Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> T̀M HIỂU VĂN HOÁ TRUNG QUỐC

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 nvdtdnguyen
 member

 ID 18663
 01/07/2007



T̀M HIỂU VĂN HOÁ TRUNG QUỐC
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc hiệu và thủ đô

Quốc kỳ nước CHND Trung Hoa là cờ đỏ năm sao, h́nh chữ nhật, nền đỏ, góc trái có 5 ngôi sao vàng 5 cánh, nền cờ màu đỏ tượng trưng cách mạng, ngôi sao vàng lớn tượng trưng Đảng Cộng sản Trung Quốc, 4 sao vàng nhỏ tượng trưng nhân dân Trung Quốc, bố cục chung tượng trưng nhân dân Trung Quốc đoàn kết dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản.

Quốc huy:

Ở giữa là Thiên An Môn dưới sự chiếu rọi của 5 sao vàng, xung quanh có bông lúa mạch và bánh xe. Hai màu nền vàng, đỏ tượng trưng may mắn, cát tường trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, Thiên An Môn tượng trưng tinh thần dân tộc bất khuất phản đế quốc, phản phong kiến. Bông lúa mạch và bánh xe tượng trưng cho giai cấp nông dân và công nhân. Năm ngôi sao tượng trưng nhân dân Trung Quốc đoàn kết dưới sự lănh đạo của Đảng.

Quốc ca:

Do nhà thơ, nhà viết kịch lớn Điền Hán viết lời, nhạc sỹ Nhiếp Nhĩ viết nhạc, ra đời vào năm 1935. Nguyên có tên “ Nghĩa dũng quân tiến hành khúc”. Được Hội nghị Chính trị hiệp thương chọn làm Quốc ca nước CHND Trung Hoa vào ngày 27 tháng 9 năm 1949.

Quốc khánh: Ngày 1 tháng 10 năm 1949 là ngày Quốc khánh của nước CHND Trung Hoa.

Dân số: Dân số của Trung Quốc tính đến 07/2005 là: 1,304 tỷ người.

Diện tích:Toàn bộ lănh thổ Trung Quốc có tổng diện tích: 9,6 triệu km2.

Ngôn ngữ:Ngôn ngữ hành chính của Trung Quốc là tiếng phổ thông.

Thủ đô
Thủ đô Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa: Thủ đô Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Bắc Kinh. Ngày 29-9-1949, Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc tuyên bố đã thi hành trách nhiệm và quyền hạn của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, nhất trí thông qua “Cương lĩnh chung Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc”. Ngày 1-10, ṭai thành lầu Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thế giới rằng: Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập. Thủ đô Bắc Kinh đã cùng với Nước Công hoà sang một trang mới trong lịch sử của Dân tộc Trung Hoa.

Ư nghĩa của tên gọi "Trung Quốc"



"Trung Quốc" viết theo kiểu giản thể ngày nay là 中国, c̣n kiểu phồn thể truyền thống là 中國. Nếu chiết tự th́ 中 là một trục cắt giữa một h́nh chữ nhật, biểu thị "ở giữa"; 國 thuộc bộ "vi" (囗) để chỉ một lănh thổ có bao bọc.

Chữ nhất 一 là một bức tường, và chữ qua 戈 là một lưỡi "qua"; nôm na là "vùng đất ở giữa"; nghĩa bóng là "quốc gia ở giữa gầm trời", ư nói Trung Quốc là trung tâm thế giới và các nước chung quanh kém văn minh phải chịu ràng buộc xưng thần. Từ này ban đầu có nghĩa hẹp hơn nhưng ngày nay mang nghĩa rộng hơn để chỉ toàn bộ lănh thổ Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong suốt lịch sử Trung Quốc, tên gọi này không được dùng một cách thống nhất, nó mang một số ư nghĩa văn hóa và chính trị tích cực lẫn tiêu cực, thậm chí c̣n có tính sô vanh, và các quốc gia thuộc lịch sử Trung Quốc th́ ban đầu không được gọi là "Trung Quốc". Vào thời Xuân Thu, nó chỉ được dùng để chỉ các quốc gia kế thừa từ nhà Tây Chu, ở lưu vực sông Hoàng Hà, để phân biệt với các nước như Chu và Tần. Do vậy, "Trung Quốc" là định nghĩa thể hiện trung tâm thế giới và sự khác biệt về văn hóa và chính trị với các nước xung quanh; một khái niệm tiếp tục tồn tại đến thời nhà Thanh, mặc dù liên tục được định nghĩa lại khi thế lực chính trị trung ương bành trướng lănh thổ ra xung quanh, và khi văn hóa của nó đồng hóa các ảnh hưởng ngoại lai.

"Trung Quốc" cũng nhanh chóng chiếm các vùng đất phía nam vượt qua các con sông lớn bao gồm Dương Tử Giang và Châu Giang (珠江), thành một thực thể văn hóa và chính trị (có lẽ không hợp lư khi gọi nó là một "nước" hay "quốc gia" theo nghĩa hiện đại); và đến thời nhà Đường nó c̣n thâu tóm cả các chế độ "dă man" như Tiên Ti và Hung Nô. Ngày nay CHNDTH quản lư Nội Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng, c̣n THDQ hiện nay quản lư Đài Loan, các khu vực này cũng được coi là một bộ phận không thể tách khỏi của "Trung Quốc", mặc dù việc chấp nhận hay phản đối vẫn c̣n là vấn đề chính trị gây tranh căi, đặc biệt khi Trung Quốc đồng nghĩa với CHNDTH.

Vương Nhĩ Mẫn (王爾敏), nhà sử học của Viện Hán Học đă t́m ra năm nghĩa của chữ 中國 trong các văn tự cổ từ thời nhà Hán trở về trước, theo đó "Trung Quốc" có ba nghĩa rơ rệt nhất là:

1. Khu vực bao quanh thành phố chính, hay kinh thành. Kinh Thi định nghĩa rất minh bạch khái niệm này.

2. Vùng đất dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà cầm quyền trung ương. Sử Kư có ghi: "Có tám ngọn núi nổi tiếng trong đế chế. Ba ngọn thuộc về các rợ Man và Di. Năm ngọn nằm ở "Trung Quốc"."

3. Khu vực ngày nay gọi là B́nh nguyên Hoa Bắc. Tam Quốc Chí có ghi lại câu sau: "Nếu chúng ta có thể dẫn được quân Ngô và Việt (粵 và/hoặc 越) (thuộc khu vực phía nam Giang Tô và bắc Triết Giang) để đối đầu với "Trung Quốc", th́ chúng ta nên sớm cắt đứt quan hệ với họ." Theo nghĩa này th́ nó đồng nghĩa với vùng đất của người Hoa (華) hay Hạ (夏) (hay Hoa Hạ).

Hai nghĩa c̣n lại là: nước nằm ở giữa; các nước vai ngang nhau, để chỉ các nước thời Chiến Quốc.

Vào thời các nước phân tranh sau khi nhà Hán sụp đổ, tên gọi "Trung Quốc" thay đổi ư nghĩa khi các sắc dân du mục ở biên giới phía bắc trỗi dậy và chiếm được lưu vực sông Hoàng Hà, cái nôi của văn minh Trung Quốc. Chẳng hạn như người Tiên Ti gọi chế độ Bắc Ngụy của họ là "Trung Quốc", để phân biệt với Nam Triều, mà họ gọi là "Di" (夷), nghĩa là "mọi rợ". Nam Triều, về phía họ, sau khi tách khỏi phía bắc th́ gọi Bắc Ngụy là "Lỗ" (虏), nghĩa là "tội phạm" hay "tù binh". Theo nghĩa này "Trung Quốc" được dùng để thể hiện tính hợp pháp chính trị. Nó được các triều đại tranh giành nhau là Liêu, Tấn và Tống dùng theo nghĩa này từ thế kỷ thứ 10 trở đi. Tên gọi "Trung Quốc" từ đó cũng được dùng để chỉ một thực thể địa lư, văn hóa và chính trị mà không nói đến nguồn gốc sắc tộc nữa.

Trung Hoa Dân Quốc thời Tôn Trung Sơn (THDQ) và Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), khi quản lư đại lục Trung Hoa, đều sử dụng tên gọi "Trung Quốc" như là một thực thể tồn tại trên lư thuyết để chỉ tất cả các vùng đất và con người nằm trong (kể cả bên ngoài) tầm kiểm soát chính trị của của nó. Trung Hoa Dân quốc thời Tưởng Giới Thạch sau năm 1949 thường dùng từ "Trung Quốc" là để chỉ THDQ thời Tôn Trung Sơn bao gồm cả Đại lục và quần đảo Đài Loan, Hải Nam và gọi "Đài Loan" là để nói riêng về đảo quốc này). Ngày nay CHNDTH chính thức công nhận có 56 dân tộc và gọi chung là "Trung Quốc nhân" (中國人), tức "người Trung Quốc". Và lịch sử của các dân tộc này hợp chung lại gọi là lịch sử "Trung Quốc".

(to be cont)



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 nvdtdnguyen
 member

 REF: 116178
 01/07/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
(cont)
Tên gọi "Trung Quốc" trong các ngôn ngữ Tây phương

Tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác dùng tên China (và tiền tố Sino-), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên nhà Tần (Qin) là triều đại lần đầu tiên đă thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn c̣n nhiều chi tiết cần làm rơ thậm chí nguồn gốc của nó c̣n nhiều tranh căi . Mặc dù thực tế nhà Tần chỉ tồn tại rất ngắn và thường bị coi là cực kỳ tàn bạo, nhưng nó đă xác lập một kiểu chữ viết thống nhất tại Trung Quốc và gọi người nắm quyền tối cao của Trung Quốc là "Hoàng đế". Kể từ thời nhà Tần trở đi, những thương nhân trên Con đường tơ lụa đă sử dụng tên gọi "China". Ngoài ra c̣n nhiều thuyết khác về nguồn gốc từ này.

Trong bất kể trường hợp nào, từ China đă đi vào nhiều ngôn ngữ dọc theo Con đường tơ lụa trước khi nó truyền tới châu Âu và nước Anh. Từ China của phương Tây đă được người Nhật chuyển tự thành Chi Na (支那) và dùng từ thế kỷ 19, và trở thành một từ có tính chất tiêu cực trong tiếng Nhật.

Tên gọi China theo nghĩa hẹp chỉ Trung Quốc bản bộ, hoặc Trung Quốc bản bộ cùng Măn Châu, Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương, một kết hợp đồng nghĩa với thực thể chính trị Trung Quốc vào thế kỷ 20 và 21; biên giới giữa các khu vực này không nhất thiết phải đúng theo đường biên các tỉnh Trung Quốc. Trong nhiều văn cảnh khác nhau, "Trung Quốc" thường được dùng để chỉ Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa hay Đại lục Trung Quốc, trong khi "Đài Loan" được dùng cho Trung Hoa Dân Quốc. B́nh thường, trong văn cảnh kinh tế hay kinh doanh, "Đại Trung Hoa địa khu" (大中華地區) dùng để chỉ Đại lục Trung Quốc, Hồng Kông, Áo Môn và Đài Loan.

Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của "Trung Quốc", hoặc để chỉ sắc dân "Hán", là sắc dân chiếm đại đa số tại Đại lục Trung Quốc.

Trong một số trường hợp th́ tên gọi "Trung Quốc đại lục" (中國大陸) rất thích hợp để chỉ Trung Quốc, đặc biệt khi để phân biệt với các khu vực có thể chế chính trị khác biệt như Hồng Kông, Ma Cao, và các lănh thổ do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) quản lư.
(to be cont)


 

 nvdtdnguyen
 member

 REF: 116180
 01/07/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Vài nét về lịch sử Trung Quốc

Hợp lâu sẽ chia, chia lâu sẽ hợp. (合久必分,分久必合 hợp cửu tất phân, phân cửu tất hợp), trích Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất . Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya, và Ai Cập Cổ đại (mặc dù có thể nó học từ người Sumer), tự tạo ra chữ viết riêng.

Triều đại đầu tiên theo các tư liệu lịch sử Trung Quốc là nhà Hạ; tuy nhiên chưa có bằng chứng khảo cổ học kiểm chứng được sự tồn tại của triều đại này (khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế và cải cách chính trị đồng thời có đủ nhân lực và trí lực để theo đuổi mạnh mẽ hơn nhằm minh chứng về một lịch sử cổ đại, có một số di chỉ Đá Mới được đưa ra cũng như một vài bằng chứng được gom lại theo thời gian, thể hiện rơ bản sắc, sự thuần nhất và niềm tự hào dân tộc, hay nói cách khác là thể hiện chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đại Hán tộc). Triều đại đầu tiên chắc chắn tồn tại là nhà Thương, định cư dọc theo lưu vực sông Hoàng Hà, vào khoảng thế kỷ 18 đến thế kỷ 12 TCN. Nhà Thương bị nhà Chu chiếm (thế kỷ 12 đến thế kỷ 5 TCN), đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do mất quyền cai quản các lănh thổ nhỏ hơn cho các lănh chúa; cuối cùng, vào thời Xuân Thu, nhiều quốc gia độc lập đă trỗi dậy và liên tiếp giao chiến, và chỉ coi nước Chu là trung tâm quyền lực trên danh nghĩa. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng đă thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra nhà Tần, quốc gia Trung Quốc thống nhất về thể chế chính trị, chữ viết và có một ngôn ngữ chính thống đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo và đă tiến hành "đốt sách chôn nho" trên cả nước (đốt hết sách vở và giết những người theo nho giáo) nhằm ngăn chặn những ư đồ tranh giành quyền lực của hoàng đế từ trứng nước, để giữ độc quyền tư tưởng , và để thống nhất chữ viết cho dễ quản lư. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN th́ đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lănh tụ địa phương nổi lên, tự xưng Thiên tử và tuyên bố Thiên mệnh đă thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái thống nhất dưới thời nhà Tùy. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, Trung Quốc đă đi vào thời hoàng kim của nó. Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ 7 và 14, Trung Quốc là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ thuật, văn chương, và nghệ thuật. Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Hốt Tất Liệt người Mông Cổ đă lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đă lật đổ người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644. Sau nhà Minh là đến nhà Thanh (của người Măn Châu), kéo dài đến vị vua cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1911.

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lănh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy tŕ quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh (người Măn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Măn Châu bị ḥa lẫn vào biển người Hán v́ dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đă tỏ ra không hiệu quả và người Măn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Vào thế kỷ thứ 18, Trung Quốc đă đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so với châu Âu. Điều này đă h́nh thành cục diện của thế kỷ 19 trong đó Trung Quốc đứng ở thế pḥng thủ trước chủ nghĩa đế quốc châu Âu trong khi đó lại thể hiện sự bành trướng đế quốc trước Trung Á. (Xem Chủ nghĩa đế quốc tại châu Á).

Tuy nhiên nguyên nhân chính của sự sụp đổ của đế quốc Trung Hoa không phải do tác động của châu Âu và Mỹ, như các nhà sử học theo chủ thuyết vị chủng phương Tây vẫn hằng tin tưởng, mà có thể là kết quả của một loạt các biến động nghiêm trọng bên trong, trong số đó phải kể đến cuộc nổi dậy mang tên Thái B́nh Thiên Quốc kéo dài từ 1851 đến 1862. Mặc dù cuối cùng cũng bị lực lượng triều đ́nh dập tắt, cuộc nội chiến này là một trong số những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử loài người - ít nhất hai mươi triệu người bị chết (hơn tổng số người chết trong Thế Chiến thứ nhất). Trước khi xảy ra nội chiến này cũng có một số cuộc khởi nghĩa của những người theo đạo Hồi, đặc biệt là ở vùng Trung Á. Sau đó, một cuộc khởi nghĩa lớn cũng nổ ra mặc dù tương đối nhỏ so với nội chiến Thái B́nh Thiên Quốc đẫm máu. Cuộc khởi nghĩa này được gọi là khởi nghĩa Nghĩa Ḥa Đoàn với mục đích đuổi người phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy đồng t́nh thậm chí có ủng hộ quân khởi nghĩa, Thái hậu Từ Hi lại giúp các lực lượng nước ngoài dập tắt cuộc khởi nghĩa này.

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất — thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung-Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản—nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH)— tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc. Trong khi đó, chính quyền THDQ do Tưởng Giới Thạch lănh đạo th́ rút ra đảo Đài Loan, nơi mà họ tiếp tục được khối phương Tây và Liên Hiệp Quốc công nhận là chính quyền hợp pháp của toàn Trung Quốc măi tới những năm 1970, sau đó hầu hết các nước và Liên Hiệp Quốc chuyển sang công nhận CHNDTH.

Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha, đă lần lượt trao trả hai nhượng địa là Hồng Kông và Ma Cao ở bờ biển phía nam Trung Quốc về cho CHNDTH vào 1997 và 1999. Trung Quốc trong văn cảnh ngày nay thường chỉ lănh thổ của CHNDTH, hay "Đại lục Trung Quốc", mà không tính Hồng Kông và Ma Cao.

CHNDTH và THDQ (từ năm 1949 đến nay) không công nhận ngoại giao lẫn nhau, v́ hai bên đều tự cho là chính quyền kế tục hợp pháp của THDQ (thời Tôn Trung Sơn) bao gồm cả Đại lục và Đài Loan, CHNDTH liên tục phản đối những người theo phong trào đ̣i độc lập cho Đài Loan. Những tranh căi chủ yếu xoay quanh bản chất và giới hạn của khái niệm Trung Quốc, khả năng tái thống nhất Trung Quốc và vị thế chính trị Đài Loan.

(to be cont)


 

 aka47
 member

 REF: 116182
 01/07/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Chú Nguyên.
Chú cho AK biết tại sao người ta gọi người Hoa là...CHỆT không ?
AK nghe mà không hiểu ǵ cả.
Cảm ơn Chú Nguyên nhé.

hihii


 

 nvdtdnguyen
 member

 REF: 116183
 01/07/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
(Cont)

Trung Quốc là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đă từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, cách đây ít nhất 3.500 năm. Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau, với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay.

Lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ ḥa b́nh xen kẽ chiến tranh, trên một lănh thổ đầy biến động. Lănh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại B́nh nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á. Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Quốc cũng là một trong những nền văn minh với kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng văn hóa lớn trong khu vực Đông Á.

Tuy nhiên từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc giảm sút nhiều do tác động của sức mạnh phương Tây cũng như sức mạnh khu vực của Nhật Bản. Cuối thế kỷ 19 nhiều khu vực tại Trung Quốc đă bị cắt hoặc nhường cho nước ngoài làm tô giới, nhượng địa, thuộc địa và phần lớn nước này bị Nhật xâm chiếm vào Thế chiến II và người Nhật đă tách lănh thổ Măn châu ra khỏi Trung quốc, dựng nên chính phủ Măn châu quốc. Chế độ quân chủ tại Trung Quốc chấm dứt và Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) ra đời năm 1912 dưới sự lănh đạo của Tôn Dật Tiên; tuy nhiên Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ của THDQ đă hỗn loạn v́ kiểu lănh đạo quân phiệt, Chiến tranh Trung-Nhật lần II và Nội chiến Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lănh đạo của Mao Trạch Đông sau khi giành chiến thắng đă thành lập nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, đẩy chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ra đảo Đài Loan là ḥn đảo vốn thuộc quyền quản lư của họ sau khi kết thúc Thế Chiến II.

Thể chế chính trị và Đảng phái chính trị:

Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là một nước Xă hội Chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lănh đạo. Lấy liên minh công nông làm nền tảng. Chế độ Xă hội chủ nghĩa là chế độ cơ bản của Trung Quốc. Chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà nước.

Cơ cấu Nhà nước bao gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc Hội), Chủ tịch nước, Quốc Vụ viện, Uỷ ban Chính trị Hiệp thương toàn quốc (gọi tắt là Chính Hiệp, tương tự Mặt trận tổ quốc của ta), Uỷ ban Quân sự Trung ương, Đại hội Đại biểu Nhân dân và Chính phủ các cấp ở địa phương, Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân.

Đảng cầm quyền: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập ngày 1-7-1921, hiện có hơn 60 triệu Đảng viên. Bộ Chính trị có 25 người, trong đó có 9 Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có 8 người. Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, c̣n có 8 đảng phái khác nhau đều thừa nhận sự lănh đạo của ĐCS trong khuôn khổ mà Trung Quốc gọi là "Hợp tác đa đảng dưới sự lănh đạo của ĐCS": Hội Cách mạng dân chủ, Liên minh dân chủ, Hội kiến quốc dân chủ, Hội xúc tiến dân chủ, Đảng dân chủ nông công, Đảng Chí công, Cửu tam học xă và Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan.

Phân cấp hành chính

Về cơ bản có ba cấp: tỉnh, huyện, hương. Toàn quốc bao gồm các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc TW. Tỉnh và khu tự trị phân ra làm các châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thành phố. Huyện và huyện tự trị phân ra làm các hương, hương trấn dân tộc. Các thành phố trực thuộc TW và các thành phố lớn phân ra các khu, huyện. Các châu tự trị phân ra làm các huyện, huyện tự trị, thành phố. Khu tự trị, châu tự trị , huyện tự trị là nơi tự trị, tập trung sinh sống của các dân tộc thiểu số. Ngoài ra, theo Hiến pháp Trung Quốc, khi cần thiết nhà nước có thể lập thêm các khu hành chính đặc biệt.

Hiện nay, Trung Quốc có 23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 2 khu hành chính đặc biệt. Hồng Kông, Ma Cao lần lượt vào các năm 1997 và 1999 đă được trả về với Trung Quốc. Đài Loan được coi như một tỉnh và là một bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc.

Lịch sử-Sự ra đời, hưng thịnh và sụp đổ của nhà Nguyên

Thành lập một đế chế Thiết Mộc Chân, sau này được biết đến với cái tên nổi tiếng hơn là Thành Cát Tư Hăn, là vị hoàng đế chính thức đầu tiên của Nhà Nguyên. Ông là con trai Dă Tốc Cai, vị thủ lĩnh của bộ lạc Ki Dát — một trong số những bộ lạc phân bố rải rác trên lănh thổ Mông Cổ, trên danh nghĩa dưới quyền kiểm soát của nhà Kim lúc ấy.

Cha ông bị một bộ tộc đối nghịch giết khi c̣n trẻ. Việc này khiến cho Tang Côn định giết Thiết Mộc Chân để giành quyền lực. Tuy nhiên Thiết Mộc Chân đă biết trước âm mưu này khiến nổ ra một trận nội chiến lớn bên trong những người Mông Cổ. Cuối cùng, Thiết Mộc Chân đánh bại Tang Côn lên nắm tước vị Vương Hăn. Thiết Mộc Chân đă lập ra một bộ văn bản luật cho người Mông Cổ được gọi là Yassa, và ông buộc mọi người phải tuân thủ nghiêm túc.

Tiếp đó, Thiết Mộc Chân tấn công các bộ tộc xung quanh, nắm thêm quyền lực. Bằng cách phối hợp cả ngoại giao, tổ chức, khả năng quân sự và sự tàn bạo, Thiết Mộc Chân cuối cùng đă thống nhất được tất cả các bộ lạc thành một quốc gia duy nhất, một chiến công mang tính biểu tượng của người Mông Cổ, vốn đă có một lịch sử huynh đệ tương tàn lâu dài. Năm 1206 Thiết Mộc Chân đă thống nhất toàn bộ các bộ lạc phân tán trước đó để tạo thành nước Mông Cổ. Tại một Khurultai (một hội đồng thủ lĩnh Mông Cổ), ông được trao tên hiệu "Thành Cát Tư Hăn", hay "Vua cai trị tối cao". Sự khai sinh nước Mông Cổ đánh dấu bước khởi đầu của một đế chế không ngừng mở rộng trong lịch sử, chiếm những vùng đất lớn ở châu Á, Trung Đông và nhiều phần châu Âu, trong hai thế kỷ sau đó. Trong khi đế chế của ḿnh mở rộng về mọi hướng, mục tiêu chính của Thành Cát Tư Hăn luôn là Trung Quốc, đặc biệt Tây Hạ, nhà Kim và triều Nam Tống.

Chinh phục phía Bắc

Ở thời c̣n Khuriltai, Thiết Mộc Chân tham dự vào một cuộc tranh chấp với Tây Hạ - cuối cùng trở thành cuộc chiến tranh chinh phục đầu tiên của ông. Dù vấp phải sự kháng cự từ những thành phố Tây Hạ được tổ chức pḥng ngự tốt, cuối cùng ông đă thành công trong việc hạn chế tầm ảnh hưởng của Tây Hạ khi kư hiệp ước ḥa b́nh năm 1209. Ông được các vị hoàng đế Tây Hạ công nhận là chúa tể. Sự kiện này đánh dấu sự thành công đầu tiên trong quá tŕnh chinh phục mọi vương quốc và triều đại ở Trung Quốc chưa từng được hoàn thành trước thời ông. Một mục tiêu chính của Thiết Mộc Chân là chinh phục nhà Kim, cho phép người Mông Cổ trả thù những lần thua trận trước đó, chiếm lấy miền Bắc Trung Quốc giàu có và biến Mông Cổ trở thành một cường quốc lớn đối với người Trung Quốc. Ông tuyên chiến năm 1211, và dùng các phương pháp chiến đấu với Tây Hạ trước đó để tấn công nhà Kim. Người Mông Cổ giành chiến thắng trên chiến trường, nhưng họ lại thất bại trong nỗ lực chiếm các thành phố lớn. Sử dụng cách tấn công thông thường của ḿnh, Thiết Mộc Chân và quân đội gặp nhiều vấn đề khi tấn công các thành tŕ pḥng ngự kiểu pháo đài. Với sự trợ giúp của các kỹ sư Trung Quốc, họ dần phát triển các kỹ thuật sau này biến họ trở thành một trong những lực lượng công thành hoàn thiện và thành công nhất trong lịch sử chiến tranh.

