goldsnow142
member
ID 39447
04/04/2008
|
Tết Thanh Minh ( Sưu tầm )
Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày tiết Thanh Minh. Tại Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao th́ tết này là một ngày quốc lễ. C̣n ở các khu vực khác ở Đông Á th́ không. Nói đến Tết Thanh Minh th́ bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh.
Tảo mộ
Nhân ngày Thanh Minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh Minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dă như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đă khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mă hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đă khuất. Trong ngày Thanh Minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già th́ lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày v́ nhiều lư do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đ́nh. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, c̣n có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.
Hội đạp thanh
Trước đây, nam nữ thanh niên cũng nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi hội đạp thanh (tức giẫm lên cỏ). Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này có lẽ không c̣n, nhưng ở Trung Quốc th́ một vài nơi vẫn c̣n duy tŕ được.
Văn học
Nếu tính tiết Đông chí là gốc th́ tiết Thanh minh cách tiết này khoảng 105 ngày, c̣n nếu tính tiết Lập xuân là gốc th́ nó cách tiết này khoảng 60 ngày. Tính theo âm lịch, nó rơi vào khoảng từ sớm nhất là giữa tháng Măo (tháng Hai) đến muộn nhất là giữa tháng Th́n (Tháng Ba). Cho nên, Nguyễn Du trong Truyện Kiều mới có câu:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đă ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Tết Thanh Minh của người Trung Quốc
Cũng giống như Việt Nam, Tết Thanh Minh không chỉ là ngày con cháu nhớ đến tổ tiên, hướng về cội nguồn mà c̣n là ngày hội đạp thanh, nghi thức đầu xuân quan trọng.
Tết Thanh Minh tiếng cổ c̣n gọi là Tết Tam Nguyệt với hơn 2.500 năm lịch sử. Tết Thanh Minh là một trong 24 cái Tết và đặc biệt hơn chỉ có nó mới vừa là ngày lễ, vừa là ngày mặt trời ở vị trí hoàng đạo.
Nó có nguồn gốc từ thời xuân thu, vốn là ngày lễ của người Hán, thời khắc Thanh Minh ước khoảng trước hoặc sau ngày 5/4 Dương lịch. Thường th́ sau Thanh Minh mưa rất lớn nên mọi vật đều được tươi mới, xanh tốt sáng bừng. Nói cách khác th́ khi vạn vật được “thay da đổi thịt” th́ bất kể con người hay cây cối đều như trút bỏ được lớp áo dày bụi của mùa đông, đón xuân tưng bừng và đón nắng ấm áp.
Người xưa cũng gọi đây là Lễ Hàn Thực, cứ nghe thấy trống đánh liên hồi từ Kinh Thành là biết đă sang thời khắc đó. Năm đó nhân dân sau khi trải qua nạn úng thuỷ, họ gọi luôn hai chữ Thanh Minh như là để nhớ lại thiên tai này, mong mưa thuận gió hoà hơn. Từ đó, hoa đua nhau nở, cây cối phục hồi, trời xanh đất tốt cũng là cái cớ để họ giẫm lên đất xanh cho đất màu mỡ nên mới có “hội đạp thanh”.
Tương truyền đời nhà Đường, thói quen ngắm nh́n tự nhiên, quan sát mây núi, trời biển, xuân hạ thu đông bốn tiết đă trở nên phổ biến. Đây chính là một trong những hoạt động của hội đạp thanh (du xuân). Ngoài ra người dân c̣n mở các cuộc hội hè, hoạt động văn hóa đặc sắc để tăng thêm t́nh yêu cuộc sống
Tết Thanh Minh không thể bỏ qua lễ tảo mộ, thả diều, kéo co, đạp thanh, đốt lửa. Vốn dĩ ngày trước lễ hàn thực rất lạnh, vua Đường đă ban lệnh “hàn thực ra mộ”. Do Hàn Thực và Thanh Minh có liên quan đến nhau nên sau gọi luôn là Tảo Mộ. Phong tục làm cỏ, sửa sang, thắp hương, đặt hoa tưởng nhớ là những hoạt động không thể thiếu trong ngày Thanh Minh. Khi đó, trẻ con thường túm tụm thả diều, mỗi cánh diều lại gắn với một thanh sáo trúc, khi gặp gió phát ra tiếng vi vu dạt dào nên cách gọi cánh diều theo tiếng Hán cũng bắt nguồn từ đó.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat