manhphu
member
ID 28171
08/21/2007
|
Hiểu thêm về ngôn ngữ để thêm yêu dân tộc
MP mở topic này để cùng các bạn giới thiệu về những phương ngữ của từng địa phương khác nhau trong cả nước . Chúng ta đều biết Việt Nam là một đất nước với nền văn hoá phong phú , và điều này c̣n thể hiện ở ngôn ngữ , có rất nhiều giọng nói , từ địa phương thực sự khác biệt và người vùng khác nếu chưa tiếp xúc th́ khó ḷng hiểu nổi . Vậy chúng ta hăy cùng nhau làm cho mọi người hiểu thêm về quê hương ḿnh nhé , bằng cách tŕnh bày lại các từ địa phương của vùng ḿnh và giải thích nó theo tiếng phổ thông . Qua đây chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều hơn về tiếng Việt , qua đó thêm yêu ngôn ngữ của chúng ta , yêu tổ quốc của chúng ta . Thân ái !
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
manhphu
member
REF: 204160
08/21/2007
|
Trước hết cho MP mở màn bằng nội dung về Tiếng Nghệ ( nói chung về Nghệ Tĩnh - Nghệ An & Hà Tĩnh ) . Có lẽ ít ai biết Tiếng Nghệ là tiếng đầu tiên xuất bản hẳn một cuốn từ điển Phương ngữ (có lẽ tại v́ là vùng có nhiều tiếng địa phương nhất) , hihi !
Nói về tiếng Nghệ , có lẽ nổi tiếng nhất mà người vùng khác hay nghĩ đến là MÔ , TÊ , RĂNG , RỨA . Mô - tê - răng - rứa là sao ? Đây là những từ hay gặp nhất, có lẽ cũng phổ biến nhất trong những người không phải dân Nghệ v́ nhiều vùng cũng có dùng những từ này ( Quảng B́nh , Quảng Trị , Huế )
MÔ : ĐÂU
TÊ : KIA
RĂNG : SAO , THẾ NÀO (Có lúc mang nghĩ tại sao , có khi lại mang nghĩ thế nào)
RỨA : đó
VD : -Anh đi mô đó? = Anh đi đâu đấy? = Anh đi đâu thế?
-Ở đàng tê. = Ở đằng kia
-Rứa à? = Thế à?
-Răng lại rứa? = Sao lại thế?
Nhiều người nói tiếng Nghệ có liên quan đến tiếng Trung Hoa , có lẽ thế thật , hihi . Người Nghệ An có dùng chữ a làm từ đệm cho một số câu . Chỉ khác là không đặt trước tên .
A răng : Thế nào
VD : Hắn làm cái nớ a răng ? : Người kia làm cái đó như thế nào ?
Lại liên quan rồi đây , có mọc ra thêm chữ "nớ" chắc mọi người không hiểu , xin đọc tiếp phần dưới đây .
|
|
manhphu
member
REF: 204162
08/21/2007
|
MẦn , chi , cấy , nớ ?
Mần : làm
Chi : ǵ
Cấy : cái
Nớ : đó
Mần chi cấy nớ : Làm ǵ cái đó
Mần cấy nớ mần chi : làm cái đó làm ǵ
hihi nhắc đến đây chắc mọi người cũng hiểu sơ sơ rồi . MP xin đưa từng VD cụ thể nữa :
Anh đang mần chi rứa ? : Anh đang làm ǵ đó ?
Nói chi mà nhiều rứa ? : Nói ǵ mà nhiều thế ?
Cấy quần ni bao nhiêu tiền ? : Cái quần này bao nhiêu tiền
Cấy nớ mi đă làm chưa ? Cái đó cậu đă làm chưa ?
Lại liên quan đến "ni" rồi , "ni" trái nghĩa với nớ , nó có nghĩa là đây , hoặc này .
Có nghĩa là cái ni th́ là cái này , chộ ni là nơi này .
Thế chộ là ǵ ? Xin đọc tiếp bài viết khác phía dưới !
À : Khi nói cấy là cái th́ con ḅ cấy cũng có nghĩa là con ḅ cái đấy các bạn nhé , nó c̣n có thêm nghĩa chỉ giới tính nữa , hihi ^_^
|
|
manhphu
member
REF: 204165
08/21/2007
|
Ḍm , chộ , ngái ngôi ?
Ḍm : nh́n
Chộ : thấy (nếu là động từ) , nơi (nếu là danh từ)
Ngái ngôi : xa xôi
VD : - Mi ra ḍm xem mẹ mi đă về chưa ?
Cháu ra nh́n xem mẹ đă về chưa ?
- Có chộ chi không ?
Có thấy ǵ không ?
- Nhà cô giáo ngái quá : Nhà cô giáo xa quá
- Hôm qua mi đến chộ con Hà làm chưa ? Hôm qua cậu đến nơi con Hà làm chưa ?
Có hai câu thơ toàn phương ngữ Nghệ xin gửi các bạn đọc cho vui nè :
Rào Rú ngái ngôi ḍm nỏ chộ
chộ rào chộ rú chộ mô mồ
--> Sông núi xa xôi nh́n chẳng thấy
Thấy rừng thấy núi thấy đâu nào .
Vậy ta có thêm các từ :
Rào : sông
Rú : núi
mô mồ : đâu nào . Nhưng mồ không phải là nào đâu nhé , chỉ là từ đệm thôi . chộ mô mồ có nghĩa là thấy đâu nào . Mô mồ chỉ dùng trong câu phủ định và câu hỏi . VD :
- Ở mô mồ ? Ở đâu nào ?
- Có thấy mô mồ : Có thấy đâu nào .
Ngoài ra có thêm chữ nỏ ( nghĩa là không ) , mời các bạn đọc tiếp phần dưới . Hẹn hôm sau , hôm nay dừng ở đây đă .
|
|
mtbha
member
REF: 204167
08/21/2007
|
Sao mtbha hay đọc được câu: {"Mô Tê Răng Rữa"} là sao ha
|
|
manhphu
member
REF: 204168
08/21/2007
|
Nói toàn về từ ngữ thế này có lẽ các bạn theo dơi mệt , MP xin kể một giai thoại vui về tiếng NGhệ để các bạn thư giăn nhé . V́ có sự khác biệt về tiếng nói nên khi giao lưu với những người vùng miền khác th́ có những sự hiểu nhầm rất vui :
Miền nam có câu Dốt như me (dốt là một vị của me)
C̣n theo ngôn ngữ Nghệ th́ dốt như me nghĩa là dốt hơn ḅ
( v́ me là con bê hay con ḅ con, mà trứng th́ mần răng (làm sao) mà khôn hơn vịt được)
|
|
manhphu
member
REF: 204169
08/21/2007
|
Mô tê răng rứa ? là 4 từ phổ biến nhất trong tiếng Nghệ và cũng v́ ngoài Nghệ An th́ nhiều vùng dùng từ này . Nó thường được dùng cả cụm để chỉ phương ngữ Nghệ Tĩnh . Mỗi từ có nghĩa riêng , đặt chung th́ không có nghĩa ǵ hết .
|
|
mtbha
member
REF: 204225
08/21/2007
|
mt hỏi MP cái, có người bạn nói vậy
("Úi giời!!!!!Bả là thần {....} đấy hử????????
Thần ŕ mà..........)
Rồi mt trả lời vậy
("Thần ri mà răng {.......} uiiiiiiiiiiiiiii")
Rồi có bạn lại trả lời vậy
("thần ŕ mà sexy wuà' ợi!!!!!!")
*Ba câu nầy của ba người nói
Có hợp t́nh hợp lư không?????
|
|
kitharan
member
REF: 204249
08/21/2007
|
Ba câu của mbtha xin dịch lại cho rơ :
Úi trời ! bà là thần đấy hả ??? (ư nói bà thần, ông thần)
Thần là thế nào? ... ui
thần chi mà sexy quá trời !!!!
Khi gọi ai là Bà thần hay ông thần có ư nói người đó là tay không vừa ǵ
|
|
dongtahoangds
member
REF: 204318
08/21/2007
|
Chào anh Mạnh Phu,
Biết anh đă lâu, nhưng chưa có dịp chào hỏi.
Anh vẫn khoẻ chứ?, để đóng góp vào đề tài này tôi có mấy phương ngữ từ mạ tôi như sau:
Cấy : vợ
Giôn : Chồng
Ví dụ
"Hai cấy giôn vật chắc trửa cươi,
ôn tức quá, ôn lấy gáo nát xối trên trọ mụ, mụ lấy cục gạch
đôi trốt ôn."
Dịch :
Hai vợ chồng đánh lộn nhau giữa sân, ổng tức quá lấy gáo nước đổ trên đầu bả, bả lấy cục đá liệng vào đầu của ổng"
Câu đối:" Con cá đối nằm trên cối đá,
Trái cau tươi rớt trửa cươi tau"
Trửa có nghĩa là giữa
Cươi có nghĩa là sân
Chạc địu : sợi dây thun
Bụ : vú
Hun : hôn
"Ơ tau có biết kí thằng cha đách con mệ máu mô tê"
Có nghĩa :"Tao chẳng biết ông nào bà nào cả"...
Kí có nghĩa là cái, đây chính là lối nói làm đày làm láo(làm phách), ngoe ngẩy của người Đồng Hới.
Chào thân ái,
HDS
|
|
ototot
member
REF: 204336
08/21/2007
|
Nói rằng "hiểu thêm về ngôn ngữ để..." th́ nghe cũng có vẻ xuôi tai đó, bà con à.
Tuy nhiên, chỉ đọc những ḍng chữ "phiên âm" thôi, tôi cũng thấy khó hiểu, khó nhớ, chẳng khác ǵ ... tiếng nước ngoài rồi! V́ ngôn ngữ mà ḿnh không nói được, không nghe được, th́ làm sao yêu cho được, cho dù cũng muốn yêu lắm!
Chỉ c̣n một cách là sau này, khi cuộc sống khấm khá lên, phương tiện giao thông, truyền thông phát triển lên, những khoảng cách điạ lư sẽ thu nhỏ lại, th́ may ra...
... May ra những ngôn ngữ này cuả thiểu số sẽ hoà trộn vào ngôn ngữ cuả đa số, coi như sẽ tan biến đi, để chúng ta chỉ c̣n một ngôn ngữ tiêu chuẩn để thương yêu!
Vậy th́ cái nh́n cuả tôi chắc chắn phải khác với cái nh́n cuả Mạnh Phú nhỉ!
Thân ái,
|
|
manhphu
member
REF: 204342
08/21/2007
|
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hoá phong phú , đa dạng và mang nhiều bản sắc vùng miền . Tiếng nói cũng là một nét văn hoá và MP tin rằng cái này không dễ ǵ mất đi cũng như không có nhiều người mơ ước rằng nó sẽ bị mất đi .
Ước mơ của bác cháu thấy cũng tựa như ước mơ của khoảng 15 triệu người trên thế giới đang biết nói Quốc Tế Ngữ , thứ ngôn ngữ mà bao học giả đă nghĩ ra để mơ ước về một ngày mai trên thế giới này con người có thể tṛ chuyện với nhau trên toàn thế giới chỉ bằng một ngôn ngữ . Nghe chăng xa vời lắm thay . Cái khó nhất để ước mơ đó thành sự thật chính là ḷng tự hào của riêng mỗi dân tộc , không dễ ǵ họ muốn để cho ngôn ngữ của họ mất đi .
Suy rộng ra ở nước nào chẳng vậy , Trung Quốc c̣n có hai thứ tiếng khác biệt rất nhiều là tiếng Quảng Đông và tiếng Bắc Kinh . Ngoài ra họ c̣n nhiều thứ tiếng nói , giọng nói khác nhau khác .
Mp không biết nhưng chắc hẳn c̣n nhiều quốc gia như vậy , họ sẽ vẫn có những vùng miền có nhiều thổ ngữ và thật sự Mp nghĩ rằng tất cả họ (và cả chúng ta nữa) đều không muốn sự đa dạng đó mất đi .
Việc OT khó nghe , khó hiểu MP có thể thông cảm được v́ OT ít nói chuyện với người Nghệ . Tuy nhiên việc hiểu những cái này thực tế chẳng phức tạp như bác nghĩ đâu bác ạ . Bạn bè người vùng khác của cháu có thể hiểu được gần hết sau khi chơi với bọn cháu khoảng 1 tháng . Lúc đó đối với họ nhiều khi tiếng Nghệ c̣n thú vị nữa .
Cháu nói đúng không bác ?
