Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Những vị vua, hoàng đế nổi tiếng(phần 1:Napoléon)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 nvdtdnguyen
 member

 ID 18529
 01/04/2007



Những vị vua, hoàng đế nổi tiếng(phần 1:Napoléon)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Napoléon Bonaparte (15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821; phát âm như Na-pô-lê-ông; Hán-Việt: Nă Phá Lôn hoặc Nă Phá Luân) là vị tướng của Cách mạng Pháp và là người cai quản nước Pháp như là Quan tổng tài số một (Premier Consul) của Cộng ḥa Pháp từ 11 tháng 11 năm 1799 đến 18 tháng 5 năm 1804, sau đó là Hoàng đế Pháp (Empereur des Français) và vua Ư với tên Napoléon I (Napoléon đệ nhất) từ 18 tháng 5 năm 1804 đến 6 tháng 4 năm 1814, và tiếp tục từ 20 tháng 3 đến 22 tháng 6 năm 1815.

Napoléon được biết đến không chỉ qua những đóng góp về mặt quân sự mà cả qua Bộ luật Dân sự Pháp (c̣n được gọi là "bộ luật Napoléon").

___________________TIỂU SỬ___________________
Napoléon Bonaparte sinh năm 1769 tại Ajaccio, thuộc đảo Corsica, với tên là Napoleone di Buonaparte (viết theo phương ngữ đảo Corsica là Nabolione hay Nabulione) trong một gia đ́nh quư tộc sa sút. Về sau ông lấy tên là Napoléon Bonaparte cho có vẻ Pháp hơn. Napoléon từ nhỏ đă thể hiện tính cách cứng rắn và có tinh thần dũng cảm cũng như mưu trí. Cha ông phát hiện thấy tích cách đó của Napoléon nên đă cho ông sang Pháp học tại trường quân sự ở Brienne-le-Château. Lúc đầu ông muốn học về hải quân nhưng do ư muốn của mẹ, ông quyết định học ngành pháo binh, chính đây là cái nôi đầu tiên tạo ra một vị chỉ huy lục quân tài giỏi cho nước Pháp.

Bất hạnh đến với gia đ́nh Napoléon khi ông vào học được bốn tháng th́ cha ông qua đời. Tại trường quân sự, Napoléon đă thể hiện rơ tài năng của ḿnh. Với thành tích học tập ưu tú, ông được giới thiệu vào học tại Trường Quân sự Hoàng gia Pháp tại Paris. Sau đó được cử đi thực tập tại một trung đội với chức danh thiếu úy.

-----------------Gia đ́nh---------------------
Napoléon sinh ra ở đảo Corsica. Đảo có đặc điểm địa h́nh khúc khuỷu, bảo đảm sự an toàn của đảo. Chính v́ thế mà đảo thường được chọn làm nơi diễn ra chiến tranh pḥng thủ. Khi Napoléon ra đời, đảo Corsica là thuộc địa của nước Cộng ḥa Genova sau đó đă được bán cho nước Pháp. Thống đốc của đảo là bá tước Mac-bớp đă giúp Joseph Bonaparte, anh của Napoléon, và Napoléon có được hai suất học bổng vào chủng viện của thành phố, và giúp Élisa Bonaparte, em gái của Napoléon, vào trường hoàng gia Xanh Tia - trường giành cho những tiểu thư quí tộc nghèo.

Ngôi nhà của gia đ́nh Bonaparte nằm ở quảng trường Letiaza; nhà được thiết kế theo kiến trúc Ư gồm 3 tầng, mỗi tầng trổ 6 cửa sổ. Đến nay, ngôi nhà vẫn được ǵn giữ để du khách tham quan.

------------------Mẹ------------------------

Mẹ của Napoléon là Letizia Ramolino, sinh năm 1750 ở Ajaccio, con một gia đ́nh quí tộc, có tài, có sắc. Năm 17 tuổi, Letizia kết hôn với Carlo Buonaparte. Bà là người có ảnh hưởng rất lớn tới Napoléon.

Napoléon đă nói: "Chính nhờ mẹ tôi, nhờ những nguyên lư đúng đắn của người, nhờ sự nghiêm khắc người thường thể hiện, mà tôi đă có cơ nghiệp ngày nay, và đă làm nên tất cả những ǵ tốt đẹp." Ví dụ như một lần nh́n thấy Napoléon trêu tức bà nội, Letizia đă quật cậu bé bằng chiếc roi da.

Lúc Napoléon trở thành Đệ nhất tổng đài và Lucien Bonaparte, em của Napoléon, trở thành Bộ trưởng bộ nội vụ, bà dă nói: "Đáng lẽ các con tôi không nên dính líu đến chính trị. Chỗ của Napoléon không phải là ở điện Tuy-lơ-ri, nới đó không thích hợp vói nó."

Khi Napoléon lên ngôi hoàng đế, ban tặng cho người thân nhiều của cải, bà Letizia đă phản đối kịch liệt. Bà không cho phép con bà sử dụng chúng. Bà thắt chặt chi tiêu hơn và nói: "Tôi giàu có hơn con tôi. Mỗi năm tôi có một triệu franc Pháp, nhưng tôi không chi tiêu hết. Tôi để tiết kiệm hơn nữa. Tôi chẳng bao giờ quên rằng một thời gian dài tôi đă nuôi các con tôi theo khẩu phần."

