Minhxotxa
member
ID 41751
05/23/2008
|
Du lịch Quê hương : Nơi dừng chân giữa đại ngàn.
Dong ruổi theo đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, chúng tôi từ Khâm Đức đi ngược về Nam Giang, qua cầu Thanh Mỹ và định về nghỉ lại nhà của người bạn ở thị trấn Prau (huyện Đông Giang). Người bạn lại bảo: thôi đi tiếp, về làng Bhơ–hoông mà nghỉ lại, thú vị lắm, về khắc biết...
Điệu múa Ya yá của thiếu nữ Cơtu
Trẻ em làng Bhơ–hoông ngày hội
Bhơ–hoông thuộc xă Sông Kôn cách thị trấn P’rao (Đông Giang) khoảng 20km, nằm sát trên tỉnh lộ về Đà Nẵng, là một ngôi làng văn hoá dân tộc nằm trong bản đồ du lịch văn hoá cộng đồng của vùng tây bắc tỉnh Quảng Nam. Làng nằm bên con suối len lỏi từ đại ngàn đổ xuống nước trong veo vẻo. Khi chiều xuống, xóm làng trông thật yên b́nh, trong khói sương mơ màng, những ngôi nhà thấp thoáng sau bóng cây tưởng như là những bài thơ nhỏ bên suối dễ làm mềm ḷng lữ khách.
Đến Bhơ–hoông, điều làm người ta bỡ ngỡ nhất là h́nh ảnh của những nhà gươl. Không chỉ là một mà là năm ngôi nhà được thiết kế quần cư xoay quanh h́nh bầu dục trên một khoảng sân có diện tích gần bốn hecta. Đây c̣n là thôn đăng cai những lễ hội truyền thống văn hoá Cơtu của xă Sông Kôn và cả huyện, cả tỉnh. Những ngôi nhà gươl được thiết kế cũng khác nhau. Trên hai đầu mái, cái th́ úp sừng trâu, cái th́ h́nh con gà, chim trĩ... thật ra, nó cũng mô phỏng mô típ kiến trúc của hai loại nhà gươl truyền thống của người Cơtu vùng trung, vùng thấp. Nhà gươl Chơri Mốc có mái tṛn hai đầu, nhà gươl có sàn bằng gỗ. Nhà gươl chính của làng đặt ở giữa. Đây là ngôi nhà chung của làng, là nơi sinh hoạt cộng đồng linh thiêng c̣n lưu giữ những đặc trưng cao nhất của văn hoá, kiến trúc Cơtu. Từ cột cái có h́nh khắc theo mô típ h́nh cột đâm trâu, biểu trưng cho cái trục trung tâm của làng, được chạm khắc bằng những hoa văn có màu sắc tươi vui với khí chất mạnh mẽ hoang dă, ván dựng xung quanh cũng được trang trí những h́nh ảnh quen thuộc gắn chặt với cuộc sống của người Cơtu như người phụ nữ bồng con, con trâu, tắc kè, trăn, kỳ đà, thằn lằn... Ẩn sâu trong những đường nét và lối kiến trúc trang trí là bóng dáng của vẻ đẹp nghệ thuật đầy tính bản địa.
Nhà gươl có chức năng như các ngôi nhà truyền thống của các dân tộc khác (nhà dài, nhà rông...) nhưng đặc biệt, nó được thiết kế theo một không gian mở của một nhà khách của làng luôn mở cửa đón khách qua làng nghỉ lại. Quy ước sinh hoạt ở nhà gươl là không được căi cọ. Khách nghỉ lại dù là kẻ thù, kẻ địch của làng vẫn “vô tư”, là khách mà. Già Zơ ram tú nói: “Ai muốn ở lại bất cứ nhà nào cũng được, thoải mái đi...”.
Chiều đă xuống kéo theo một chút se lạnh. Bếp lửa đă nhóm lên. Những con cá niêng được xiên que nướng thơm lừng. Cá niêng là một đặc sản từ sông suối vùng núi Trường Sơn, không chỉ thơm ngon thấm đẫm mùi vị núi rừng mà nghe nói có thể chữa bệnh đau đầu đông (migraine) rất hiệu quả. Chúng tôi ngồi quanh bếp lửa, la đà theo cuộc rượu là những thăng trầm dâu bể của người Cơtu bằng giọng kể chân thật của già làng Zơ ram tú. Bên ánh lửa trông ông như một triết gia thời cổ đại.
Bài Hồ Sĩ B́nh - ảnh La Thanh Hiền
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat