Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> LỊCH SỬ NGƯỜI HOA NAM BỘ

  Xem Tung trang    Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 hamzdui
 member

 ID 73405
 09/13/2012



LỊCH SỬ NGƯỜI HOA NAM BỘ
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Vài nét về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam bộ

Vietsciences-Nguyễn Đức Hiệp 13/02/2008

Thiên phục khả phong
(Hoành phi trong đ́nh Minh hương Gia Thạnh)


Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn. Bao nhiêu danh nhân Việt nam trong lịch sử là có gốc Minh hương, từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Vơ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Phan Xích Long.. đến những nhân vật có tên tuổi trong văn hóa nghệ thuật gần đây như Hồ Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sễn, Lư Lan... Họ đă ḥa nhập thành người Việt. Đă có nhiều tư liệu viết về Mạc Cửu và xứ Hà Tiên, với văn học Hà Tiên độc đáo, đỉnh cao của người Minh hương đến khai khẩn Nam bộ. Ở đây tôi sẽ chú trọng về người Minh hương và Hoa ở những vùng khác trên Nam bộ, chủ yếu là vùng Đồng Nai-Gia Định.

Sưu tầm



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hamzdui
 member

 REF: 638960
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Lịch sử ban đầu - Những nhân vật tiên phong khai phá


Ngoài Hà Tiên, th́ nơi phát triển đầu tiên của người Minh hương là xứ Đồng Nai, gồm Cù lao phố, Biên Ḥa, Bến Nghé-Chợ Lớn. Nông Nại đại phố tức là Chợ Lớn của xứ Đồng Nai. Đồng Nai âm theo tiếng Quảng Đông là Nông Nại. Một trong những người đến cùng thời với Trần Thượng Xuyên (hay c̣n gọi là Trần Thắng Tài) là ông nội của Trịnh Hoài Đức từ tỉnh Phúc Kiến. Trong miếu Quan Đế ngày nay, ông có tên trong danh sách những người sáng lập ra miếu này ở Cù Lao phố năm 1684 (nay là xă Hiệp Hoà). Miếu Quan Đế (Chùa Ông) hiện nay vẫn c̣n và là miếu thờ cổ nhất ở Nam bộ. Và cha của Trịnh Hoài Đức sau đó cũng góp công vào hương khói của chùa Quan Đế.

Tư liệu quí giá và phong phú nhất về lịch sử khai khẩn Nam bộ là quyển Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Trịnh Hoài Đức lúc thiếu thời học với Vơ Trường Toản.


Trịnh Hoài Đức viết về Cù lao Phố (18):

"Nông Nại (tức Đồng Nai) đại phố, lúc đầu do Trần Thượng Xuyên khai phá, tức Trần Thắng Tài chiêu tập người buôn nước Tàu đến kiến thiết phố xá mái ngói tường vôi, lầu cao, quán rộng, dọc theo bờ sông liên lạc dài 5 dặm, chia và vạch làm 3 đường phố, đường phố lớn lót đá trắng, đường phố ngang lót đá ong, đường phố nhỏ lát gạch xanh, đường rộng bằng phẳng, kẻ buôn tụ tập, ghe thuyền lớn ở biển và ở sông đến đậu, ấy là một chỗ đại đô hội mà những nhà buôn bán giàu có ở đây là nhiều nhất hơn thảy những nơi khác".

Cù lao Phố trở thành một cảng quan trọng đầu tiên của Nam bộ, đón nhận thương thuyền nước ngoài, hưng thịnh suốt khoảng 90 năm từ khi Trần Thượng Xuyên đến với quân đội, suy thoái từ khoảng 1775, tức là khoảng sau 90 năm, để nhường cho Chợ Lớn, Bến Nghé (Sài G̣n) sau này. Trước khi Trần Thượng Xuyên được chúa Nguyễn đưa đến cù lao Phố, đă có người Việt từ miền Trung đến ở núi Dinh (Mô Xoài) vùng Bà Rịa từ năm 1658 và vùng Long Thành. Nhờ vậy, khi Trần Thượng Xuyên đến cù lao Phố đă có dân Việt, dĩ nhiên người dân tộc như người Mạ, người Khmer, Chăm cũng tới lui trao đổi hàng hóa.

Trần Thượng Xuyên đến với quân sĩ và gia đ ́nh mang theo, nhiều binh sĩ này vẫn tiếp tục cầm vũ khí theo đuổi binh nghiệp nhưng một số lập nghiệp tại vùng đất mới. Sau một thời gian, thêm một số cư dân và thương gia đến sau, với vốn liếng để lập chợ. Cù lao Phố trở thành cảng sầm uất xuất nhập khẩu, với kho hàng dự trữ hàng hóa nhập vào và dự trữ hàng hóa thâu mua từ nhiều nguồn của cư dân sống trong vùng Đồng Nai như lâm sản, ngà voi, nai, heo rừng, sừng tê giác..

Nguyễn Hữu Cảnh, do chúa Nguyễn gởi vào sau này để cai quản vùng đất mới, đến Cù lao Phố ngay lúc cù lao với cảng đang hưng thịnh, nhưng trụ sở hành chánh và đồn binh đặt ở Sài G̣n. Ông Nguyễn Hữu Cảnh vào cù lao Phố với thủy quân. Khi ông mất ở Rạch Gầm, quan tài được đưa về Cù lao Phố, rồi từ đấy về miền Trung theo đường thủy, chôn ở quê ông là Quảng B́nh. Chứng tỏ Cù lao Phố lúc đó là cảng quan trọng, sầm uất nơi cập bến của tàu bè khi đi và đến Đồng Nai, cửa ngỏ của Nam bộ. Hiện nay ở Cù lao Phố c̣n đền thờ mộ tượng trưng ông, do dân chúng thiết lập để nhớ ơn ông.

Cù lao Phố bắt đầu suy thoái khi lưu dân càng xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long càng nhiều, biến vùng Mỹ Tho và các vùng phụ cận thành nơi sản xuất lúa gạo, cây trái, thủy sản lớn nhất của miền đất mới Gia Định - Đồng Nai. Hơn nữa Cù lao Phố thiếu hàng hóa đưa ra ngoài v́ lâm sản dần dần ít đi và không c̣n là sản phẩm chính cần ở thị trường. Nhiều thương gia lần đời xuống Sài G̣n-Chợ Lớn để mua bán nguồn lúa gạo dồi dào của đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu dư để xuất đi nhiều nơi ở Đàng Ngoài và nhiều nơi khác mà lúa gạo là nhu yếu phẩm chính. Cù Lao Phố tàn lụi và chấm dứt khi quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc đến tấn công, đốt phá phố cù lao và giết rất nhiều người Minh hương trong vùng. Đại Nam nhất thống chí ghi rơ quân Tây Sơn đến "dỡ lấy hết nhà cửa, gạch đá của cải chở về Quy Nhơn, từ đời Gia Long trung hưng tuy người ta có trở về, nhưng trăm phần chưa được một". Những người sống sót đều chạy xuống vùng Bến Nghé và Chợ Lớn lập phố xá và chợ mới gần chợ Tân Kiểng. Từ đó Chợ Lớn càng trở nên phát triển hơn và là trung tâm thương mại ở Gia Định và miền Nam. Thương thuyền khắp nơi vào buôn bán và chở sản phẩm như lúa gạo đi các vùng và các nước như Trung quốc và Mă Lai.

Năm 1822, khi người Anh ỏ Bengal (Ấn độ) và Singpapore gởi ông John Crawfurd vào Gia Định gặp Tổng trấn Lê Văn Duyệt để t́m hiểu về thương mại, Crawfurd có viết về Chợ Lớn (lúc đó gọi là Saigon) và Bến Nghé như sau “..Đây là lần đầu tiên tôi tới Saigun (Sài G̣n) và Pingeh (Bến Nghé). Và tôi bất ngờ thấy rằng nó không thua ǵ kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt trông nó c̣n sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hóa phong phú hơn, giá cả hợp lư hơn và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đă đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lư tưởng. . . . Dinh Tổng trấn khá đồ sộ và uy nghiêm. Các thành tŕ nằm ở bờ sông An Thông hà. Nơi đây buôn bán sầm uất. Dân xiêu tán tới đây được Tổng trấn cho nhập hộ tịch, qua một hai đời đă trở thành người Gia Định. Đông nhất nơi đây là dân Trung Hoa. Các dân tộc nơi đây được nhà nước bảo hộ và họ đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn mày rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố t́nh không chịu quy phục triều đ́nh. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây.. . . Ở đây chúng tôi mua được rất nhiều lúa gạo, ngà voi, sừng tê giác, các hàng tơ lụa, đũi thật đẹp.”. Cũng theo Crawfurd th́ ở Chợ Lớn nhà cửa của thương gia Trung Hoa đồ sộ hơn nhà cửa của người Việt nhiều. Đang khi John Crawfurd đi thơ thẩn, ba gia đ́nh Trung Hoa loại khá giả nhất đă ra cửa mời ông vào chơi (20).

Nếu cảng cù lao Phố vẫn c̣n th́ đây là khu phố cổ thương mại thứ hai ở Việt Nam sau phố cổ Hội An, được thành lập với sự đóng góp lớn của người Hoa. Cách đây 14 năm (1993), mộ tướng Trần Thượng Xuyên được khám phá nằm ở Tân Uyên, tỉnh B́nh Dương, cạnh hữu ngạn sông Đồng Nai, mà tôi có dịp đến thăm (9). Đ́nh Tân Lân, ỏ thành phố Biên Ḥa, cạnh cù lao Phố là nơi thờ tướng Trần Thượng Xuyên có sắc phong của vua Minh Mạng. Được xếp hạng là một di tích lịch sử văn hóa. Đ́nh ở vị trí rất đẹp, trước măt đền là sông Đồng Nai với cây cổ thụ lớn ngay cạnh sông. Tân Lân là tên gọi của vùng bên phía chợ Biên Ḥa nơi tướng Trần Thượng Xuyên xưa kia đóng quân, sử ghi là xứ Bàn Lân, sau đổi là Tân Lân. Bàn Lân có thể là do chữ Bằng Lăng nói trại ra. Cây bằng lăng là cây bản địa, mọc rất nhiều trước đây trong vùng Đồng Nai và Gia Định. Hiện nay cây bằng lan c̣n có thể t́m thấy trong các rừng c̣n lại ở Đông Nam bộ (như rừng Cát Tiên) và một vài tỉnh ở Tây nguyên (Lâm Đồng, Dak Lak).




 

 hamzdui
 member

 REF: 638961
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Văn hóa

Có thể thấy được sinh hoạt văn hóa sinh động của người Hoa trước đây và hiện nay th́ không có ǵ hơn là đến khu Chợ Lớn. Tôi đi cùng với một người bạn gốc Hoa vào Chợ Lớn thăm viếng các nhà văn hóa người Hoa. Trong Nhà truyền thống góc đường Triệu Quang Phục và Nguyễn Trăi (xưa gọi là đường Cây Mai) thường có triễn lăm và các h́nh ảnh xưa ở Chợ Lớn cùng các sản phẩm mỹ thuật. Nhà Truyền thống trước đây là nhà hát Tam Đa của người Hoa trong vùng. Cạnh nhà truyền thống ở số 137 đường Triệu Quang Phục là trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc, chủ yếu là của người Hoa. Trụ sở là Hội quán của chùa bà (Thiên Hậu) cho mượn. Chùa Thiên Hậu nằm ở góc đường Nguyễn Trăi và Triệu Quang Phục. Đường Triệu Quang Phục xưa là đường Canton (Quảng Đông) trong thời Pháp và là trung tâm Chợ Lớn. Phim “Người T́nh”, phỏng theo tự truyện ‘L’Amant‘ của nhà văn nữ Pháp Margurette Durras, được quay ở đường này. Nhà Xă Tây ở cạnh đây (gọi là Xă Tây v́ là ṭa nhà hành chính của Pháp chuyên lo chuyện nhập, xuất cảnh và giấy tờ). Vùng này ngày xưa cũng được gọi là Minh Hương xă.

Anh Trần Đại Tân, người Triều châu, quê ở Sóc Trăng là người biết nhiều về lịch sử người Minh hương ở Nam bộ. Anh Tân tặng tôi quyển sách của anh viết về người Hoa ở Nam bộ (4). Nói chuyện về các địa lư và phố xưa cũng như các người Hoa danh tiếng trong lịch sử và hiện nay, như Trần Thành trước đây và Lư Ngọc Minh hiện nay, với xưởng gốm ở B́nh Dương. Hoạt động của Hội gồm hội họa, thư pháp, nhiếp ảnh, xuất bản văn học. Ngoài ra c̣n có ban bảo trợ văn hóa người Hoa, với chi hội ca múa nhạc có trụ sở là nhà văn hóa Quận 5, gần Đại Thế giới, đường Trần Hưng Đạo.

Từ hội quán, chúng tôi đi bộ đến thăm chùa Thiên Hậu do người Hoa Quảng Đông xây dựng, rất nhiều du khách nước ngoài viếng thăm. Kiến trúc chùa rất đẹp với các tượng trên nóc, mái chùa bằng sành sứ rất công phu và các tranh khắc trên tường là những tuyệt tác rất trang nhă của nghệ thuật người Hoa. Cạnh chùa Thiên hậu là đền Tam Sơn, trên đường Triệu Quang Phục, của người Phúc Kiến (Phúc Châu), nơi đây thờ Ngọc Hoàng, Quan âm, Quan công.., không có chữ quốc ngữ chỉ có chữ Hán trong và ngoài đền. Theo anh Tân, th́ kế bên đền Tam Sơn, xưa kia có Thất phủ cổ miếu, nhưng đă bị phá đi, hiện nay là xí nghiệp in, chỉ c̣n lại một bức tường. Đây là một mất mác văn hóa to lớn.

Đến Đ́nh Minh Hương Gia Thạnh trên đường Trần Hưng Đạo, gặp lại bác Vương Quang Tâm, hiện nay là người cai quản đ́nh mà năm trước tôi có đến. Đ́nh là ṭa nhà cổ nhất Saigon, xây năm 1789, được công nhận là một di tích lịch sử. Năm 1698, ở vùng này đă h́nh thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh, làng Minh hương c̣n để lại câu ca dao
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
Đố ai lịch sự cho bằng làng Minh Hương.

Lần trùng tu cuối cùng của đ́nh là vào năm 1921. Trong đ́nh, bên phải thờ Trần Thượng Xuyên (có 2 di ảnh tướng Trần Thượng Xuyên) và Nguyễn Hữu Cảnh, bên trái thờ Trịnh Hoài Đức và Ngô Gia Tịnh. Cạnh đó là 1 chuông đồng do vua Minh Mạng tặng, với sắc phong và chuyển tên từ làng thành đ́nh. Chuông được gióng một năm một lần vào ngày 16/1. Sau chánh điện là sân rất rộng gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời). Đ́nh Minh hương Gia Thạnh cũng là nơi tề tựu, gặp gỡ của nhóm B́nh Dương thi xă, sáng lập bởi Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, với nhiều nhân sĩ đến đây để ngâm thơ, xướng họa vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.

Chùa Giác Lâm là ngôi chùa thuộc loại xưa nhất Saigon. Chùa nằm ở Phú Thọ Hoà kế quận 5 (nay là đường Lạc Long Quân, quận Tân B́nh), vẫn c̣n giữ nguyên không thay đổi nhiều sau bao năm từ lúc thành lập. Chùa được cư sĩ người Minh hương tên là Lư Thụy Long xây dựng vào năm 1744 ở vùng thanh vắng nhiều cây cối không xa chùa Cây Mai và G̣ cây mai, một nơi thanh lam thắng cảnh của Gia Định mà Gia Định thi xă của Trịnh Hoài Đức thường hay nhóm họp làm thơ. Lư Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán nên người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm. V́ thế chùa c̣n có tên là Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Năm 1772 ḥa thượng Viên Quang tới trụ tŕ, từ đó mới đổi tên chùa là Giác Lâm. Khi xưa lúc chùa được xây dựng như một cái am, xa cư dân, rất thanh vắng, cây cối rậm rạp, thích hợp cho sự tu dưỡng, tu hành. Trong quyển Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đă miêu tả cảnh chùa như sau: "Chùa toạ lạc trên g̣ Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm..., cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhă thú!...". Chùa hiện nay được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Nghề làm gốm là nghề tiểu công nghiệp lâu đời, bắt đầu từ khi người Minh hương đến định cư ở xứ Đồng Nai. Hiện nay ở tỉnh Đồng Nai và B́nh Dương, đa số các chủ ḷ gốm là do người Việt gốc Hoa, hay Minh hương đảm trách. Họ đă làm nghề này cha truyền con nối bao nhiều đời cho đến nay. Đây là hai trung tâm gốm sứ lớn nhất Nam bộ với nhiều thợ, nghệ nhân người Hoa. Vào thế kỷ 18, đă tồn tại một trung tâm gốm sứ mang tên Xóm Ḷ Gốm ở vùng quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh (phía Chợ Lớn). Xung quanh vùng này c̣n có nhiều địa danh như Ḷ Rèn, Xóm Ḷ Siêu, xóm Ḷ Gạch .. Địa bàn xóm Ḷ Gốm xưa khá rộng, gồm các làng Ḥa Lục (quận 8), Phú Định-Phú Lâm (quận 6), Phú Giáo-G̣ Cây Mai (quận 11) trải dài đôi bờ kênh Ruột Ngựa, kênh-rạch Ḷ Gốm. Những con kênh này là tuyến đường giao thông chính của khu vực Chợ Lớn, dùng ghe xuồng chở hàng sản xuất đến các tỉnh miền Tây (15).

Gốm vùng Saigon-Gia Định-Đồng Nai ở thế kỷ 18,19 và 20 nổi tiếng có đặc thù riêng và nổi tiếng tốt mà nhiều nhà văn hóa sử, khảo cổ trước đây gọi là gốm "Cây Mai" (được biết đến qua những gốm xưa t́m được ở g̣ Cây Mai và khu vực đường Cây Mai, Chợ Lớn) nay được xếp loại và gọi chung là gốm Biên Ḥa, Saigon. Ngày nay chỉ c̣n lại di tích ḷ gốm Hưng Lợi thuộc làng Ḥa Lục (phường 16 quận 8), gần làng Phú Định, nằm ven kênh Ruột Ngựa, của xóm Ḷ Gốm xưa. Cuộc khai quật năm 1997-1998 đă t́m thấy tại đây phế tích 3 ḷ gốm, trên một g̣ lớn chứa đầy mảnh gốm của các loại lu, khạp, siêu, chậu.. (15) Ngày nay những nơi c̣n tiếp tục truyền thống gốm cổ truyền của người Hoa hiện nay c̣n rơ nhất ở những ḷ làm lu gốm ở Biên Ḥa hoặc ở khu vực Q.9 TPHCM (Thủ Đức cũ, gần Công viên Văn hóa dân tộc đang xây dựng), và một số cơ sở nhỏ sản xuất đồ gốm gia dụng ở vùng Lái Thiêu.

Ngoài ra, ảnh hưởng văn hóa mà người Minh Hương để lại sâu đậm nhất trong đời sống Nam bộ là ngôn ngữ. Tiếng Việt miền Nam được lưu dân Minh hương và Hoa mang vào bổ xung cho tiếng Việt thêm phong phú. Theo B́nh Nguyên Lộc, những từ sau có nguồn gốc Minh hương (19)

Các từ gốc Triều Châu

Lẩu: Có nguồn gốc từ lẩu là một món canh của Triều Châu, đựng trong một thứ bát đặc biệt bằng Laiton.
Tía: Chính các chú rể Triều Châu, lưu vong nhà Minh đă đưa ra danh từ Tía vào Nam, và bị ta hiểu là Cha.
Hên: Do Hưng. Triều Châu đưa vào và họ đọc là Hinh th́ đáng lư ta phải viết là Hênh.
Xui: Tiếng nầy đất Bắc có nhưng vay mượn lâu đời hơn và nói là Xúi Quẩy. Do chữ Suy mà ra, đọc theo Triều Châu, Hên Xui = May Rủi.
Khổ Tai: Một món ăn khác mà dân miền Nam rất ưa và họ gọi là KHỔ TAI. do người Triều Châu đọc Hô Tai (Hải Táo), một thứ rong biển mà họ nấu với đường để bán cho dân miền Nam ăn.

Các từ gốc Quảng Đông

Xí Mụi: do Quảng Đông gọi Xíu Mụi, chữ Nho là Tiêu Mai.
Công xi: Công Ty, do Quảng Đông đưa vào.
Hủ tiếu: Không biết chữ ra sao, nhưng do Quảng Đông đưa vào, họ nói là Phải, không hiểu sao ta lại biến thành Hủ Tiếu.
Xíu Mại: Không biết chữ nghĩa ra sao, nhưng đa số các món ăn đều do Quảng Đông đưa vào.
Chạp Phô: Chỉ là Tạp hóa. Nhưng chính người Quảng Đông lại cho nó cái nghĩa hạn chế là thực phẩm: trứng vịt, tôm khô, cá khô,v.v. c̣n các cửa hàng bán các thứ khác cũng tạp nhạp lại không được gọi là chạp phô.
Gị Chá Quảy: Thật đúng là Dầu chá quảy tức con quỷ nướng trong dầu, chỉ loại bánh bột ḿ chiên mỡ.
Ly: Cốc bằng pha lê, người Quảng Đông gọi là P̣ Lư Púi, tức Pha Lê Bôi, ta nuốt hết, chỉ chừa lại Lư và đọc là Ly.
X́ Thẩu: Chữ Nho là Sự Đầu, chủ sự, nhưng bị ta hiểu là Ông chủ.

Điều này cho ta thấy miền Nam ban đầu chịu ảnh hưởng nhiều của phong tục, sinh hoạt, tập quán người Minh hương.








 

 hamzdui
 member

 REF: 638978
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Các tỉnh ở Nam bộ


Trong năm 2007, tôi đă có dịp đi thăm một số tỉnh, thị xă ở Nam bộ, sau đây là một vài nét sơ lược về người Minh Hương và Hoa ngày nay ở các tỉnh Nam bộ

Cần Thơ: Dọc bến Ninh Kiều, bên sông Hậu có chùa Ông của người Quảng Đông. Chùa được xây ở một vị trí khác cách đây hơn 70 năm, chùa được dời đến vị trí đẹp ở bến Ninh Kiều gần đây sau này. Kiến trúc chùa bên trong được xây theo chữ Quốc. Bên trái khi bước qua công là tượng tướng Mă Tiền đứng cạnh tượng ngưa, bên phải là tượng thờ ông Phước mang đến may mắn. Giữa đền thờ Quan Công. Dọc theo bến Ninh Kiều, đường Hai Bà Trưng, gần phía khu chợ ngày trước, c̣n vài nhà xưa của người Hoa và nhiều cửa tiệm của người Hoa trên các đường Châu Văn Liêm, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Vơ Văn Tần đổ ra bến Ninh Kiều. Sau năm 1975, cộng đồng người Hoa ở Cần Thơ có ít đi nhiều so với trước.