Khi Công tước Đăng-ghiên (cư trú tại Đức) bị bắt về Pháp và bị hội đồng quân sự kết tội phản quốc và âm mưu sát hại Tổng đài, rồi kết án tử h́nh. Trước khi lĩnh án, ông đă gửi một bức thư cho Napoléon, nhưng vẫn không thoát được án.

Tin tưởng rằng Đăng-ghiên vô tội, ngay sau khi nghe tin Đăng–ghiên bị tử h́nh, bà Letizia đă chuyển sang Ư sinh sống.

Khi Napoléon bị đi đày ở đảo Saint Helena (tiếng Pháp: Île Sainte-Hélène), bà đă phải một ḿnh nuôi con của Napoléon là Napoléon II.

Bà mất vào tháng 1 năm 1836, 15 năm sau khi Napoléon I mất. Khi Napoléon III lên ngôi, ông đă chuyển mộ bà vào nhà thờ Ajaccio, theo nguyện ước của bà.

---------------Cha---------------------

Cha của Napoléon là Carlo Buonaparte, làm nghề luật sư, có tài đua ngựa, bắn cung và tài hùng biện. Ông là bạn của thống đốc đảo Corsica, Mác-bóp.

Dưới lệnh của Mac-bop, đầu năm 1785, Carlo đến Versailles làm đại diện cho giới quí tộc Corsia tại triều đ́nh Pháp. Đến Versailles, ông bị phát hiện ung thư dạ dày. Ông được đưa đến tỉnh Montpellier để chữa chạy. Nhưng căn bệnh quá hiểm nghèo. Ông đă mất tại tỉnh này. Năm đó ông 39 tuổi.

-----------------Anh em-----------------

* Joseph Bonaparte (anh trai): Joseph hơn Napoléon 1 tuổi, được Napoléon phong làm vua của Napoli và vua của Tây Ban Nha
* Lucien Bonaparte (em trai): bộ trưởng Bộ nội vụ
* Élisa Bonaparte (em gái): vợ của Felice Bacciocchi, một ông hoàng của Lucca, được Napoléon phong làm Nữ Đại công tước của Toscana
* Louis Bonaparte (em trai): được Napoléon phong làm vua của Hà Lan
* Pauline Bonaparte (em gái): được Napoléon gả cho Charles Leclerc, một vị tướng của Napoléon; sau khi Leclerc chết lại gả Pauline cho Camillo Filippo Ludovico Borghese, công tước của Guastalla
* Caroline Bonaparte (em gái): vợ Thống chế Pháp Joachim Murat, sau trở thành vua xứ Napoli từ năm 1808 đến năm 1815
* Jérôme Bonaparte (em út): được Napoléon phong làm vua của Westfalen nhưng bị Napoléon buộc phải li dị người vợ đầu tiên, Elizabeth Patterson, một người Mỹ

-------------Sự nghiệp-----------------

+++++++++++Con đường vinh quang++++++++++++++

Ngày 14 tháng 7 năm 1789, Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ lật đổ chế độ quân chủ, Napoléon đă tham gia tích cực vào Câu lạc bộ Jacobin, lúc này ông mang quân hàm trung úy. Để tránh thế lực thân Anh tại đảo Corsica, Napoléon đưa gia đ́nh ḿnh về Marseille. Cách mạng Pháp đă làm chấn động cả châu Âu, các thế lực phong kiến châu Âu liên kết để tấn công nước Pháp. Quân đội cách mạng tiến đến đâu đều giành được thắng lợi nhưng c̣n quân cảng Toulon nằm ở miền Nam nước Pháp vẫn bị quân bảo hoàng và quân Anh chiếm đóng. Napoléon lúc ấy là thượng úy chỉ huy một đội pháo binh được điều đến chiến trường Toulon. Tại đây lần đầu tiên Napoléon đă chỉ huy pháo binh lập nên kỳ công đánh tan tác hạm đội Anh, lập nên chiến công trác tuyệt. Ông được ủy ban cứu quốc nước cộng ḥa đặc cách phong quân hàm chuẩn tướng (Général de brigade).

Nhưng không bao lâu cuộc đảo chính tháng nóng (hay tháng Thermidor) diễn ra, phái Jacobin bị lật đổ. Do từng là người ủng hộ phái Jacobin, ông bị điều tra trong mấy tháng và chính quyền mới không trọng dụng ông.

Năm 1795, sau một thời gian không được trọng dụng, vận may lại đến với Napoléon. Do quân bảo hoàng tiến hành bạo loạn tại Paris, t́nh h́nh trở nên hết sức nghiêm trọng, chính phủ quyết định bổ nhiệm Napoléon làm phụ tá cho Tử tước Barras, tư lệnh quân cảnh vệ Paris. Với pháo binh trong tay, Napoléon đă nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn. Kể từ đó con đường công danh của ông đă rộng mở.

Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết với nhau tập trung tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp phái 4 đạo quân tiến đánh. Napoléon được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 tiến đánh nước Ư để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đă đánh tan tác quân Áo tại Ư và tiến quân vào bản thổ nước Áo tới sát kinh đô Wien làm Áo phải kư hiệp định đ́nh chiến. Đoàn quân chiến thắng của Napoléon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.

Để triệt để đánh bại nuớc Anh, năm 1798, chính phủ Pháp quyết định đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoléon được cử làm tư lệnh quân Đông chinh, đă nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Nhưng tại châu Âu t́nh h́nh lại chuyển biến theo chiều hướng xấu cho nước Pháp, quân Pháp bị đánh bại trên chiến trường, các vùng đất tại Ư đều bị mất. Napoléon quyết định trở về Pháp.

Tại đây, được sự ủng hộ của các nhà tư sản và quân đội, ngày 11 tháng 11 (tháng sương mù Brumaire) năm 1799, Napoléon làm cuộc chính biến, trở thành chấp chính quan cao nhất của nước Pháp.

Năm 1800, Napoléon thân chinh cầm quân vượt dăy Alps đánh vào Ư, quân Áo tại Ư bị Napoléon đánh tan tác, tại trận Marengo, quân đội Áo bị đánh bại hoàn toàn.

Sau những thất bại nặng nề, liên quân Anh, Áo, Nga phải kư Ḥa ước Amiens, công nhận những vùng đất mà Napoléon chiếm được thuộc về nước Pháp. Anh c̣n phải trả lại cho Pháp những thuộc địa bị mất trong thời gian chiến tranh.

Ông đă nhanh chóng đánh bại những kẻ thù của Pháp và đầu năm 1804, ông được đề cử làm hoàng đế của nước Pháp hiệu là Napoléon đệ nhất.

+++++++++++Uy chấn châu Âu++++++++++++++++++

Năm 1806, Anh không cam chịu thất bại đă thành lập một liên minh chống Pháp mới nhưng liên quân đă bị quân đội Pháp do Napoléon chỉ huy đánh bại tại Austerlitz, thừa thắng ông chiếm kinh đô của Áo là Wien, xóa bỏ Đế quốc La Mă thần thánh, Áo phải gả công chúa Marie Louise cho Napoléon để cầu ḥa.

Kế tiếp ông đánh bại nước Phổ, chiếm Berlin, làm Nga và Phổ phải kư hiệp ước cầu ḥa, Napoléon được cử làm "bảo hộ của liên bang sông Rhein" tại Đức, đồng thời ông c̣n mang danh hiệu vua của Ư.

Napoléon đă phong người em ḿnh là Louis Bonaparte làm vua Hà Lan, người anh Joseph Bonaparte được phong làm vua của Napoli. Trong thời gian này ông ra lệnh phong tỏa kinh tế đối với nước Anh. Năm 1810, Napoléon tranh thủ lúc hoàng gia Tây Ban Nha rối loạn đưa 30 vạn quân xâm chiếm Tây Ban Nha và cử anh ḿnh là Joseph làm quốc vương Tây Ban Nha, quân Pháp c̣n đánh chiếm Bồ Đào Nha.

++++++++++++++Thất bại tại Nga++++++++++++++++

Nhận thấy Nga vẫn c̣n giao thương với Anh, năm 1812 Napoléon chỉ huy 61 vạn quân tiến đánh nước Nga. Quân Pháp mau chóng chiếm được Moskva nhưng chỉ là một ngôi thành trống vắng, quân Nga đă rút lui để bảo toàn lực lượng, và thường xuyên tập kích quân Pháp. Trong năm tháng đóng quân tại Moskva, Napoléon nhiều lần cử sứ giả đề nghị cầu ḥa với Nga hoàng Aleksander I nhưng không được chấp nhận. Cuối cùng Napoléon buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga. Trên đường rút quân, quân Pháp bị quân Nga truy kích quyết liệt nên bị thiệt hại nặng nề. Khi ra khỏi lănh thổ nuớc Nga, trong tay Napoléon chỉ c̣n hai vạn bảy ngh́n quân.

Sau khi quân Pháp thất bại, trên toàn châu Âu các nước đă liên kết với nhau để chống lại Napoléon. Không khí chống Pháp nổi lên khắp nơi, năm 1814, liên quân Anh, Nga, Áo, Phổ và quân Pháp đánh nhau dữ dội tại Leipzig. Quân Pháp bại trận. Thừa thắng liên quân đă tấn công chiếm thủ đô Paris. Napoléon phải thoái vị và bị đày ra đảo Elba (một ḥn đảo nhỏ ở Địa Trung Hải). Triều đ́nh phong kiến Bourbon trở về nước Pháp, bắt đầu chiếm lại những đất đai đă bị mất trong cuộc Cách mạng. Tuy vậy nhân dân và binh lính Pháp luôn mong mỏi Napoléon trở về.

++++++++++Vương triều 100 ngày++++++++++++
Một buổi tối tháng 3 năm 1815 Napoléon từ đảo Elba bí mật trở về Lyon. Triều đ́nh Bourbon phái nhiều quân đoàn đến đánh nhưng hết quân đoàn này đến quân đoàn khác hô to "Hoàng đế vạn tuế" rồi chạy theo Napoléon. Napoléon không tốn một viên đạn để trở lại ngôi vị hoàng đế Pháp. Tin tức Napoléon quay trở về khiến các nước châu Âu hốt hoảng, họ vội vàng liên minh với nhau kéo quân từ bốn phương tám hướng đổ về nước Pháp. Napoléon chỉ huy quân Pháp đánh bại nhiều cánh của liên quân tại Bỉ.

++++++++++++++Kết cục đáng buồn++++++++++++++++++

Cuối cùng tháng 6 năm 1815, trong trận chiến tại Waterloo, quân Pháp bại trận trước liên quân Anh, Hà Lan và Phổ, Napoléon buồn bă kéo quân trở về Paris, lần thứ hai ông bị buộc thoái vị và đày ra đảo Saint-Helena (tại Đại Tây Dương) tại đây ông đă sống cho đến năm 1821. Ngày 5 tháng 5 năm 1821 vị hoàng đế Pháp một thời uy chấn châu Âu Napoléon I qua đời.

