okedoki
member
ID 19584
02/03/2007
|
Tại Sao Lại Gọi Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán nguyên thuỷ từ đâu ?
Chữ Tết là một từ Việt gốc Hán, được gọi chệch từ chữ tiết của Hán ngữ. Thời Bắc thuộc, nước ta đă áp dụng lịch của Trung Hoa.
Một năm chia ra 24 tiết là:
Lập Xuân, Vũ thủy, Kim trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu măn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.
Từ năm 1991: Nước Trung Hoa lại chia năm âm lịch thành 4 tiết chính (nước ta gọi là mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông).
Ứng với tiết Xuân: Có Tết Nguyên Đán (mồng 1 tháng giêng).
Ứng với tiết Hạ: Có tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5) c̣n gọi là Tết diệt sâu bọ, ăn rượu nếp,bánh tro.
Ứng với tiết Thu: Có Tết Trung Thu (rằm tháng 8)
Ứng với tiết Đông: Có ngày Đông Chí (là ngày chuyển tiếp giữa năm cũ với năm mới dương lịch (là ngày 22 tháng 12 dương lịch).
Trong quá tŕnh phát triển của ngôn ngữ, chữ "tiết" dần dần được Việt Hóa và được gọi là "Tết".
Nguyên Đán cũng là từ Việt gốc Hán, chữ "Nguyên" có nghĩa là "Đầu tiên, bắt đầu", chữ "Đán" là "buổi sáng".
Tết Nguyên Đán có nghĩa là: Buổi sáng khởi đầu của một năm, bắt đầu của tiết Xuân.
Tết c̣n là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên,trở về cội nguồn, làm tṛn bổn phận đạo lư của mối quan hệ trong gia đ́nh,người thân, họ hàng, bạn bè và t́nh nghĩa giữa nhân loại với nhau...
Lễ Trừ Tịch( lễ Giao Thừa)
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt Nam theo cổ lệ có làm lễ Trừ tịch. Ư nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch c̣n là lễ để "trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên c̣n mang tên là lễ Giao thừa.
Sửa lễ giao thừa ở các Đ́nh, Miếu, Am tự :
Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có b́nh hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mă.
Đến giờ phút trừ tịch (giao thừa), chuông trống vang lên, người chủ toạ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ tŕ cho một năm nhiều may mắn, an khang và thịnh vượng.
Lễ giao thừa được cúng ở nhà :
Những phút ấy, các bà thường chuẩn bị những thứ như: xôi, gà luộc, bánh trái, hoa quả và mang ra ngoài trời bày cúng, với tấm ḷng thành của chủ nhà, vái lạy các vị thần xa gần, hoặc các hương hồn luẩn quẩn đâu đó phù hộ, độ tŕ cho gia đ́nh luôn gặp mọi sự tốt lành v..v..
Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
Một số tục lệ trong đêm giao thừa
Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn c̣n nhiều người tôn trọng thực hiện.
Lễ chùa, đ́nh, đền:
Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đ́nh, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ tŕ cho bản thân và gia đ́nh và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
Kén hướng xuất hành:
Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
Hái lộc:
Đi lễ đ́nh, chùa, miếu, khi xong lễ người ta có tục lệ hái trước cửa đ́nh, đền một nhánh cây, hoặc ngắt vài nhánh lá gọi là hái lộc mang về nhà với ngụ ư là "hái lộc" của Trời Đất, Thần, Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
Hương lộc:
Có nhiều người thay v́ hái cành lộc lại xin lộc tại các đ́nh, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm vào b́nh hương bàn thờ nhà ḿnh. Ngọn lửa tượng trưng cho sự rạng rỡ, phát đạt nhất là được lấy từ nơi thờ phượng tôn nghiêm của Trời Phật và các đấng Thánh phù hộ độ tŕ cho được an lành, may mắn suốt năm.
Xông nhà (đất):
Thường người ta kén chọn một người "dễ vía" và có sức khoẻ tốt trong gia đ́nh ra đi từ trước giờ trừ tịch (giao thừa), rồi sau lễ trừ tịch th́ xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở Đ́nh, Chùa mang về.
Lúc trở về đă sang năm mới và ngựi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đ́nh ḿnh, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đ́nh. Nếu không có người nhà "dễ vía" người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn, dễ dăi,mọi thông suốt trong năm.
Sưu Tầm
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat