tetecehat
member
ID 35307
01/11/2008
|
Ư nghĩa của ngày Tết Nguyên-Đán
Ư nghĩa ngày Tết Nguyên-Đán
Ngày Tết là dịp để mọi người hân-hoan chúc cho nhau những điều tốt-lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích-mích đă làm mất ḷng nhau trong năm cũ. Ai ai cũng đều tay bắt mặt mừng và dành nhiều th́-giờ đến thăm họ-hàng, bạn-bè, và bà con lối xóm. Ngày Tết c̣n là ngày khởi-đầu cho một hy-vọng mới, một cố-gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương-lai.
Ngày Tết cũng là ngày đoàn-tụ. Người đi làm-ăn xa-xôi đến mấy cũng cố trở-về quê, tức là nơi ḿnh được sinh-ra hay quê-quán của cha mẹ, để ăn Tết và cúng tổ-tiên cùng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ-hàng, và bà con lối xóm. Mọi người đều nghỉ-ngơi và ăn-chơi cho bơ những ngày làm-lụng vất-vả.
Người Việt ta có thói-quen là quanh năm chăm-chỉ làm ăn. Suốt cả năm ở nơi thành-thị, đa-số những người buôn-bán và các công-nhân-viên ở xưởng máy không có th́-giờ nghỉ-ngơi. Ở nơi nông-thôn đồng ruộng cũng vậy, quanh năm người nông-dân cũng không có ngày nào là ngày Chủ-Nhật nên mọi người đều mệt-mỏi và không có th́ giờ để đi thăm họ-hàng bà con cùng bằng-hữu ở xa được. Chính v́ thế mà người Việt ta đă nhờ những ngày Tết để có dịp nghỉ xả-hơi và thăm hỏi nhau hầu xiết-chặt mối dây t́nh-cảm giữa gia-đ́nh, bạn-bè, và hàng-xóm.
Tết Nguyên-Đán
Tết Nguyên-Đán được mọi người Việt ḿnh tổ-chức rất linh-đ́nh và long-trọng, kéo dài suốt ba ngày, từ ngày mồng một tới ngày mồng ba tháng giêng ta.
Vào chiều 30 Tết, người ta làm cỗ để cúng và rước tổ-tiên về. Tới nửa đêm 30 rạng mồng một Tết, tức là Đêm Trừ-Tịch, người ta làm lễ cúng trời đất để tiễn năm cũ và đón năm mới. Việc cúng vào giữa đêm 30 này được gọi là cúng Trừ-Tịch hay cúng Giao-Thừa.
Ngày xưa người ta c̣n ăn Tết Nguyên-Đán suốt cả tháng giêng, tháng hai, và tháng ba ta như Ca-dao của ta đă diễn-tả như sau: “Tháng Giêng ăn tết ở nhà, /Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hôi hè.”
Trong ngày Tết Nguyên-Đán, người ta rất niềm-nở chào hỏi nhau, xá nhau, tay bắt mặt mừng, và c̣n ôm nhau nữa. Thời-thế đổi thay ta mới có nhiều cách chào nhau như vậy.
Theo phong-tục Việt, người ta không bắt tay để chào-hỏi nhau. Trong trường-hợp người dưới chào người trên hay người trẻ chào người già, người ta chỉ khoanh tay cúi đầu hay chắp tay để trước ngực rồi cúi đầu xuống để chào. Người trên cũng chắp tay lại gật đầu chào đáp lễ người dưới. Cách chắp tay lại để ở trước ngực và cúi đầu chào gọi là “xá.” Xá (to bow deeply) là cách chào thuần-túy của người Việt ta từ trước tới nay. V́ bị ảnh-hưởng văn-hóa Tây-Phương nên người Việt ta lại du-nhập lối chào bằng cách bắt tay, ôm nhau, và hôn nhau.
Muốn tổ-chức Tết cho chu-đáo, người dân Việt phải sửa-soạn Tết cả mấy tháng trước ngày Tết. Trước ngày Tết, con cháu và học tṛ phải lo sắm đồ để biếu Tết cho cha mẹ, ông bà, và thầy cô; các gia-đ́nh thường lo trang-hoàng nhà cửa và trồng cây nêu (New Year's Tree, Tết tree).
Trong đêm giao-thừa, đêm 30 Tết, dân Việt đều làm lễ Trừ-Tịch (New Year's Eve) rồi đua nhau đi lễ chùa và lễ đền miếu. Vào sáng ngày mùng (mồng) một Tết, các gia-đ́nh đều pha trà làm lễ cúng gia-tiên và đốt pháo ăn mừng Tết. Sáng ngày mùng hai, gia-đ́nh đi lễ tổ-tiên bên ngoại: “Mùng một th́ ở nhà cha,/ Mùng hai nhà vợ, mùng ba nhà thầy.”
Vào ngày đầu năm, dân Việt thường đi xông-nhà xông-đất (người đầu tiên đến nhà của ai trong ngày đâu năm) cho người thân và bằng-hữu. Các con cháu họ-hàng bà con và con cháu bạn-hữu c̣n nhỏ tuổi mà đến chúc Tết nhà ai th́ đều được chủ-nhà cho tiền mừng-tuổi. Vào ngày mùng ba Tết, các gia-đ́nh đều làm lễ hoá-vàng (đồ bằng giấy giả làm vàng được đốt đi sau khi cúng-lễ) để tiễn gia-tiên.
Vào những ngày đầu năm mới, người ta chọn ngày tốt và hướng tốt để xuất-hành rồi đi về trong cùng một ngày để đem lại may-mắn cho gia-đ́nh. Vào ngày đầu năm mới, những nhà văn và nhà thơ thường chọn ngày tốt cằm bút viết văn và thơ để khai-bút; những vị vua quan cũng thường chọn ngày tốt trong đầu năm để “khai-ấn” (đóng dấu trên tờ giấy).
Ngày Tết c̣n có một ư-nghĩa cao đẹp nữa là việc tỏ ḷng biết ơn đối với tổ-tiên cùng báo-hiếu ông bà và cha mẹ. V́ thế cho nên ta đă thấy trong bất-cứ ngày Tết nào người Việt ḿnh cũng bày cỗ cúng gia-tiên.
Tết c̣n mang một ư-nghĩa đại đoàn-kết, tha-thứ, cởi-mở, biết ơn, và vui sống của mọi người dân Việt. Đây là một truyền-thống tốt-đẹp cần phải duy-tŕ và phát-triển!
(Bài trích đăng)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|