Đến năm 1840 chính phủ Pháp đưa thi hài ông trở về Paris.

__________________Chiều cao của Napoléon___________________

Không như mọi người vẫn nghĩ, Napoléon không thấp. Sau cái chết của ông vào năm 1821, họ đă đo được chiều cao của ông là 5 feet 2 inch theo đơn vị feet của Pháp, hay 5 feet 6,5 inch theo feet Anh (Imperial), có nghĩa là bằng 1,686 mét, và như vậy, chiều cao của ông c̣n hơn chiều cao trung b́nh của người Pháp ở thế kỷ 19. Có việc hiểu lầm rằng Napoléon thấp là do có người lại dùng đơn vị đo trên theo hệ thống đo của Anh, trong khi 1 inch của Pháp bằng 2,71 cm c̣n 1 inch của Anh th́ bằng 2,54 cm. Thêm một lư do cho sự hiểu lầm này là Napoléon có biệt hiệu là là Le petit caporal, nhiều người sẽ nghĩ petit có nghĩa là "nhỏ", hoặc "lùn". Ông cũng thường xuyên bị che khuất bởi các lính bảo vệ xung quanh, những người mà thường cao từ 6 feet trở lên.

___________DANH NGÔN___________

Trong buổi lễ xác nhận vào trường quân sự Paris, giám mục hỏi: "Sao tên thánh của con ở Pháp không ai biết đến?". Napoléon trả lời: "Thưa đức cha, các vị thánh trên thiên đường nhiều hơn số ngày trong năm. Tên của các vị không thể có hết trong tấm lịch chỉ gồm 365 vị của giáo hội".




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 nvdtdnguyen
 member

 REF: 115295
 01/04/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Napoleon - kẻ bất hạnh chốn pḥng the?

Hoàng đế Napoléon người tầm vóc thấp bé, nhỏ con song có bản lĩnh phi thường. Sức khoẻ tốt, trong chiến đấu bao giờ cũng dẫn đàu đoàn quân xông pha trận mạc. Một tài năng thực sự. Ây thế mà Napoléon, vị tướng lĩnh thiên tài và đấng quân vương ngời sáng lập nên đế quốc Pháp h́nh như hơi kém về “cái khoản ấy” của đàn ông. Tạo hoá trớ trêu vậy thay.

Khổ một nỗi thời ấy chưa có người Mỹ để phát minh ra Viagra. Người Mỹ mới bắt đầu lập quốc. Thành ra làm tội bao nhiêu người đẹp được chàng hết ḷng yêu quư, các nàng cũng chung thuỷ với đấng quân vương đầy quyền uy, song mỗi lần từ giă cảnh huy hoàng nơi triều chính để lui về chốn pḥng the th́ các bên hữu quan đều cảm thấy ḿnh là người bất hạnh. Đối với vị anh hùng chọc trời khuấy nước, chuyện vặt này trở thành bi kịch lớn ám ảnh suốt cuộc đời ông, không tài nào xử lư nổi.

Những điều trên đây chẳng qua nói theo miệng thế gian mà thôi. Từ khi Napoléon mất và an táng ở ḥn đảo lưu đầy năm 1821, thế giới không ngừng tranh luận mọi chuyện về ông. Tính ra, từ bấy đến nay đă 181 năm, mới có hơn sáu vạn sáu ngh́n ngày, thế mà đă có gần tám vạn cuốn sách khác nhau viết về Napoléon. Tính đổ đồng, một tháng in ra ba mươi bảy đầu sách, bằng hoạt động của một nhà xuất bản tầm cỡ ở nước ta. Vậy th́ c̣n có vấn đề ǵ chẳng được xăm soi, bàn luận? Napoléon là người yêu nước hay là chỉ là một tay phiêu lưu? Là người tiếm quyền hay người xây dựng chế độ pháp trị? Là người gieo rắc ánh sáng hay là tên phản động muốn quay ngược bán xe lịch sử? Ông ta đă nâng cao hay hạ thấp nước Pháp?Tranh luận từ quốc gia đại sự cho đến chuyện riêng tư của con người, đến cái chết của ông, chết b́nh thường (ông mất ở tuổi 53) hay bị đầu độc? Người ta khai quật xác ông lên , lấy mấy sợi tóc của người quá cố mang về chẻ làm tư để đo độ thuỷ ngân tích trong đó. Nhưngcho đế đầu thế kỷ XXI kinh tế trí thức này, các nhà trí thức lừng danh, Âu, Mỹ vẫn chưa sao nhất trí được với nhau. Xem ra rồi c̣n căi lộn dài dài.

* * *
Dù yêu hay ghét điều mà người ta ai cũng công nhận và thán phục là sức làm việc- kể cả sức đọc và sức viết của Napoléon.

Napoléon rất mê sách, quư sách và ngốn sách ghê gớm. Nói theo ngôn từ ngày nay, ông có “văn hoá đọc” siêu đẳng. Trong cung điện, ông là người bổ sung thường xuyên cho thư viện riêng. Ông say mê lịch sử, khoa học, bi kịch cổ điển, văn học thời La Mă và triết học thế kỷ ánh sáng. Ông đọc đi đọc lại các tác phẩm của nhà văn và cũng là nhà tư tưởng dân chủ J.J.Rousseau. Ông t́m kiếm t́nh bạn của những người cầm bút. Lúc cầm đầu đội quân xâm lược Ai Cập, ông đưa theo dưới trướng ḿnh những nhà khoa học tiếng tăm nhất nước Pháp để nghiên cứu tại chỗ nền văn minh xác ướp.



Ngày làm việc của Napoléon như sau: Sáng dậy lúc sáu giờ , bất kể mùa đông hay mùa hè. Ông đọc thư từ , báo chí ngay tại pḥng ngủ. Rồi tự rửa mặt cạo râu ( chẳng là hoàng dế sợ bị ám sát nếu để người hầu giúp việc làm vệ sinh mặt mũi cho ḿnh). Sau đấy sang pḥng làm việc, mà cách bày biện tiện nghi lúc nào và ở đâu cũng theo một khuôn phép, cho dù nơi thâm cung hay trong chiếc lều vải dựng tạm ở sát mặt trận. ông dùng bữa trưa trong 7 phút. Thời gian ăn tối hết 12 phút (Thuở ấy giới quư tộc bên tây bữa tối kéo dài khoảng 1h30’, hôm nào có khách có thể kéo dài 3 giờ đồng hồ).

Thời gian c̣n lại trong ngày, ông chắp tay sau lưng đi tới đi lui trong pḥng làm việc (y như con sư tủ bị nhốt trong lồng sắt- chữ viết của nhà viết sử nổi tiếng) để đọc cho người ghi tốc kư. Thư từ mệnh lệnh sắc lệnh luật.. ..dĩ nhiên, đâu phải điều ǵ ông cũng biết. Trường đào tạo quân nhân làm ǵ có đủ thời gian để dạy học viên mọi khoa kiến thức. V́ thế ông nghiên cứu rất kỹ hồ sơ các triều thần hoặc các nhà khoa học tŕnh lên ông. Người ta đồn rằng ông quyết định mọi vấn đề nhanh như chớp. Không phải. Ông chậm chạp khi ra quyết định bởi cứ lật đi lật lại vấn đề, quyết định rồi “mà trong ḷng vẫn đầy sợ hăi lo âu”- theo đúng lời ông tâm sự. Trước khi hạ bút kư ông thường hỏi người thân tín “ Thế này đă được chưa?, như thế này có tốt không?”.Khi ai đó chỉ ra cái sai lầm, ông sửa sai ngay tức khắc. Nhưng một khi hoàng đế đă quyết định, mệnh lệnh đă ban hành rồi th́ liệu hồn, ngài không dung tha một phút chậm trễ của bất kỳ ai trong việc thừa hành.

Napoléon viết nhiều, mà nghe nói cũng không phải là cây bút kém. Ông cho in một số sách, trong đó có các cuốn như Lịch sử đảo Corse ( quê hương ông), Đối thoại về t́nh yêu (mà ông từng day dứt)… Riêng phần thư tín của ông - chủ yếu là những bức thư gửi hai người đẹp Josephine de Beauhamais (thành hôn năm 1796, bà này không có con với ông) và công chúa nước Áo Marie Loúie cưới năm 1807 được xuất bản khi ông qua đời do lệnh của Hoàng đế Napoléon III cháu gọi ông bằng bác, thành 32 tập, xếp đầy một tủ lớn. Không phải như chúng ta, t́nh thư một bức mà 32 bức, mà văn của ông không tồi. Nhiều tên tuổi có uy tín trong lịch sử văn học Pháp như nhà viết tiểu thuyết Stendahal, tác giả Đỏ và Đen; nhà phê b́nh văn học Sainte Beuve vốn là người nghiêm túc; nhà báo, nhà văn và chính khách Thiers từng ngồi ghế thủ tướng Pháp…đều đánh giá cao văn chương của hoàng đế. Các nhà ấy có thiên vị chăng?



Công lao chủ yếu của Napoléon đối với nước Pháp là đặt nền móng cho một nhà nước hiện đại. Thời gian cầm quyền với tư cách một nhà chuyên chế của ông trước sau chỉ mười lăm năm. Trong khoảng thời gian ấy, xen kẽ những cuộc chiến tranh đẫm máu, ông cho xây dựng cầu mở mang đường sá, lập thành phố và hải cảng mới….Ông giỏi sử dụng chất xám của các nhà khoa học. Người ta bảo ông đích thân chọn lựa và chuẩn y cách thức đánh số nhà các đường phố Paris. Cách đánh số nhà ấy rồi sẽ thành luật và được thực hiện ở mọi đô thị thuộc quyền nước Pháp cai quản (kể cả Hà Nội và Sài G̣n bị xâm lược sau này) cho đến nay nó vẫn có hiệu lực. Đơn giản là các phố chạy dọc theo sông Seine th́ đánh số từ nhỏ đến lớn theo hướng xuôi theo ḍng chảy. Những đường phố thẳng góc với ḍng sông,th́ số nhỏ bắt đầu từ phía bờ sông trở đi. Chính v́ theo cách đó cho nên các các phổ Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…. ở Hà Nội ta ngày nay, các số nhỏ đều khởi đầu từ phía sông Hồng.



Napoléon là người chỉ đạo xây dựng Bộ dân luật dân sự hiện đại của Pháp mang tên ông. Bộ luật này được nhiều nước khác lấy làm mẫu. Cho đến nay vẫn có một số nước, như Ai Cập và các quốc gia vốn là thuộc địa Pháp ở Châu Phi, cơ bản đang áp dụng bộ luật ấy. Ông là người lập nên nhiều thể chế quan trọng đến nay vẫn tiếp tục vận hành bất chấp bao biến cố long trời lở đất. Có thể kể Toà Thẩm kế, chuyên lo công việc kiểm toán độc lập nền tài chính quốc gia; Viện Tham chính, nhiệm vụ tư vấn cho ngành hành pháp trung ương và cũng đóng vai tṛ toà án hành chính tối cao. Ông đặt ra Huân chương Bắc đẩu bội tinh dành tặng thưởng những người có công đầu. Ông cho xây dựng Nhà hát kịch Comédie Franaise sản sinh bao nhân tài, rồi Khải hoàn môn-công tŕnh này sẽ cùng với Tháp Eiffel trở thành biểu trưng của nước Pháp…..Dĩ nhiên, Napoléon là người quan tâm khôi phục chế độ quư tộc, phong vương hầu cho nhiều người thân tín, đàn áp không nương tay các dân tộc thuộc địa, thậm chí cho phép tái lập chế độ nô lệ ở một vài nơi…Về mặt này, ông đúng là một tay phản động, mưu toan quay ngược bánh xe lịch sử, không hơn không kém.

Ngày nay các đoàn đại biểu nước ngoài nghiên cứu tổ chức chính quyền Cộng hoà Pháp, không khỏi ngạc nhiên khi đến nhiều cơ quan, được nghe giới thiệu mở đầu bằng câu: “Thiết chế của chúng tôi được sáng lập bởi Napoléon năm…”. Vào lâu đài Luxembuorg, trụ sở Thượng viện, toà nhà đẹp nhất Paris, đứng ở chân cầu thang cao vời vợi và rộng, suốt chiều ngang của gian pḥng trải toàn thảm đỏ, người hướng dẫn bắt đầu nói: “Ngôi nhà này vốn là nơi ở của của Hoàng hậu Marie de Medicis, Napoléon đă cho mở rộng và xây dựng thêm….” Trong lâu đài , nay c̣n giữ chiếc ngai của hoàng đế phủ nhung đỏ trang trí hoa văn vàng, mặt trước lưng tựa thêu một chữ N to tướng.

Napoléon là một con người nam chính bắc chiến. Rốt cuộc ông bị người Anh đày ra đảo Sainte Hélène. Hoàng đế Napoléon II, con trai ông lên ngôi rồi lại phải lui về nương nhờ quên ngoại, tận bên nước Áo. Napoléon III cháu ông làm vua, thua trận Sédan bị Đức bắt làm tù binh, bị phế truất rồi lại kết thúc cuộc đời trong cảnh lưu đày bên xứ sương mù…


====================================================
(Lược trích “Cười cợt và trang nghiêm về Napoléon” của Phan Quang- Báo An ninh Thế giới)



 

 nvdtdnguyen
 member

 REF: 115297
 01/04/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bí mật ghê gớm nhất của đảo Saint Hélène

Sau trận đại bại ở Waterllo vào ngày 18/6/1815, Nepoléon buộc phải thoái vị lần thứ hai và bị đày ra đảo Saint Hélène giữa Đại Tây Dương do lính Nga, Anh và Phổ canh giữ. Ông mất tại đó ngày 5/5/1821. Nhưng trên thực tế, bị giam cầm và chết ở đây không phải là Napoléon mà là một người giống hệt Hoàng đế.

Sau khi đăng quang Hoàng đế ít lâu, theo lệnh của Napoléon, các nhân viên mật vụ của ông ta đă toả đi khắp châu Âu để t́m kiếm những người giống Hoàng đế. Theo một số nguồn tin, có bốn người giống hệt Napoléon luôn luôn túc trực trong đại bản doanh của ông và không được xuất đầu lộ diện. Ba người trong số đó đă phải trả giá đắt cho sự giống nhau đó - một người bị ăn đạn, một người bị đầu độc ngay trước hậu Waterllo, người thứ ba bị ngựa quật ngă và trở thành tàn phế. Chỉ c̣n mỗi người thứ tư tên là FranVois Eugene Robeaud, sau khi Napoléon bị bại trận và bị phế truất, đă trở về nơi chôn rau cắt rốn của ḿnh là ngôi làng Balencuốc ở Pháp, trên bờ sông Meuse. Tại đó, bị mọi người quên lăng, ông ta sống trong căn nhà của ḿnh cùng với người chị gái chưa lập gia đ́nh. Thế nhưng người cựu chiến binh của Hoàng đế vẫn không bị lăng quên.

Mùa hè năm 1818, một cỗ xe ngựa sang trọng mà những người dân tỉnh lẻ hiếm khi thấy, đă xuất hiện trên đường làng Balencuốc và đậu trước ngôi nhà xuềnh xoàng của Robeaud. Ai ngồi trong cỗ xe được che rèm kín mít và có quan hệ như thế nào với người cựu binh - lời giải đáp cho câu hỏi này cho tới nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Những người làng ṭ ṃ đă được chính Robeaud giải thích rằng đó là một vị đốc-tờ nào đó muốn mua mấy chú thỏ của ông cho một người bạn. Ai mà biết được rằng có đúng như vậy không. Có điều sau đó ít lâu, vào tháng 8 năm đó, Robeaud và người chị gái của ông ta bỗng nhiên vĩnh viễn biến mất khỏi ngôi làng vào một đêm khuya khoắt, không một lời chào tạm biệt bà con hàng xóm.

C̣n Sở cảnh sát th́ không hiểu sao lại quan tâm đến vụ việc này. Phải chăng do chỗ anh chàng cựu binh Robeaud đă từng phụng sự dưới triều Hoàng đế Napoléon hay v́ một lư do nào khác.

Hơn một năm sau, người ta đă t́m thấy bà chị của Robeaud ở Nanta. Bà sống ở đó khá phong lưu. Tất cả các khoản chi phí đều được vị bác sĩ hảo tâm từng đến mua thỏ, thanh toán ṣng phẳng qua bưu điện hoặc có người đem tiền đến tận nhà. Sở cảnh sát không mấy chú ư tới người chị gái mà chủ yếu quan tâm đến số phận của Robeaud. Song hiện anh ta đang ở đâu - điều này bà chị cũng không rơ. Bà chỉ biết láng máng rằng cậu em được tuyển mộ làm thuỷ thủ, thường đi biển rất lâu và rất xa. Và tung tích của Robeaud bị xoá nḥa từ đấy.

Cũng vào khoảng thời gian đó, những người canh giữ Hoàng đế Napoléon trên đảo Saint Hélène thấy rằng người tù của họ đă thay đổi một cách khác thường. Qua cách nói năng cư xử, ông ta càng ngày càng ít giống với vị chúa tể từng chinh phục cả thế giới. Và nét chữ của ông ta cũng chẳng giống mấy với những ǵ mà Napoléon đă viết ra.

C̣n có thêm một chứng cớ lạ lùng nữa được ghi nhận vào cuối năm 1818, khi Robeaud biến mất khỏi ngôi làng.

Viên tướng Bertran, một trong những chiến hữu của Hoàng đế trong những năm vinh quang nhất của ông đă theo Napoléon ra đảo Saint Hélène và ở đó cho đến ngày cuối cùng của Hoàng đế. Người ta c̣n lưu giữ được một bức thư của phu nhân tướng quân gửi cho một người nào đó. Trong bức thư có một câu đầy bí ẩn: "Thắng lợi, thắng lợi rồi! Napoléon đă rời khỏi đảo".

Vào những ngày cuối cùng của năm 1818, khi vợ viên tướng Bertran trong lúc xốc nổi, đă để lộ ra rằng Napoléon đă rời khỏi nơi giam giữ, th́ một con tàu đă cập bến Verona ở Italy. Một hành khách duy nhất đă bước lên bờ - đó là signor (tiếng Italy là ngài) Revard như người ta gọi ông. Đến Verona, Revard làm nghề buôn bán, tiền của đă cho phép ông ta hành nghề. Chẳng bao lâu người thương gia mới đến có một bạn hàng người bản xứ tên là Petrussi, chuyên buôn bán kim cương.

Người dân thành Verona là những người vui tính. Bởi vậy, khi nhận thấy anh chàng công dân "lính mới ṭ te" của họ, như hai giọt nước, rất giống những bức chân dung của Napoléon, th́ ngay từ những ngày đầu tiên họ đă đặt tên ông là "Hoàng đế". Một số người thậm chí đă xưng hô với ông như vậy. Để đáp lại, signor Revard chỉ nhếch mép cười một cách miễn cưỡng.

C̣n nói đến chuyện buôn bán làm ăn th́, theo lời Petrussi, Revard chả có chút kinh nghiệm nào cả. Ông ta không mảy may quan tâm đến việc lỗ lăi. Thật là một điều kỳ lạ đối với nhà kinh doanh.

Mấy năm đă trôi qua. Bất th́nh ĺnh vào giữa trưa ngày 23 tháng 8 năm 1823, một cỗ xe ngựa dừng lại cạnh văn pḥng thương mại, nơi hai người bạn hàng đang ở đó. Người tùy phái xin được gặp signor Revard, và sau khi tin chắc rằng đây đích thị là ông ta, đă trao cho người ḿnh cần gặp một bức thư có dấu đóng trên xi. Những điều mà "Hoàng đế" đọc được trong bức thư, rơ ràng làm ông ta lo lắng. Bằng một giọng xúc động ông ta thông báo với Petrussi rằng do có t́nh h́nh gấp nên ông ta buộc phải rời khỏi đây.

Sau hai tiếng đồng hồ, ông ta xuất hiện trong văn pḥng một lần nữa. Signor Revard bây giờ ăn bận y phục theo kiểu đi đường. Cỗ xe ngựa với người tuỳ phái vẫn chờ ông ở cạnh cửa. Lúc chia tay ông ta đưa cho người bạn hàng một chiếc phong b́ và dặn rằng nếu sau ba tháng nữa ông ta không trở lại th́ nhờ signor Petrussi đích thân mang bức thư đến Paris và trao cho người có tên đề trên phong b́.

Khi tiếng bánh xe kêu lọc cọc trên con đường lát đá đă lắng xuống, Petrussi đưa mắt liếc nh́n chiếc phong b́. Trên đó, người bạn hàng của ông tự tay ḿnh đă ghi ḍng chữ: "Kính gửi đức vua nước Pháp".

Ba tháng trời đă trôi qua, signor Revard không quay trở lại thành Verona. Theo lời hứa, Petrussi bèn đến Paris và giao chiếc phong b́ tại đó. Về chuyện này ông ta không cho ai biết. Mọi người chỉ hay rằng v́ sự vất vả này ông ta được trọng thưởng rất hậu hĩnh đến mức không thể giải thích nổi. Nhân danh Đức vua, người ta đă trao cho ông 100.000 đồng curon. Về quy mô của số tiền đó, có thể thấy được một cách gián tiếp như sau: vào thời điểm bấy giờ, nhạc sĩ nổi tiếng Sebastien Bach được trả thù lao 1 curon cho một buổi tŕnh diễn của ông.

Đó là khoản tiền trả công cho sự giúp đỡ hay đồng thời cũng cho sự im lặng? Có lẽ cho cả hai. Bởi v́ Petrussi đă im lặng suốt 30 năm. Có lẽ đó chính là thời hạn được quy ước ở Paris.

Cuối năm 1853, signor Petrussi đă đột ngột đến gặp các nhà chức trách ở Verona và nói rằng ông ta muốn thông báo một tin rất quan trọng và sẵn sàng thề chỉ nói toàn sự thật. Sau đó ông ta đă nói ra những điều mà chúng ta đă biết ở phần trên. Mỗi một lời nói của Petrussi đều được ghi lại và ông cùng các nhân chứng khác đă kư tên xác nhận ở dưới cùng theo đúng thủ tục hiện hành. Câu nói cuối cùng của Petrussi là lời khẳng định chắc chắn rằng người bạn hàng của ông ta không phải là ai khác mà chính là Napoléon Bonapart. Tập hồ sơ này cho đến nay vẫn c̣n được lưu giữ trong kho lưu trữ ở Verona.

Chuyện ǵ đă xảy ra với signor Revard sau khi ông ta rời thành Verona, không ai có thể nói được một cách chính xác. Việc ông ta không quay trở lại Verona đă được một số người viết tiểu sử của Napoléon gắn với một sự cố xảy ra trong toà lâu đài Schonbrunn ở Aáo vào đêm 4 tháng 9 năm 1823, tức là sau khi signor Revard rời khỏi thành Verona được 20 ngày.

Theo quyết định của những người đă chiến thắng Napoléon, cậu con trai nhỏ tuổi của cựu Hoàng đế nước Pháp đă hơn một năm được giam giữ trong toà lâu đài này. Đêm hôm đó bầu không khí báo động bao trùm khắp toà lâu đài Schonbrunn. Đức vua La Mă (đó là tước chính thức được phong cho cậu con trai của Napoléon) bị lên cơn sốt phát ban rất nguy kịch. Căn bệnh hiểm nghèo này thường kết thúc bằng sự tử vong. Trừ chú bé đang lâm bệnh, tất cả mọi người đều nghe thấy một tiếng súng vang lên trong khu lâu đài giữa đêm khuya tịch mịch.

Chính phát súng đó đă lấy đi sinh mạng người cha của chú bé.

Theo lời người lính canh, khi mọi người trong toà lâu đài đă đi ngủ, anh ta nghe thấy có tiếng sột soạt và nh́n thấy một người từ trên tường tụt xuống. Anh bắn một phát theo đúng điều lệ. Song đáng tiếc là người lính gác không chỉ là một binh sĩ cần mẫn mà c̣n là một tay thiện xạ.

Không một ai trong số những người sống trong toà lâu đài hoặc các cư dân trong vùng biết tung tích kẻ bị bắn chết. Cũng như không một ai có thể nói rằng tại sao kẻ lạ mặt lại định thâm nhập vào toà lâu đài giữa đêm hôm khuya khoắt. Sở cảnh sát coi như vụ này đă khép lại và định đưa kẻ xấu số đi chôn. Nhưng theo lời đề nghị khẩn thiết của vợ Napoléon là công chúa nước Aáo Marie Louise, thi hài người quá cố được mai táng dưới một nấm mồ vô danh trên lănh thổ của toà lâu đài.

Theo một giả thuyết khác, người quá cố được mai táng trong hầm mộ gia đ́nh của Marie Louise, nhưng cũng vô danh.

FranVois Eugene Robeaud, người đóng giả Napoléon có phần may mắn hơn. Cái chết của ông ta không phải là vô danh. Trong cuốn sổ của nhà thờ ở làng quê ông ta c̣n lưu giữ những ḍng sau đây: "FranVois Eugene Robeaud, sinh tại làng đó năm 1711. Mất trên đảo Saint Hélène". Ngày mất bị xoá mờ. Lư do duy nhất về việc có ai đó thấy cần phải làm điều đó, có lẽ là sự trùng khớp giữa ngày mất của ông ta và ngày mất của Napoléon 5 tháng 5 năm 1821.

Nếu như điều phỏng đoán này phù hợp với sự thật th́ người nằm dưới tấm bia mộ Hoàng đế của nước Pháp Napoléon Bonapart trong khu mai táng các vĩ nhân "Invalid" giữa thủ đô Paris tráng lệ không phải là Hoàng đế mà cũng chẳng phải là Napoléon.

Nhưng do tự nguyện gánh lấy số phận của vị Hoàng đế, ông ta xứng đáng được yên giấc ngàn thu ở chỗ đó.

=====================
Theo www.mofa.gov.vn


 

 mtbha
 guest

 REF: 116111
 01/07/2007

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
độc chuyện của bạn th́ cho bạn coi h́nh Napolion_Bonaparte luôn


The Emancipation of European Jewry



Napoleons Tomb=(Mộ của Napolion )
Died 5 May 1821, Buried 15 Sept 1821
Most of Paris Turned Out




 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network