Sóc Trăng: Ngoài thị xă Sóc Trăng, có rất nhiều cửa hiệu bán bánh pía từ các cơ sở làm bánh pía An Thành, Tân Hưng, Công Lệ Thành... bánh pía là đặc sản Sóc Trăng của người Hoa Triều Châu làm ra. Nhiều vùng ở tỉnh Sóc Trăng, như huyện Vĩnh Châu, nơi có nhiều vườn nhăn, có rất nhiều người Khmer và Hoa cư ngụ, hơn cả người Việt. Đa số dân ở vùng này nói 3 thứ tiếng Khmer, Triều Châu, Việt. Thị xă Sóc Trăng nay đă trở nên phồn thịnh phát đạt, phố xá ban đêm rất đông đảo xe cộ. Đường Hai Bà Trưng gần chợ có nhiều cửa tiệm người Hoa, không khác ǵ đường Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn. Trên đường Trần Minh Phú góc đường Ngô Quyền là Hội tương tế người Hoa (18-20 Trần Minh Phú) gần bờ sông Sóc Trăng. Một trong những nhân vật văn hóa nổi tiếng sinh ra ở Sóc Trăng là ông Vương Hồng Sễn, người gốc Triều Châu. Ông đă ghi lại và sưu tập những chuyện xưa, sự kiện từ đầu thế kỷ 20 xảy ra ở Nam bộ và vùng Saigon Gia Định, để lại nhiều tài liệu quư giá. Hiện nay bộ sưu tập gốm của ông được đặt ở pḥng mang tên Vương Hồng Sễn trong Viện Bảo tàng Lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảo Lộc: Thị trấn lớn và trù phú nhất Lâm Đồng sau Đà Lạt là Bảo Lộc, giàu có nhờ các đồn điền trà và cafe chung quanh vùng. Ở đây có cộng đồng người Hoa khá đông so với các vùng khác trong tỉnh. Tôi có ghé vào tiệm bán trà, cafe Lâm Kim Hoa của người Hoa. Chủ là 2 chị em gốc Phúc Kiến, người chị đang ở Mỹ, có đồn điền mướn nhiều công nhân và người giúp việc ở tiệm trưng bày và thử trà, cafe. Gần Ninh Chữ, Ninh Thuận, có một nghĩa trang Triều Châu, ở Phan Rang cộng đồng người Hoa có khoảng từ 3000 đến 4000 người.

Không thể liệt kê hết các nhân vật người Minh hương từ trước đến nay trong quá tŕnh lịch sử nhiều thời đă đóng góp vào văn hóa Việt Nam như Vơ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh, Phan Thanh Giản, Mạc Thiên Tích, Vương Hồng Sển... Ở đây chỉ nêu lên vài nhân vật tiêu biểu của các thời kỳ đă qua trong lịch sử.



 

 hamzdui
 member

 REF: 638979
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Trịnh Hoài Đức

Ông nổi tiếng và được nhớ đến nhiều trong lịch sử không phải là v́ ông là một vị đại thần dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mạng được trọng dụng và làm đến chức Thượng thư bộ Hộ mà là v́ tác phẩm “Gia Định thành thông chí “ có giá trị văn hóa, địa chí về miền Nam trong giai đoạn mở mang cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Tác phẩm duy nhất này về miền Nam thời khai hoang mở đất, cho ta những tư liệu quí giá về con người, phong tục, đất đai, địa chí, lịch sử... Nếu nhà bác học Lê Quí Đôn có Vân Đài Loại Ngữ cho Bắc và Trung bộ th́ Trịnh Hoài Đức có “Gia Định thành thông chí” cho giai đoạn miền Nam mở đất.

Ngoài ra ông c̣n là một nhà thơ, để lại các bài thơ tả cảnh đất Gia Định trong tập thơ văn “Cấn Trai thi tập”. Ông là và các bạn thơ sáng lập “B́nh Dương thi xă“ và là một trong “Gia Định tam thi” (Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh) thường tập họp làm thơ ở những nơi như chùa Giác Lâm, g̣ Cây Mai (nay là Phụng Sơn tự, đường 3/2 Saigon), Minh hương gia thạnh, chùa Cây Mai..Trong bài thơ tả cảnh ở khu Đầm Sen (Saigon) cuối thế kỷ 18, cho ta thấy cảnh thanh tịnh, hoang sơ ở Saigon hơn 200 năm nay (11).
Liên Chiểu Miên Âu:

Âm âm hạm đạm thủy trung tiêu
Dục băi sa âu liễm ngọc kiều
Tầm mộng phù tung y lục cái,
Vong cơ nhàn khách chẩm hương miệu
Nặc tha xảo thước thu tang đỗ,
Nhiệm nhĩ lưu oanh chức liễu điều,
Du nữ thái liên hưu loạn động,
Cựu minh do đăi trục lai triều

Trịnh Hoài Đức
(Cấn trai thi tập)


(Dịch nghĩa:
Chim âu (vịt trời, le le) ngủ ở Đầm Sen
Hoa sen sum suê vươn cao lên trong nước
Tắm xong, chim âu thu lông ngọc lại
T́m mộng, bước chân trôi nổi đi theo các lọng xanh
Quên đời khách nhàn nhă gối đầu vào cỏ thơm,
Gần chim thước khéo léo lấy vỏ gốc cây dâu (để làm tổ)
Mặc chim oanh lanh lợi dệt cành liễu
Các cô g ái đến hái sen đ ừng làm kinh động
Hẹn cũ * c̣n chờ theo nước triều lên. )

* Hẹn cũ: Dịch chữ Hán “cựu minh” do điển “âu minh” chỉ người ở ẩn chốn mây nước như có ước hẹn làm bạn với chim âu

Năm 1825, ông mất ở Phú Xuân, linh cửu được tổng trấn Lê Văn Duyệt thân hành hộ tống đưa về quê mẹ ở Biên Hoà chôn ở phường Trung Dũng, không xa Cù Lao phố. Năm 1938, trường Viễn đông Bác cổ xếp mộ ông là di tích và hiện nay là di tích lịch sử quốc gia.







 

 hamzdui
 member

 REF: 638980
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Diệp Văn Cương, Diệp Văn Kỳ


Diệp Văn Cương, hiệu Thọ Sơn, bút hiệu Yên Sa, v́ quê quán ông ở An Nhơn (gần G̣ Vấp), Gia Định. Thuở nhỏ, Diệp Văn Cương giỏi chữ Hán và quốc ngữ nên được học bổng du học và đỗ tú tài ở Pháp. Ông về nước dạy tại trường Chasseloup Laubat (tục danh trường “Bổn quốc”)(1). Sau làm thông ngôn cho toà Khâm sứ Huế và là thầy dạy học cho vua Đồng Khánh. Ông lấy công chúa, Công nữ Thiện Niệm, con của Thoại Thái Vương Hồng Y, em vua Dục Đức. Ông có vai tṛ trong việc đưa vua Thành Thái lên ngôi, sau khi vua Đồng Khánh mất.

Là một trí thức lớn ở miền Nam, năm 1868, ông là chủ biên tờ Phan Yên báo tại Sài G̣n. Tờ báo quốc ngữ thứ hai sau Gia Định báo (1865) do Trương Vĩnh Kư và Huỳnh Tịnh Của chủ biên. Nội dung tương tự như Gia Định báo (lúc đầu bài trong Gia Định báo đa số là công báo của chính quyền Pháp), với tin địa phương và thư độc giả bằng chữ quốc ngữ, nhưng sau đó có các bài chính trị, nên báo bị đóng cửa. Tác phẩm của Diệp Văn Cương gồm có: Syllabaire quốc ngữ (sách vần quốc ngữ) (1919), Recueil de morale annamite (1917), dịch tập Phong Hóa từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ.

Hăy nghe Vương Hồng Sển (1) kể về ông:“Gần tuổi về hưu, ông trở lại dạy Sử học và Việt văn trường Chasseloup-Laubat như trước. Kẻ viết bài này khi c̣n học lớp dưới, đă từng đứng nghe lóm ngoài cửa và ân hận không được thọ giáo cùng ông. Khoảng năm 1919, dạy sử học, ông lấy Sử Diễn Ca Lê Ngọc Cát ra b́nh chú, dạy Việt Văn ông đă biết đem những đoạn xuất sắc trong Kiều, Lục Vân Tiên, và Chinh Phụ Ngâm ra giải thích cũng là mới lạ. Người ông nẫm thấp hùng vĩ, lịch duyệt Bắc Nam, ông ngâm thi sang sảng, nói tiếng Tây rất "gịn", b́nh sanh sở thích hát bội, roi chầu bóng bẩy rất mực phong lưu, tuồng hát nằm ḷng, cô đào anh kép phục sát đất! Văn hát ông rước luôn đào để cả y phục và áo măo về nhà hát lại ông thưởng thức riêng.”



 

 hamzdui
 member

 REF: 638981
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Diệp Văn Kỳ, con trai của Diệp Văn Cương, đỗ cử nhân, luật sư, cũng là một nhà báo tiền phong rất có tiếng tăm như cha. Mua lại tờ Đông Pháp thời báo (1927) từ ông Nguyễn Kim Đính, sau đổi thành nhật báo Thần Chung, được sự cộng tác đắc lực của nhóm Nguyễn Văn Bá, Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu, Đào Trinh Nhất, Trần Huy Liệu, Phan Khôi, v.v.. Từ khi làm chủ, ông đă chuyển Đông Pháp thời báo theo hướng một tờ báo đối lập và Đông Pháp thời báo trở thành tờ báo có rất đông bạn đọc khắp Nam, Trung, Bắc. Cũng như cha, ông viết nhiều, đôi khi cùng với Phan Khôi (dưới bút hiệu Tân Việt) và rất mê kịch, tuồng (13). Ông là nhà báo dân tộc, lên tiếng bảo vệ sự hợp nhất chữ quốc ngữ ở 3 kỳ chống lại sự chia rẽ trong những tranh luận tách riêng sách giáo khoa quốc ngữ ở trong Nam (14) và là người rất rộng lượng, giúp đở nhiều nhà văn, nhà báo như Mộng Đài, Tản Đà..

Ông giúp đỡ thi sĩ Tản Đà, khi Tản Đà thất bại làm báo “An Nam tạp chí” thiếu nợ phải vào Nam kiếm sống khoảng năm 1926, trong lúc t́nh cờ gặp Tản Đà đang lang thang trên đường Catinat (đường Đồng Khởi) trước nhà hàng Continental mà ông và một số bạn đang ngồi bên trong. Mến tài Tản Đà, ông cho 2000$ (một số tiền lớn thời đó) để Tản Đà trở ra Bắc trang trăi nợ nần và vào Nam viết cho tờ Đông Pháp thời báo. Ông tră rất hậu hĩnh mỗi tháng cho thi sĩ Tản Đà bằng tiền lương quận trưởng (12) và giúp đỡ định cư ở Saigon (Xóm Gà, Gia Định) trong ngôi nhà rộng, tĩnh mịch để thi sĩ có cảm hứng. Tuy vậy thi sĩ Tản Đà cũng có lúc báo sắp lên khuôn mà chưa thấy đưa bài. Ông Kỳ phải kêu tùy phái vào Xóm Gà để hối thúc bài. Tản Đà vẫn thản nhiên thốt một câu lịch sử để đời trong văn học “Làm thơ đâu phải bửa củi mà muốn lúc nào có lúc ấy”.

Nhà thơ thời tiền chiến Mộng Đài cũng là một người thuở c̣n trẻ khi vào Saigon đă được ông giúp đỡ. Trong dịp cùng với nhà báo Hoa Đường xông đất đầu năm đến nhà Diệp Văn Kỳ thăm, Mộng Đài viết trong hồi kư như sau

“Sau khi cho phép Hoa Đường múa “Gioọc” (“Giọc” là giọc tẩu, ống hút thuốc phiện) đầu năm, cụ Diệp quay lại nắm lấy tay tôi và bằng giọng thật ấm áp nói:

-“Xừ Mạnh đến với anh, anh chẳng biết chúc ǵ cho chú em mà chỉ có mỗi bài thơ này tặng nhau ngày Xuân”.

Rồi cụ Diệp cất tiếng cao ngâm bài thơ ứng khẩu ấy như sau:


Cái kiếp trần duyên, kiếp đọa đày
Non Tiên sao khéo lạc loài đây?!
Trớ trêu thu thủy hoa in nguyệt
Đỏng đảnh Xuân Tiêu liễu vẽ mày
Sóng sắc lập ḷe con nước động
Gió hương phưởng phất cánh hoa lay.
Trông em khó nổi vô t́nh được
Mượn bút làm duyên để giải khuây.


Ngâm xong cụ lấy bút viết ngay vào tờ giấy đoạn vào
pḥng trong bỏ trong phong b́ đỏ ra trao tôi:

-“Bài thơ này tặng em. Ư tứ của bài thơ th́ em về chiêm nghiệm lấy”.
Đêm hôm ấy tôi về đến nhà, mở ra để đọc lại cho vui. Không ngờ ngoài tờ thơ cụ viết, cụ c̣n để ngay ngắn tờ “Con Công” năm đồng ngay trong phong b́ để ĺ x́ cùng mấy chữ ngoằn ngoèo trong tờ giấy đỏ:

“Cho người em cưng nhất của ta”. Cụ kư vào bên dưới”.

Năm 1945, ông Diệp Văn Kỳ bị ám sát ở Trảng Bàng (Tây Ninh) v́ bị coi là thân Nhật, uổng mất một tài năng trong lịch sử báo chí Nam kỳ. Ngoài số bài báo ông viết và viết chung với Phan Khôi, c̣n có tác phẩm để lại: Thần ái t́nh (Rabindranath Tagore), Diệp Văn Kỳ dịch, 1929. Biệt thự nhà ông trên đường Trần Hưng Đạo, được quân đội Nhật trưng dụng dùng làm nơi chỉ huy, sau quân đội Anh giải giới giao cho Pháp và được chế độ củ dùng làm Bộ Tổng Tham Mưu.




 

 hamzdui
 member

 REF: 638982
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Vương Hồng Sển

Sinh ở Sóc Trăng, trong gia đ́nh gốc Phúc Kiến đă định cư từ lâu đời ở Sóc Trăng. Ông là nhà văn rất Nam bộ trong cuộc sống và phong cách viết văn. Những tư liệu, dữ kiện, biến cố, nhân vật và nhận xét ông thâu thập trong suốt từ các năm ở thập niên 1920 cho đến hết thế kỷ 20 ở miền Nam và các nơi ông có dịp viếng thăm mà ông viết ra là những tài liệu lịch sử và văn hóa quư giá cho những ai muốn t́m hiểu về những vùng đất, tỉnh thành ở miền Nam. . Khi c̣n trẻ ở Sóc Trăng, ông làm công chức Phó ban hành chánh của chính phủ thời Pháp thuộc rồi sau đó lên Saigon làm quản thủ thư viện trong Viện bảo tàng Saigon. Ông có trí nhớ rất giỏi từng chi tiết, rất mê sưu tầm tư liệu lớn, nhỏ và đồ cổ như đồ gốm sành, sứ.

Cùng thời với Sơn Nam, ông ít viết truyện nhưng rất nhiều bút kư. Văn ông rất b́nh dân, dễ đọc và có duyên. Ngoài các nhân vật nổi tiếng ông có gặp và viết như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm, Ngô Đ́nh Nhu .. ông c̣n viết về những người thân, người thầy, người bạn, quen biết trong sở làm, học đường, nhà trọ... đủ mọi tầng lớp trong xă hội. Hăy xem một đoạn ông viết về Nguyễn An Ninh
“ Tôi làm quen với ông Ninh nhờ mua báo bằng Pháp văn đối lập chống chánh phủ đương thời, gọi là La Cloche fêlée (Cái chuông rè) do ông một ḿnh vừa chủ trương, vừa viết báo, và vừa bổn phận đứng khắp Sài G̣n, ḿnh mặc áo trắng, đi xe đạp, tay ôm mớ nhật tŕnh, miệng rao lanh lẹ và chạy bán từ số, từ tờ cho mấy ông mấy thầy, bất chấp cách lườm ngó đầy ác ư và tiếng nặng nhẹ của nhóm thực dân, từ thằng biện chà gác đường đến thằng Cọt (Corse) ngồi nhà hàng uống rượu khai vị xưng ḿnh là người cai trị da trắng mà sức học chưa có tới mảnh xẹt-ti-fi-ca (certificat)...
Nhưng mỗi tuần vào khoảng tháng hai tháng ba tây năm 1926 cứ mỗi thứ hai và thứ năm lối bảy tám giờ tối không sót ngày nào, ai muốn gặp Ninh cứ lại trước nhà hàng Yeng yeng th́ gặp, không trật bữa nào... Trước khi giáp mặt chị em, tôi thường mua một tờ Chuông Rè để lấy le. Nhưng ông Ninh sau khi bán cho tôi đều đều, lại lầm tưởng, cho tôi đúng là nhà ái quốc có gan, không nữa cũng một tay cừ nào đó có sạn trong đầu. Một đôi khi sau khi nhận của tôi một cắc bạc tiền mua báo, ông chồng báo qua tay trái và ch́a tay mặt bắt tay tôi niềm nở như hai bạn tương tri cách mặt lâu ngày. Có mấy lần tôi thẳng thắng kéo tay mời ông vô dùng cơm Yeng Yeng, nhưng ông lắc đầu lia lịa, xổ một dọc tiếng Tây cám ơn không ngớt, và tỏ vẽ cảm động thật t́nh. Nói cho đúng lúc ấy ai ai đều ngán ông Ninh và không dám giao thiệp công khai, v́ sợ liên lụy không nhỏ. Riêng tôi, tôi lại nghĩ lại. Lúc bấy giờ chưa ai biết là nhà ái quốc dám hy sinh tánh mạng như ngày nay đă rơ, lúc ấy ông là người ai cũng e dè không dám lại gần, trừ những người cùng một chủ nghĩa với ông, Việt Tha, Le Jean de la Bâtie, Paul Marchet, vân vân. C̣n tôi, tôi vẫn phục ông thật t́nh ...”

Những bút kư ông viết cho ta thấy toàn thể đời sống, suy nghĩ, văn hóa của thời bấy giờ rất sống động và quư giá về xă hội năm xưa. Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm có: Saigon xưa và nay, Hơn nữa đời hư.

Khi ông mất, ông cống hiến hết thảy tài sản, tư liệu và đồ sưu tập của ông cho chính quyền thành phố. Hiện nay căn nhà của ông ở Saigon số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận B́nh Thạnh, được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP HCM quản lư, sử dụng. Theo báo Người Lao Động th́ năm 2002, tức 6 năm sau khi VHS qua đời, qua căn nhà của cố học giả gần như vô chủ và bị xuống cấp nặng nề. Theo di chúc, ông hiến toàn bộ tài sản của ḿnh tại ngôi nhà cho Nhà nước, nhưng do có tranh chấp về quyền thừa kế nên thời gian qua các cơ quan chức năng chưa quản lư ngôi nhà này. Chỉ có số cổ vật và sách quư được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP HCM và Thư viện Khoa học Tổng hợp tạm thời cất giữ.

Ngôi nhà cổ này hiện nay đă được trùng tu và có thể viếng thăm để hiểu và biết được cuộc đời của một con người rất Nam bộ đặc sắc đam mê văn hóa, nghiên cứu viết sách, hiến trọn đời ḿnh cho sự đam mê ấy và những di sản quí báu mà ông để lại. Trong Viện bảo tàng lịch sử, Thảo cầm viên Saigon, có một pḥng đặt tên Vương Hồng Sển, trưng bày những hiện vật quư mà ông bỏ cả đời để thu thập như các đồ gốm Trung hoa, men lam Huế..





 

 hamzdui
 member

 REF: 638983
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Lư Lan

Nhà văn Lư Lan, sinh năm 1957 ở quê mẹ B́nh Dương, quê nội ở Quảng Tây. Trưởng thành trong Chợ Lớn và dạy học ở Cần Giuộc. Chị là nhà giáo và cũng là nhà văn viết nhiều truyện ngắn với giọng văn tinh tế, ư nhị và đượm t́nh người. Trong những năm ở thập niên 1980, tôi đă đọc các truyện và tuỳ bút của Lư Lan trên báo Tuổi trẻ, và các tập truyện như Nơi b́nh yên chim hót, Chút lăng mạng trong mưa. Những chi tiết trong đời sống thường ngày ở trong phố, ở người chung quanh trong xă hội Việt Nam mà thường ta không để ư, được chị viết rất ư nhị với văn trong sáng và cảm thông với người và cảnh. Một Thạch Lam mới trên văn đàn văn học Việt Nam. Các tác phẩm của Lư Lan rất được ưa chuộng, đánh giá cao và được coi là nhà văn chững chạc có tiếng với nhiều độc giả trong nhiều năm qua. Ngoài ra chị cũng viết các truyện thiếu nhi như quyển Ngôi Nhà Trong Cỏ (1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2005, tập thơ Là Ḿnh được giải thưởng thơ hội Nhà Văn Thành Phố Hồ Chí Minh.

Các năm gần đây chị cũng là dịch giả các bộ Harry Potter ra tiếng Việt. Lư Lan hiện đang sống ở Mỹ, cho rằng Hoa kiều trong giai đoạn trước 1975 có văn học tiếng Hoa riêng ở Chợ Lớn và chị đang khuyến khích các nhà văn gốc Hoa ở Việt Nam viết h́nh thành một văn học Hoa văn như các văn học Hoa văn khác ở Singapore, Mă Lai, Hongkong, Đài Loan và viết một tuyển tập (anthology) về văn học Hoa ở Việt Nam. Lư Lan thường viếng quê nhà và vẫn c̣n sáng tác, cộng tác với các báo và xuất bản các tác phẩm trong nước mà gần đây nhất là tác phẩm Miên man tùy bút.




 

 hamzdui
 member

 REF: 638989
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Kinh tế


Hiện nay 30% doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh là do người Hoa làm chủ, như các công ty lớn Bitis, Sacombank và các cơ sở thương măi Thuận Kiều Plaza, An Đông Plaza. Chúng ta cũng nên để ư là trong khi chủ người Hoa hiện nay của công ty nước uống lớn nhất ở Phi Luật Tân, St Miguel, c̣n đang sống cực nhọc trong “xóm nhà lá” ở Manila trước khi thành công phát triển công ty lớn nhất ở Phi Luật Tân th́ ở Chợ Lớn thời gian đó, các thương gia giàu có người Hoa đă có văn pḥng, khách hàng, đối tác ở Singapore, Đài Loan, HongKong. Họ đă thiết lập một hệ thống thương mại với các người Hoa khác trong vùng Đông Nam Á để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tôi nhớ khoảng đầu thập niên 1970, những sản phẩm dầu gió sản xuất ở Chợ Lớn như dầu Nhị Thiên Đường được ưa chuộng và xuất khẩu qua thị trường Đông Nam Á, nhất là ở Thái Lan, cạnh tranh với những sản phẩm dầu của một công ty Singapore, nay nằm trong tập đoàn Temasek, mà bà chủ hiện nay trở thành có thế lực và giàu có bậc nhất ở nước này.



 

 hamzdui
 member

 REF: 638991
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(a) Giai đoạn trước 1975

Trước đây phần lớn kỹ nghệ nhẹ như sản xuất đồ gia dụng là tập trung ở Chợ Lớn, trước khi các vùng kỹ nghệ Thủ Đức, Biên Ḥa, B́nh Dương được thành lập trong đầu thập niên 1970. Những cơ xưởng sản xuất nhỏ này phần lớn do các gia đ́nh người Hoa hoặc các tiểu thương gầy dựng. Những cơ xưởng này đă và hiện nay vẫn c̣n đóng vai tṛ quan trọng vào kinh tế vùng thành phố Hồ Chí Minh. Ngày xưa trước 1975, Saigon có thể là nền kinh tế phồn vinh "giả tạo" không có cơ sở vật chất, do tiền viện trợ nước ngoài đổ vào, nhưng kinh tế ở Chợ Lớn cơ bản là tốt và có thực lực dựa vào sự làm ăn cần cù, chăm chỉ và chuyên tâm của người Hoa.

Sau đây là tóm tắt về một số thương gia người Việt gốc Hoa từ thời Pháp thuộc tới nay (1).



 

 hamzdui
 member

 REF: 638992
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(1) Chú Hỏa:Theo Vương Hồng Sển (1), tên thật là Hui Bon Hoa, kư âm theo tiếng Pháp sau khi nhập Pháp tịch, nên gọi "Chú Hỏa" như vậy cho đến đời đời (người miền Nam thường thân mật gọi các người Hoa là "Chú"), không rơ danh tánh theo Hán tư.. Lúc đầu là thợ dạo mua bán "lạc son", mua đồ cũ để chế biến và bán lạị Sau khi tạo dược một số vốn, hùn hạp với một người Pháp thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ trong Nam kỳ và buôn bán bất động sản. Sau khi ră hùn, được chia một số tiền, làm chủ các sản nghiệp đất cát miền Lục Tỉnh. Các tài sản bất động sản ở trung tâm Saigon trên đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi của công ty Hui Bon Hoa được cho mướn. Công ty này được tiếng là rất "biết điều" và không eo sách, làm khó người mướn phố. Các con cháu của "Chú Hỏa" luôn luôn ḥa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng một số tiền to tát th́ người trong họ phải xin chữ kư của người trưởng huynh khi ấy ngân hàng mới phát bạc.

Cùng thời với chú Hoả là một người Việt gốc Hoa nổi tiếng ở Lục Tỉnh, Chú Hỷ. Ông cạnh tranh với công ty Pháp, công ty Vận tải đường sông rạch "Compagnie des Messageries fluviales" chuyên chở hàng và người trên sông ng̣i miền Tây nam bộ. Tàu Chú Hỷ giá vé rẻ hơn và hành khách được lo chu đáo. Bởi vậy có câu " Đi tàu Chú Hỷ, ở phố Chú Hỏa".

Hồi về thăm Việt Nam đầu năm 2007, tôi có viếng nhà của chú Hỏa ngày xưa (nay là viện Mỹ thuật thành phố), và có may mắn nói chuyện với chị giám đốc về đề tài chú Hỏa. Ngoài các toà nhà bên cạnh Viện, chú Hoả ngày xưa c̣n xây khách sạn Majestic ngay bến Bạch Đằng cạnh sông Saigon, Bệnh viện Saigon và các dinh thự khác ở Saigon, Vũng Tàu theo kiểu nhà Tây. Vào dịp viếng thăm Vũng Tàu, tôi có dự đám cưới con nhà văn Xuân Sách ở khách sạn Palace. Xưa kia khách sạn Palace là biệt thự của chú Hỏa. Ngày nay th́ hiện đại nhưng mất đi dáng cổ kính của kiến trúc Tây ngày xưa. Giữa sân vào khách sạn giờ đây là một hồ bơi rất sang của khách san, nhưng bên cạnh vẫn c̣n cây cổ thụ to lớn mấy người ôm cũng không xuể, tàn lá xum xuê.

Ngày nay ta có thể đến thăm một căn nhà của chú Hỏa trên đường Phó Đức Chính, gần chợ Saigon. Toà nhà này hiện nay là Viện Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh trụ sở của bộ Văn hóa Thông tin thành phố đồ sộ không kém (xưa kia cũng là nhà của chú Hỏa). Giá vé vào cửa thăm quan rất rẽ (5000 đồng). Ṭa nhà Bảo tàng Mỹ Thuật đồ sộ, rất đẹp, xưa kia là của chú Hỏa (Hứa Văn Bon). Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi dến Saigon đă có viếng thăm Viện Bảo tàng Mỹ thuật này. Rất ít khách Việt, đa số là khách nước ngoài nhưng tuy vậy vẫn c̣n rất vắng vẽ. Giữa ṭa nhà 3 tầng là một sân lớn, chung quanh là các pḥng với sân balconỵ và hành lang nh́n mở ra phía sân trong.

Ṭa nhà xây theo kiểu Pháp (chỉ có mái là có dạng Việt), rất kiên cố chắc chắn với trần cao. Các bậc thang làm bằng đá cẩm thạch (marble), giữa sân lobby vào cửa chính có 1 thang máy làm đầu thế kỹ 20, giống như thang máy cổỗ xưa ở Paris, vẫn c̣n chạy nhưng ít dùng. Ṭa nhà này có rất nhiều pḥng, mỗi pḥng đều có đèn treo từ trần và lót gạch bông vẫn c̣n như xưa. Các tranh trưng bày trong Viện đa số về các sinh hoạt và chiến tích, thành tích trong thời chiến tranh chống Mỹ không có ǵ xuất sắc ngoài bức sơn mài to lớn "Vui xuân" của Nguyễn Công Trí (một nghệ sĩ tạo h́nh nổi tiếng của Trường Mỹ thuật Đông Dương mà xưa kia toàn quyền Pháp đă mua 1 bức sơn mài đặt trong phủ toàn quyền ở Hà Nội). Ở lầu hai có trưng bày đồ gốm, bàn ghế xưa và các tượng thờ trong vùng Saigon từ thế kỷ 19, 20. Đằng sau trên lầu 3 nh́n xuống sân vườn giữa ṭa nhà, có trưng bày bức tượng ông Trương Vĩnh Kư (sau giải phóng được mang vào đây).

Trong lúc tôi đang xem gốm Biên Ḥa, th́ t́nh cờ gặp chị giám đốc Viện trong pḥng triển lăm. Tôi hỏi về lịch sử gốm Biên Ḥa và được chị tiếp chuyện. Qua đó tôi có góp ư với chị là các tranh nên có đề năm sáng tác (ngoài tên tác giả), chị cho biết sẽ có tập sách viết về lịch sử viện trong dịp 20 năm thành lập và các mục lục tranh và tiểu sử các tác giả. Nói chuyện với chị về huyền thuyết "con ma" nhà chú Hỏa ly kỳ rùng rợn về con gái chú Hỏa với bệnh cùi và huyền thuyết thuở hàn vi "đi bán ve chai". Tất cả đều không đúng sự thật. Chú Hỏa không có con gái chỉ có 3 người con trai và sau này đă về Tàu chết ở đó. Chú Hỏa làm việc với một chủ người Pháp, v́ tính siêng năng và tốt nên ông chủ Pháp thương và đă giúp chú Hỏa vốn mở tiêm cầm đồ buôn bán. Tiệm cầm đồ đầu tiên là ṭa nhà góc đường Phó Đức Chính và Nguyễn Thái B́nh, văn pḥng ông ở trước cửa viện bên kia đường, trên một khu đất vẫn c̣n trống. Khi nhà ông được xây, th́ từ chợ Saigon và phía đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, có thể thấy được biệt thự của ông. Ông xây 3 căn trên sát nhau trên đường Phó Đức Chính, mỗi căn cho một người con trai. Căn giữa (hiện nay là trụ sở Bộ Văn hóa Thông tin) cho người con trai lớn có đặt bàn thờ tổ tiên. Theo chị giám đốc th́ trụ sở Bộ sẽ di về chỗ khác, giao ṭa nhà (cũng đồ sộ với kiến trúc Pháp) lại cho bảo tàng Mỹ Thuật.

Cách đây vài tháng (khoảng cuối năm 2006), con cháu chú Hỏa về thăm và có nói là cũng thấy nhà đă được dùng cho công chúng và chưa có ư đ̣i lại ṭa nhà và các ṭa nhà chung quanh (đất gồm diện tích giữa 4 góc đường Lê Thị Hồng Gấm, Calmette, Phó Đức Chính và Nguyễn Thái B́nh).

Trên lầu ba là các pḥng trưng bày hiện vật của nền văn hóa Óc Eo t́m được ở nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long (Rạch giá, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh...), pḥng văn minh Champa với các phù điêu, tượng thần t́m được ở Trà Kiệu, B́nh Định, và pḥng trưng bày các gốm, tượng, đồ đồng Việt Nam.

Ở góc sân giữa ṭa nhà là bức tượng đồng rất đẹp ông Quách Đàm, một người Hoa nổi tiếng ở Saigon. Người đă xây dựng chợ B́nh Tây. Trên bức tượng ở ngực ông đầy huy chương. Trước đây tượng được đặt ở chợ, sau giải phóng, cũng như tượng Trương Vĩnh Kư, đă được mang về đây. Hai pḥng bên cạnh sân giữa ṭa nhà là hai pḥng trưng bày tranh (gallery) để bán, chủ tiệm của pḥng tranh bên trái có treo ảnh chụp của bà với tổng thống Clinton khi ông vào đây thăm viếng.

Hôm viếng thăm, tôi có dịp dừng lại nói chuyện với các du khách từ Pháp giải thích cho họ về bức tượng Petrus Kư và Quách Đàm và sơ lược tiểu sử của hai nhân vật lịch sử này. Phải nói là Viện Bảo tàng nên có hướng dẫn viên hay sách chỉ dẫn cơ bản về những hiện vật trong Viện để du khách có thể hiểu biết về nghệ thuật và học hỏi về các đặc thù nghệ thuật Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng.



 

 hamzdui
 member

 REF: 639006
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(2) Quách Đàm:

Miền Nam có câu nói về những người giàu có trong giữa thế kỷ 20 “Nhất Hỏa, nh́ Đàm, tam Xường, tứ Ích”, cho thấy Quách Đàm là nhân vật thứ hai sau chú Hỏa. Xuất thân thuở hàn vi bán ve chai, kèm theo mua da trâu, vi cá và bong bóng cá. Ddàm nhờ lanh trí, nhập giới thương mại thấy việc mau lẹ hơn ai hết, nên làm giàu nhanh chóng.

Ông là người xây lập chợ B́nh Tây hiện nay vẫn c̣n ở Chợ Lớn. Lúc đó Chánh tham biện Chợ Lớn thấy Chợ Cũ (hiện nay là nền nhà Bưu Điện Chợ Lớn, Quận 5) nhỏ hẹp, không đủ cho bạn hàng nhóm họp. Ông nghe biết được nên mua ngay vùng đất ruộng B́nh Tây, biến đất ruộng thành đất thổ trạch châu thành, rồi cho người đến dâng miếng đất, chỉ đ̣i được xây chợ và cất phố kiểu buôn bán chung quanh chợ để cho mướn. Chính quyền đồng ư và sau này cơ sở phát triển c̣n cho phép tượng Quách Đàm được tạc và dựng ở chợ. Trụ sở của nhà buôn Quách Đàm nằm ở đường Quai de Gaudot (nay là đường Khổng Tử).

Về sau Quách Đàm rất giàu, xoay qua đứng bảo lảnh cho các con nợ nhà băng "Đông Dương Ngân hàng". Mỗi lần xin chữ kư bảo chứng, họ phải chịu cho Đàm một huê hồng qui định trước. Nhưng gặp năm kinh tế khủng hoảng 1929, các nhà buôn vỡ nợ không đủ sức trả bạc vay, nhà băng phát măi phá săn, lôi kéo sự nghiệp nhà họ Quách sụp đổ theo cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng ở Nam kỳ.

Sau này, khi Quách Đàm chết, đám ma lớn không đám nào bằng. Bàn đưa không thể đếm. Đủ thứ nhạc Tây, Tàu, Ta, Miên... Khách đi dường có việc, miễn nối gót theo đám ma vài bước là có người lễ phép đến dâng một ly nước dừa hay la ve (bia) và riêng tặng một quạt giấy có kèm một tấm giấy "ngẫu" (năm đồng bạc) đền ơn có ḷng đưa đón! Quách Đàm được chôn ở gần chùa Giác Lâm giáp ranh Chợ Lớn và Gia Định (1)



 

 hamzdui
 member

 REF: 639007
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(3) Mạc Phúc Sử:

Nổi tiếng với sản phẩm dầu cù là Macphsu. Dầu cù là Macphsu do ông làm chủ và sản xuất. Macphsu là tên kư âm bằng Pháp ngữ khi Mạc Phú Sử ra cầu chứng tại ṭa. V́ không biết đọc, biết viết tiếng Pháp nên khi được hỏi dầu cù là cầu chứng tên ǵ, ông tưởng là nhân viên ṭa hỏi tên ḿnh là ǵ, ông bèn nói Mạc Phúc Sử và được người Pháp viết theo phiên âm Pháp ngữ là Macphsu. Sản lượng và tiếng tăm dầu cù là Macphsu rất lớn, ngoài thị trường miền Nam, Mạc Phúc Sử c̣n xuất cảng sang Lào, Cambodia, Singapore và Thái Lan.



