Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tiếu lâm, truyện cười >> Gửi du lịch Huế: Những điều trông thấy…

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 Minhxotxa
 member

 ID 43092
 06/26/2008



Gửi du lịch Huế: Những điều trông thấy…
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Festival Huế 2008 đă khép lại. Huyền thọai sông Hương và những ngày xưa trên Cố đô Huế hôm nay qua các chương tŕnh lễ hội để lại nhiều kỷ niệm cho người Huế và du khách. Một Huế trầm tư, dịu dàng. Một Huế yên b́nh, nên thơ. Một Huế đang chuyển ḿnh hội nhập và phát triển… Và một Huế đáng phải suy tư về ngành du lịch, bộc lộ cũng chính qua Festival.



1. Huế hấp dẫn du khách không chỉ là miền đất đẹp theo h́nh thế địa lư, mà c̣n là một trong những địa danh khám phá những nét đặc sắc tiềm ẩn về một nền văn hóa Việt khá đa dạng v́ những biến thiên lịch sử.



Chính sử, huyền sử và dân gian ḥa quyện nhau cho Huế có một không gian huyền hoặc, có sự bí ẩn của một truyền thuyết vùng đất cổ, có chất uy nghi của một kinh đô, có nét duyên dáng của một thành phố thấm đượm chất thơ, có cái dân dă c̣n vương lại của cư dân… Những “tiềm ẩn” đó tạo cho Huế một tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng. Huế đă được UNESCO công nhận hai lần Di sản Văn hóa Thế giới: Quần thể di tích cố đô, Nhă nhạc cung đ́nh.



Thế nhưng nh́n vào các bản đồ tour du lịch của các công ty du lịch ở Huế, sản phẩm thật nghèo nàn. Một “City tour” trong ngày, gần như các công ty đều giống nhau: Sáng đi tham quan Đại nội, Chùa Thiên Mụ, nhà vườn Kim Long. Chiều đi tham quan lăng Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức, làng làm hương làm nón…



C̣n bao nhiêu địa điểm khác trong quần thể của hơn 300 di tích kiến trúc của cố đô Huế (nằm trong di sản vật thể do UNESCO công nhận), nếu thích tham quan th́ khách phải tự t́m hiểu và tự đi. Buổi tối th́ gần như đồng loạt là đi thuyền, đi đ̣ trên sông Hương nghe ca Huế (nhưng không phải của nghệ sĩ, nghệ nhân mà chỉ là những ca sĩ nghiệp dư không tên tuổi của nhà đ̣, nhà thuyền).



Không tour nào có chương tŕnh nghe hát Nhă nhạc cung đ́nh. C̣n muốn tham quan phong cảnh, ngoài tour đi Bạch Mă trong ngày, hay Lăng Cô, cửa Thuận An (những điểm du lịch không chỉ của riêng Huế), không có những tour khám phá những phong cảnh khác, rất đẹp của Huế.



Phương tiện đi gần như nhau: xe ô tô đón khách chiều đi, về th́ đi thuyền rồng (loại nhỏ cỡ 10-15 chỗ) trên sông Hương. Nhưng rất khó hiểu, khi khách từ thuyền lên bờ th́ mạnh ai người nấy tự t́m phương tiện để trở về khách sạn nếu mua tour lẻ, c̣n khách đoàn có đặt trước th́ phải trả thêm khoản tiền xe trở về (không nằm trong giá tour).



Buồn cười hơn là khi chuẩn bị xuống thuyền, hướng dẫn viên du lịch luôn miệng “gạ” khách tặng tiền “tip”- hoa hồng (hay tiền boa) cho lái xe, mà xe th́ có vất vả ǵ đâu, đi từng điểm du lịch cho khách xuống, đợi chừng 30 phút - 1 giờ, khách lên xe đi tiếp, loanh quanh trong thành phố với bán kính không quá 15km.