Sau khi giành được một số thắng lợi to lớn trên chiến trường và chiếm được một số thành tŕ sâu trong lănh thổ Trung Quốc, Thiết Mộc Chân đă chinh phục và củng cố các lănh thổ nhà Kim xa về phía nam tới tận Vạn lư trường thành năm 1213. Sau đó ông tấn công ba mũi vào trong lănh thổ Kim, trong khoảng giữa Trường thành và Hoàng Hà. Ông đánh bại quân đội Kim, tàn phá miền Bắc Trung Quốc, chiếm nhiều thành phố, và năm 1215 bao vây, chiếm và phá hủy kinh đô Kim tại Yên Kinh (sau này là Bắc Kinh). Tuy nhiên, hoàng đế Kim, Tuyên Tông không đầu hàng mà dời đô tới Khai Phong, con cháu ông c̣n giữ được ngôi cho tới tận năm 1234.

Vị hoàng đế Tây Hạ chư hầu từ chối tham gia vào cuộc chiến chông lại các dân tộc Khwarizm, v́ thế Thiết Mộc Chân thề sẽ trừng phạt họ. Trong khi ông c̣n đang ở Trung Á, Tây Hạ và Kim thành lập một liên minh chống lại người Mông Cổ. Sau khi nghỉ ngơi và bố trí lại quân đội, Thiết Mộc Chân lại một lần nữa chuẩn bị chiến tranh chống lại những kẻ địch lớn nhất của ḿnh. Khi ấy, sau nhiều năm chinh chiến Thiết Mộc Chân đă chuẩn bị trước cho tương lai và lập ra thứ bậc truyền ngôi cho các con. Ông lựa chọn con trai thứ ba là Oa Khoát Đài (Ogedei) làm thế tử và lập ra một phương pháp lựa chọn các hăn sau này, quy định rằng họ phải là con cháu trực hệ của ông. Tuy nhiên, ông nhận được tin t́nh báo rằng Tây Hạ và Kim đă tập trung được một lực lượng 180.000 cho một chiến dịch mới.

Tham vọng đoạt Thiên Mệnh

Năm 1226, Thiết Mộc Chân tấn công người Tanguts (Tây Hạ) lấy lư do rằng người Tanguts đă chứa chấp các kẻ thù của Mông Cổ. Năm sau đó ông chiếm các thành phố Heisui, Cám Châu (赣州), Tô Châu, và phủ Xiliang — cuối cùng Tây Hạ bị đánh bại gần dăy Hà Liên Sơn. Ngay sau đó ông chiếm thành phố Ling-zhou của Tây Hạ — đánh bại quân tiếp viện của họ. Năm 1227, Thiết Mộc Chân tấn công thủ đô Tanguts và vào tháng 2 chiếm phủ Lintiao. Tháng ba ông chiếm quận Tây Ninh và phủ Tín Đô (信都府), tháng 4, chiếm quận Deshun. Tại Deshun, tướng Tây Hạ là Mă Diên Long () chống lại quân Mông Cổ trong nhiều ngày và tự ḿnh chỉ huy cuộc chiến với quân Mông Cổ bên ngoài thành. Sau này Mă Diên Long chết v́ bị trúng tên. Khi sắp qua đời năm 1227, Thiết Mộc Chân đă phác họa cho con trai út là Tha Lôi, các kế hoạch sau này sẽ được những kẻ kế tục ông sử dụng để tiêu diệt Tây Hạ, nhà Kim và triều Nam Tống. Vị hoàng đế mới nhà Tây Hạ, lên ngôi khi diễn ra các cuộc tấn công của Mông Cổ, đầu hàng. Người Tanguts chính thức đầu hàng năm 1227, sau khi tồn tại 190, từ 1038 đến 1227. Người Mông Cổ giết hoàng đế Tanguts và các thành viên trong gia đ́nh hoàng tộc.

Trong thời cai trị của Oa Khoát Đài, người Mông Cổ hoàn thành việc chinh phục nhà Kim (1115–1234) năm 1234, tới gần và bắt đầu tấn công Nam Tống. Năm 1235, dưới sự chỉ huy trực tiếp của khan, người Mông Cổ bắt đầu một cuộc chiến chinh phục kéo dài bốn mươi nhăm năm.

Sau một loạt các chiến dịch từ 1231 đến 1259, quân đội Mông Cổ buộc Triều Tiên phải lệ thuộc họ. Người Mông Cổ cũng thành lập quyền kiểm soát lâu dài đối với Ba Tư bản thổ (do Chormagan chỉ huy) và nổi tiếng hơn là hăn vương Bạt Đô dẫn đầu tiến về phía tây để chinh phục thảo nguyên Nga. Những vùng đă bị họ chinh phục gồm hầu như toàn bộ Nga (trừ Novgorod, trở thành một chư hầu), Hungary, và Ba Lan. Oa Khoát Đài chết năm 1241, v́ rượu, khiến chiến dịch chinh phục phía tây chết yểu. Các vị tướng nghe tin đó khi họ đang tiến về Viên, và đă rút quân về Mông Cổ, không c̣n ư định tiến về phía tây nữa.

