Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Lê Đại Hành

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 nvdtdnguyen
 member

 ID 16432
 10/24/2006



Lê Đại Hành
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Lê Đại Hành (chữ Hán: 黎大行; 941–1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị v́ từ 980 đến 1005.


Photobucket - Video and Image Hosting


Bức họa vua Lê Đại Hành

Lê Đại Hành
Năm sinh-mất: 941–1005
Trị v́: 980–1005
Triều đại: Nhà Tiền Lê
Niên hiệu: +Thiên Phúc (980-988)
+Hưng Thống (989-993)
+Ứng Thiên (994-1005)
Miếu hiệu:
Thụy hiệu: Đại Hành Hoàng Đế
________________THÂN THẾ__________________________
Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn (黎桓), sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941 tại Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Có thuyết cho rằng ông sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đ́nh nghèo, cha là ông Lê Mịch, mẹ là bà Đặng Thị Sen.
______________PH̉ ĐINH__________________
----------Thập đạo tướng quân-------------
Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan nhỏ là Lê Đột nhận về nuôi. Lớn lên ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đă lập được nhiều chiến công, Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2.000 binh sĩ.

Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đ́nh Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.
-----------------Nhiếp Chính----------------------
Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính trong một t́nh thế đầy khó khăn.

Các đại thần thân cận của Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn nhanh chóng đánh dẹp, ba người đều bị giết. Pḥ mă nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chăm Pa với hơn ngh́n chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị băo d́m chết.
_______________________LÀM VUA______________________
-----------------Phá Tống b́nh Chiêm----------------
Thấy triều đ́nh Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ư định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng.

Trước t́nh h́nh đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi lấy niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Lê Đại Hành cử Phạm Cự Lạng (Lượng), em của Phạm Hạp làm đại tướng quân.

Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt, cử các tướng Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Triệu Phụng Huân, Quách Quân Biện, Giả Thực, Vương Soạn cầm quân chia hai đường thủy bộ. Sau hai trận thắng lớn Bạch Đằng, Tây Kết, quân Lê giết được Hầu Nhân Bảo, bắt sống Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân, quân Tống rút lui về nước.

Năm sau, Lê Đại Hành lại mang quân vào nam đánh Chiêm Thành v́ trước đó vua nước này bắt giữ sứ giả của Đại Cồ Việt, đại phá được quân Chiêm Thành, giết chết vua Chiêm là Bà Mỹ Thuế.
--------------------Trị v́--------------------------
Về các biến cố chính trị liên quan đến cái chết của Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn, có các nhà nghiên cứu, như Hoàng Đạo Thuư, đặt giả thiết không phải Đỗ Thích mà chính Lê Hoàn, cấu kết với Dương Vân Nga, đă ám sát Đinh Tiên Hoàng và con trưởng để chiếm ngôi (xem bài Đinh Tiên Hoàng).

Lê Đại Hành làm vua, ông cho xậy dựng nhiều công tŕnh, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước.

Về đối ngoại, sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết. Có lần sứ Tống sang đ̣i vua quỳ nhận sắc phong của vua Tống, Đại Hành lấy cớ bị đau chân nên không quỳ. Sứ Tống không làm ǵ được. Để tránh việc đón tiếp sứ giả phiền hà tốn kém, Lê Đại Hành c̣n đề nghị nước Tống từ lần sau hăy cử sứ giả đưa thư đến địa giới và báo tin, triều đ́nh Hoa Lư sẽ sai người lên biên giới để nhận chiếu thư của vua Tống. Vua Tống cũng chấp thuận.

Sứ Tống là Lư Giác rất khâm phục Lê Đại Hành, làm thơ tặng ông, trong đó có câu: "Ngoài trời c̣n có trời soi nữa", ư nói vua Lê không kém ǵ vua Tống.

Lê Đại Hành mất năm Ất Tỵ 1005, trị v́ được 25 năm. Lê Đại Hành cùng Đại Thắng minh hoàng hậu (Dương Vân Nga) được thờ ở đền vua Lê tại huyện Hoa Lư, Ninh B́nh.
-------------------Các con-----------------------
Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu và 11 người con trai, 1 người con nuôi, đều được phong vương:

1/ Lê Thâu làm Ḱnh Thiên đại vương (phong năm 989, mất năm 1000)

2/ Lê Ngân Tích làm Đông Thành vương (phong năm 989, sau bị giết năm 1005)

3/ Lê Long Việt làm Nam Phong vương (phong năm 989, sau là vua Lê Trung Tông)

4/ Lê Long Đinh làm Ngự Man vương, đóng ở Phong Châu (phong năm 991)

5/ Lê Long Đĩnh làm Khai Minh vương, đóng ở Đằng Châu (phong năm 992, sau là vua Lê Ngọa Triều)

6/ Lê Long Cân làm Ngự Bắc vương, đóng ở Phù Lan (phong năm 991)

7/ Lê Long Tung làm Phiên Định vương, đóng ở Tư Doanh (phong năm 993)

8/ Lê Long Tương làm Phó vương, đóng ở Đỗ Động Giang (phong năm 993)

9/ Lê Long Kính làm Trung Quốc vương, đóng ở Càn Đà, Mạt Liên (phong năm 993, sau bị giết năm 1005)

10/ Lê Long Mang làm Nam Quốc vương, đóng ở Vũ Lũng (phong năm 994)