 

 hamzdui
 member

 REF: 639008
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(4) Trương Văn Bền,sinh năm 1883, trong một gia đ́nh người Hoa gốc Triều Châu đến Việt Nam lập nghiệp từ đầu thế kỷ 19. Trương Văn Bền có dịp sang Pháp du học và đă học được nghề sản xuất xà bông. Năm 1918, ông dùng dừa có sẵn rất nhiều ở miền Tây Nam bộ để thành lập xưởng ép dầu dừa và từ đó sản xuất xà bông cục đáp ứng nhu cầu rửa ráy, giặt giũ của dân chúng hằng ngày. Khi cơ sở phát triển, năm 1932, ông cho xây một hăng lớn hơn và làm chủ nhân hăng xà bông “Trương Văn Bền”. Sản phẩm nổi tiếng nhất của hăng ông là xà bông thơm Việt Nam hiệu Cô Ba, rất thịnh hành ở miền Nam và sau đó trên khắp thị trường Đông Dương. Cô Ba tượng trưng cho một phụ nữ đẹp, giản dị, trong trắng của cô gái miền Nam trong huyền thoại. Xà bông Cô Ba cạnh tranh về chất lượng và giá thành rẽ đă đánh bạt được xà bông nước ngoài, nhập từ Pháp (17). Ông là người Hoa Triều Châu đi trước trong thương mại và làm gương cho những người sau này như Trần Thành. Ông Trương Văn Bền nổi tiếng như Bạch Thái Bưởi cùng thời ở miền Bắc và trở thành giàu có, có hạng ở Nam kỳ. Gia sản của ông tương đương với ông Phủ Kiểng ở Bến Tre, ông Kho Gressier Remy ở Sóc Trăng, hay gia đ́nh Lâm Quang ở Trà Vinh. Ông Bền cũng chính là người xuất tiền cất một dăy phố 50 căn, gần Ngă Sáu Chợ Lớn, nằm góc đường Armans Rousseau và Général Lizé (nay là đường Ngô Gia Tự và Hùng Vương) (17).

C̣n nhiều câu truyện của các doanh nhân người Hoa ở Chợ Lớn đă phát triển kinh doanh đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam từ các năm xưa. Tôi trước đây có đọc một bài trong tạp chí nghiên cứu lịch sử hồi năm khoảng năm 1977 đă liệt kê nhiều nhà kinh doanh người Hoa, nhưng hồi ấy là đả phá họ, cho họ là tư bản bóc lột. Nay th́ đă khác hẳn rồi, họ là những những người đă giúp cho nền kinh tế phát triển và có ích cho đất nước, xă hội. Trước 1975, có những tư sản Việt gốc Hoa cỡ lớn, kể sơ lược như sau (2):



 

 hamzdui
 member

 REF: 639009
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(5) Trần Thành:

Ông xuất thân từ gia đ́nh nghèo qua Việt Nam đầu thế kỷ 20. Thuở c̣n thanh niên t́m việc ở Chợ Lớn, ông được vào làm công trong một xưởng chế biến dầu thực vật của một chủ người Hoa họ Trịnh, cạo rữa các thùng chứa. Được sự tín nhiệm của chủ, ông được giao trọng trách đi mua nguyên liệu chủ yếu là đậu nành và đậu phọng cho xưởng. Với uy tín của ông với nông dân và đối tác ở nông thôn miền Nam và cả ở Cao Miên (Cambodia), ông không những cung cấp hiệu quả kinh tế cho cơ sở xưởng chủ ông mà sau này khi được chủ giúp đỡ cho vốn ra riêng c̣n cung cấp cho các xưởng khác nữa.

Trong công việc làm ăn, ông coi trọng nhất là chữ tín. Ông nói:" Chữ TÍN. Làm nghề ǵ cũng phải giữ cho được chữ TÍN mới có thể thành công được. Ông lập ra hăng bột ngọt Vị Hương Tố. Được coi là “vua bột ngọt và vua mễ cốc”, ông được bầu vào chức vụ bang trưởng Triều Châu, khi tuổi chỉ mới xấp xỉ 40. Ông đại diện cho người Hoa liên hệ với chính quyền miền Nam Ngô Đ́nh Diệm và sau này trong thập niên 1960-1970 và được chính quyền kiêng nễ. Ông giúp đỡ nhiều người có chí mượn vốn. Nhà ông lúc nào cũng có người đến xin ư kiến làm ăn. Ông đi thăm các nhà máy, xí nghiệp lớn ở Đài Loan, Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm tổ chức, điều hành các xí nghiệp cỡ lớn và nghiên cứu thị trường.



 

 hamzdui
 member

 REF: 639011
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(6) Vương Đạo Nghĩa

Chủ hăng kem đánh răng hiệu Hynos cạnh tranh với các hăng kem Việt Nam hiệu Perlon và Leyna ở miền Nam và kem ngoại quốc như Colgate (Mỹ), C’est it (Pháp). Vào thập niên 1960, hồi tôi c̣n nhỏ khi được bác tôi dẫn ra Saigon và bây giờ vẫn c̣n nhớ là h́nh ảnh rất lớn trên cửa chính của chợ Bến Thành đường Nguyễn Huệ một anh “chà và” da đen cười tươi với hàm răng trắng đều và đẹp của kem đánh răng hiệu Hynos. Lúc đầu, vào mới hơn 20 tuổi, ông làm cho hăng kem nhỏ ít biết tiếng Hynos do một người Mỹ gốc Do Thái có vợ Việt Nam mở hăng sản xuất kem đánh răng ở Việt Nam. Sau này khi người vợ mất, ông chủ buồn rầu bỏ đi giao lại cho ông v́ ông được tiếng là trung thành, cần cù làm ăn.

Vương Đạo Nghĩa là người Việt gốc Hoa tiên phong trong lănh vực tiếp thị làm ăn kiểu Tây Phương. Ông là người biết được giá trị của thương hiệu và sự quan trọng của tiếp thị trong kinh doanh thương mại. Quảng cáo kem Hynos của ông xuất hiện ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn trên mọi phương tiện, ở các cửa hàng ăn uống, loa phóng thanh, dọc đường, chợ búa, báo chí, hệ thống truyền thanh và truyền h́nh, ngay cả trên các thùng xe vận tải chạy khắp miền Nam. Ông cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim vơ hiệp và t́nh báo kiểu Trung Hoa vào quảng cáo, sau khi gặp lại người anh họ (con ông bác) ở Hong Kong là tài tử Vương Vũ và được ông mời đến Việt nam nhiều lần trong các dịp nghĩ hè. Người dân miền Nam khó có thể quên h́nh ảnh tài tử Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân cướp nhưng tất cả bảo tiêu đă bị chết, chỉ c̣n Vương Vũ và khi ông mở xe hàng th́ trong đó không phải là vàng bạc châu báo mà là các hộp kem đánh răng Hynos hay anh Bảy Chà cười toe toét với hàm răng trắng sáng chói có mặt khắp nơi trên các hang cùng ngơ hẻm. Thương hiệu Hynos gắn liền với kem đánh răng trong tâm trí người dân. Sản phẩm của hăng kem đánh răng Hynos có mặt khắp nơi tại Việt Nam, và sau đó ở thị trường Đông Nam Á và Hong Kong. Khác với các hăng và doanh nghiệp Việt Nam thời bấy giờ, ông đă trích ra nhiều hơn từ lợi nhuận vào quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sản phẩm với tầm cỡ quốc tế, tương đương với quảng cáo của các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Coca-Cola, Seiko, Adidas...


 

 hamzdui
 member

 REF: 639012
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(7) Trương Vĩ Nhiên,"vua ciné":

Xuất thân từ một gia đ́nh người Hoa, anh em họ Trương được ăn học và giáo dục theo phong cách quư phái người Hoa. Trương Vĩ Nhiên thấm nhuần đạo Phật và say mê triết lư Đông phương (11), có đầu óc phóng khoáng và nhạy cảm hiểu biết về tâm lư quần chúng và thị trường. Ông là chủ nhân hăng xuất nhập cảng phim Viễn Đông, đại lư độc quyền các phim của hảng phim nổi tiếng Shaw Brothers (Đài Loan) và Golden Harvest (Hồng Kông). Điện ảnh Hong Kong và Đài Loan cuối thập niên 1960, được coi là thời vàng son, đă sản xuất các phim dă sử kiếm hiệp thu hút khán giả nhiều nơi ở Đông Nam Á cạnh tranh và làm các hảng phim Âu Mỹ nể sợ và khâm phục. Ở miền Nam thời bấy giờ, các tài tử Lư Thanh, Trịnh Phối Phối, Khương Đại Vệ, Vương Vũ, Địch Long, Hà Lợi Lợi... với các phim Độc Long Đàm, Hiệp Khách Hành, Độc Thủ Đại Hiệp, Nhất kiếm trấn ải, Long hổ quyết đấu... đă chinh phục khán giả với doanh thu vượt kỷ lục hơn cả các phim Âu Mỹ thời đó như Cleopatre, Love Story, Romeo Juliet, Deux hommes dans la ville.. của các tài tử Liz Taylor, Ali Mc Graw, Steve McQueen, Alain Delon, Jean Belmondo..

Trương Văn Vĩ đă nh́n thấy trước qua sự say mê của người dân với các truyện vơ hiệp Kim Dung và sau này Quỳnh Dao ở các nước Á châu và ông đă mua lại các rạp làm ăn ế ẩm, tân trang lại và làm chủ các rạp hát ciné ở nhiều nơi vùng Sài G̣n - Chợ Lớn: Eden, Đại Nam, Palace, Opéra, Oscar, Lệ Thanh, Hoàng Cung, Đại Quang, Thủ Đô... (ngoài các rạp Rex, Văn Hoa Dakao, Văn Hoa Sài G̣n, Mini Rex A, B, C của ông Ưng Thi, trong hoàng gia nhà Nguyễn, chuyên chiếu phim cao cấp). Tất cả các rạp của Trương Văn Vĩ đều được sửa sang xây dựng mới mẻ, với hệ thống máy lạnh tốt, ghế ngồi bọc da, trang hoàng đẹp mắt và hấp dẫn khách hàng với hệ thống máy móc như máy chiếu, âm thanh, ánh sáng nhiều màu trong rạp, cả buvette (quầy giải khát) phục vụ ngay trong rạp, cùng các phương tiện quảng cáo đa dạng và quy mô. Bắt đầu từ năm 1966, Trương Vĩ Nhiên nhập cảng các loại phim vơ hiệp, kiếm hiệp dă sữ Hồng Kông và Đài Loan, sau là phim t́nh cảm phỏng theo truyện của các tác giả nổi tiếng như Kim Dung, Ngọa Long tiên sinh, Quỳnh Dao.... Ông trở thành tỉ phú giàu có khi chỉ mới hơn 30 tuổi. Ông có ảnh hưởng rất lớn về nghệ thuật và văn hóa điện ảnh trong cuối thập niên 1960 và đầu 1970.



 

 hamzdui
 member

 REF: 639013
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(8) L.N ("vua bột ḿ"):

L.N giàu có bằng "cho vay lúa", nhập cảng thóc gạo miền Tây, kinh doanh bột ḿ . L.N xây dựng "Saigon kỹ nghệ bột ḿ công ty" (Sakybomi), hùn vốn vào công ty bột ḿ khác Viflomico. Để nắm độc quyền hai nhà máy cỡ lớn nhất ở Đông Nam Á này, L.N đă đóng cổ phần vào 3 ngân hàng: Trung Nam ngân hàng (100 triệu), Đồng Nai ngân hàng (40% cổ phần), Nông Doanh ngân hàng và vào hai công ty xuất nhập cảng Mỹ Liên (21 %), Hứa Nhuận Chân (70%), đồng thời lập hai công ty nhập khẩu 18 mặt hàng khác (3).



 

 hamzdui
 member

 REF: 639014
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(9) Tập đoàn đại gia tộc họ Ông

Chủ dầu cù là hiệu Con Cọp, được gọi là Cọp Saigon (Ông Nghiệp Hùng, Ông Nghiệp Sơ, Ông Nghiệp Kỳ, là con của Ông Tích). Ngoài ra tập đoàn này khống chế một nhà máy dệt lớn, một công ty vận tải đường bộ, đường sông, công ty xuất nhập cảng, một xưởng đóng tàu, một công ty bốc dở hàng ở Thương cảng Saigon, một ngân hàng và nhiều nhà cho thuê. Trong thời này cũng có nhiều tập đoàn và các nhân vật khác như các tập đoàn tư bản họ Trương, họ Mă, vua "xăng dầu" Lư Hớn, "vua cà phê" Trần Thiện Tứ, "vua vải sợ" Lưu Tú Dân, "vua thuốc lá" Siou Phong ....