Cho phép cháu tiếp tục về topic này bác nhé ! Mong bác thỉnh thoảng ghé đọc cho vui , có thể khó hiểu nhưng dù sao cũng là chút văn hoá quê cháu , cháu muốn khoe nó cho tất cả mọi người . Mà đây cũng không phải là ngôn ngữ của thiểu số đâu bác ạ , cháu thấy nhà nước ḿnh c̣n đang cố gắng lưu giữ những ngôn ngữ cổ của những dân tộc thiểu số chỉ vài chục hoặc vài trăm ngh́n người , điều này cũng là việc lưu giữ bản sắc dân tộc vậy . C̣n tiếng Nghệ th́ nói đi nói lại vẫn là tiếng Việt , chỉ khác biệt độ trăm từ đổ lại ǵ đó so với tiếng phổ thông , cái khó nhất chính là giọng nói người Nghệ nặng , nên vùng khác hơi khó nghe . Chứ tiếng Nghệ th́ hiện tại phải có hơn 5 triệu người sử dụng đó bác , hii ^_^ .
|
|
manhphu
member
REF: 204344
08/21/2007
|
Anh Hoàng Dược Sư mến !
Tiếng của vùng quê mẹ anh có lẽ là Quảng B́nh hay Quảng Trị ǵ đó , nó mang nhiều tính tương đồng với tiếng Nghệ Tĩnh bọn em đó anh . Khi nào em nói đến những từ tương tự như VD của anh anh sẽ thấy .
Thân !
|
|
manhphu
member
REF: 204345
08/21/2007
|
NỎ , GIỪ , TRỐC , CHƯN ??
Theo một số "nhà nghiên cứu", tiếng Anh có xuất xứ từ tiếng Nghệ!? Bằng chứng là từ "nỏ" trong tiếng Nghệ được đổi thành "no" trong tiếng Anh! hihii
nỏ = không
giừ = giờ
trốc = đầu (cũng có nơi phát âm trôốc)
chưn = chân
Ví dụ:
- Em có yêu anh không?
- Em nỏ mô. (em không yêu anh, thực ra là t́nh trong như đă...)
- Giừ em đang ở mô đó = Bây giờ em đang ở đâu vậy?
- Em đang ở nhà. Em bị đau chưn. = Em đang ở nhà. Em bị đau chân.
- Rứa ạ? Có can chi không? = Thế à? Có việc ǵ không?
- Trốc em bị răng rứa? = Đầu em sao thế?
Xưng hô trong tiếng Nghệ
Cố ông - Cố bà = Cụ ông - Cụ bà
Ông - Bà
Cha - Mệ = cha (bố, ba, thầy, tía) - mẹ (má, u)
------------------------------------
Anh - Ả = Anh - Chị
|
|
manhphu
member
REF: 204347
08/21/2007
|
Tiếp tục thư giăn sau khi đọc những điều có vẻ khô khan trên là một giai thoại vui về Tiếng Nghệ :
MÔ, TÊ, RĂNG, RỨA
Chuyện kể có một cô Hà thành can tội yêu một anh chàng "cá gộ", yêu măi rồi cũng phải có ngày ra mắt các cụ. Sợ người yêu của ḿnh về Đô Lương không nghe được các cụ dạy bảo nên phải đào tạo cho một số từ cơ bản để giao tiếp.
Mô=đâu
Tê=kia
Răng=sao?
Rứa=thế
Nói chung là sau 2 ngày rồi cô gái cũng nói được đại khái. Rồi sau đó màn chào hỏi nói chung là tạm ổn. Đôi bạn trẻ lấy cái xe "phapharit" của ông nội chở nhau đi chơi. Đường th́ ổ gà, ổ voi, lại quanh co. Không may đâm phải cái mô đất bên đường bổ nhào xuống ...mương. Lồm cồm ḅ dậy cô gái mếu máo:
-Anh ơi, hu hu, anh đi đâm phải cái đâu đất làm em kia hết cả mông, hu hu lại c̣n găy mất 2 cái sao rồi...hu hu...
Hihi đọc xong các bạn hiểu chứ ?
|
|
manhphu
member
REF: 204348
08/21/2007
|
Ở câu chuyện trên xuất hiện cụm từ "cá gộ" , Mp sẽ giải thích cho các bạn hiểu .