Photobucket

Vé tham quan lăng Vua Tự Đức. Ảnh: Phương Nam


Ăn uống cho khách đi tour c̣n tệ hơn. Khách phần lớn là người nước ngoài, nhưng bữa trưa nằm trong tour là “cơm Huế”. Tôi là người Việt Nam, ăn món Huế c̣n cảm thấy lúng túng không hợp về khẩu vị, thử hỏi các ông tây bà đầm cầm đũa ngượng nghịu, món ăn nhiều gia vị lạ cay nóng, ăn làm sao? Hỏi nhà hàng có thứ ǵ khác thay thế, chỉ là cái lắc đầu, c̣n không th́ phải tự trả tiền nếu gọi món riêng, tiền ăn dù không ăn không được trả lại (!)



2. Đi sâu vào từng sản phẩm du lịch, cái “nghèo nàn” của du lịch Huế càng bộc lộ rơ hơn. Đơn cử như vé vào thăm mấy địa điểm lăng mộ Vua triều Nguyễn: Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức…vẫn có sự phân biệt. Người nước ngoài, người Việt Nam (Việt Kiều không được tính là người Việt Nam), với hai giá khác nhau 30.000 VND, 55.000 VND. Nhưng để phân biệt VN - VK là một câu hỏi: Anh (chị) là người Việt?



Tôi đă phải đưa thẻ nhà báo ra để chứng minh tôi là VN, không phải VK chỉ v́ họ không tin có người VN đi tour theo một đoàn toàn khách nước ngoài, khi đi tham quan lăng Minh Mạng. Trong khi bên cạnh đó có một đoàn khách là VK ở Pháp về, do “học” kinh nghiệm, hay do “khôn” không biết, nên khi được hỏi, họ mau chóng trả lời: Người Việt. Cô bán vé không thắc mắc đ̣i hỏi xem giấy tờ ǵ, bán vé giá người Việt!



Tấm vé vào tham quan có giá cao ngất ngưởng tương đương 2USD với người Việt Nam, nhưng nó chỉ là một miếng giấy bé, mỏng c̣n hơn tờ vé xổ số, in ấn sơ sài vỏn vẹn vài chữ, vài con số. Trên tấm vé không có một thông tin ǵ về địa điểm tham quan như vị trí, lịch sử, đặc điểm, giá trị di tích… Có lẽ thế mà ngay cửa ra vào di tích, chỗ soát vé, sau khi tŕnh cho người bảo vệ th́ khách vứt ngay vé vào thùng rác bên cạnh như một miếng giấy bỏ vô dụng.



Không biết những người quản lư di tích ở Huế đă được đi tham quan các di tích ở mấy nước thuộc khu vực ASEAN chưa, để thấy tấm vé vào cửa tham quan di tích của họ như một tờ brochure in ấn rất đẹp, giới thiệu tóm tắt nhưng khá đầy đủ, có h́nh ảnh minh họa di tích. Không khách nào bỏ đi v́ tấm vé như một kỷ niệm và hơn hết nó thể hiện cái văn hóa của “chủ” đối với “khách” cần được trân trọng.



Vào đến di tích, nếu không có người hướng dẫn chỉ bảo, khách như lọt vào “mê cung” v́ không biết bắt đầu đi từ đâu đến đâu, những nơi đến là chỗ nào trong quần thể kiến trúc mênh mông, rối rắm pḥng ốc. Chưa kể các đồ vật trưng bày gần như không có một chú thích nào để khách có thể nắm được thông tin cụ thể, vật ǵ, niên đại, xuất xứ… ngọai trừ những bảng chữ mang tính chất “lệnh”: Cấm sờ vào hiện vật, cấm chụp ảnh!



3. Huế hiếu khách, Huế để thương để nhớ đến bao người từ chiếc nón bài thơ, màu tím áo dài thiếu nữ, đến những con đ̣ dọc ngang trên ḍng Sông Hương, cả vạn đ̣ với mắt trẻ thơ trong vắt… Nhưng có một góc khác của Huế làm du khách thất vọng. Xe ôm, phương tiện di chuyển cơ động nhất, ngay tại cửa Chợ Đông Ba, một đội xe ôm có quản lư điều hành, nhưng giá cả th́ khó mà biết có đúng hay không.



