Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ý mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ý

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ý mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Cách gieo vần trong thơ

 Bấm vào đây để góp ý kiến

1

 QuocTinh
 member

 ID 1826
 02/09/2004



Cách gieo vần trong thơ
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Thơ có rất nhiều thể loại, thơ bẩy chữ, tám chữ, năm chữ, lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú Đường Luật, tứ tuyệt ..v..v ... Trong bài viết này, ở đây xin đề cập đến cách làm thơ bẩy chữ và phần sau là thơ lục bát và thơ tám chữ.

I. Vần trong thơ

Vần bằng : là những chữ không có dấu hoặc mang dấu bằng

Vần trắc: là những chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng

Đã làm thơ là phải gieo vần, không có vần thì dù hay đến mấy cũng không thể gọi là thơ được . Những chữ có cách viết và cách phát âm tương tự nhau thì gọi là vần . Ví dụ như : hoa-hòa , mây-bầy , hương-thường , đời - người v.v.v.

II. Cách gieo vần trong thơ bẩy chữ

1. Cách thứ nhất :Trong khổ thơ gồm 4 câu, gieo vần ở cuối câu 1,2, 4

Ví dụ :

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người

Chú ý : theo cách gieo vần này, chữ cuối câu 1,2,4 là vần bằng và chữ cuối câu 3 là vần trắc .

2. Cách thứ hai : Gieo vần ôm - Chữ cuối câu 1 vần với câu 4, chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 3

Ví dụ :

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi


3. Cách thứ ba : Gieo vần chéo

Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4

Ví dụ :

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Chú ý : để câu thơ được nhịp nhàng, ở chữ 2,4,6 của câu thơ, nên gieo vần bằng, trắc, bằng hoặc trắc, bằng, trắc

Ví dụ

bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B

sương bạc làm thinh khuya nín thở T-B-T

Cách gieo vần trong một khổ thơ

Sau khi đã gieo vần bằng trắc nhịp nhàng ở mỗi câu thơ, bạn cần chú ý đến kết hợp vần của 4 câu thơ trong cả khổ thơ .

1.Cách thứ nhất :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu

Câu 1 :B-T-B
Câu 2 :T-B-T
Câu 3: T-B-T
Câu 4 : B-T-B

Ví dụ :
Bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B
Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề T-B-T
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở T-B-T
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê B-T-B

2. Cách thứ hai :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu

Câu 1 :T-B-T
Câu 2 :B-T-B
Câu 3: B-T-B
Câu 4 : T-B-T

Ví dụ :

phơ phất ngoài hiên, dáng liễu hoa T-B-T
sương sa man mác gió xuân tà B-T-B
cảnh khuya gợi nỗi niềm xa xứ B-T-B
ánh nguyệt soi lầu chỉ bóng ta T-B-T


III. Cách gieo vần trong thơ lục bát

Khác với thơ bẩy chữ, thơ lục bát gieo vần ở cuối câu lục và ở chữ thứ 6 của câu bát theo luật như sau :

-Chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát , chữ cuối câu bát vần với chữ cuối câu lục tiếp theo, cứ như thế tiếp tục .
ví dụ :

Khúc đâu Tư mã Phượng cầu,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng !
Kê Khang này khúc Quảng lăng,
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân


- các chữ thứ 2,4,6 của câu lục phải là bằng, trắc, bằng

Ví dụ : Trong như tiếng hạc bay qua B-T-B

-Các chữ thứ 2,4,6,8 của câu bát phải là bằng, trắc, bằng, bằng

ví dụ : đục như tiếng suối mới sa nửa vời B-T-B-B

Cách Làm Thơ Tám Chữ

. Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng các vần bằng và vần trắc ví dụ Bằng /Trắc = 3/5 hay ngược lại . Vần bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng . Gieo vần thì có nhiều cách, có thể theo các cách tương tự như gieo vần thơ 7 chữ như sau :

1. Gieo vần ôm :

- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4, cuối câu 2 vần với cuối câu 3 .