Người Nghệ không nói dấu ngă , tất cả dấu ngă đều nói thành dấu nặng hoặc dấu hỏi (tuỳ từng vùng và tuỳ từng từ) . Ví dụ :
Sẽ : sẹ hoặc sẻ
Măi măi : Mại mại
Những : Nhựng
vân vân và vân vân
Chính v́ thế : Cá gộ tức là cá gỗ . Nếu ai đó vẫn chưa hiểu anh chàng "cá gỗ" là ǵ MP xin kể chuyện :
Nghệ An thường được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt , nơi đây sản sinh ra rất nhiều vĩ nhân của đất nước từ trước đến nay (cái này chắc Mp không cần phải kể tên làm VD nữa) . Vùng đất này rất hiếu học và nổi tiếng có nhiều người học giỏi (cái này cũng không cần kể , điển h́nh như nhà họ Hồ Tông , 3 đời đỗ Trạng Nguyên liên tục .. ), dù vậy người Nghệ từ xa xưa vẫn nổi tiếng là xứ nghèo sỏi đá , khí hậu khăc nghiệt . HỌc tṛ Nghệ khi xưa lều chơng đi thi nhưng v́ nghèo nên ít tiền , do đó phải mang theo một con cá gỗ đi thi , khi nào ăn cơm th́ xin một bát nước mắm rồi dầm con cá đó vào bát nước mắm chan cơm ăn rồi tưởng tượng như là đang được ăn với cá .
Cũng có người kể rằng là treo con cá lên rồi chép miệng và tưởng tượng như đang được ăn cá (thực ra ăn cơm với nước mắm) ...
Tuy "cá gỗ" là vậy nhưng học tṛ Nghệ vẫn thường đỗ đạt cao , v́ thế câu chuyện cá gỗ lưu truyền như một tấm gương cho sự chịu khó vượt nghèo để thành danh khoa bảng . Âu đây cũng là một trong những niềm tự hào lớn của người dân Nghệ vậy . Cho nên nếu ai gọi người Nghệ là dân "cá gỗ" cho dù có ư ǵ th́ MP cũng rất lấy làm tự hào .
Trước đây nh́ều người hiểu nhầm chuyện cá gỗ là người Nghệ quá keo kiệt và khổ cực nên ăn cơm với cá gỗ dầm mắm . Qua đó một số người mượn cái từ cá gỗ để châm biếm người Nghệ , nhưng Mp đă giải thích cho tất cả hiểu và biết là người Nghệ rất tự hào về từ này .
|
|
dongtahoangds
member
REF: 204350
08/21/2007
|
Chào Mạnh Phu,
Ḿnh gốc Quảng Trị, mẹ Huế.
Không ngờ MP là con cháu của Triệu Nương, Bà Triệu Ẩu, thế kỷ thứ 3.
Vậy chắc là có nhiều trao đổi lắm.
Bác OTOTOT th́ muốn cái ǵ cũng minh bạch cả, nhưng nếu có dịp dźa Hậu Giang, Thốt Nốt hay Đầm Dơi bác sẽ thấy người dân ở đây có những câu nói nghe như người ngoại quốc vậy.
Phương ngữ lẽ dĩ nhiên là không thông dụng, hay không hy vọng được thông dụng hoá, tuy nhiên t́m hiểu phương ngữ là t́m hiểu những cái lạ trong bản sắc muôn màu muôn vẻ của dân tộc Việt. Vậy chứ loại tiếng Mường không dấu không là một trong những nguồn của tiếng Việt ngày nay sao ?
Chúc Mạnh Phu luôn vui, ḷng quan tâm đến đồng bào, quê hương và xứ sở là những điểm sáng của MP đó.
Thân ái,
HDS
|
|
manhphu
member
REF: 204351
08/21/2007
|
Gửi anh HDS :
Cảm ơn lời chân t́nh của anh , em sẽ cố gắng làm được như những ǵ anh ngợi khen . Chúc anh sức khoẻ và nhiều niềm vui!
Gửi toàn thể mọi người !
Hôm nay Mp xin dừng ở đây để các bạn có thời gian ... đọc và ... thực hành nếu muốn , hihi ! Mong các bạn quan tâm v́ MP đang ... khoe nét văn hoá của quê ḿnh . Và hăy chia sẻ với ḿnh nét văn hoá của quê các bạn nhé .
Thân !
|
|
kitharan
member
REF: 204369
08/21/2007
|
Tôi là người miền trung mà nghe tiếng Bác trung bộ từ Quăng Binh đến Thanh Hoá tôi nghe rất kkhó khăn, không riêng gi tôi mà mấy người bạn của tôi cũng vậy.
Trước đây ở cơ quan của kitharan có một người Quảng B́nh mỗi lần nói chuyện là bọn tôi phải dơng tai lên mà nghe mà đôi lúc cũng chẳng hiểu anh ta nói ǵ!!!
