Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Một số chùa nổi tiếng ở Bắc ninh ( Sưu tầm )

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 goldsnow142
 member

 ID 37982
 03/07/2008



Một số chùa nổi tiếng ở Bắc ninh ( Sưu tầm )
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Chùa Dâu

Chùa Dâu, c̣n có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xă Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Chùa c̣n được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Duyên ứng tự. Đây là ngôi chùa được đánh giá là xưa nhất Việt Nam.

Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Tại vùng Dâu có bốn ngôi chùa cổ: Pháp Vân (法雲寺, "mây pháp"), Pháp Vũ (法雨寺, "mưa pháp"), Pháp Lôi (法雷寺, "sấm pháp") và Pháp Điện (法電報寺 "chớp pháp"). Bốn chùa này ngoài thờ Phật c̣n thờ các nữ thần: Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Dàn, Bà Tướng.


Lịch sử

Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đă từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư T́-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.

Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn Măn Xá cách chùa Dâu 1 km.

Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đă sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở ṭa thượng điện, chỉ c̣n sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.


Kiến trúc


Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bốn dăy nhà liên thông h́nh chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Hậu đường xưa giờ không c̣n nữa, nhưng khách thăm chùa vẫn c̣n được chứng kiến bốn mươi gian nhà oản hai bên tả hữu.

Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2 m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị Pháp phá hủy, nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.

Bên trái của thượng điện có pho tượng Mạc Đĩnh Chi, tượng được đặt trên một bệ gỗ h́nh sư tử đội ṭa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.

Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Ḥa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đă lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ c̣n ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chăi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Ḥa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa ṿm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất c̣n sót lại từ thời nhà Hán.

Có câu thơ lưu truyền dân gian:.

Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu th́ về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám th́ về hội Dâu.
Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành hương về nơi đất Phật c̣n mở rộng tới chùa Phúc Nghiêm - chùa Tổ - nơi thờ Phật Mẫu Man Nương.


Chùa Bút Tháp

Ảnh được upload trên AnhNhanh.com


Tượng Phật Quan Âm ngh́n tay ngh́n mắt

Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự 寧福寺) nằm ở bên đê sông Đuống, thôn Bút Tháp, xă Đ́nh Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng c̣n gọi là chùa Nhạn Tháp. Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhăn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam Lịch sử
Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) th́ chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đă trụ tŕ ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí h́nh hoa sen. Ngọn tháp này nay không c̣n nữa. Đến thế kỷ 17, chùa đă trở nên nổi tiếng với sư trụ tŕ là Ḥa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ tŕ ở chùa. Năm 1644, Ḥa thượng viên tịch và được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ tŕ chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh, học tṛ xuất sắc của Ḥa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên) đă rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc". Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đó.

Đời vua Tự Đức, năm 1876, khi vua qua đây thấy có một cây tháp h́nh dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm.

Chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992-1996. Đây là ngôi chùa có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất c̣n lại ở Việt Nam.

Kiến trúc

Đây là một quần thể kiến trúc c̣n giữ lại nhiều di tích của thế kỷ 17. Phật điện của chùa gần như nguyên sơ của chùa cổ Việt Nam, gồm 10 nếp nhà nằm trên mộ trục dài hơn 100 m. Qua cửa Tam quan, đến gác chuông hai tầng, tám mái.

Chùa chính với 3 dăy nhà Tiền đường - Thiên hương - Thượng điện tạo thành chữ "công". Cách bố trí như vậy làm nổi bật điện thờ bên trong với các pho tượng.

Đáng chú ư nhất ở chùa là tượng Quan Âm ngh́n mắt ngh́n tay nổi tiếng do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656. Tượng cao 3,7 m, ngang 2,1 m, dày 1,15 m. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 200 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 789 tay dài ngắn khác nhau. Tính từ đài sen lên, tượng cao 235 cm. Đầu rồng đội ṭa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lư nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo h́nh hàm súc. Phật ngồi trên toà sen hồng qua bệ tượng h́nh vuông được trang trí bằng những nét chạm khắc cổ với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ. Ở đây có nhiều mô tip quen thuộc được trang trí ở chùa Việt Nam như hoa lá, cây cảnh cùng các con vật - trong đó có rồng - ngư với viên ngọc; lân với quả cầu; quạt hai ṿng tṛn, sóng nước, hoa sen,... Tượng Quan Âm hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định; các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp ṿng tṛn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật) trong ḷng mỗi bàn tay lại hiện lên một con mắt. Nh́n tổng thể tượng Quan âm ngh́n mắt ngh́n tay như những ṿng hào quang toả ra từ tâm điểm.

Hai kiệt tác điêu khắc khác nữa làm thành một bộ ba tác phẩm danh bất hư truyền là tượng Tây Thiên Đông Độ Việt Nam lịch đại Tổ sư và tượng Thị Kính. Pho tượng Tuyết Sơn ở đây cũng là một kiệt tác của thế kỷ 17. Qua nhà tiền đường là đến nhà thiêu hương.

