như một tiếng vang, cứ lan dần, lan dần, lan rộng măi, sau khi gần như cả nước đă chạy đôn chạy đáo t́m đường đi Mỹ.
Tôi chỉ là cô giáo dạy học Anh ngữ, không quen với một người Mỹ nào, cho nên khi nghe được tin, một người Mỹ, có thể đem được 5 người đi Mỹ, th́ tôi vội vàng chạy đến cô bạn thân đă từng làm sở Mỹ, hơn nữa cô ta lại có người chị lấy chồng Mỹ, làm ở bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Nhưng, đến nơi, tôi chỉ gặp người chồng cho biết, KB đi về Suối Lồ Ồ. Tôi nghĩ thầm trong bụng:
- Trong lúc đất nước đang sôi động, thế này, KB về Suối Lồ Ồ làm ǵ ?
Sau đó vài ngày, tôi lại được tin, một người Mỹ, có thể mang theo 10 người, tôi lại t́m đến KB lần nữa. Lần này, th́ người chồng đành nói sự thật:
- KB đi rồi.
Tôi ra về trong thất vọng. Mỗi ngày qua đi, nỗi lo âu trong tôi càng mănh liệt hơn. Lời của Mẹ tôi cứ vang vang trong đầu:
- Con phải t́m cách đi cho bằng được !
Chính v́ câu nói ấy, mà trước đó cả mấy tháng, tôi cùng với mấy người bạn đă bàn tính đến việc thuê tàu đánh cá, và đi Nouméa, theo lời chỉ dẫn cuả người thân quen, có chồng Tây. Chị nói, Nouméa, dễ sống lắm. Nó chỉ là một cái đảo nhỏ của Pháp... Ngày xưa, những người VN đi lính cho Pháp, sau khi theo Pháp về nước, chính phủ Pháp đă đưa họ sang sinh sống ở đảo Nouméa này. Và người nào cũng giàu v́ đàn bà VN, chịu khó, đảm đang, và chắt chiu...
Thế nhưng, mọi dự định đă không thành. Ư nghĩ phải đi Mỹ càng ăn sâu vào tư tuởng của tôi.
Cho đến một ngày, tôi nhớ rơ lắm, đó là ngày 25 tháng Tư chị tôi, đến chào Mẹ và tôi để ra đi. Sự ra đi này là do một gia đ́nh Mỹ đưa đị Tôi đi tiễn chị vào Tân Sơn Nhất, nơi gọi là D.A.O. Chị tôi bảo:
- Ở lại để đi cùng cho rồi, về làm chi.
- Nhưng các đồ trang sức, và vàng Mẹ cho vào cái ruột tượng, em lại để ở nhà, không mang theo. Em đă biết lối vào đây, em sẽ đi chuyến sau.
- Có ǵ cần nhờ vả, em cứ đến anh Lương, người bạn hàng xóm, rất tốt bụng, sẽ giúp em những điều cần thiết. Nhớ nhé.
- Dạ.
Vào trong dó, tôi mới thấy thiên hạ đă sửa soạn ra đi từ lâu lắm rồi. Tôi thấy có gia đ́nh anh chị BS Đào Đức Hoành, gia đ́nh anh Đào Hữu Dương, và nhiều gia đ́nh khác nữa... Các anh chị ấy hỏi tôi:
- Em cũng di chuyến này hả ?
- Dạ không.
- C̣n chờ ǵ nữa, nguy lắm rồi đó.
Và tôi ra về trong âu sầu, lo lắng. May quá, bạn thân của tôi là Thanh Tước, có cô em gái làm ở Usaid, cho tờ giấy chứng nhận là đă học về Nursing ở Mỹ. Và cô em c̣n dặn:
- Các chị cứ cầm tờ giấy đó, là nguời Mỹ sẽ cho lên máy bay.