Ví dụ :
Ngươi ám ảnh hương thơm bằng ánh sáng
Ru màu êm, mà gọi thức lòng ngây
Trăng, nguồn sương làm ướt cả gió hây
Trăng, võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng

2. Gieo vần chéo :

Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, và/hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4

Ví dụ

Tạo hóa hỡi ! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc !
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian !
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt !
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn


Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về ! Hè đừng gieo ánh lửa
Thu thôi sang ! Đông thôi lại não lòng tôi

3. Chữ cuối câu 1 vần với chữ 5 hay 6 câu 2 , chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3 và vần với chữ 5 hay 6 câu 4

Ví dụ :

cõi thiên tiên kiều diễm ngàn ảo ảnh
điện nguy nga tỏa muôn ánh pha lê
thuyền Từ Thức bồng bềnh tới bến mê
rồi ngơ ngẩn khi trở về hiện thực

Chú ý : bằng vần với bằng, trắc vần với trắc . Bằng không bao giờ vần với trắc . Ví dụ :lồng không vần với lộng

Nếu làm thơ nhiều đoạn, chữ cuối câu 4 của đoạn trước luôn vần với chữ cuối câu 1 của đoạn sau

Ví dụ :

Làm thi sĩ , nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương;
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương,
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc

---------------------------------------------------------------------------

Hy vọng bài viết này sẽ giúp đỡ được phần nào các bạn yêu thơ và đang chập chững làm thơ.



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 giangnamlangtu
 member

 REF: 36249
 06/16/2004

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bài viết của bạn rất hay và bổ ích. Tuy nhiên còn một số chỗ cần bổ sung.
Trong phần gieo vần cho thơ bảy chữ theo kiểu Đường thi thì bạn cần nói thêm vần đề các cặp câu trogn một bài thơ.
Một bài thơ Đường luật có nêm luật rất chặt chẽ.
như bài thất ngôn tứ tuyệt bắt buộc các cặp câu như sau:
1 & 2 là 2 câu đề
3 & 4 là 2 câu thực
5 & 6 là 2 câu luận
7 & 8 là 2 câu kết
trong đó 2 câu thực và 2 câu luận bắt buộc phải đối nhau.
VD: bài QUA ĐÈO NGANG
BƯỚC TỚI ĐÈO NGANG BÓNG XẾ TÀ
CỎ CÂY CHEN ĐÁ LÁ CHEN HOA
LOM KHOM DƯỚI CÚI TIỀU VÀI CHÚ
LÁC ĐÁC BÊN SÔNG CHỢ MẤY NHÀ
NHỚ NƯỚC ĐAU LÒNG CON QUỐC QUỐC
THƯƠNG NHÀ MỎI MIỆNG CAI GIA GIA
DỪNG CHÂN ĐỨNG LẠI TRỜI NON NƯỚC
MỘT MẢNH TÌNH RIÊNG TA VỚI TA
Bà Huyện Thanh Quan
2 câu thực đối rất chỉnh:
Lác đác đối Lom khom
Dưới núi đối Bên sông
Tiều vài chú đối Chợ mấy nhà
Đối cả về câu chữ, từ loại và nghĩa.
Và một điểm nữa là 2 câu luận nói lên tâm tình của tác giả

Còn trong thơ lục bát cũng có đối. Tiểu đối torng câu 6 chữ la thường gặp nhất
VD: Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Truyện Kiều - Nguyễn Du
Người lên ngựa đối với Kẻ chia bào
Nhưng đối trong lục bát thì kônhg phải là luật mà la để thực hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả mà thôi.
Trên là một số ý kiến nhỏ nhoi, xin QuocTinh và các bạn yêu thơ chỉ giáo thêm.
Thân mến


 
  góp ý kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đã đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ý kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | Hình ảnh | Danh Sách | Tìm | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network