 

 hamzdui
 member

 REF: 639016
 09/13/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(b) Thời kỳ đổi mới sau 1975

Đất nước Việt Nam có nhiều người Hoa và Minh Hương giỏi, nhưng do những chính sách sai lầm, chính quyền trước đây đă đánh đổ họ qua mấy chiến dịch đánh tư sản sau 1975: vua thép, vua gạo, vua bột giặt, vua xà bông, vua bột ḿ ... đều bị đánh tan hoang bại sản. Trong khi trong thời gian ấy mấy người Hoa chủ các công ty lớn ở các nước Đông Nam Á như Temasek của Singapore, St Miguel của Philippines..) vẫn c̣n không bằng một góc các công ty Hoa ở Vietnam.

Ngày nay có một người Minh hương nổi tiếng không kém chú Hỏa, Trần Thành xưa kia. Đó là “vua gốm” Lư Ngọc Minh, chủ công ty gốm Minh Long ở B́nh Dương. Kế thừa truyền thống nghề gốm của người Minh hương ở Gia Định- Đồng Nai, ngày nay các cơ xưởng làm gốm (đa số ở Biên Ḥa và B́nh Dương) tiếp tục phát triển làm gốm, nhất là sau giai đoạn Đổi mới, với các sản phẩm đặc sắc xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Ông đă tạo những bộ gốm nổi tiếng Cẩm Tú, Sơn Hà, Hồn Việt ..Trước đây ông có nhờ gs Cao Xuân Phổ và Trần Quốc Vượng cố vần để ông tạo con rồng Việt Nam theo kiểu triều đại Lư - Trần, lúc cổ thành Thăng Long vừa được khám phá, trên sản phẩm gốm của ông. Công ty ông cũng là nơi làm các "cup" gốm làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia tham gia Hội nghị APEC năm ngoái ở Hà Nội.

Cuộc đời của ông Minh trước 1975 đến nay đă được dựng thành phim "Miền đất phúc" làm nhiều tập chiếu trên truyền h́nh Tp Hồ Chí Minh. Xuất phát từ một gia đ́nh có truyền thống làm gốm sứ ở Tân Phước Khánh (Tân Uyên - B́nh Dương), gia tộc Lư Ngọc Minh đă có ba đời theo nghề gốm sứ. Năm 1975, đất nước thống nhất nhưng thương mại tư nhân bị cấm và hạn chế. Trăi qua bao khó khăn, ông vẫn kiên tŕ sản xuất và đến khoảng những giữa thập niên 1980 và đầu 1990 sản phẩm của ông bắt đầu có mặt tại thị trường các nước Đông Âu và tư bản. Nay th́ ông Lư Ngọc Minh là người chính phủ Việt Nam trọng vọng (Ủy viên của mặt trận Tổ quốc, đại biểu quốc hội, anh hùng lao động ...), công ty ông có gần 2000 công nhân làm việc và thương hiệu gốm Minh Long xuất khẩu qua nhiều nước làm các công ty Nhật, Hàn, Âu Mỹ gờm v́ cạnh tranh và qua mặt họ.



 

 tuantran20
 member

 REF: 639058
 09/14/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trước là cảm ơn bạn đă post bài lên, nhưng dài quá tôi không rănh mà đọc hết.
Tôi chỉ biết trước 1975 SAIGON là ḥn ngọc viễn đông
Sau 1975 đổi ra tên khác, không biết bây giờ là ḥn ǵ. Chứ không c̣n ḥn ngọc viễn đông nữa.
Nhà cửa cất không lề lối ǵ hết, bên cạnh căn nhà đồ sộ toàn nhà cũ kỹ,nghèo rớt mồng tơi.


 

 hamzdui
 member

 REF: 639060
 09/14/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Chính Trị

Từ lúc Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch được chúa Nguyễn cho vào miền Nam mở đất, lập nghiệp, người Minh hương tiên phong cùng lưu dân người Việt và dân bản sứ Khmer đă khai hoang mở mang bờ cỏi làm vùng đất Gia Định-Đồng Nai (tức cả miền Nam thuở đó) trở nên trù phú. Miền Nam trở thành miền đất hứa của nhiều dân nghèo từ miền Trung vào lập cuộc đời mới. Người Minh hương đă tham gia b́nh đẳng trung thành nhớ ơn phục vụ pḥ chúa Nguyễn ngay cả lúc Nguyễn Ánh phải trốn chạy Tây Sơn bôn ba khắp nơi ở vùng đất mới. Các tướng Minh hương như Châu Văn Tiếp, Đỗ Thành Nhân, Vơ Tánh .. là những tướng đă ra giúp Nguyễn Ánh trong cuộc tranh hùng với Tây Sơn. V́ sự giúp đỡ chúa Nguyễn, quân Tây Sơn năm 1783 đă giết rất nhiều người Hoa, hủy hoại hoàn toàn Cù lao phố, và năm 1785 lần nữa vào cướp giết, phá hủy cơ nghiệp người Hoa vùng Chợ Lớn, Mỹ Tho.

Khi Gia Long (Nguyễn Ánh) lấy được giang sơn, trong hàng công thần phục vụ triều đ́nh có rất nhiều người gốc Minh hương và nhà vua đă nhớ ơn và đăi ngộ xứng đáng. Nhân tài gốc Minh hương, từ Vơ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức đến Trương Minh Giảng.. ra phục vụ triều đ́nh và đất nước không phân biệt Việt hay Minh hương

Tuy nhiên sau khi Gia Long mất, vua Minh Mạng không hài ḷng với quyền tự chủ của tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt. Lê Văn Duyệt vẫn theo chính sách của Gia Long cho người Hoa các bang được tự trị, và không có thuế thân. Sau khi tổng trấn Gia Định mất, chính sách hà khắc của Minh Mạng đối với Lê Văn Duyệt, và trung ương tập quyền băi bỏ hết chính sách nhu ḥa ngày trước gây bất b́nh với nhiều người ở Gia Định trước đây đă pḥ Gia Long kể cả người Minh hương, gốc Hoa, người Chăm, giáo sĩ truyền đạo người Pháp. Sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi bị dẹp mà trong hàng ngũ giúp Lê Văn Khôi có nhiều người Hoa, chính sách của Minh Mạng càng ngày càng khắc khe với người Hoa và người Minh hương. Trong tác phẩm thơ “Bốn Bang thư” của một người Hoa gọi là Bốn Bang (thực sự tên hiệu đại diện cho bốn bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hải Nam) bị bắt và làm ra bài thơ dài 308 câu lục bát trước khi bị hành h́nh, có kể rơ về sự t́nh miền Nam trong cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi.

Từ đó người Minh Hương và Hoa ít có tham gia vào triều đ́nh chính quyền cho đến thời Pháp thuộc, họ chỉ chăm chú làm ăn v́ đối với họ chánh quyền Việt và Pháp cũng không khác qua sự đối xử, phân biệt.



 

 hamzdui
 member

 REF: 639061
 09/14/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Vơ Tánh

Một trong “Gia Định tam hùng” (Châu Văn Tiếp, Đỗ Thành Nhân, Vơ Tánh). người Minh Hương, tổ tiên trước kia ở làng Phước An (Biên Ḥa) sau dời về B́nh Dương, Gia Định. Thuở c̣n thanh niên, ông luyện tập vơ nghệ, nổi tiếng là một vơ sư cao cường có sức mạnh hơn người, một ḿnh Vơ Tánh đă dùng tay không đánh cọp tại 18 thôn Vườn Trầu . Đương thời, ông cùng với Đỗ Thành Nhân và Châu Văn Tiếp họp thành Gia Định tam hùng. Quân Tây Sơn thường nói rằng: "Trong bọn tam hùng đất Gia Định, Vơ Tánh là anh hùng bậc nhất, không nên phạm đến".

V́ không chịu khuất phục Tây Sơn, Vơ Tánh chiêu tập nghĩa binh cùng với anh là Vơ Nhân phất cờ khởi nghĩa tại 18 thôn Vườn Trầu (Gia Định), rồi kéo binh chiếm giữ cả vùng đất G̣ Công. Sau khi người anh mất, ông rút quân về án giữ thôn Vườn Trầu. Nghĩa quân của Vơ Tánh có đến mấy vạn người, chia thành 5 đoàn, được đặt hiệu là đạo quân Kiến Hạ.

Khi Nguyễn Phúc Ánh từ Xiêm La trở về nước có mời Vơ Tánh về giúp. Năm 1788, Vơ Tánh cùng các bộ tướng đến bái kiến Nguyễn vương. Nguyễn Phúc Ánh mừng rỡ, phong cho Vơ Tánh làm Tiền phong dinh Khâm sai Chưởng cơ và gả em gái là Ngọc Du công chúa.

Ngay từ buổi đầu, Vơ Tánh đă giúp Nguyễn Phúc Ánh nhiều công trạng: vây đánh và bắt được tướng của Tây Sơn tên Phạm Văn Tham (1789), đánh bại tướng Đào Văn Hổ và thu phục thành Diên khánh (1790). Khi trấn thủ thành Diên Khánh, Vơ Tánh dùng mưu đuổi quân Tây Sơn đến vây thành (1794). Sau đó về lại Gia Định, ông được phong tước Quận Công kiêm lănh chức Đại Tướng Quân. Năm 1797, ông theo Nguyễn Ánh ra đánh Quảng Nam, thắng được tướng Nguyễn Văn Ngụ tại cửa Đại Chiêm (Cửa Đại), quân sĩ Tây Sơn về hàng rất đông. Thừa thắng, ông vượt sông Mỹ Khê (Quảng Ngăi), đánh bại Đô đốc Nguyễn Văn Giáp.

Năm 1799, Vơ Tánh lại theo Nguyễn Phúc Ánh ra đánh Qui Nhơn. Cùng với tướng Nguyễn Huỳnh Đức đánh thắng nhiều trận tại Thị Giả và cầu Tân An, giết được Đô đốc Nguyễn Thiệt và chiêu hàng Đô đốc Lê Chất. Thành Qui Nhơn được đổi tên là thành B́nh Định và giao cho Vơ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại trấn giữ. Lúc Vơ Tánh cầm chân quân Tây Sơn tại thành B́nh Định, Nguyễn Ánh đánh chiếm thành Phú Yên rất dễ dàng.

Không lâu, quân đội Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Thái Phó Trần Quang Diệu, tướng giỏi của Tây Sơn phản công vây thành B́nh Định. Nguyễn Ánh đưa binh ra giải cứu không nổi, cuộc bao vây măi kéo dài đến 14 tháng. Lâu ngày, trong thành binh sï thiếu lương thực rất nguy ngập. Ngày 7-7-1801, trong lúc bị vây ngặt, có người khuyên Vơ Tánh bỏ thành mà chạy nhưng ông không chịu. Vơ Tánh nói: "Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một ḿnh, thời sau này c̣n mặt mũi nào trông thấy Chúa thượng". Sau đó ông trao cho tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu một bức thư đại ư nói rằng: "Phận sự ta làm chủ tướng th́ đành liều chết ở dưới cờ, ta đâu có ngại. C̣n như các quân sĩ không có tội t́nh ǵ, xin chớ nên giết hại". Tiếp theo ông lấy rơm cỏ chất dưới lầu Bát Giác (B́nh Định), đổ thuốc súng rồi tự đốt mà chết. Quan Hiệp trấn Ngô Tùng Châu cũng uống thuốc độc tự tử. Trần Quang Diệu đem quân vào thành, xúc động trước tấm gương tiết liệt của Vơ Tánh, sai người làm lễ liệm tang tử tế và không làm tội hay giết hại một ai.