C̣n xe ôm tự do th́ cũng “tự do” như chính nó. Cái giá thấp nhất cho dù chỉ đi chừng một km cũng là 10.000 VND, c̣n xa hơn th́ chỉ “dựa” vào lương tâm của lái xe, khách không biết đường th́ tha hồ bị “chém”. Tôi đă phải bấm bụng trả tiền xe ôm cho một quăng đường chưa đầy 3km đi về 70.000 VND, thêm 10.000 VND cho thời gian đợi vào ngày đầu tiên đến Huế. Khi có bản đồ trong tay th́ trả giá xe ôm như mặc cả mua rau ngoài chợ, và nếu như không cẩn thận th́ vẫn bị lừa như thường.



C̣n taxi Huế, với sáu hăng hoạt động, trong Festival cũng chưa thấy “cháy” xe lần nào, gọi là có. Nhưng h́nh như các tay lái chưa được đào tạo kỹ, hay quá mới hoặc ở địa phương khác, nên họ gần như không biết ǵ nhiều về các địa danh của Huế. Có nhiều lái xe taxi khi khách cần đi tới một địa danh nằm trong bản đồ du lịch thành phố, không biết, phải điện thoại về trung tâm hỏi đường từng chặng.



Có lái xe khác th́ chạy ḷng ṿng qua bao nhiêu con phố, nói là đường cấm xe ô tô đợt Festival, nhưng thật ra là “mua” đường để lấy tiền khách. Có lái xe th́ cắm đầu cắm cổ chạy một hồi rồi nói: ”Tưởng chị biết đường đi”? Và khách (là tôi) phải mất khá nhiều tiền cho cuộc điện thoại di động hỏi đường rồi chỉ dẫn lại cho lái xe (v́ đang lái không nghe điện thoại).



Vào nhà hàng lại gặp chuyện “vui”, cứ như đùa chơi nhưng rất thật. Có lẽ để đáp ứng nhu cầu khách mùa Festival, nhiều nhà hàng được khai trương trước ngày khai mạc Festival một tháng, nên việc đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ bàn, quầy không được chu đáo, hay đó là kiểu ‘ăn xổi ở th́”, phục vụ chỉ được câu nói rất ngọt kêu khách đợi, nhưng thời gian đợi làm nhạt mất vị ngọt v́ quá lâu, thêm vào chất lượng của sản phẩm không như ư.



Tôi đă vào một nhà hàng khá sang trọng ngay gần khách sạn to nhất của Huế, nằm bên chân cầu Trường Tiền, bày biện như Tây, ly tách đồ sứ, thủy tinh, inox sáng choang. Thế nhưng cô phục vụ quầy bar không phân biệt nổi café capuchino và café sữa (kiểu Việt Nam), căi lại bảo khách là “không biết ǵ”? Mà khách ở đây là một người Pháp, ông ta muốn uống café kiểu Việt Nam.

Photobucket

Nhà hàng Huế. Ảnh minh họa: Nguồn internet



Nhà hàng ăn th́ na ná nhau, cơm Huế chỗ nào cũng chỉ có chừng ấy món, có mấy nhà hàng kiểu nhà vườn lại ăn theo kiểu” menu set” - mặc định sẵn của nhà hàng, nên khách muốn thay đổi rất khó. Giá cả th́ có nhiều khi “không tưởng” chỉ cần kèm theo hai chữ “Hoàng gia”, hay “Cung đ́nh”, như giá một tô phở gà nhỏ 75.000 VND trong một nhà hàng có “đính” thêm hai chữ “Hoàng gia” ở Phú Mộng, chất lượng th́ cũng ngang bằng một tô phở b́nh dân.