Không cần tới thời hăn vương Mông Ca, người Mông Cổ đă có ư chiếm Nam Tống, đế chế văn minh nhất thế giới thời đó. Mông Ca rất chú ư tới cuộc chiến chinh phục Trung Quốc, ông đă chuẩn bị tấn công vào sườn nhà Tống thông qua cuộc chinh phục Vân Nam năm 1253 và một cuộc xâm lược Đông Dương, sẽ cho phép người Mông Cổ đánh Tống từ phía bắc, tây và nam. Đích thân chỉ huy quân đội hàng chục năm, ông chiếm nhiều thành phố dọc theo mặt trận phía bắc. Những hành động chuẩn bị này cho thấy cuộc chiến tranh chinh phục chỉ c̣n là vấn đề thời gian. Ông ra lệnh cho em trai là Húc Liệt Ngột (Hülegü) tiến về phía tây, một hành động nhằm mở rộng Đế chế Mông Cổ tới tận cổng thành Ai Cập. Các cuộc chinh phục châu Âu bị quên lăng nhường chỗ cho hai mặt trận đó, nhưng sự thân thiện của Mông Ca với Bạt Đô (hăn vương Quư Do (Güyük Khan) suưt đă có chiến tranh với ông ta — nhưng cuộc chiến không diễn ra v́ cái chết của ông) đă đảm bảo sự thống nhất của đế chế. Trong khi đang tiến hành chiến tranh với Trung Quốc, Mông Ca ốm v́ bệnh lỵ và chết (năm 1259), khiến chiến dịch của Húc Liệt Ngột bị hủy bỏ, nhờ đó nhà Tống chưa bị đánh bại, và gây ra một cuộc nội chiến giành ngôi phá vỡ sự thống nhất và vô địch của đế chế. Cái chết của ông khiến Hốt Tất Liệt hoàng đế đầu tiên nhà Nguyên có cơ hội nổi lên.

Thời huy hoàng của nhà Nguyên

Thành lập nhà Nguyên

Hốt Tất Liệt, một người cháu của Thiết Mộc Chân, lên ngôi Đại Hăn, trở thành lănh tụ tối cao của các bộ tộc Mông Cổ năm 1260. Ông bắt đầu thời cai trị với một tham vọng và sự tự tin to lớn — năm 1264 ông dời thủ đô của Đế chế Mông Cổ đang mở rộng tới Khanbaliq (Đại đô 大都, Bắc Kinh hiện nay). Ông bắt đầu chống lại nhà Nam Tống, từ năm 1271 — tám năm trước cuộc chinh phục phía nam — đă thành lập triều đ́nh không Hán đầu tiên sẽ cai trị toàn bộ Trung Quốc: Nhà Nguyên. Năm 1279, Quảng Châu rơi vào tay người Mông Cổ, đánh dấu sự chấm dứt của triều Nam Tống và sự bắt đầu của một nước Trung Quốc Mông Cổ. Trong thời cai trị của ḿnh, Hốt Tất Liệt chịu sức ép của nhiều cố vấn muốn ông mở rộng Đế chế Mông Cổ thêm nữa ra toàn bộ các nước chư hầu trước kia của Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đă bị cự tuyệt và tất cả các cuộc tấn công vào Nhật Bản, Myanmar, Việt Nam, và Indonesia đều thất bại.

V́ thực tế rằng người Mông Cổ ban đầu gặp phải thái độ chống đối của người Trung Quốc, nên giai đoạn cai trị đầu tiên của Hốt Tất Liệt mang tính chất ngoại bang. Luôn lo ngại về nguy cơ mất quyền kiểm soát Trung Quốc, người Mông Cổ cố sức mang về nước ḿnh càng nhiều càng tốt của cải và các nguồn tài nguyên. Cuộc chinh phục của người Mông Cổ không gây ảnh hưởng tới thương mại từ Trung Quốc tới các nước khác. Trên thực tế, Nhà Nguyên rất chú trọng tới mạng lưới thương mại thông qua Con đường tơ lụa, cho phép chuyển giao công nghệ Trung Quốc về hướng tây. Thông qua nhiều cải cách thời Hốt Tất Liệt, và dù t́nh cảm của dân chúng đối với ông có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt, nhà Nguyên vẫn là một triều đại ngắn ngủi.

Hốt Tất Liệt bắt đầu trở thành một Hoàng đế thực sự, cải cách toàn bộ Trung Quốc và các thể chế cũ của nó, một quá tŕnh đ̣i hỏi thời gian hàng thập kỷ để hoàn thành. Ví dụ, ông đă cách ly sự cai trị Mông Cổ bằng cách tập trung chính phủ — biến ḿnh (không giống như những vị tiền nhiệm) thành một nhà vua quân chủ chuyên chế. Ông cải cách nhiều thể chế triều đ́nh và kinh tế khác, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thuế. Dù người Mông Cổ t́m cách cai trị Trung Quốc thông qua các thể chế cũ, sử dụng các quan lại người Hán, nhưng họ không có quền quyết định. Người Hán bị phân biệt về mặt chính trị. Mọi vị trí quan lại cao cấp đều duy nhất nằm trong tay người Mông Cổ, hoặc người Mông Cổ sử dụng các tộc người khác (không Hán) để giữ vị trí đó nếu không thể t́m được một người Mông Cổ thích hợp. Người Hán thường chỉ được giữ chức ở những vùng không Hán trong đế chế. Về bản chất, xă hội được chia thành bốn hạng theo các ưu tiên khác nhau: người Mông Cổ, "Sắc mục" (Trung Á đa số là người Uyghurs và Tây Tạng), Hán (Hán Trung Quốc ở phía Bắc, Măn Châu và Nữ Chân), và Người phương Nam (Hán Trung Quốc thuộc nhà Tống và các nhóm dân tộc khác). Trong thời cầm quyền của ḿnh, Hốt Tất Liệt đă xây dựng một thủ đô mới cho Mông Cổ, Khanbaliq, xây dựng Tử Cấm Thành. Ông cũng cải tiến nông nghiệp Trung Quốc, mở rộng Đại vận hà, các đường giao thông và kho thóc. Marco Polo đă miêu tả sự cai trị của Hốt Tất Liệt là nhân từ: giảm thuế cho dân ở thời khó khăn; xây dựng các nhà thương và nhà nuôi trẻ mồ côi; phân phát lương thực cho những kẻ nghèo đói. Ông cũng phát triển khoa học và tôn giáo.

Giống như những Hoàng đế khác ở các triều đ́nh phi Hán, Hốt Tất Liệt coi ḿnh là một Hoàng đế Trung Hoa đích thực. Trong khi trên danh nghĩa vẫn cai trị cả những vùng khác của Đế chế Mông Cổ, mọi quan tâm của ông chỉ dành riêng cho Trung Quốc. Sau khi Hốt Tất Liệt chết năm 1294, Đế chế Mông Cổ trên thực tế đă bị phân chia thành nhiều vương quốc độc lập.

Buổi đầu cai trị

Kế vị luôn là một vấn đề đối với Nhà Nguyên, gây ra các vụ xung đột và tranh giành nội bộ. Nó xuất hiện ngay từ khi kết thúc triều đại của Hốt Tất Liệt. Ban đầu ông lựa chọn con trai là Zhenjin — nhưng vị hoàng tử này chết trước Hốt Tất Liệt vào năm 1285. V́ thế, con trai của Zhenjin được đưa nên ngôi trở thành Nguyên Thành Tông và cai trị trong giai đoạn gần mười năm sau khi Hốt Tất Liệt qua đời (từ 1294 đến 1307). Thành Tông quyết định duy tŕ và tiếp tục thực hiện nhiều dự án mà ông nội đă tiến hành. Tuy nhiên, nạn tham nhũng của Nhà Nguyên đă bắt đầu phát sinh từ thời Thành Tông.

Nguyên Vũ Tông lên ngôi Hoàng đế Trung Quốc sau khi Thành Tông qua đời. Không giống như người tiền nhiệm, ông từ bỏ các kế hoạch của Hốt Tất Liệt. Trong giai đoạn cầm quyền ngắn ngủi của ông (từ 1307 đến 1311), Trung Quốc rơi vào t́nh trạng khủng hoảng tài chính, một phần v́ những quyết định yếu kém của Vũ Tông. Tới khi ông mất, Trung Quốc ở t́nh trạng nợ nần rất nhiều và dân chúng trở nên bất măn với Nhà Nguyên.

Vị hoàng đế thứ tư Nhà Nguyên, Nguyên Nhân Tông được coi là một vị vua có tài. Ông là một trong những vị vua cai trị Trung Quốc người Mông Cổ chấp nhận văn hóa Trung Quốc, khiến cho tầng lớp quư tộc Mông Cổ không hài ḷng với ông. Ông được Li Meng, một người theo Khổng giáo, cố vấn. Ông đă đưa ra nhiều cải cách, gồm cả việc giải tán Bộ Nội Vụ (dẫn tới việc hành h́nh 5 vị quan lại cao cấp). Bắt đầu từ năm 1313 những người muốn tham gia vào tầng lớp quan lại phải tham dự các kỳ thi để chứng tỏ tŕnh độ. Ông cũng đă chuẩn hóa đa số luật lệ.

Sụp đổ của nhà Nguyên

Bất ổn xă hội

Sự kết thúc của Nhà Nguyên được đánh dấu bởi những cuộc tranh giành ngôi báu, nạn đói, và sự cay đắng của nhân dân. Đây là một trong những triều đại ngắn ngủi nhất trong Lịch sử Trung Quốc, chỉ kéo dài một thế kỷ từ 1271 đến 1368. Khi ấy, các con cháu của Hốt Tất Liệt đă trở nên Hán hoá, và thoát khỏi mọi ảnh hưởng từ các vùng đất Mông Cổ khác ở Châu Á tới mức người Mông Cổ cũng coi họ là người Trung Quốc. Dần dần, họ mất cả ảnh hưởng bên trong Trung Quốc. Các triều đại sau này của các hoàng đế nhà Nguyên rất ngắn ngủi, xảy ra liên tiếp các vụ âm mưu và tranh giành. Không c̣n quan tâm tới cai trị, họ bị cách ly khỏi cả quân đội và dân chúng. Trung Quốc bị chia rẽ bởi những phe phái bất đồng và t́nh trạng bất ổn; các băng đảng nổi lên khắp nước mà quân đội Nhà Nguyên không thể làm ǵ để dẹp yên.

Nguyên Anh Tông cai trị chỉ trong hai năm (1321 tới 1323); thời đại của ông kết thúc cùng với một vụ đảo chính do năm hoàng tử tiến hành. Họ đưa Tấn Tông lên ngôi, và sau một nỗ lực không thành nhằm dẹp yên các hoàng tử ông cũng bị giết. Hoàng đế cuối cùng trong số chín người kế vị Hốt Tất Liệt bị Chu Nguyên Chương, người sáng lập Nhà Minh (1368-1644), đày đến Dadu năm 1368.

=============================
Theo Bộ Văn Hoá Thông Tin và wikipedia



 

 nvdtdnguyen
 member

 REF: 116184
 01/07/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chệt, cái từ này lần đầu tiên mới nghe đấy!

 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network