Hoàng tử Vĩnh Giu, con trai vua Thành Thái, đang được nằm điều trị tại Quân Y Viện 121, Cần Thơ.
Bài và h́nh: Thu Hiền/Người Việt
Tường tŕnh từ Cần Thơ
CẦN THƠ - Là con trai thứ ba của vua Thành Thái, là bào đệ của vua Duy Tân, hoàng tử Nguyễn Phước Vĩnh Giu đă bước qua tuổi 85, tuy sức khỏe rất yếu nhưng hiện vẫn c̣n sống và đang nằm điều trị bệnh tại Bệnh viện Quân Y 121, thành phố Cần Thơ.
Tuy là một hoàng tử của nhà Nguyễn, sống hơn nửa thế kỷ ở giữa đất Cần Thơ này nhưng chẳng có được mấy người Cần Thơ biết đến sự hiện diện của nhân vật lịch sử ấy. Măi đến đầu tháng Giêng năm nay, khi cụ Vĩnh Giu lâm trọng bệnh, nhờ sự giúp đỡ của “ông Ba Dũng,” cụ mới được chính quyền Cần Thơ “bố trí” cho nằm điều trị miễn phí tại bệnh viện Quân Y 121.
Gia phả hoàng tộc được lưu trữ tại tư gia hoàng tử Vĩnh Giu.
Theo những thông tin từ bác sĩ điều trị, ông Vĩnh Giu bị chứng tắc nghẽn đường thở, viêm phổi nặng. Khi tôi đến thăm, cụ đang ngồi trên xe lăn, được y tá đẩy từ pḥng khám của bác sĩ về pḥng cấp cứu, nơi cụ đang nằm điều trị gần hai tháng nay. Túc trực bên cụ là hai người con trai thứ tư và thứ năm. Cả bảy người con của ông đều có gia đ́nh riêng.
Ông Bảo Cao, người con thứ tư của của hoàng tử Vĩnh Giu cho biết: “Ông nhập viện từ trước Tết hơn một tháng, đến nay gần được gần hai tháng! Từ khi nhập viện đến nay ông ít nói chuyện, thỉnh thoảng bị sảng, thường hay cáu gắt, quát nạt! Có những lúc tỉnh táo con cái vào thăm ông nh́n ông biết nhưng ông không nói ǵ. Điều ông căn dặn là nếu ông có chết th́ phải đem ông về Huế chôn cất trong lăng...” Trong lúc hai con trai là Bảo Cao và Bảo Lộc định bế cựu Hoàng từ xe lăn lên giường, tôi nghe cụ liên tục quát “Không! Buông ra! Không đứa nào được ẵm tao! Tao tự làm được!” Ông Bảo Lộc, người con thứ năm của cựu Hoàng nói rằng ngày thường cựu Hoàng vốn đă rất khó tính, nghiêm khắc trong mọi việc và nhất là đối với các con các cháu. Trong những ngày bị bệnh nặng ông càng khó hơn. Ông không muốn để cho ai bồng ẵm, kè và đỡ ông thôi cũng bị ông la.
Tất cả đồ vật trong nhà do Hoàng tử Vĩnh Giu tự tay làm, dùng hai màu vàng và đỏ, là màu của hoàng cung.
Tuy đang bệnh nặng, và một con mắt của cụ không c̣n nh́n được nhưng tôi thấy con mắt của cụ c̣n rất tinh anh. Ông nằm trên giường nhưng mắt luôn mở to để quan sát. Thấy người lạ, ông cụ thường nh́n chăm chú, nh́n thôi chứ không hỏi hay nói chuyện ǵ. Hai ông Bảo Cao và và Bảo Lộc cho biết: “Ông đă yếu lắm rồi nên ông mới thế, nếu không ông sẽ tṛ chuyện với cháu rồi!”
Sau khi uống thuốc, ông Vĩnh Giu lim dim ngủ. Hai con trai, Bảo Cao và Bảo Lộc, cùng d́ Lan - vợ ông Bảo Cao, ra ngoài hành lang nói chuyện v́ sợ ồn ào ông ngủ không được. Ông Bảo Cao đă đưa cho tôi xem mấy bài báo viết về cha ḿnh, được đăng cách đây 2-3 năm và chú Bảo Cao nói: “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sắp đến thăm ông rồi, vài hôm nữa thôi! Ông phải được quan tâm, phải được công nhận, ông là hoàng tử, là con trai của vua Thành Thái...”
Tôi hiểu được tâm trạng của ông Bảo Cao. Vị hoàng tử tuy xuất thân là con của vua Thành Thái, là em của vua Duy Tân nhưng tuổi thơ của ông trải qua trên ḥn đảo Réunion. Sau khi về Việt Nam, hoàng tử Vĩnh Giu tiếp tục bị quản thúc tại Vũng Tàu đến năm 1949 th́ được đưa về Cần Thơ làm trong ngành công chánh và đi xây dựng cầu đường. Tại đây, ông tham gia tổng cuộc xe đạp miền Tây đến năm 1975. Tuy nhiên, năm 1975 ông đă bị trưng thu căn nhà ở khu chung cư Công Chánh và phải về gia đ́nh bên vợ sống nhờ tại căn nhà 166 Phan Đ́nh Phùng cho đến ngày nay. Trong suốt thời gian từ năm 1975 đến nay, hoàng tử Vĩnh Giu sống rất khổ, vất vả bươn chải qua nhiều nghề khác nhau, từ mua, bán, sửa chữa xe đạp, rồi đi mua phế liệu... để nuôi bảy người con. Và suốt mấy chục năm qua, một gia đ́nh xuất thân từ Hoàng tộc với 20 nhân khẩu phải sống chen chúc trong căn nhà cấp 4 - vài chục mét vuông, nằm trong con hẻm ở một xóm lao động nghèo như thế.
Và hiện nay, căn nhà vài chục mét vuông ấy vẫn giữ nguyên diện tích và vẫn ngần ấy nhân khẩu, các con của ông đều đă có gia đ́nh riêng nên đă ngăn căn nhà nhỏ ấy ra làm 4 pḥng. Tôi được người con thứ ba mở cửa vào tham quan căn pḥng của hoàng tử Vĩnh Giu. Đó là một căn pḥng khá nhỏ, bề ngang chừng hai mét, bề dài không tới mười mét, khá ẩm thấp nhưng rất gọn gàng, ngăn nắp. Tất cả các đồ vật trong căn pḥng này từ bàn, ghế, tủ, giường... đều do ông tự tay làm. Và một điều đặc biệt là tất cả đồ đạc trong nhà chỉ sơn hai màu vàng và đỏ. Theo lời của người con: “V́ ông cụ nói rằng hai màu đó là hai màu của hoàng cung!”
Hoàng tử Vĩnh Giu lưu giữ đầy đủ h́nh ảnh các hoàng thân, quốc thích.
Tất cả các di ảnh, di vật của gia đ́nh đều được ông Vĩnh Giu cất giữ cẩn thận, trong đó có một bức tranh Mừng Thọ của ông Vơ Văn Kiệt tặng khi đến thăm cũng được ông treo long trọng trên cửa pḥng. Tôi hỏi “d́ Ba,” sau chuyến thăm của ông Kiệt, sau những tác động của ông Kiệt với tỉnh Cần Thơ, có phải hoàn cảnh khó khăn của gia đ́nh Hoàng Tử Vĩnh Giu vẫn không được quan tâm giúp đỡ ǵ. Nghe xong, d́ Ba cũng chỉ thở dài, d́ nói rằng chắc ông Kiệt thôi không c̣n làm thủ tướng nên nói chẳng có tác dụng ǵ. Cũng may khi biết ông bệnh, h́nh như “Ông Kiệt đă nói với ông Dũng, ông Dũng đă gọi điện xuống tỉnh nên người ta mới cho ông được nằm bệnh viện điều trị miễn phí, nếu không gia đ́nh cũng không biết kiếm đâu ra tiền mà lo cho ông.”
Tôi ra về, trong ḷng nặng trĩu, tôi luôn cầu nguyện “Chúa sẽ phù hộ cho Hoàng Tử Vĩnh Giu luôn luôn khỏe mạnh và b́nh an!” Tôi cũng không sao quên được căn nhà hẻm 166, nơi có những người con, người cháu của hoàng tử Vĩnh Giu, con trai vua Thành Thái, vẫn tiếp tục cuộc sống khá khổ cực với những công việc như phụ hồ, chạy xe ôm... Cuộc sống không sung sướng ǵ hơn so với cuộc sống của thân phụ ngày trước.
Và tôi cũng nhớ hoài những lời tâm sự chân thành của d́ Lan, người con dâu thứ tư của ông Vĩnh Giu: “Từ hôm cụ bị bệnh, d́ phải nghỉ đi bán nem nướng, ông nhà d́ cũng nghỉ chạy xe cả hai tháng để nuôi ông! Sau khi cụ hết bệnh, chắc d́ không đi bán nem nữa, d́ lội không nổi nữa rồi! Xách cái ḷ than đi từ sáng đến chiều, lội bộ khắp các ngơ hẻm, bán không có lời mà thịt lại lên giá... Chắc d́ đi kiếm chỗ nào cần mướn người giúp việc, d́ sẽ ở đợ cho nhà người ta chắc sẽ đỡ hơn!”
st