OT
guest
ID 10773
03/21/2006
|
Chào thua tiếng Việt!
Là một cấu tố cuả văn hoá, cho nên ngôn ngữ tất nhiên có phản ánh xă hội. Nói khác đi, xă hội chấp nhận điều ǵ, th́ ngôn ngữ cũng xuất hiện ra như thế. Ngược lại, nếu ngôn ngữ bất kể xuất hiện ra như thế nào, th́ cũng đang hợp thức hoá cả cái tốt lẫn cái xấu cuả xă hội!
Hàng ngày, tôi đọc, nghe và nh́n các phương tiện truyền thông, th́ thấy tiếng Việt ở trong nước lúc này khác nhiều lắm, so với tiếng Việt “cổ hủ” ở hải ngoại. Phải chăng đó là do môi trường chúng tôi đang sống nó khác nhiều, so với Việt Nam, là nơi ... đổi mới từng giây từng phút?!
Ví dụ ở hải ngoại, chúng tôi thấy ở nhà người ta dùng những cụm từ như “linh tinh”, “đa phần”, “thoải mái”, “tương đối”, “bức xúc”, “bất cập”, “phổ biến”, “b́nh thường”, … và đoán là người Việt ở trong nước có óc hài hước, nên thích …nói đuà, ngay cả những khi cần nghiêm chỉnh nhất!
Trên trang mạng này, thấy thiên hạ chửi nhau là “ăn nói linh tinh”, “viết linh tinh”, “đa phần” bài đăng thiếu “chất lượng”, “ăn uống thoải mái” là “ăn uống không giới hạn, không phải trả tiền”, “tương đối” là “tương đối tốt”, “tương đối sướng”, “tương đối … thoải mái”, thiên hạ làm khổ ḿnh th́ ḿnh có quyền “bức xúc”, v́ xă hội c̣n nhiều “bất cập”, bà con ḿnh viết tiếng Việt khỏi cần bỏ dấu, khỏi cần chấm câu, khỏi cần chính tả, … là chuyện “phổ biến”, “b́nh thường” … thôi!
Thực t́nh, tôi chẳng muốn chọc giận ai, v́ tất cả đều là bạn, nhưng ngồi buồn, muốn viết mà không biết phải viết cái ǵ!
Thân ái,
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
manhphu
member
REF: 74106
03/21/2006
|
Cách đây khá lâu , Mp có viết một bài về sự thoái hoá của tiếng Việt . Trong đó có nhắc đến sự thoái hoá về cách dùng tiếng VIệt của nhiều người bây giờ , sự mất nghĩa tiếng Việt cũng như sự hiểu sai nghĩa của một số từ tiếng Việt.
Nhân bài viết của OT , Mp đề cập đến một vấn đề mới trong tiếng Việt . Đó là sự mất nghĩa của các từ mượn , điều này dần dần theo thời gian người ta đă quen dần và xem đó là một sự b́nh thường . Xem như MP gợi lại cho các bạn một chút về lịch sử ngôn ngữ Việt Nam về từ mượn .
Tại sao chúng ta lại phải mượn từ ? Đương nhiên là v́ trong ngôn ngữ của chúng ta không có những từ đó , nhưng thực tế lại không phải như vậy . Chúng ta có từ máy bay , nhưng vẫn dùng phi cơ ; chúng ta có từ lẻ loi nhưng vẫn dùng cô đơn , cô độc ...
Gần đây , tờ báo Hoa Học Tṛ dành cho tuổi trẻ ở Việt Nam "phát minh" ra rất nhiều từ mới . VD như : Tuổi teen - tuổi vị thành niên ( Tiếng Anh từ 13 đến 19 là thirteen --- nineteen ) ; củ chuối --- Mp cũng không giải nghĩa được ....
Trở lại vấn đề mất nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa của từ mượn , MP lấy một số Ví Dụ cho các bạn hiểu rơ :
Cô độc - Ta vẫn dùng từ này để chỉ trạng thái một ḿnh , trống vắng . NGười ta có thể dùng câu , " Anh đang cô độc , nhớ em vô cùng .. " Mà không có vấn đề ǵ áy náy . Thực tế nguyên nghĩa của chữ Hán , cô là trẻ em mồ côi không có cha mẹ , độc tức là người già không có con cái .
A ma tơ : Người Việt Nam vẫn dùng từ này chỉ những người ăn chơi , sành điệu . Nguyên nghĩa trong tiếng Anh amateur
lại là nghiệp dư .
Lần trước Mp có nhắc đến từ cá biệt , người ta đă tiêu cực hóa nghĩa của từ này . Thực tế nó dùng để chỉ một cá thể khác biệt trong một tập thể . Nhưng bây giờ người ta thường dùng nó với nghĩa tiêu cực : Học sinh cá biệt là học sinh học kém , quậy phá .
VD : Trong năm nay , chúng ta có rất nhiều công ty làm ăn tốt , cá biệt chỉ có công ty X thua lỗ ...
Nếu ngược lại , người VN sẽ dùng từ điển h́nh :
VD : Trong năm nay , chúng ta có rất nhiều công ty làm ăn thua lỗ . Nhưng điển h́nh , có công ty X là có lăi ...
Đấy là những văn phạm dùng từ không chính xác mà chúng ta gặp khá thường xuyên trong cuộc sống .
(C̣n tiếp)
|
|
OT
guest
REF: 74112
03/21/2006
|
Nhân manhphu ngừng viết, tôi xin tranh thủ chêm vào ngay, kẻo chúng ta có thể đi lạc ra ngoài đề. Trong phần trên, tôi có nhắc đến tiếng Việt trong nước và tiếng Việt hải ngoại, nó khác hẳn nhau, do chỗ xă hội bên này nó nhiều "dung chấp" (tolerance) hơn, cởi mở hơn (open-mindedness), tự do hơn, nên người Việt ở ngoài muốn nói điều ǵ, th́ cứ "thẳng thừng" mà nói ra, ví dụ như người bản xứ ở đây có câu "We mean what we say, and we say what we mean!" nghiă là "Ư sao nói vậy, nói sao ư vậy".
Tôi sẽ trở lại, sau khi MP tiếp tục và viết hết.
Trong khi đó, tôi tin rằng người Việt ḿnh ở bên nhà, phần v́ phong tục, phần v́ chính trị, nói năng thường phải rào trước đón sau, chưa nói đă lo đỡ; cũng như vưà viết lại vưà lách, cho an toàn!
Thân ái,
|
|
OT
guest
REF: 74120
03/21/2006
|
Chúng ta đang nói đến tiếng Việt, nhưng thực ra tiếng nào th́ cũng vậy, như tôi đă nói, ngôn ngữ luôn luôn phản ánh xă hội.
Trong cuốn tiểu thuyết nhan đề "Nineteen Eighty-Four", đại văn hào người Anh là George Orwell viết năm 1948, tưởng tượng ra đến năm 1984 (tên tiểu thuyết luôn), nước Anh cũng sẽ bị "cộng sản hoá" luôn, nên do nhu cầu chính trị, tiếng Anh cũng bị biến đổi, nực cười không thua ǵ tiếng Việt ngày nay!
Ví dụ những từ nào có nghiă tiêu cực sẽ bị cấm đoán và biến mất, để nhường chỗ cho những từ mới. Tác giả đă nêu ra trường hợp các từ mới như "ungood" thay cho "bad", "unclean" thay cho "dirty", v.v...
Thân ái,
|
|
langtu
guest
REF: 74143
03/21/2006
|
Thưa OT và MP,
Tôi th́ chữ nghĩa ít, quả không địch được với OT và MP. Chỉ có mấy điều mạn đàm thế này:
1. Từ "cá biệt" và từ "điển h́nh" đều chỉ một ít đối tượng khác với quần thể chung hoặc một số hiện tượng khác thường. V́ khác thường th́ có hai dạng, tốt và xấu nên hai từ này dùng cho hai dạng này là hoàn toàn phù hợp. Cũng như từ "effect" và "affect" trong tiếng Anh; cùng có nghĩa tác dụng, ảnh hưởng nhưng mang hai nghĩa khác nhau, tốt và xấu.
Trong tiếng Việt c̣n có nhiều từ mang nghĩa hàm ư hoặc từ lóng. Nếu chỉ nói trong câu đơn th́ nó tối nghĩa, nhưng đặt trong văn cảnh th́ lại rất hợp cách. Trong tác phẩm "người mẹ cầm súng" của Nguyễn Đ́nh Thi có một câu chị Út Tịch nói: "C̣n cái lai quần cũng đánh". "Lai quần" là cái ǵ vậy? Nhưng câu nói trở thành nổi tiếng.
2. Trong văn học có nhiều thể loại văn học, ngụ ngôn, tiểu thuyết, truyện ngắn,... và trong đó có châm biếm. Tác phẩm ǵ đó mà OT trích dẫn trong bài viết là dạng châm biếm. OT trích dẫn nó có mục đích ǵ vậy nhỉ?
Nói chuyện ngày nay, kể chuyện người xưa. Thời Đường bên Tàu có An thừa tướng là người hay chữ (sau là người làm phản) và có quan ngự sử (quên tên mất rồi) cũng là người nức tiếng kinh thành. Một ngày quan ngự sử đọc thấy hai câu thơ của An thừa tướng: "Vàng oanh sủa ông ổng, chó hót líu lo" th́ chê trách bảo tại sao "Vàng oanh lại sủa được" và sửa thơ. An thừa tướng biết chuyện chê là người đầu óc kém hiểu biết. Một năm nọ đi kinh lí ở Tây Sơn, đến vùng nọ thấy người dân kể ở vùng đó có con chó tên là Vàng Oanh và con chim tên là Chó, viên quan ngự sử mới biết ḿnh sai. Từ đấy trở đi không bao giờ sửa và đánh giá thơ người nữa.
Một vài ḍng lạm bàn, có ǵ sai, xin lượng thứ.
|
|
iamme
member
REF: 74316
03/23/2006
|
Nói ǵ th́ nói bất cứ ai động chạm đến Tiếng Việt mà với thái độ mỉa mai là tôi thực sự cảm thấy KHÓ CHỊU, và có thể tức giận nữa.
Trong đoạn viết này của OT:
"Ví dụ ở hải ngoại, chúng tôi thấy ở nhà người ta dùng những cụm từ như “linh tinh”, “đa phần”, “thoải mái”, “tương đối”, “bức xúc”, “bất cập”, “phổ biến”, “b́nh thường”, … và đoán là người Việt ở trong nước có óc hài hước, nên thích …nói đuà, ngay cả những khi cần nghiêm chỉnh nhất!
Trên trang mạng này, thấy thiên hạ chửi nhau là “ăn nói linh tinh”, “viết linh tinh”, “đa phần” bài đăng thiếu “chất lượng”, “ăn uống thoải mái” là “ăn uống không giới hạn, không phải trả tiền”, “tương đối” là “tương đối tốt”, “tương đối sướng”, “tương đối … thoải mái”, thiên hạ làm khổ ḿnh th́ ḿnh có quyền “bức xúc”, v́ xă hội c̣n nhiều “bất cập”, bà con ḿnh viết tiếng Việt khỏi cần bỏ dấu, khỏi cần chấm câu, khỏi cần chính tả, … là chuyện “phổ biến”, “b́nh thường” … thôi!"
Tôi đọc thấy ư mỉa mai đấy nhưng tôi không hiểu tại sao lại như vậy. Những từ "linh tinh", "bất cập", "b́nh thường", "phổ biến" sai như thế nào? Riêng cụm từ "ăn uống thoải mái" phải trong trường hợp cụ thế nào đó người ta mới có ư là "không mất tiền" (nhưng đấy chỉ là nghĩa bóng và có thể mang tính đùa cợt) chứ b́nh thường khi nói vậy người ta có khuynh hướng nghĩ là "nhiều" hoặc là "không bị g̣ bó, ngại ngần điều ǵ". Mà không hiểu cụm từ đấy th́ sai cái ǵ? Có thể tôi thuộc thế hệ khác xa với OT nên không thấy đấy là những từ sai, điều này thực sự mong OT giải thích.
Có thể cách dùng từ đó không giống như ngày xưa nữa và cũng có thể không giống như bên hải ngoại. Đấy chỉ là MỘT SỰ THAY ĐỔI và sự thay đổi đấy ai có quyền ǵ mà bảo là SAI hay là XẤU. Tôi nghĩ mọi người nên có một cái nh́n và nhận xét khách quan hơn thay v́ đánh giá thế này thế kia.
Riêng tôi cũng rất ghét đọc tiếng Việt không dấu, và tôi nghĩ nhiều người cũng không thích như vậy. Việc OT bảo rằng "bà con ḿnh viết tiếng Việt khỏi cần bỏ dấu, khỏi cần chấm câu, khỏi cần chính tả, … là chuyện “phổ biến”, “b́nh thường” … thôi!" là điều RẤT KHÓ CHẤP NHẬN v́ đấy KHÔNG PHẢI là thói quen của người Việt nói chung (mà OT lại bảo là "bà con ḿnh" cứ như thể là tất cả mọi người Việt trong nước đều dùng như vây). Với lại, trên dd nhiều người không biết chế độ gơ tiếng Việt nên mơi có hiện tượng viết tiếng Việt không dấu. C̣n khi dùng email th́ không phải máy tính nào cũng cài Vietkey...C̣n nói chung, chẳng ai cho rằng tiếng Việt không dấu, hay đoạn văn bị sai lỗi chính tả, sai lỗi ngữ pháp được coi là hay b́nh thường cả. Có thể nhiều người viết văn sai nhưng chắc chắn đấy không phải là một điều "phổ biến" trong xă hội.
|
|
iamme
member
REF: 74326
03/23/2006
|
Trong bài viết thứ 2 của OT th́ tôi không b́nh luận nhiều. OT nói người Việt trong nước hay rào trước đón sau, thật ra đó chỉ là vấn đề về phong cách thôi (có thể là cả thói quen, phong tục tập quán nữa) chứ chẳng có ǵ phải chê trách cả. Và phong cách ăn nói đấy không liên quan ǵ đến bản chất tiếng Việt v́ tiếng Việt chỉ là phương tiện để nói và thể hiện thôi. Nếu OT coi việc ăn nói rào trước đón sau là không hay đi th́ tiếng Việt cũng không có lỗi ǵ trong việc đó cả.^_^
|
|
iamme
member
REF: 74328
03/23/2006
|
To Langtu: Việc bạn đưa ví dụ về efect và affect là không đúng. Sự phân biệt giữa hai từ này là: "efect" là danh từ, c̣n "afect" là động từ.
|
|
iamme
member
REF: 74336
03/23/2006
|
To Manhphu:
Tôi cũng đă đọc bài viết "sự thoái hoá trong tiếng Việt" của bạn và cũng đă có phản hồi trong đấy(It's Me). Và tôi cũng muốn nói lại rằng để dùng đến từ THOÁI HOÁ cho những cái lỗi và những thay đổi trong cách dùng từ của người Việt Nam (mà chủ yếu là giới trẻ) hiện nay th́ đấy là một từ hơi quá và chưa đúng. Tôi mong bạn có thể đưa ra những lí do chính đáng hơn để buộc tội tiếng Việt, c̣n những lí do bạn đưa ra ở đây tôi có thể phản bác.^_^
Bạn bảo "Tại sao chúng ta lại phải mượn từ ? Đương nhiên là v́ trong ngôn ngữ của chúng ta không có những từ đó". Ừ, đồng ư rằng chúng ta không có th́ chúng ta mới mượn, nhưng đó KHÔNG PHẢI LÀ LÍ DO DUY NHẤT. Những từ Hán Việt chúng ta đang dùng hiện nay góp phần làm giàu, làm đẹp thêm kho tàng ngôn từ của chúng ta.
Thế nên dù ta có từ Máy bay mà vẫn dùng Phi cơ, có từ lẻ loi mà vẫn dùng cô đơn, cô độc...th́ điều đó tạo nên sự phong phú trong cách dùng từ chứ có ǵ phải phàn nàn? Tôi cực ḱ ngạc nhiên khi bạn có ư chê trách việc dùng từ mượn. Ư của bạn là chúng ta phải bài trừ những từ mượn mà trong tiếng Việt đă có rồi? Vậy theo bạn Từ đồng nghĩa là để làm ǵ? Nó vô ích sao? Tất nhiên chúng ta không nên lạm dụng từ mượn nhiều v́ nhiều lúc có thể không phù hợp trong văn cảnh (nhưng tôi không bàn đến vấn đề này trong bài viết này^_^)
Để cho tôi cho bạn một ví dụ rất rơ ràng: Tiếng Việt có từ đàn bà, con gái nhưng vẫn dùng từ "phụ nữ"? tại sao? v́ đơn giản từ phụ nữ hay hơn và sang trọng hơn mà trong nhiều trường hợp từ "đàn bà con gái" không thể thay thế được.
Bạn giải thích từ "Cô" (trong từ cô độc) có nghĩa là đứa trẻ mồ côi, "độc" là người già không có con cái. Đúng, nhưng đó không phải là nghĩa duy nhất. "Cô" ngoài nghĩa "mồ côi" c̣n có nghĩa là lẻ loi, "Độc" ngoài nghĩa "người không có nơi nương tựa" c̣n có nghĩa là một ḿnh, chỉ có một. "Cô độc" là chỉ sự lẻ loi, tách khỏi mối liên hệ xung quanh. Vậy nên việc anh chàng nào đó bảo rằng "anh đang cô độc, nhớ em vô cùng..." mà không thấy áy náy ǵ là điều hiển nhiên, v́ anh ta không dùng sai từ.
Bạn bảo người Việt Nam hay dùng từ a ma tơ (amateur) là dể chỉ những người ăn chơi, sành điệu? Bạn khái quát lên thành "người Việt Nam" cơ đấy, có nghĩa là có bạn có tôi hay dùng từ này? Xin thưa với bạn tôi người Việt Nam chính gốc nhưng không bao giờ dùng từ này với nghĩa như vậy. Được rồi, cứ cho là một số người nói như vậy đi, nhưng đó chỉ là số ít thôi (híc, mà ai nói thế cũng nên ngượng thật^_^), và đó cũng chỉ là những người làm ra vẻ ta đây sành điệu sính chữ, chứ bạn bảo "người Việt Nam" hay nói vậy th́ cũng hơi phỉ báng nhau đấy (xin lỗi v́ dùng từ hơi nặng nhưng so với việc bạn bảo tiếng Việt đang thoái hoá th́ tôi cảm thấy c̣n khó chấp nhận hơn).