Ngoài ra, trong chùa có hơn 70 pho tượng gỗ được tạc trong tư thế quỳ, đứng, ngồi với nét mặt thành kính trông rất sinh động như pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ,... c̣n tượng La Hán lại thể hiện cảm xúc nội tâm, mang nặng ư tưởng Phật giáo.

Phủ thờ nằm sau Phật điện là ngôi nhà 5 gian có hai pho tượng đáng chú ư. Hai pho tượng này là chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (nhà Lê) đầu đội vương miện nhưng khoác áo tu hành, và công chúa Ngọc Duyên. Cả hai pho tượng đều ngồi theo dáng toạ thiền.

Từ thượng điện, đi qua một chiếc cầu đá có ba nhịp uốn cong dẫn đến ngôi nhà gọi là Tích Thiện am. Trên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông hoa lá. Tích Thiện am là một ngôi nhà có ba tầng mái.

Trong Tích thiện am, có cây Cửu Phẩm Liên Hoa, là một tháp bằng gỗ 9 tầng, 8 mặt, có thể quay tṛn quanh một trục, có gắn tượng Phật và chạm những cảnh dân gian hay lấy đề tài trong Phật thoại.

Chùa có tháp Bảo Nghiêm thờ Hoà thượng Chuyết Chuyết, trông tháp giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp cao 13,05 m, năm tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh; ngoài tầng đáy rộng hơn, bốn tầng trên gần giống nhau, rộng 2 m. Năm góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Ḷng tháp có một khoang tṛn đường kính 2,29 m. Ngoài kỹ thuật xây dựng đá, phần bệ tượng được bao quanh bằng hai ṿng tường cấu tạo bằng cột và lan can. Riêng ở tầng trệt của toà tháp này có mười ba bức chạm lấy đề tài động vật làm chính. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.

Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến, trên có những h́nh động vật được khắc trông sinh động .


Chùa Phật tích


Ảnh được upload trên AnhNhanh.com

Tượng Phật A di đà trong chùa


Chùa Phật Tích (Phật Tích tự 佛跡寺) c̣n gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự 萬福寺) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (c̣n gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xă Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lư lớn nhất Việt Nam



Lịch sử


Theo tài liệu cổ th́ chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái B́nh thứ 4 (1057) với nhiều ṭa ngang dăy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lư. Ngôi chùa vào thời Lư hiện nay không c̣n nữa.

Năm 1066, vua Lư Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.

Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Ḥa thứ bảy (1686) ca ngợi vẻ đẹp của cảnh chùa: "Đoái trông danh thắng đất Tiên Du, danh sơn Phật Tích, ứng thế ở Càn phương (hướng Nam) có núi Phượng Lĩnh bao bọc, phía tả Thanh Long nước chảy ṿng quanh. Phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh nhà khai bàn đá..."

Năm 1071, vua Lư Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ "Phật" dài tới 5 m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan có đóng góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích.

Thời bấy giờ vua Trần Nhân Tông đă cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành, vua Trần Nhân Tông đă sáng tác tập thơ "Bảo Hoa dư bút" dày tới 8 quyển. Vua Trần Nghệ Tông đă lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ).

Vào thời nhà Lê, năm Chính Ḥa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi Bà đă rời phủ Chúa về tu ở chùa này. Bia đá c̣n ghi lại cảnh chùa thật huy hoàng: "... Trên đỉnh núi mở ra một ṭa nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đă rộng lại to, sáng sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú lớn bằng đá, phía sau có Ao Rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng và tay rồng với tới trời sao,cung Quảng vẽ hoa nhụy hồng...". Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), một đại yến hội đă được mở ở đây.

Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá nhiều. Chùa đă bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947.

Khi ḥa b́nh lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A-di-đà bằng đá quư giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử-văn hoá.


Kiến trúc

Tượng Phật A di đà phục chế theo nguyên mẫu trong chùa, đặt tại Viện Bảo tàng Lịch sửChùa được kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc", sân chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này, có câu đối "Đệ nhất cung thần quy Phật địa. Thập tam đ́nh vũ thứ tiên hương". Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà c̣n bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng đ́nh. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lư Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi, hiện nay chùa c̣n giữ được pho tượng của Chuyết công đă kết hỏa lúc đang ngồi thiền.

Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu.

Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lư, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền h́nh chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá h́nh khối hộp chữ nhật.

Theo tương truyền, bậc nền thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, nơi xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên: "...Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp Giáng Tiên bị bắt trói v́ tội hái trộm hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên nữ. Sau Từ Thức từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi ở cửa biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên..." Do tích này, trước đây chùa Phật Tích mở hội Hoa Mẫu Đơn hàng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng để nhân dân xem hoa và các văn nhân thi sĩ b́nh thơ.