Cung cách của nhân viên khu di tích càng làm cho khách cảm thấy bi hụt hẫng. Ít nụ cười, không lời cảm ơn khi khách mua vé vào tham quan. Người sóat vé th́ mặt lạnh tanh như bắt buộc phải làm công việc “giữ cửa”, chứ không phải là “chủ” mời “khách” tham quan nhà ḿnh, mang lại nguồn lợi cho ḿnh.



Chưa kể, không biết lư do ǵ, nhưng du khách cảm thấy bị thiếu tôn trọng khi có những di vật trong di tích bị xâm hại nghiêm trọng mà ban quản lư không hề có biện pháp ǵ để bảo vệ và sửa chữa. Điển h́nh là bia “Khiêm cung kư” trong Khiêm Lăng - Lăng Tự Đức, trên bia có hàng trăm nét viết khắc vào đá bia, chen vào giữa các hàng chữ của bia nhưng tên người, h́nh vẽ, lời lẽ nhăng nhít. Không biết do ư thức quá tồi của người tới đây (chắc chắn là người Việt, v́ toàn chữ Việt), hay do sự thiếu trách nhiệm của ban quản lư lăng?



4. Tiếng là thành phố Festival, là một trung tâm của du lịch miền Trung, thế nhưng việc xây dựng hạ tầng cơ sở về thông tin viễn thông ở Huế có lẽ không được chú trọng. Internet có, nhưng phần lớn là để chơi game, wifi chỉ có vài nơi có mà rải rác không tập trung, không phải ai cũng biết (và cũng không biết phải hỏi ai v́ nó có vẻ c̣n xa lạ với Huế), và nếu ai biết th́ chỉ, c̣n không th́ khách tự ṃ mẫm đi t́m.



Điều này khác xa với du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Trên bản đồ du lịch TP, thường có các địa chỉ khu vực có wifi, rất tiện cho việc liên lạc, thông tin của du khách. Ở Huế, vào được nơi có wifi th́ lúc được lúc không, tín hiệu bị ngắt, đứt đoạn, khó mà kiên nhẫn để xem hay làm việc ǵ được. Nhà báo mà đi tác nghiệp ở Huế sẽ rất khó khăn nếu không có cơ quan thường trú ở đây.



Báo chí cũng vậy, ngay ở khi trung tâm của Huế, số sạp báo cũng rải rác và rất ít. Tôi thử đếm trên con đường Lê Lợi, ngay bờ nam sông Hương, 2km phố mà chỉ có năm sạp báo, vài tiệm sách, nghĩa là cộng cả báo - sách th́ chưa hết 10 ngón tay. Mà báo th́ cũng chỉ có vài đầu báo ngày, c̣n th́ toàn những tạp chí màu mè khác. Báo dạo hiếm cực kỳ, may mới thấy một chàng đạp xe đạp với vài tờ báo trên giỏ xe, giá bán không thống nhất, khi th́ 10.000 đồng/3 tờ, khi th́ 9.000 đồng/2 tờ, hơn giá ghi ở b́a từ 500-1000, 2000 đồng.



Những điều trông thấy ở Huế, riêng về ngành du lịch c̣n nhiều lắm. Có những điều tưởng là vụn vặt nhưng không nhỏ, nó làm cho t́nh cảm của du khách đến Huế phần nào giảm sút, cho dù có thấy Huế hấp dẫn đến đâu. Chỉ cần minh chứng số khách lưu trú ở Huế qua đêm không nhiều, phần lớn họ chỉ ghé qua Huế, rồi ra Đà Nẵng, Hội An chơi, hay lấy Huế làm nơi trung chuyển các tour khác thuộc khu vực.

Photobucket

Huế đang xây dựng “thương hiệu” thành phố Festival, việc phát triển du lịch là một tất yếu quan trọng để “thương hiệu” không chỉ là của Việt Nam mà c̣n là của quốc tế. Chỉ mong những điều nhỏ nhặt lượm lặt về du lịch của cố đô Huế qua mấy ngày Festival, sẽ không là viên sỏi nhỏ ném xuống mặt hồ.

Phương Nam



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network