Thôi, mệt quá rồi, có ǵ sẽ bàn tiếp^_^. Tất cả những ǵ tôi cố nói ở đây chỉ để chứng minh rằng: TIẾNG VIỆT HIỆN NAY KHÔNG BỊ THOÁI HOÁ" và có thể tiếng Việt chưa hoàn hảo th́ cũng không nên có ư chê trách mỉa mai nó, thế thôi. HĂY HỌC CÁCH YÊU LẤY TIẾNG VIỆT CỦA M̀NH.
|
|
OT
guest
REF: 74392
03/23/2006
|
Ḿnh ăn nói như thế nào, th́ con người ḿnh nó biểu lộ ra như thế nấy. Tôi sống lâu năm ở nước ngoài, trong những môi trường không bị ai g̣ bó, nên có thói quen “nói sao th́ có ư vậy, và ư muốn ǵ th́ nói ra như thế!” (I mean what I say, and say what I mean!)Cái lợi cuả lối sống này là giữ được sự thật thà. Cái hại là dễ làm mất ḷng người khác.
C̣n nói chửi bới là tâm lư cuả kẻ vô học, nói châm biếm là cuả kẻ yếm thế, nói miả mai là cuả kẻ sợ sệt, nói cạnh nói khoé là cuả kẻ yếu, nói ṿng vo là cuả kẻ dối trá; chẳng ǵ hơn nói thẳng, nói thật.
Một nguyên tắc nằm ḷng nưă cuả tôi là phải biết thù ghét thói xấu, nhưng thương kẻ phạm thói xấu; cũng như thù ghét tội lỗi, nhưng thương kẻ phạm tội!
Bây giờ xin bàn về một số từ ngữ mà tôi đă nêu ra như những thí dụ về lạm dụng tiếng Việt.
- Từ ngàn xưa, “linh tinh” là để chỉ những tập hợp không hay chưa phân loại được, v́ nó quá đa dạng. Bây giờ, thế nào là “ăn nói linh tinh”, “phát biểu linh tinh”? Tại sao ta không nói thẳng là “bưà băi”, “hàm hồ”, “bậy bạ”, “thô tục”, … tuỳ trường hợp mà dùng chữ cho đúng?
- Tại sao lại “đa phần” khi không ai nói “thiểu phần”? C̣n “đa số” đă có ngược lại là “thiểu số”.
- Tại sao cứ dùng chữ “bức xúc” khi tiếng Việt có cả chục cách khác để nói như “bất b́nh”, “phẫn nộ”, “phẫn uất”… khi con người ta bị áp bức, bóc lột, lường gạt trắng trợn? Hay là những cụm từ sau này có hại cho an ninh?
- Tại sao những cái hư, cái xấu, ai cũng thấy, ai cũng biết, ai cũng chống, (như tham nhũng chẳng hạn) mà không có biện pháp, hay chỉ có biện pháp nưả vời, và đổ thưà cho những cái … “bất cập”? Một lần nưă, bộ tiếng Việt ḿnh thiếu chữ hay sao mà chỉ dùng một từ chung chung, ai muốn hiểu sao th́ hiểu?
- Trong thực tế, có những nơi coi một chuyện là “b́nh thường” th́ ở nơi khác coi là rất “bất thường”. Nhưng cũng có những chuyện không nơi nào coi là “b́nh thường” cả. Nếu bây giờ ta cứ ngụy biện rằng không có một chuẩn mực chung nào cho tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi, th́ ai ở đâu cứ đóng cưả lại mà giữ lấy những chuẩn mực cuả ḿnh, hà tất phải mở cưả ra ngoài?
- Trường hợp diễn đàn này c̣n rất nhiều bài viết tiếng Việt không bỏ dấu là v́ người ta không thèm bỏ dấu, không thèm học bỏ dấu, chứ đâu phải không có VietKey? (Chương tŕnh đă cài ngay ở đây rồi mà)
Để kết luận, tôi chỉ ước mong một ngày nào đó, nước ḿnh sẽ có một viện hàn lâm, tập trung được những nhân tài trong và ngoài nước, làm ra một cuốn từ điển chính thức để mọi người lấy đó làm chuẩn mà dùng tiếng Việt. Không biết ước mơ đó sẽ thành hiện thực được không?
Tôi chỉ có thể phát biểu đến thế, thêm nưă thành chuyện chính trị cấm kỵ!
Thân ái,
|
|
manhphu
member
REF: 74432
03/24/2006
|
Gửi Iammme !
MP vẫn giữ quan điểm của ḿnh khi mong muốn rằng , chúng ta nên tập dần thói quen không mượn từ . Thực chất v́ hiểu biết của MP về tiếng Việt cũng không phải là nhiều nên có thể một số chỗ ḿnh c̣n lấy dẫn chứng sai . Tuy nhiên , vd như bạn nói , từ phụ nữ trang trọng hơn từ đàn bà , con gái . Vậy theo bạn , lư do nào khiến nó trở nên trang trọng hơn ??? Phải chăng v́ nó là từ mượn ?
Theo suy nghĩ của ḿnh , phải chăng từ mượn , đặc biệt là từ Hán Việt được hiểu với nghĩa trang trọng hơn v́ ngày xưa , chúng ta chưa có chữ Viết , phải dùng chữ Hán . Mà để dùng chữ Hán phải là những người có học , có địa vị trong xă hội . Tiếng thuần Việt chủ yếu là cho người dân b́nh thường thấp bé sử dụng . Do đó , những người có địa vị cao trong xă hội phong kiến dùng từ Hán nhiều và dần dần nó trở nên trang trọng hơn ?