Cầm tờ giấy trong tay, tôi lại phải đi t́m người đưa chúng tôi vào trong phi truờng Tân Sơn Nhất. Sau khi dễ dàng vào tiễn gia đ́nh chị tôi đi Mỹ, th́ ngay sau đó lệnh ban ra, chỉ có những nguời có giấy tờ đi mới vào được phi truờng mà thôi. Tôi đă không c̣n cách nào vào D.A.O trong phi trường Tân Sơn Nhất.
Tôi nhớ đến anh Luơng, người hàng xóm của gia đ́nh chị tôi ở Truơng Minh Giảng. Tôi đến t́m anh, được anh sốt sắng gọi điện thoại đến người anh ruột của anh làm ở Tân Sơn Nhất, nhưng khi gọi điện thoại, chị người làm cho biết ông bà chủ và các em đă đi rồi. Anh dẫn chúng tôi đến USOM, họ đang cho nhân viên lên xe... Nhưng, những người Việt lo cho chuyến đi ấy đă đ̣i chúng tôi phải có 1,000 dollars, mỗi người, mới lên xe được.
Chúng tôi lắc đầu, v́ đào đâu ra tiền dollars nhiều như vậy. Cả gia tài của Mẹ cho chỉ có 300 dollars để nhét túi, pḥng khi sang dất lạ quê người có chút tiền để sống bước đầu. Thấy chúng tôi đứng tần ngần, họ xuống giá, vậy 2 người 1,000 được không ?
Chúng tôi vẫn lắc đầu, và chỉ biết đứng nh́n chiếc xe đang từ từ lăn bánh, mà tan nát cơi ḷng v́ nghèo...
Anh Lương lại bảo chúng tôi về nhà chờ, anh đi một thời gian khá lâu.May quá anh Lương trở về, với xe ngoại giao, có tài xế Tàu lái, đầu có đội mũ casquette. Và luôn miệng giục 2 đứa tôi lên đi nhanh nhanh.
Thế là người gác cổng Tân Sơn Nhất, sau khi thấy xe ngoại giao, đă vẫy cho đi liền, không cần tŕnh giấy tờ. Qua được cổng Tân Sơn Nhất rồi, tôi chỉ đuờng cho ông ta lái thẳng đến D.A.O. Tuy vậy, c̣n phải qua một trạm của Mỹ khám xét giấy tờ. Chúng tôi đưa tờ giấy của USAID chứng nhận, và đuợc ra đi b́nh yên, dù ḷng tôi lúc ấy như đánh lô tô, v́ có hai nguời Mỹ đen, hai bên canh gác, mà súng ống lúc nào cũng lên đạn như sẵn sàng để bắn.
Tới nơi bằng yên rồi, có bao nhiêu tiền VN, chúng tôi vét đưa hết cho người Tàu dễ thương, như thầm cám ơn con người có ḷng nhân. Thế mà cũng được cả 60 ngàn, tiền VN lúc bấy giờ.
Vào đến D.A.O th́ trời đă chiều tối, tôi gặp mấy con bạn đang chờ để được gọi ra máy bay trong chừng 1 tiếng đồng hồ nữa thôi. Trong khi ngày mai tôi mới được làm thủ tục giấy tờ. Bụng đang đói, v́ tiền VN th́ cho hết rồi, không c̣n một đồng để mua thức ăn. Tôi cứ tưởng là vào đây sẽ được ăn thức ăn chùa.
Bụng th́ đói, c̣n đang lo vụ giấy tờ ngày mai, th́ mấy người lính Mỹ, vào pḥng nói loa, yêu cầu mọi người ra ngoài, nằm sát xuống đất, v́ có pháo kích. Thế là mọi nguời chạy ra ngoài, nhẩy xuống cái hố chung quanh nhà, mà ban ngày, th́ dùng đổ rác rến, hoặc cho con nít phóng uế, tè tiểu ở đó, bây giờ, ai cũng muốn tránh làn tên mũi đạn, nên chẳng c̣n sợ ǵ dến hôi thối,bẩn thỉu nữa.