Nếu một người Bắc trung bộ mà có giọng không nặng lắm th́ nghe được nhưng nếu giọng thuộc vùng quê bắc trung bộ th́ chịu chết .Cũng giọng Đà Nẵng th́ dễ nghe nhưng giọng ở vùng quê Quảng Nam th́ khó nghe tuy rằng Đà Nẵng và Quảng Nam là một
Nói chung giọng thành phố th́ dễ nghe hơn giọng ở thôn quê dù ở vùng nào cũng vậy. Có lẽ ở thành phố đwocj đi học nên phát âm ít sai hơn chăng??C̣n về phương ngữ th́ nếu phát âm chuẩn th́ chỉ vài lần là người nghe hiểu Nếu phát âm không chuẩn th́ người nghe có nghe nhiều cũng không hiểu
|
|
manhphu
member
REF: 204767
08/22/2007
|
Em nghĩ là anh chưa cố nghe thôi , hoặc có lẽ những người bạn anh cố nói khác đi cho anh hiểu nên măi anh không nghe được phương ngữ Nghệ An . Thực tế bạn bè em người miền Bắc , có một số học ở Nghệ An lâu không những nghe được mà c̣n nói được tiếng Nghệ nữa , vui lắm anh ạ !
Cũng là miền Trung nhưng Bắc Trung và Nam Trung tiếng nói khác nhau rơ rệt . Tiếng Nam Trung Bộ th́ gần với tiếng miền Nam hơn , trong đó có những địa phương cũng nổi tiếng là tiếng nói khá là khó nghe đối với các địa phương khác như : Quảng Nam , Quảng Ngăi , Phú Yên .
Muôn sắc văn hoá như vậy tạo nên một văn hoá ngôn ngữ rất đẹp và phong phú của Việt Nam .
|
|
manhphu
member
REF: 204768
08/22/2007
|
Bây giờ chúng ta học tiếp nhé.
Xưng hô trong tiếng Nghệ:
o, ả, gấy, nhông
O là một từ rất hay gặp và nhiều người biết từ này rồi. Ả th́ trong tiếng phổ thông hiểu theo nghĩa khác một chút.
o = cô
ả = chị
gấy = vợ
nhông = chồng
Nghe lạ tai quá phải không các bạn. Nhưng lại rất hay!
- "O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu"
"- Ả Hồng đi mô rứa? Lấy nhông chưa? Nghe nói ả Hạnh lấy nhông rồi (cũng: ruồi) đó.
- Có lẹ rứa. Ả cụng nghe nói."
du, con gấy
Trong tiếng Nghệ, rất nhiều từ bị biến âm so với tiếng phổ thông do đặc thù phát âm.
du = dâu
con gấy = con gái
|
|
manhphu
member
REF: 206277
08/24/2007
|
Về vấn đề người Nghệ không nói dấu ngă : Nói chung, trong phát âm tiếng Nghệ không có dấu ngă (~) nên những từ có dấu ngă đều chuyển sang dấu hỏi hoặc dấu nặng.
Ví dụ:
trửa = giữa
đụng = đũng (đũng quần)
Ngược lại, dân Nghệ lại phát âm cực chuẩn các chữ cái và phụ âm kép. Người Bắc không phân biệt rơ ràng tr và ch (họ nói "chờ nặng" và "chờ nhẹ"), chữ s và x cũng vậy. Người miền Nam lại bí khi phân biệt b và p (họ phải hỏi "bê ḅ" hay "bê phở").
Giải trí chút:
Ở Nghệ Tĩnh có tục hát phường vải rất hay, những địa phương như Nam Đàn, Can Lộc, Thanh Chương... tục này khá phổ biến. Cụ Phan Bội Châu là một trong những người xuất sắc và rất nổi tiếng.
Cô gái mới hỏi:
"Nghe tin chàng học Kinh Thi
Cá nằm dưới cỏ, chữ chi rứa chàng?"
Đây là một dạng đố chữ thường gặp trong hát phường vải. Chàng trai bí, bí thật v́ làm ǵ có từ nào như thế. Chàng ta mới đáp:
"Anh đây chẳng học Kinh Thi
Cá nằm dưới cỏ có khi cá tràu!"
(cá tràu = cá quả, cá lóc, cá chuối). Bà con thấy tài không?