Mp hoàn toàn không có ư nghĩa phỉ báng hay chỉ trích ngôn ngữ của chúng ta . Trái lại , Mp rất tự hào về nó . Ngôn ngữ như Mp đă từng nói là nét văn hoá lớn nhất của mỗi dân tộc , tiếng Việt của chúng ta càng nên tự hào v́ tính đa nghĩa , thậm chí nhiều khi c̣n đến mức phức tạp về sắc thái nghĩa ...
Cái chính là , Mp ( và có thể OT cũng vậy ) không chỉ trích hay mỉa mai TIẾNG VIỆT . Mà đơn giản là ḿnh đang muốn chỉ trích cách dùng tiếng Việt không đúng , lạc nghĩa hoặc tối nghĩa của một bộ phận không nhỏ người VIệt Nam bây giờ . Hăy nghĩ xem không ít bộ phận , nhất là giới trẻ bây giờ nói những câu kiểu như : " Nhục như con trùng trục " "Chán như con gián" " Ngất ngây con gà tây " ... Hay nói tắt từ như : khủng - kinh khủng , tŕnh cao - Người có khả năng giỏi về một vấn đề nào đó .. Hay là có ư kiến của một nhà ngôn ngữ học đưa từ Đ.m vào từ điển với một nghĩa là khẩu ngữ v́ bây giờ số lượng người dùng từ này làm câu cửa miệng trong giao tiếp quá nhiều ( Tất nhiên đă bị phản bác ) ... Bạn nghĩ hơi sâu quá về những ǵ ḿnh viết ra nên có thể có những tức giận , và thực sự ḿnh cùng hiểu sự tức giận của bạn . Chỉ mong bạn cũng biết rằng , cả ḿnh và bạn đều YÊU TIẾNG VIỆT và tự hào về những ǵ là sản phẩm văn hoá của VIỆT NAM .
Mp không dám bàn tiếp về vấn đề này nữa , một phần là tự thấy năng lực ḿnh không đủ . Phần nữa sợ sẽ lại có ai đó hiểu nhầm ư kiến của ḿnh . Mp xin lỗi v́ những lỗi về kiến thức tiếng Việt của ḿnh , và mong các bạn thông cảm nếu như có gây hiểu nhầm với bất cứ ai v́ các bài viết này . Chỉ mong các bạn hiểu cho rằng , MP viết nó ra tất cả cũng v́ thành ư là làm cho tiếng Việt của chúng ta trong sáng hơn và đậm đà bản sắc dân tộc .
|
|
iamme
member
REF: 74451
03/24/2006
|
"Ḿnh ăn nói như thế nào, th́ con người ḿnh nó biểu lộ ra như thế nấy. Tôi sống lâu năm ở nước ngoài, trong những môi trường không bị ai g̣ bó, nên có thói quen “nói sao th́ có ư vậy, và ư muốn ǵ th́ nói ra như thế!” (I mean what I say, and say what I mean!)Cái lợi cuả lối sống này là giữ được sự thật thà. Cái hại là dễ làm mất ḷng người khác."
Iamme hoàn toàn đồng ư với OT về ư này v́ Iamme cũng là người hay nói thẳng và thích nói thẳng.
Mà Iamme nghĩ rằng Iamme không nên bàn tiếp vấn đề này ở đây nữa v́ Iamme rút ra được một kết luận như thế này: Cả OT, MP và Iamme đều có một mục đích là mong muốn người Việt sử dụng tiếng Việt hoàn thiện hơn, chỉ có điều quan điểm và cách nh́n nhận vấn đề khác nhau. Thật ra mọi việc có vẻ như cũng không có ǵ to tát lắm, và Iamme cũng không nên gay gắt như từ đầu, rất tiếc về điều đó. Thôi vậy, có bàn th́ cũng thế thôi, mỗi người cứ kiên định với những suy nghĩ của ḿnh, việc tốt nhất Iamme có thể làm là tự hoàn thiện khả năng sử dụng tiếng Việt của chính bản thân ḿnh mà thôi. Tuy nhiên cũng muốn chốt thêm một câu như thế này: có những đổi thay của thời đại, ở đây tôi đang nói đến sự thay đổi của ngôn từ tiếng Việt, có thể được chấp nhận cũng có thể không mà nhiều lúc phải đến những thế hệ sau mới đánh giá và nh́n nhận hết được.
Mọi người thử vào đây đọc bài báo này
http://www2.dantri.com.vn/nhipsongtre/2006/2/100615.vip
|
|
OT
guest
REF: 74492
03/24/2006
|
Thôi, như tôi đă nói, ngày nào Việt Nam ḿnh chưa có một viện hàn lâm, th́ việc "chuẩn hoá" tiếng Việt vẫn c̣n bị tranh căi. Mà chờ cho đến khi có được nó, xem chừng ... c̣n lâu lắm! Hay là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo để mắt đến việc chuẩn hoá tiếng Việt chăng, dù là làm trong phạm vi giới hạn?
Khoảng ... 40 năm trước đây, Bộ Văn Hoá Giáo Dục Việt Nam Cộng Hoà (tại miền Nam) đă từng lập ra một "Uỷ Ban Soạn Thảo Thuật Ngữ" .Mục đích cuả nó là đặt ra những nguyên tắc căn bản cho việc sử dụng thuật ngữ trong các lănh vực chuyên môn như giáo dục, y học, khoa học thực nghiệm, v.v...Bên dưới Uỷ Ban này lại có những tiểu ban, rồi phân ban, rồi ngành, ...sao cho có hệ thống. Tôi nhớ hồi đó, tôi nằm trong nhóm soạn thảo thuật ngữ cuả binh chủng Truyền Tin (bây giờ gọi là Thông Tin), tức là một quân chủng cuả quân đội. Nói đến thông tin là phải bao gồm điện, điện tử, nên chúng tôi phải tham khảo với các quân chủng khác, mỗi khi đụng chạm đến một lănh vực có chung với họ, như các quân chủng công binh, quân cụ, quân y, v.v...
Mong thay.
|
|
Langtu
guest
REF: 74523
03/24/2006
|
Thưa OT, MP and Iamme,
Tôi thấy thảo luận về tiếng Việt th́ rất hay, qua đó các thành viên diễn đàn cũng biết được một số điều thú vị; diễn đàn là nơi để mọi người cùng trao đổi mà, đúng không ạ. Tôi đồng ư với nhiều điểm của iamme về vấn đề này. Tôi cũng đồnh ư với OT rằng Viện ngôn ngữ học cũng nên có những đóng góp tích cực hơn để tiếng Việt thêm giàu và đẹp. Nói chung, th́ đây là một vấn đề hay nhưng khá rộng; trong khi hiểu biết của cả OT và lớp hậu bối chúng tôi không đủ sâu rộng để mà nhận xét, phê phán theo chủ quan được. Tôi nghĩ nên chăng OT và MP chuyển các phần thắc mắc của ḿnh thành các câu hỏi đố vui th́ sẽ thú vị hơn nhiều. Ví dụ, MP đố "Nhục như con trùng trục", chắc chắn sẽ có người thốt lên "chuối văi lúa" ra ấy chứ chẳng chơi.
Thôi, tôi nói vậy thôi kẻo "con cua trắng" lại tặng tiếp cho tôi một bài ca "trí trai, quân tử" bây chừ đây nè... Hic, hic...chả nhẽ chỉ có phụ nữ/đàn bà/con gái (xin lỗi nhe, đọc các bài viết này xong th́ langtu không biết dùng từ nào cho phải nữa) mới được đùa vui sao? Chuyển sang chế độ "phụ hệ" từ bao giờ vậy? Bớ các đấng nam nhi, chúng ta hăy đoàn kết lại đ̣i "b́nh quyền nam nữ" đi...^.^
Chúc vui,
To Iamme: Bạn đúng rồi, "Effect" là danh từ; nhưng cũng là động từ nữa. Xin tra trên dictionary.com.
|
|
bsg4545
member
REF: 74536
03/25/2006
|
Cảm ơn các bạn đă diển giải 1 cách rỏ ràng, đến lúc này ḿnh mới nhận thấy rằng có sự khác biệt thật sự giữa người Việt xa sứ và người Việt bản sứ!
Các bạn xa sứ nên hoài cảm nhiều, luôn mang điều tốt gáng cho hoài niệm và hơn hết là luôn chứng tỏ bản tính dân tộc cao hơn !
Ngược lại các bạn trong nước th́ thoải mái chấp nhận hơn? không khắt khe cầu kỳ trong ngôn ngữ.
Ngày nay có nhiều tư tưởng trái ngược nhau về việc phát triển ngôn ngữ Việt, vậy ai đúng ai sai? hầu như chưa có người có đủ tâm huyết và nghị lực làm điều đó!
Tóm lại ở thiển ư tôi, cứ hiểu nhau là được. đáp ứng được chức năng giao tiếp thông tin và các chức năng biểu lộ t́nh cảm là ổn, ngôn ngữ mà không c̣n bàn cải không c̣n sai xót là ngôn ngữ chết rồi!
|
|
wzj0066
member
REF: 74551
03/25/2006
|
tôi đă đọc qua bài post của OT và những câu trả lời của các bạn!như tôi đây muốn đặt ra ư kiển mà lại sợ thiên hạ hiểu lầm nên nín bụng làm thinh luôn,đến hôm nay mới đọc được mấy gịng chữ của bạn bsg4545 nên mới dam nêu ư kển!
Tại v́ theo như tôi có nhiều từ khi tôi đọc lên tôi không hiểu y tử là nói ǵ mà khi tôi muốn hỏi;(v́ trong đây hay dùng từ NGU cho nhưng người thật t́nh họ không hiểu,v́ họ xa rời quê hương lâu,lớp người mới bây giờ dùng từ lă quả,hay dưới trẻ sinh đẻ ở nước ngoài nghe cha mẹ hay bạn bè của cha mẹ nói chuyện không dùng những từ đó,nên họ mới nêu ra câu hỏi,th́ lại dản cho từ NGU,th́ vậy ai dảm học hỏi!
Nên tôi thấy bạn bsg4545 nêu y kiển như vậy!!!!!nên tôi sẵn bắc cầu tôi qua luôn(ĐÚNG NGÔN NGỮ MÀ KHÔNG BÀN CĂI,KHÔNG THIẾU SÓT LÀ NGÔN NGỮ CHẾT)giổng như nơi tôi ở một năm cử có vài từ mới,cho nên lớp thể hệ trước nhiều khi không hiểu những lời đổi thoại của lớp trể sau nầy!
|
|
OT
guest
REF: 74560
03/25/2006
|
Cám ơn các bạn đă ghé qua đọc tiết mục. Cám ơn nhiều hơn là các bạn đă góp ư, trong tinh thần chung là ḿnh là người Việt, yêu tiếng Việt!
Ngày xưa, thế giới lâu lâu mới có một thay đổi nho nhỏ, dân số ḿnh chẳng là bao, người Việt xa xứ cũng chẳng nhiều, nên tiếng Việt coi như không mấy đổi thay, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngày nay, tất cả là ngược lại, và đổi thay th́ tăng tốc, tất nhiên tiếng Việt ḿnh c̣n biến dạng nhiều hơn và nhanh hơn khả năng điều chỉnh cuả cái đầu ḿnh.
V́ thế, ta có bàn, th́ cũng là để chuẩn bị tinh thần cho người Việt chúng ḿnh hoà đồng với nhau thôi, phải không thưa các bạn? Sống hoà đồng, theo tôi, là cùng nhau thu ngắn lại sự cách biệt giưă các thế hệ (nói theo tiếng Anh là "narrowing the generation gap").
Tôi nhớ mấy ngày nào, ḿnh theo ông Tầu gọi ông Rousseau là "Lư Thoa", Montesquieu là "Mạnh Đức Tư Cưu" (!), Washington là "Hoa Thịnh Đốn", Mockba là "Mạc Tư Khoa"... Sau đó, thời thế đổi thay, tôi thấy những từ ngữ trên đổi thành "Rút Xô", "Mông Tét XKi ơ", "Oa Sinh Tơn", "Mát XCơ Va"...Tôi tự hỏi, bây giờ bạn là một nhà văn, nhà báo, nhà sử học, hay một ... viện sĩ đi, bạn sẽ viết những từ nước ngoài này như thế nào? Tôi tin chắc rằng nếu bản thân bạn chịu ảnh hưởng cuả nước ngoài nào th́ có khuynh hướng thiên về tiếng nước đó? (Ví dụ Toà Án Quốc Tế có trụ sở tại đâu? Tại La Haye hay tại The Hague? Thủ đô cuả Ai Cập (Egypt, Égypte, Ê Gíp) là Cairo, Le Caire, hay Lơ Ke?)...
Riêng tôi, có ư kiến là tên riêng cuả nước nào th́ viết như họ viết, nếu tiếng nước đó có dùng mẫu tự la tinh như tiếng Việt ḿnh. Ví dụ cứ viết ông Rousseau, thủ đô Washington, bác học Einstein, ông Bill Gates, ... Người Pháp người ta viết Ho Chi Minh Ville; người Anh viết Ho Chi Minh City; vậy tại sao ta viết "thủ đô Pa Ri" hay "Oa Sinh Tơn"? Giả sử bây giờ người ta viết Ho Tchi Ming hay Ho Shi Min th́ bạn có vui không?
Nhưng rủi tên cuả Nga, cuả Hy Lạp, Tầu, Thái, Miên (không dùng mẫu tự la tinh) th́ sao đây? (Ví dụ tôi không biết bằng cách nào mà các nước phương Tây viết các tên Tầu như Mao Ze Tung là Mao Trạch Đông, Teng Hsiao Ping là Đặng Tiểu B́nh, Hu JinTao là Hồ Cẩm Đào...
Thật là một vấn đề nan giải, càng bàn càng ... bí!
Thân ái,
|
|
OT
guest
REF: 74566
03/25/2006
|
Tên cuả các nhà khoa học nước ngoài, nhất là cuả cổ Hy Lạp, cũng được viết ... vô tội vạ sang tiếng Việt, cụ thể nhất là ở bậc phổ thông và đại học. (Xin các bạn chỉ dạy nếu tôi nói sai v́ xa quê đă lâu)
Những người soạn sách giáo khoa, nếu chịu ảnh hưởng cuả văn hoá Pháp, th́ viết hay phiên âm theo kiểu Pháp; và ảnh hưởng cuả khối tiếng Anh, th́ theo kiểu Anh.
Ví dụ :
- Pi Ta Go (Pythagore, Pythagoras) trong khi tiếng Hy Lạp phải viết là Πυθαγόρας
- Ta Lét (Thalès, Thales)
- Xô Cờ Rát (Socrate, Socrates)
- A Ri Xtốt (Aristote, Aristotle)
- Ác Si Mét (Archimède, Archimedes)
- Hi Pô Cờ Rát (Hippocrates)
Đúng là thật rắc rối, nhất là ở thời buổi Việt Nam mở cưả cho hàng vạn thanh thiếu niên sang Phương Tây du học !
Thân ái,
|
|
Langtu
guest
REF: 74716
03/26/2006
|
Định không nói nữa, nhưng cái thói ngứa miệng của tôi chẳng chừa được. OT và mọi người chịu khó vậy nhé.
Thưa OT, việc phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt là một vấn đề c̣n đang tranh căi nhiều. Để hiểu rơ tại sao lại có phiên âm, tôi muốn mời OT và các bạn t́m hiểu mục đích của việc phiên âm này. Theo tôi, các lí do có thể là:
1. Kí tự khác nhau nên những hệ kí tự khác nhau th́ không thể đọc được. Ví dụ hệ chữ viết tượng h́nh, tượng thanh của TQ, Ấn Độ, và Trung Đông với hệ chữ Slavơ, chữ Latinh. Cái này OT đă đề cập rồi.
2. Sau khi phiên âm xong th́ vấn đề là phải viết như thế nào? Viết nguyên xi như phiên âm? Giữ nguyên đối với những tiếng cùng hệ chữ như Paris, Mendeleev, Einstein hay chuyển sang phiên âm Việt như Pari, Mendêleep, Anhxtanh?
Có nhiều ư kiến đa chiều về việc này. Có ư kiến th́ cho rằng nên giữ nguyên gốc. Nhưng như thế th́ những người b́nh dân sẽ đọc làm sao trong khi đa phần dân Việt nam tŕnh độ văn hoá (tính theo cấp giáo dục) c̣n thấp? Có ư kiến th́ cho rằng nên Việt hoá ra để dễ đọc. Việc này rất tiện lợi cho việc truyền bá văn học và nâng cao dân trí. Nhưng cách này lại gặp phải vấn đề cho các nhà khoa học và nghiên cứu khi tra t́m tài liệu gốc. Menđêleep viết theo tiếng Nga là Mendeleeb hay Mendeleev? Theo tôi, ư kiến có vẻ hợp lí nhất là nên có hai hệ phiên âm.
+. Hệ thứ nhất dành cho việc dịch thuật các tác phẩm văn học, nghệ thuật mang tính đại chúng và truyền thông. Hệ này nên phiên âm Việt để mọi người ai đọc cũng có thể hiểu được.
+. Hệ thứ hai dành cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong Đại học (có thể cả ở cấp ba-high school) và khoa học. Theo hệ này, có thể giữ tên nguyên gốc và có phiên âm Việt đi kèm hoặc chỉ có nguyên gốc. Gần đây các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành của Việt nam bắt đầu sử dụng cách này.
OT và mọi người thấy có hợp lí chăng? Chắc cách này cũng không phải là hoàn mỹ; nhưng tôi nghĩ cũng nên không quá cứng nhắc quá. Bản thân phiên âm tiếng Việt ra các tiếng nước khác cũng có hoàn toàn dúng đâu. "Tết" được viết trong tiếng Anh là "Tet" đấy chứ. Cả tên nước "Việt Nam" cũng được viết là "Vietnam"-không những mất dấu trọng âm mà c̣n dính hai chữ vào với nhau. Tiếng Việt đơn âm cơ mà.
Vài lời lạm bàn.
|
|
OT
guest
REF: 74737
03/26/2006
|
Cảm ơn Lăng Tử đă ... ngưá mà đóng góp thêm ư kiến về việc viết và phiên âm tên riêng cuả tiếng nước ngoài.