Cả một đêm bị pháo kích. Tôi tuy chưa ăn ǵ từ chiều qua đến giờ, cũng không cảm thấy đói bụng, v́ lo âu. Bên cạnh tôi, có ông Không Quân VNCH, ông nằm ngửa nh́n trời, và run rẩy cắt nghĩa cho bà con nghe rằng, nghe đường lằn đạn pháo kích bay qua, ông ta cho biết, nó sẽ đi qua đây, khi nào, không nghe tiếng đạn bay, ấy là nó đă tới chỗ chúng ḿnh ẩn trú. Và tiếng đạn bay qua đầu chúng tôi, rối nổ ở chỗ rất xạ Thôi th́ lúc này, tôi nghe đủ tiếng cầu kinh với Chúa, với Phật. Ai theo tôn giáo nào th́ cầu xin đấng linh thiêng của tôn giáo đó. Sáng tinh sương hôm sau, tiếng đạn pháo kích im ĺm, tất cả mọi người trong D.ẠO bàn tán xôn xao, v́ cửa văn pḥng lo giấy tờ đóng im ĺm. Cứ thấy ai đứng ở cửa sổ xếp hàng, là mọi người lại tụ nhau xếp thành hàng dài. Chờ cả mấy tiếng, không thấy động tĩnh ǵ, lại tản ra, và cứ thấy nhóm nào đông, là mọi người lại tụ lại.
Trời đă nắng to, rồi đă tới trưa, mà chẳng thấy động tĩnh ǵ, mọi người yêu cầu một người nào đó, trong đám đông, giỏi tiếng Anh, t́m người Mỹ, hỏi xem, có cứu những người ở trong D.ẠO không. Nếu không, cho biết để mọi người ra về, kẻo tối nay sẽ bị pháo kích nữa. Ông Mỹ lại đi vào, và đến 2 giờ chiều, ông ta đă đi ra và tuyên bố, Mỹ sẽ cứu hết mọi người trong D.A.O.
Từ đó, tất cả mọi nguời đang chờ để sửa soạn ra đi, không ai bảo ai, cùng đứng tụ lại một chỗ. Nhất là, sau khi nguời lính Mỹ, ra mở kho lương thực, trong phía D.ẠO, th́ chẳng hiểu sao, bao nhiêu nguờ́ trong gia đ́nh binh sĩ không quân đă biết để ḥ nhau vào lấy, chỉ một loáng, là cái kho lương thực đă trống trơn. Đúng 3 giờ chiều, một nhân viên người Mỹ, đưa ra danh sách của những người đă làm giấy tờ từ trước, cho một người đọc. Có nhiều ông đứng lên đọc vài tên, rồi ông đọc tên gia đ́nh của ông, và sau đó là trao tờ giấy cho nguớ khác, để ông ra đi với gia đ́nh. Cứ thế, rồi lại đến 1 ông khác đọc to:
- Gia đ́nh Đại Tá (xin lỗi đă quên tên) 10 người. Không có ai, ông ta đọc lại lần nữa:
- Gia đ́nh Đại Tá... 10 người.
Tôi là kẻ thuộc loại nhát hơn cáy, mà không hiểu v́ sao, lúc đó lại thông minh, bạo gan thế. Ngó quanh, ngó quẩn, không thấy ai, tôi đứng lên, và gọi cô bạn là Thanh Tước, hăy cùng đứng lên. Cùng với hai đứa tôi, có một cụ già, và 1 cậu trai trẻ cùng đứng lên, đi theo với tôi. Và khi đi qua mặt nguời đọc, họ hỏi tôi:
- Chỉ có 4 người thôi hả ?
- Dạ vâng.
Qua khỏi cửa ải của hành chánh, hai bà cháu cụ già, cám ơn tôi rối rít, v́ cụ tuởng tôi là gia đ́nh của ông Đại Tá. Thực ra, tôi cũng chỉ là kẻ mượn oai hùm nhát khỉ mà thôi.
Tôi nói với' bà cụ như vậy.
Đường ra trực thăng cũng gian nan lắm. Ḷng tôi lúc nào cũng hồi hộp, khi nh́n ánh mặt trời cứ thấp dần, nhạt dần trên bầu trời. Tôi chỉ thấy trời màu xám đen, và âm u buồn. Chẳng c̣n ḷng dạ nào nghĩ đến ai khác, v́ đoàn nguời chúng tôi cả trăm người, đă được 1 nguời lính Mỹ hướng dẫn lối đưa ra phía trực thăng đang chờ sẵn. Cứ đi một đoạn, lại được lênh dừng lại và coi chừng pháo kích...
Trên đường đi, tôi đă nh́n thấy không biết cơ man nào là Valises, Samsonites đủ màu, vất ngổn ngang, chất đống cao, bên lề đường. Tôi đoán là của những người đă bỏ lại trong đêm bị pháo kích, v́ được lệnh cứu người. Những ai mang đi nhiều valises như đi du lịch, đều phải bỏ lại, v́ trực thăng không có sức chứa nhiều. Nh́n đống valises và samsonites chất đống cao nghệu, mới biết dân Viêt Nam cũng nhiều người giàu có lắm. Nhất là khi có một bà, dắt trong tay hai đứa con Mỹ lai, một trắng, một đen. Bà ta đi tay không, nên đă bảo đứa con lấy đại 1 cái valise nào, mở ra được, t́m xem có áo quần nào vừa, th́ lấy mặc... Và trong hàng ngàn cái valises đó, họ đă bắt được vài trăm tiền đô cất trong cái sắc nhỏ. Áo quần th́ tha hồ chọn cái nào đẹp th́ lấy. Nhiều người trên đường đi, thấy vậy, cũng khui mấy valise khác, nhưng của trời cho ai nấy được hưởng.
Tôi th́ cứ lo lắng v́ chỉ sợ có pháo kích là trực thăng không cất cánh nổi, và phải ở lại đây, chịu một đêm pháo kích như đêm qua th́ chắc chỉ lo sợ mà chết thôi.
Đoàn người cứ rồng rắn di chuyển măi th́ cũng tới nơi. Người lính Mỹ, bắt mọi người cúi rạp xuống v́ cánh quạt trực thăng quạt mạnh lắm, bay đất cát bụi mù. Tôi phải nhắm mắt lại, v́ cát đang lả tả bay lên tóc, lên người tôi.
Khi mọi người đang leo lên trực thăng, tôi vẫn không ngớt đọc kinh cầu xin đừng pháo kích lúc này. Và khi tôi đă ngồi an toàn trên trực thăng, nh́n hai lính Mỹ cao to, vạm vỡ, chĩa súng ra ngoài cửa sổ, ḷng tôi vẫn chưa hết âu lọ Và khi trực thăng cất cánh, tôi nh́n xuống ánh đèn vàng vọt của thành phố Saigon, tôi bỗng khóc rấm rức... Thế là tôi vĩnh biệt Saigon thật rồi.
Trực thăng, đưa chúng tôi ra chiếc xà lan, để từ xà lan, sẽ đưa chúng tôi ra tàu lớn đang đâịu ở ngoài khơi chờ. Khi chúng tôi lên được tàu lớn, th́ thân xác tôi đă thấm mệt, đă mỏi nhừ, v́ thức dêm lại không được ăn uống ǵ. Tôi nh́n những người Mỹ, đă làm việc suốt đêm ngày, di chuyển những bà già, những em bé từ xà lan lên tàu lớn, tàu Pioneer (có sức chứa cả 7,000 người), duới ánh đèn pha rọi sáng chói cả một góc biển...
Buổi sáng sớm hôm sau, vào sáng 30/4, khi ai đó, vặn to radio, để nghe tin tức, và khi nghe được tiếng cô gái cán bộ, nói trên đài Phát Thanh, báo tin "quân ta đă chiếm được Dinh Độc Lập..." .......Thế là hết !
Và tôi sẽ chẳng bao giờ quên được ngày cuối tháng Tư: 30/4/1975.
Hồng Vũ Lan Nhi
oOo
--------------------------
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|