Vua Gia Long, sau khi lên ngôi Hoàng đế, tưởng nhớ đến công lao của Vơ Tánh cho lập đền thờ ở nền cũ lầu Bát Giác, sai người đưa di cốt của ông về chôn tại Phú Nhuận, Gia Định (nay nằm trong một hẻm ở đường Hồ Văn Huê, Saigon) và truy tặng tước Dực vận Công thần, Phụ quốc Thượng tướng công, Trụ quốc úy Thái trung liệt. Vua Minh Mạng truy phong làm Hoài quốc công.

Ngày nay, người B́nh Định vẫn c̣n lưu truyền câu hát nói lên cảm t́nh của dân với Vơ Tánh:


Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên
Cảm thương quan Hậu thủ thiềng ba năm !



 

 hamzdui
 member

 REF: 639062
 09/14/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Châu Văn Tiếp


Châu Văn Tiếp sinh năm 1738, tên tộc là Châu Doăn Ngạnh, quê huyện Phù Mỹ, Quy Nhơn. Khi Tây Sơn đánh chiếm thành Quy Nhơn, gia đ́nh ông dời về Phú Yên. Ông thông thạo 2 ngoại ngữ Xiêm và Miên. Sau ông chiêu mộ người, dựng cờ khởi nghĩa chống Tây Sơn. Cờ thêu bốn chữ lớn Lương Sơn Bá Quốc. Được Nguyễn Nhạc chiêu hàng nhưng sau đó tách ra theo chúa Nguyễn Ánh ở Gia Định. Năm Canh Tư (1780) Nguyễn Phúc ánh xưng vương tài Sài Côn (Sài g̣n) phong ông làm khâm sai đại đô đốc, nổi tiếng trong gia đ́nh tam hùng. Năm 1781, ông đánh ra Diên Khánh, nhưng thua rút về Phú Yên. Không lâu sau đó, Gia Định cũng thất thủ, ông theo Chúa Nguyễn sang Xiêm. Năm Giáp Th́n (1784), Chúa Nguyễn đưa binh Xiêm về chống nhau với Tây Sơn. Ông làm B́nh tây đại đô đốc chưởng quản các đạo quân Xiêm trên sông Mang Thít (Vĩnh Long). Trong trận thủy chiến, ông bị tướng của nghĩa quân Tây Sơn là chưởng tiền Bảo giết chết. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, sắc sai Đặng Đức Siêu soạn văn tế và truy phong ông Tả là quân đô đốc tước quận công, lập đền thờ tại thôn An hội (nay là làng Tân Long Hội), tỉnh Vĩnh Long và được thờ nơi miếu Hiển Trung của nhà Nguyễn ở Huế.



 

 hamzdui
 member

 REF: 639063
 09/14/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Trương Minh Giảng

Trương Minh Giảng, sinh ở B́nh Dương, thuộc trấn Gia Định. Đỗ cử nhân năm 1819, được bổ nhiều chức vụ, sau lên ch ức Thượng thư bộ Hộ. Ông là người văn vơ song tài. Lúc Lê Văn Khôi nổi loạn ở Gia Định, vua Minh Mạng sai ông và tướng Phan Văn Thúy mang quân vào dẹp loạn. Sau đó, ông cầm quân đánh với quân Xiêm xâm nhập nước ta ở mặt trận Hà Tiên theo đường thủy và Châu Đốc và An Giang qua ngă Chân Lạp (Cao Miên). Lúc bấy giờ Xiêm đă chiếm đóng và cai trị Chân Lạp

Ở mặt trận An Giang, tại sông Cổ Cắng Trương Minh Giảng và Nguyễn Văn Xuân đại phá quân Xiêm. Thắng thế tiến thẳng lên Nam Vang (Phnom Penh), đưa vua nước nầy là Nặc Ông Chân về nước. Sau đó, Trương Minh Giảng cho lập đồn ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp. Khi Nặc Ông Chân mất (1843), Trương Minh Giảng xin lập người con gái của Ông Chân là Ang Mey, tục gọi là Ngọc Văn công chúa lên làm Quận Chúa, rồi đổi nước Chân Lạp ra Trấn Tây Thành, chia làm 34 phủ huyện và cắt đặt người lo việc chính trị, kinh lư, thanh sát các việc buôn bán, đo ruộng đất và đặt các thứ thuế đinh, điền, thuyền bè... Không bao lâu, dân Chân Lạp nổi loạn dưới sự lănh đạo của em Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn, quan quân địa phương đánh măi mà không dẹp nổi. Khi vua Minh Mạng mất, vua Thiệu Trị lên nối ngôi, sau một thời gian có nhiều khó khăn qua sự nổi dậy và chống đối của dân Chân Lạp mà Trấn Tây Tướng Quân (Trương Minh Giảng) không dập tắt được, một số triều thần tâu tŕnh vua Thiệu Trị bỏ đất Trấn Tây, cho lệnh rút quân về An Giang. Năm 1841, Trương Minh Giảng về An Giang buồn phiền v́ không giữ được thành Trấn Tây nên sinh bệnh rồi mất. Thật ra đây không phải là lỗi của ông mà vua Minh Mạng mới là người chịu trách nhiệm chính qua chính sách thật sai lầm, thiếu sáng suốt là thôn tính, xác nhập Chân Lạp vào Việt Nam. Một di sản để lại nhiều hệ quả ngoại giao tai hại sau này mà người Chân Lạp không quên cho đến ngày nay.




 

 hamzdui
 member

 REF: 639064
 09/14/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Phan Xích Long


Sinh năm 1893, Phan Xích Long tên thật là Phan Phát Sanh, con của Phan Núi, một người cảnh sát gốc Hoa tại Chợ Lớn. Từ thuở nhỏ Phan Phát Sanh đă tỏ ra là một tay anh chị hảo hán, trừ gian diệt bạo, nhờ đó đă kết nạp rất nhiều đàn em và trở thành đại ca. Tháng 3, năm 1913 (Quư Sửu), "đại ca" Phan Phát Sanh tự xưng Phan Xích Long, tự nhận là Đông Cung con vua Hàm Nghi và tự tôn làm Hoàng Đế cùng với một số đàn em làm cách mạng chống Pháp. Họ chế tạo lựu đạn, trái phá, dán truyền đơn khắp chợ Sài G̣n, Chợ Lớn, B́nh Tây kêu gọi dân chúng nổi dậy. Nhóm hội kín "Thiên Địa Hội" của Phan Xích Long đặt bom ở trụ sở bót cảnh sát, xưởng Ba Son, ở Chợ Lớn, Tân An, Sóc Trăng... đến tận Nam Vang (Cao Miên) làm thực dân Pháp sợ hải trước sự lớn mạnh và bạo gan của phong trào Phan Xích Long. Chẳng may Phan Xích Long bị bắt tại Phan Thiết cùng một số đồ đệ và. bị xử án chung thân khổ sai về tội khủng bố, phá rối trị an, giam tại nhà lao khám lớn Saigon.

Vụ án Phan Xích Long làm chấn động giới anh chị giang hồ mă thượng thời đó. Tháng 3-1916, thừa dịp Pháp đang bị Đức đánh tại mẫu quốc, một số đàn em dưới quyền của Hải Trí mặc áo đen, quần trắng, mang áo giáp da, trang bị bùa chú, tổ chức đánh phá Khám Lớn Sài G̣n để cứu "đại ca". Ban đầu rất nhiều thuyền nhỏ tứ xứ đến đậu chen nhau dưới gầm cầu Khánh Hội, đến ba giờ khuya là khởi sự. Dưới khẩu hiệu “Cứu đại ca”, các đồng đảng thảy đều uống bùa, cổ mang phù chú, tay cầm gươm mác, kéo lên Khám lớn Sài G̣n. Nhưng mă tấu và bùa chú không chống nổi súng đạn, nên ngoài một số bị chết tại trận, hầu như tất cả đều bị bắt, tất cả gồm 56 người. Vài ngày sau 56 "anh hùng" và "đại ca" đều bị xử tử và chôn chung trong một mộ ở Đất Thánh Chà (đường Hiền Vương, Chợ Lớn). Tiếng thơm vẫn c̣n lưu truyền trong giới giang hồ Chợ Lớn, tầng lớp lao động làm xấu hổ rất nhiều người trí thức, tự nhận làm cách mạng nhưng không có cái can đảm của những tay giang hồ hảo hán, với chí khí “trọng nghĩa khinh tài”, cùng chịu chết chung với nhau chứ không bỏ chạy. Trong dân gian, giai thoại về “tướng cướp” Phan Xích Long là đề tài của nhiều vỡ hát bội, hồ quảng hay cải lương sau này ở miền Nam.




 

 hamzdui
 member

 REF: 639065
 09/14/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Trần Bội Cơ


Trong kháng chiến chống Pháp, người con gái nữ sinh Trần Bội Cơ ở quận 5 (thành phố Hồ Chí Minh), người Hoa gốc Phúc Kiến, đă đấu tranh đ̣i băi bỏ lệnh đóng cửa trường ngày 4/5 hàng năm. Chị bị bắt lúc đang diễn thuyết trước đám đông học sinh sau đó bị tra tấn và hy sinh lúc chỉ mới 18 tuổi, ngày 12/5/1950. Chị bị sát hại lúc cô em gái Trần Bội Anh đă về Vĩnh Long. Biết t́nh h́nh Sài G̣n bất ổn nên ba của chị, ông Trần Thủy Nam, tức tốc lên Sài G̣n định đón con gái về nhưng không kịp. Tại nhà xác Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Nam đă ngất xỉu khi thấy thân xác không toàn vẹn của chị. Ngày 2-9-1950, chị được truy tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng 2. Sau ngày 30-4-1975, mộ chị được di dời từ Q.11 về nghĩa trang Lạc Cảnh, sau đó về yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM.



 

 hamzdui
 member

 REF: 639066
 09/14/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Tổng luận

Vùng đất Nam bộ khi mới khẩn hoang lập nghiệp, người Minh hương và người Hoa sau này cũng như dân Việt từ miền Trung vào t́m cuộc sống mới với những cư dân Miên, Mạ đă ở đấy trước đó. Để lại và quên đi những lầm than, sai trái, áp bức ở vùng đất mà họ phải ra đi, lưu dân sống mở vùng đất mới, họ dễ đồng cảm với nhau, không câu nệ và phóng khoáng coi những người cùng hoàn cảnh là anh em, coi vùng đất Nam bộ là quê hương mới. Tất cả coi nhau như anh em và chính thái độ này đă tạo ra phong cách đặc trưng của vùng đất này: thực thà, học hỏi lẫn nhau, phóng khoáng, thực dụng và không câu nệ.

Một văn hóa mới đă được sinh ra dựa trên quan niệm và giá trị là mọi người đều b́nh đẳng không phân biệt với chí khí giúp kẻ cô thế, chống bất công và tinh thần hảo hán anh hùng “trọng nghĩa khinh tài”, không sợ, tiên phong t́m hay thử những cái mới, cái hay có thể áp dụng được làm tăng giá trị hay có lợi trong cuộc sống. Văn hóa Nam bộ đă có những đóng góp to lớn từ người Minh Hương trong nhiều lănh vực, đúng hơn là con người nam bộ một phần là con người Minh hương.

Trong lănh vực kinh tế, văn hóa, xă hội và chính trị, họ đă có những đóng góp lớn lao và ḥa hợp như mọi công dân Việt Nam. Tùy theo từng thời kỳ của lịch sử, sự đóng góp tài năng có lên xuống là do thái độ và chính sách của chính quyền. Đă có những thời kỳ họ bị nghi kỵ và đối xử không công bằng như những đối tượng ngoại vi của cộng đồng dân Việt. Những chính sách sai lầm này là những kinh nghiệm quư báu mà chúng ta nên suy ngẫm và học hỏi.



 

 hamzdui
 member

 REF: 640062
 09/28/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Lịch sử cho thấy,sự chọn lựa khôn ngoan của người xưa khi đến lập nghiệp,khai hoang tại nơi này!
Vâng ,đó là vùng đất nam bộ!Giàu tài nguyên thiên nhiên,đồng bằng phù sa bát ngát!
Đất lành th́ chim đậu.Và nhiều dân tộc anh em ở nơi đây(khmer,kinh,hoa,chăm...)đă ḥa đồng cùng nhau để tạo nên cuộc sống mới!


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network