Lẽ dĩ nhiên, những ngôn ngữ nào không có chung kư tự với tiếng Việt, ḿnh bắt buộc phải phiên âm thành chữ Việt.
Riêng những ngôn ngữ có chung kư tự với tiếng Việt, tôi thấy nên viết in như cuả họ, cũng như họ thường viết tiếng Việt in như cuả ḿnh, và nếu cần th́ kèm theo phiên âm bỏ trong dấu ngoặc và làm lần thứ nhất thôi.
Một nguyên tắc phiên âm tôi mong có, là cần để ư đến nguồn gốc cuả tên riêng. Ví dụ "Ampère" là tên nhà vật lư người Pháp th́ phiên âm theo cách đọc cuả người Pháp, "Hertz" là người Đức, Einstein là Mỹ (gốc Đức, không nên phiên âm theo tiếng Pháp là Anh-Xtanh)...
Cảm ơn các bạn đă đọc.
Thân ái,
|
|
Langtu
guest
REF: 74745
03/26/2006
|
Chắc OT phật ư khi tôi nói "ngứa miệng" phải không ạ? Thành thật xin lỗi OT nếu tôi nói không phải nhé.
Kính bút,
|
|
tungdaihiep
member
REF: 76850
04/10/2006
|
Tôi th́ nghĩ rằng vài vị ở đây h́nh như rỗi răi quá thành ra "rách việc". Chẳng có ngôn ngữ nào ngay từ lúc h́nh ra đời đă hoàn thiện ngay, trải qua thời gian nó tất yếu đ̣i hỏi việc biến đổi, nảy nở, vay mượn thêm từ mới... để phù hợp với thời đại, cái này chẳng thể theo quy luật nào được. Đấy là chưa kể mỗi địa phương lại sử dụng những từ ngữ khác nhau nhưng mang ư nghĩa giống nhau. Điều quan trọng nhất là từ ngữ ấy đă được phổ biến rộng răi và mọi người hiểu nó theo một nghĩa chung.
Tôi cũng thấy buồn cười v́ nhiều điều các vị đă phân tích. Chỉ xin đưa ra vài ví dụ: OT nói: Viết tiếng Việt quên "bỏ" dấu. Từ "bỏ" này ở miền nam có thể hiểu là gơ dấu, viết dấu nhưng ông mà ra ngoài Bắc nói thế có ma nó hiểu, người ta lại tưởng là bỏ dấu đi không thèm viết dấu. Bởi đúng ra từ "bỏ" có nghĩa là cách ly một cái ǵ đó không thèm liên quan đến nó nữa. Hay như Manhphu nói từ Amater là để chỉ dân sành điệu, ăn chơi. Nói thật tôi cũng hay sử dụng từ này và bạn bè tôi cũng vậy nhưng là với nghĩa nghiệp dư, không chuyên nghiệp, chưa bao giờ tôi thấy ai sử dụng với nghĩa là dân sành điệu, ăn chơi cả.
Tóm lại ta không nên căn cứ vào một từ" mẹ" nào đó để phán xét từ con của nó. Cùng một mẹ đẻ ra c̣n có đứa nọ, đứa kia chẳng có đứa nào giống nhau cả. Loanh quanh, luẩn quẩn ṛi đi đến kết luận: Tiếng Việt đang trở nên phong phú hơn, đó là sự phát triển tất yếu. Tôi đố ai có thể thay đổi được đấy, kể cả có lập ra 10 cái viện hàn lâm thí cũng chịu.
|
|
chang la gi ca
guest
REF: 77058
04/11/2006
|
Chào các bạn!
Tôi đă đọc từ đầu đến cuối các bài của các bạn và cảm thấy rất thú vị với sự xuất hiện của nhiều cách nghĩ, cách nh́n nhận khác nhau về thực trạng (hay dùng cụm từ "t́nh trạng thực tế hiện nay" nhỉ? Hay là...) của tiếng Việt.
Tôi trân trọng tất cả các bài viết cũng như những bạn đă viết ra chúng. Các bạn đă viết với mục đích muốn cho tiếng Việt phát triển tốt hơn.
Chuyên ngành của tôi không phải là Ngôn ngữ học nên tôi không có đủ các kiến thức cần thiết để tranh luận chuyên sâu. Tôi chỉ có vài ư như sau:
- Đối với các bạn sống ở nước ngoài đă lâu: các bạn đă không được sống cùng sự phát triển của tiếng Việt ở cái nôi của nó. Cho dù các bạn có t́m đọc sách viết bằng tiếng Việt, nghe tin tức được nói bằng tiếng Việt nhưng các bạn bị thiếu môi trường để giao tiếp, trao đổi (ngôn ngữ h́nh thành và phát triển do nhu cầu trao đổi thông tin là chính mà) nên vốn tiếng Việt của các bạn đă không có điều kiện để tăng lên và điều chỉnh. Như vậy, các bạn cảm thấy "chướng tai" khi được tiếp xúc với tiếng Việt hiện đại là điều dễ hiểu.
- Ư thứ hai tôi muốn chia sẻ với các bạn là: ngôn ngữ là bằng chứng và cũng là phương tiện để hiểu lịch sử, bản thân nó cũng là lịch sử, những ǵ ngôn ngữ đă có th́ nó sẽ luôn luôn tồn tại. Cái mới xuất hiện không có nghĩa là cái cũ sẽ biến mất, cái xấu xuất hiện không có nghĩa là cái tốt sẽ mất đi và ngược lại. Bản chất của sự tồn tại là quá tŕnh thích nghi, đó là qui luật tự nhiên. Mà đă là qui luật th́ không thể bị thay đổi. Ngôn ngữ muốn tồn tại th́ nó phải thích nghi. Vậy theo tôi, muốn thay đổi chiều hướng phát triển của ngôn ngữ, phải thay đổi cái mà ngôn ngữ phải thích nghi. Cũng theo tôi th́ đó là xă hội. Khái niệm này th́ quá rộng, tôi không đủ sức bàn.
Kết luận cho ư này: sự phát triển của ngôn ngữ là hệ quả (hay hậu quả cũng được) của sự phát triển của xă hội.
Tôi xin dừng ở đây.
Chúc các bạn vui vẻ.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|