11/ Lê Long Đề làm Hành Quân vương, đóng ở Bắc Ngạn, Cổ Lăm (phong năm 995)

12/ Con nuôi (không rơ tên) làm Phù Đái vương, đóng ở Phù Đái (phong năm 995)
__________________________NHẬN ĐỊNH__________________________-
---------------Về tên "Đại Hành"------------------------
Theo Đại Việt Sử kư Toàn thư, khi vua mới mất mà chưa được đặt thụy hiệu th́ được gọi là "Đại Hành Hoàng đế". Có sách giải thích "đại hành" là đi xa hẳn không trở lại. Có sách giải thích "đại hành" là đức hạnh lớn (hành và hạnh viết cùng một chữ, âm cổ đọc như nhau). Do vua nối ngôi là Lê Ngọa Triều đă không đặt thụy hiệu nên "Đại Hành Hoàng đế" đă trở thành thụy hiệu của Lê Hoàn.

Sử gia Lê Văn Hưu viết:

Thiên tử và hoàng hậu khi mới băng, chưa chôn vào sơn lăng, th́ gọi là Đại Hành Hoàng Đế, Đại Hành Hoàng Hậu. Đến khi lăng tẩm đă yên th́ hợp bầy tôi bàn xem đức hạnh hay hay dỡ để đặt thụy là mỗ hoàng đế, mỗ hoàng hậu, không gọi là Đại Hành nữa. Lê Đại Hành th́ lấy Đại Hành làm thụy hiệu mà truyền đến ngày nay là làm sao? V́ Ngọa Triều là con bất hiếu, lại không có bề tôi Nho học để giúp đỡ bàn về phép đặt thụy cho nên thế.
---------------Về vua Lê Đại Hành------------------
* Tướng cầm quân

Trong sử sách, các sử gia nhiều đời cùng có nhận định về Lê Đại Hành. Ca ngợi vơ công của ông, Lê Văn Hưu viết:

Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cơi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được. (Đại Việt sử kư toàn thư)

Trong thời dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn đă sớm bộc lộ tài năng, tuy nhiên do c̣n trẻ tuổi nên chức vụ của ông vẫn ở dưới các bạn thân thiết của Tiên Hoàng. Chỉ từ khi làm nhiếp chính, trực tiếp nắm vận mệnh đất nước, tài năng của ông mới được thi triển hết. Chẳng những các công thần khai quốc kỳ cựu của nhà Đinh mà ngay cả các tướng phương Bắc đều không phải đối thủ của ông. Dù đời sau có thể nhận định việc đánh dẹp của ông là hợp lẽ hay trái lẽ nhưng tài cầm quân của ông th́ không ai có thể phủ nhận.

* Vua trị nước

Đại Hành là một ông vua có tài. Dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm được.

Đại Hành làm vua tỏ rơ là một người chí công vô tư, v́ việc chung chứ không v́ thù oán riêng. Ông giết Phạm Hạp v́ tội làm loạn nhưng lại trọng dụng em Hạp là Phạm Cự Lạng, dùng làm tướng, thăng tới chức thái úy chỉ huy quân đội. Con của Nguyễn Bặc, một người cùng bị giết với Phạm Hạp là Nguyễn Đê cũng được cất nhắc làm quan vơ của nhà Tiền Lê. Lê Đại Hành vô tư tới mức không pḥng ngừa rằng sau này chính Đê là người tham gia đưa Lư Công Uẩn lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Ngoài ra, các đại thần từng là bạn thân của Tiên Hoàng như Trịnh Tú, Lưu Cơ, hai người nằm trong bộ tứ "Điền, Bặc, Tú, Cơ" theo vua Đinh từ ngày hàn vi cũng được Đại Hành trọng dụng, không v́ lư do "cùng bè đảng" với Nguyễn Bặc và Đinh Điền mà kiếm cớ trừ khử hay sa thải hai người này. Chính nhờ chính sách dùng người khoan dung, trọng tài năng không v́ t́nh riêng khiến ông quy tụ được nhân tâm, củng cố sức mạnh trong nước, vượt qua được khó khăn trong thời buổi đất nước rối ren, ḷng người dao động khi nam, bắc đều bị uy hiếp.

* Đời tư

Tuy nhiên, về việc Đại Hành lấy Dương thái hậu nhà Đinh, các sử gia phong kiến rất nặng lời chê trách.

Trong Đại Việt sử kư toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ư lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả ḷng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con ḿnh bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?" Hoàng Xuân Hăn viết trong Hoàng Xuân Hăn tuyển tập: "...việc này trái với khuôn phép nhà nho. Các sử gia nho xưa đă trịnh trọng chỉ trích như Ngô Sĩ Liên, Ngô Th́ Sĩ...

Khi đưa ra nhận định trên, các sử gia không hiểu rằng vào thế kỷ 10 đời Đinh, Tiền Lê đạo Nho chưa có ảnh hưởng ǵ sâu vào dân Việt. Sau này, đến nửa đời Trần vẫn c̣n như vậy. Dân chúng đă lập đền thờ các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu, không những thế mà c̣n tự hợp hai vua tô tượng hai vua ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê b́nh cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn".

Lê Đại Hành có tới 11 người con trai, tất cả đều được phong vương. Sau khi con trưởng là Thâu mất (1000), vua Lê không sớm lập người kế vị. Điều đó đă gây ra việc tranh giành quyền bính giữa các con của ông sau này, là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của nhà Tiền Lê.





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network