orange
member
ID 46699
10/24/2008
|
Bị bệnh trĩ, không được lái xe :))
Bị bệnh trĩ, không được lái xe
Không chỉ khiến những người thấp bé, nhẹ cân hay “ngực lép” gặp khó mà ngay cả những người bị viêm đa xoang măn tính, bị bệnh trĩ, nứt hậu môn, sa sinh dục cũng phải “than trời”.
>> 'Ngực lép' không được lái xe trên 50 cc
>> Cao trên 1m45 mới được vận hành xe gắn máy
BS Mỹ nói nên cấp giấy phép lái xe đặc biệt cho người tàn tật
Nếu đối chiếu với những tiêu chuẩn mới về sức khỏe để được dự thi cấp giấy phép lái xe, chị Kim Chi (27 tuổi, quận G̣ Vấp, TP.HCM) sẽ bị “ra lề” trước tiên. Chị Chi vốn ốm yếu từ nhỏ, “ṿng ngực” cũng chẳng “bằng chị bằng em”, lại có chiều cao khiêm tốn. Một thời gian dài, chị đă phải điều trị tiêm hóc-môn hy vọng có thể cải thiện được phần nào khiếm khuyết trên cơ thể .
Năm rồi, chị Chi lấy chồng và đă “vượt cạn” thành công, cho ra đời một bé trai bụ bẫm. Sau vài tháng “nằm ổ”, chị Chi “cưỡi” chiếc Max Kawasaki 100cc của ḿnh đi làm. Chị cho biết, chị đă gắn bó với chiếc xe 100cc này hơn 9 năm nay nhưng chưa bao giờ gặp phải tai nạn.
Trong khi đó, bạn của chị người “đẫy đà”, to lớn cũng không ít lần nằm viện do đi xe máy té ngă găy tay, bể đầu, sứt trán. “Ngực lép, hay lùn th́ có tội ǵ. Mấy cô siêu mẫu cũng có người ốm tong teo, ngực lép kẹp mà vẫn khỏe như ai. Quan trọng là ư thức chấp hành Luật Giao thông và thói quen cẩn trọng khi điều khiển xe của chủ phương tiện cũng như điều kiện đường sá”- chị Chi nói.
Đọc qua quyết định ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ do Bộ Y tế vừa ban hành, anh Đức Trung (quận B́nh Thạnh), nhân viên công ty kinh doanh của một hăng bia lớn “nhảy dựng” lên.
Anh Trung cho biết, công việc của nhân viên kinh doanh buộc anh phải giao thiệp với nhiều đối tượng khách hàng, trong đó có không ít cuộc thương lượng thông qua những bữa tiệc có bia rượu nên chuyện sau “chầu nhậu” có bị táo bón, nứt hậu môn cũng là chuyện b́nh thường. “V́ bệnh đó mà không cấp giấy phép lái xe cho người dân th́ bất hợp lư và thiếu tính thuyết phục”- anh Trung bức xúc. “Người đạt được đủ 83 tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành không là “hoa hậu” hay “nam hậu” th́ cũng là người hoàn hảo nhất trên thế giới rồi”.
Đại biểu HĐND TP.HCM Nguyễn Minh Hương ngạc nhiên: “Những người mà tôi biết có “ngực lép”, hay thiếu chiều cao vẫn lái xe an toàn. Không biết những tiêu chuẩn được ban hành dựa trên cơ sở khoa học nào? Đă phổ biến trên thực tiễn cuộc sống hay chưa? Nếu khoa học chứng minh rằng những người có ṿng ngực lép, thấp bé có tỉ lệ lái xe gây ra tai nạn giao thông quá cao không thể chấp nhận được th́ đó là bằng chứng khoa học thuyết phục và tôi hoàn toàn đồng ư với quan điểm đó. Nhưng chẳng đưa ra một cơ sở khoa học nào, mà đă vội đưa ra áp dụng với người dân th́ tôi nghĩ chưa phù hợp”.