Bậc nền thứ hai là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không c̣n được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, các nhà khảo cổ học đă t́m thấy nhiều di vật điêu khắc thời nhà Lư và nền móng của một ngôi tháp gạch h́nh vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m.

Nền thứ ba cao nhất, có Long Tŕ (Ao Rồng) là một cái ao h́nh chữ nhật, đă cạn nước.

Sau sân nền có 32 tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ tŕ ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17.

Nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lư c̣n được giữ tại chùa cho đến nay. Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá cao 10 m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.

Giữa chùa là pho tượng Phật bằng đá xanh ngồi thiền định trên ṭa sen, cao 1,85 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những h́nh rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lư. Ở chùa c̣n có những di vật thời Lư khác như đá ốp tường, đấu kê,...trên đó chạm khắc các h́nh Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ v.v...

Trong Ức Trai Thi Tập, Nguyễn Trăi có bài thơ vịnh cảnh chùa Phật Tích:

Đoản trạo hệ tà dương
Thông thông yết thượng phương
Vần quy thiền sáp lănh
Hoa lạc giản lưu hương
Nhật mộ viên thanh cấp
Sơn không trúc ảnh trường
Có trung chân hữu ư
Dục ngữ hốt hoàn vương. Bóng xế thuyền con buộc
Vội lên lễ Phật đài
Mây về giường săi lạnh
Hoa rụng suối hương trôi
Chiều tối vượn kêu rộn
Núi quang, trúc bóng dài
Ở trong dường có ư
Muốn nói bỗng quên rồi.

(Đào Duy Anh dịch)
Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đă khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các tṛ chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ...


Di cốt của sư tổ


Năm 1988, đă xảy ra một vụ trộm tại khu tháp này: Kẻ gian đă nạy cửa tháp Báo Nghiêm để kiếm vàng và đồ cổ. Chúng đă vứt ra một vại sành trong đó có chứa di cốt người và những mảnh bó cốt có cấu tạo giống như mảnh bồi của tượng nhà sư chùa Đậu.

Phó tiến sỹ Nguyễn Lân Cường cho biết: "Rất tiếc, vị sư trụ tŕ của chùa đă mất từ trước khi vụ trộm xảy ra cách đó 8 năm. Khi đến thôn Rao Mộc, cách chùa 15 km, chúng tôi gặp cụ Nguyễn Chí Triệu vốn là sư bác ở chùa 45 năm về trước. Theo lời cụ Triệu, trước đây, trong khán thờ có một pho tượng của sư tổ, chân xếp bằng tṛn theo thế ngồi thiền, hai tay đặt trước bụng, ḷng bàn tay ngửa."

Các nhà khảo cổ học đă t́m thấy tất cả 133 mảnh xương và 209 mảnh bồi. Trong số này có đốt sống, xương đùi, xương chày, một phần xương hàm trên, đặc biệt có một xương hàm dưới, một phần xương trán cùng hốc mắt phải đính với hai mũi. Dựa vào các xương chi, các nhà khoa học tính toán chiều cao của nhà sư khoảng 1,6 m. Qua phân tích cấu tạo của khuyết hông và khớp mu, các nhà khoa học khẳng định đây là di hài của một nhà sư nam khoảng 65 - 70 tuổi.

Khi nghiên cứu những mảnh bồi, các nhà nghiên cứu đă t́m thấy một đoạn dây đồng đă gỉ mầu xanh. Điều này chứng tỏ: Sau khi cải táng, người ta lấy xương của nhà sư đă tịch, đem dựng khung tạo thành h́nh ngồi thiền, rồi mới bồi ra bên ngoài để tạo tượng. Điều này khác với kỹ thuật tạo tượng nhà sư Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu.

Với mong muốn phục nguyên di hài thiền sư ở chùa Phật Tích, nhóm các nhà khoa học do PTS Nguyễn Lân Cường chỉ đạo đă áp dụng phương pháp Guerasimov phục hồi mặt theo xương sọ.

Ngày 12 tháng 1 năm 1993, các nhà khoa học bắt tay tiến hành phục nguyên di hài. Trước hết, họ dựng tượng nhà sư bằng đất sét theo phương pháp Guerasimov; đổ khuôn thạch cao tạo các mảnh khuôn rồi gỡ các mảnh khuôn, phá tượng đất đi. Sau đó, họ bôi sơn ta, lót vải màn, rắc mạt cưa trộn sơn ta và gắn xương vào đúng vị trí. Để thành tượng, các nhà khoa học phá tiếp khuôn thạch cao, gỡ các mảnh bó cốt và gắn lại. Cuối cùng, họ đem thếp bạc rồi quang dầu lên tượng. Sau khi tượng được hoàn thành, tại khu vực này đă diễn ra lễ rước tượng về chùa Phật Tích với sự tham dự của hàng ngh́n người dân. Đây là lần đầu tiên Việt Nam phục nguyên thành công một pho tượng theo phương pháp Guerasimov kết hợp với sơn ta cổ truyền của dân tộc.






Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network