(Thêm chút:
"Em th́ chẳng biết Kinh Thi
Cá diếc cũng đúng, cá tràu chẳng sai!")
hihihhi
|
|
manhphu
member
REF: 206375
08/25/2007
|
Không thấy nhiều người tham gia với Mp topic này , nhất là giới thiệu phương ngữ vùng khác . Thôi th́ Mp cứ độc diễn một ḿnh vậy , hy vọng sẽ có nhiều người quan tâm hơn đến chủ đề này , MP thấy nó cũng ư nghĩa đấy chứ .
Hôm nay tạm nghỉ phương ngữ Nghệ Tĩnh , nói tiếp th́ topic này thành topic tiếng Nghệ mất . Bây giờ nói về phương ngữ Nam bộ (Mp biết chút ít thôi) , có ǵ sai các bạn cứ sửa nhé :
- Người Nam bộ thường gặp khó khăn nhất trong việc phân biệt b và p , cả hai đều là âm môi , tuy rất dễ phân biệt với người Bắc nhưng thực tế Mp thấy người miền Nam nhầm hai phụ âm này rất nhiều . Chính v́ thế mới có câu "b ḅ hay p phở" .. ^_^
Hồi Mp lần đầu vào miền Nam , nghe người ta nói đến quả "bom" ; hay quả "pom" ǵ đó , nói chung họ nói b,p Mp phân biệt không được . Nhưng Mp lúc đó rất thắc mắc không biết quả bom là quả ǵ mà lại ăn được , hii ^_^
Sau này biết được th́ quả bom = quả táo tàu (từ miền Bắc) hay quả Apple bên tiếng Mỹ . Nhưng thế c̣n táo ta tiếng Mỹ là ǵ nhỉ ??? ai biết trả lời giùm nghe .
Người miền Nam hay có những danh từ khác miền Bắc , tuy nhiên không hẳn không có động từ hay tính từ khác biệt . Điển h́nh nhất là "giục" hay "dục" nhỉ ? Nó có nghĩa là quăng đi , vất đi ... Lúc đầu MP thấy rất buồn cười v́ giục ngoài Bắc th́ có nghĩa là thúc dục người khác làm việc ǵ đó ...
(c̣n tiếp)
|
|
conuong11
member
REF: 206376
08/25/2007
|
Chào anh Manhphu!Em thấy chủ đề anh đưa ra rất hay đấy chứ ạ!Chỉ có điều v́ em chưa đi đâu xa nên không biết nhiều về ngôn ngữ riêng các địa phương khác...thành ra...hổng dám có ư kiến.hihi
|
|
ngainhachoa
member
REF: 207370
08/27/2007
|
Chưa đọc xong nhưng đă thấy có vài chỗ mà manhphu có lẽ đă nhầm. Ví dụ, trong phần "ḍm, chộ, ngái ngôi", phần giải thích "chộ(động từ):thấy" th́ được c̣n "chộ(danh từ): nơi" th́ có vẻ không ổn. "Chộ" nếu là danh từ th́ chỉ là "chỗ"(từ phổ thông) do đọc nặng mà thành, đây không phải là một từ địa phương. "Ḍm" có lẽ không phải là từ địa phương Nghệ Tĩnh, v́ ḿnh thấy người Nghệ rất ít dùng, trong khi các vùng khác cũng dùng từ này, người Nghệ thường dùng từ "trông" để thay thế, đọc là "trôông". "Ngôi" trong "ngái ngôi" cũng không ổn, ḿnh đoán là manhphu nghe nhầm với từ "mô". Nếu phỏnng đoán của ḿnh đúng th́ 2 câu thơ của manhphu trở thành:
"Rào rú ngái mô trôông nỏ chộ
Chộ rào chộ rú chộ mô mồ"
Có thể dịch thành:
"Sông núi xa đâu nh́n chẳng thấy
Thấy sông thấy núi thấy đâu nào"
(Không biết "rào" có phải là "sông" không nữa, chưa nghe thấy bao giờ, tạm chấp nhận vậy!)
|
|
kitharan
member
REF: 207395
08/27/2007
|
Về chữ "chộ" tôi có góp ư như sau
Trong phương ngữ của tỉnh Quăng B́nh th́ "chộ" có nghĩa là "thấy" Như ngó chộ = ngó thấy ; nằm chộ = nằm thấy (nằm mơ, nằm mộng)
Tiếng Nghệ dễ nghe hơn tiếng Quăng B́nh nhiều, ai mà nghe dân Quăng B́nh chính gốc quê nói th́ phải biết ; rất khó nghe
|
1
2
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|