“Bà hội đồng” Hương cho rằng, Bộ Y tế đưa ra những tiêu chuẩn như thế vô t́nh “tước bỏ” cơ hội ḥa nhập cộng đồng đối với những người có chiều cao khiêm tốn hoặc không hoàn hảo về thể h́nh. V́ tuy ngực không to, người không cao nhưng nhiều người trong số họ làm việc rất tốt và họ cũng cần phương tiện để hàng ngày đi lại kiếm sống. “Đó là sự phân biệt đối xử lớn”- bà Hương nói.
Chưa thích hợp
TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc - Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, vào năm 2001, Bộ Y tế từng ra quy định chung về chiều cao và cân nặng dành cho người điều khiển xe gắn máy nhưng lúc đó, ít ai chú ư.
“Quyết định số 33/2008/QĐ-BYT có hợp lư hay không và dựa trên cơ sở nào? Có giúp cho tỉ lệ tai nạn giao thông giảm không?”. “Một khi Bộ Y tế đă đưa ra tiêu chuẩn sẽ có những lư do riêng của ḿnh. Chúng ta không xét riêng lẻ cho từng cá nhân cụ thể nào cả, nhưng cần phải có tiêu chuẩn chung. Tai nạn giao thông có nhiều nguyên nhân gây nên, bao gồm khả năng điều khiển phương tiện giao thông. Khả năng này liên quan đến sức khỏe của người lái xe, cả về mặt tinh thần và thể lực"- BS Hoàng Bắc nói.
Không như xe đạp, xe gắn máy vẫn là phương tiện của đa số người dân
Theo BS Trần Thanh Mỹ - Giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh h́nh TP.HCM, Bộ Y tế đưa ra quy định về "tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" vào thời điểm này chưa thích hợp.
BS Mỹ cho rằng hiện nay, đường sá và phương tiện giao thông công cộng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Phương tiện riêng dành cho người tàn tật hay người thấp bé cũng chưa phổ biến. Trong khi đó, tỉ lệ người tàn tật ở Việt Nam tuy chưa có thống kê rộng răi, nhưng khá cao.
Một số người bị tàn tật trong chiến tranh có thể chế ra những loại phương tiện đặc biệt phù hợp với cách thức đi đứng sinh hoạt của họ. “Những phương tiện tự chế đó phù hợp với đường sá và cách kiếm sống hàng ngày"- BS Mỹ nói. “Bộ Y tế quy định muốn được cấp bằng lái xe thông dụng, người đó phải cao trên 1m45, và cân nặng trên 40kg. Nhưng chúng ta cũng phải nghĩ thoáng hơn cho những người thấp bé hay người tàn tật. Họ vẫn có quyền được cấp bằng lái xe đặc biệt để tham gia giao thông đối với những loại xe thấp hơn hay đạt được những tiêu chuẩn nào đó, v́ họ hoàn toàn có khả năng điều khiển được xe”.
Qua kinh nghiệm thực tế, ông Dương Tự Lực, Trưởng pḥng Quản lư sát hạch và Cấp giấy phép lái xe Sở GTVT TP.HCM cho biết: “Có nhiều trường hợp t́nh trạng sức khỏe hiện ra trước mắt sát hạch viên khác hẳn với phiếu khám sức khỏe. Có phiếu ghi sức khỏe của thí sinh b́nh thường nhưng thực tế thí sinh đó lại không nh́n rơ chữ hoặc cụt ngón tay”.
Nhiều ư kiến cho rằng, nên chấn chỉnh khâu khám sức khỏe tại các trung tâm y tế, bệnh viện hơn là đưa ra “83 cửa ải” làm khó người làm thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lái xe.
Trong một biểu mẫu mới về điều tra tai nạn giao thông mà Bệnh viện Chấn thương Chỉnh h́nh áp dụng từ tháng 4/2008, người ta chưa đề cập đến chiều cao hay cân nặng, mà chủ yếu chỉ quan tâm đến hai yếu tố là có hay không sử dụng mũ bảo hiểm và tai nạn giao thông có sử dụng rượu bia.
Thống kê từ tháng 4-9/2008, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh h́nh tiếp nhận 8.560 trường hợp bị tai nạn giao thông đến cấp cứu, 293 ca có sử dụng rượu bia. Trong đó, 7.287 ca do tai nạn do xe gắn máy gây ra.
Theo Vietnamnet
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|