Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> TẾT ĐOAN NGỌ

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 42303
 06/05/2008



TẾT ĐOAN NGỌ
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
MỞ ĐẦU

Cũng giống nhiều lễ tiết của người Việt như Tết Nguyên đán , Tết Trung thu v v ..., Tết Đoan Ngọ cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc .Nhưng tục lệ mà dân ta cúng lễ cũng như ư nghĩa của ngày lễ này hoàn toàn biến đổi h́nh thức và bảo tồn thành phong tục Việt Nam .Qua mọi biến đổi của thời cuộc , Tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong dân chúng với ư nghĩa thiêng liêng của nó , dù nhiều vùng nhất là thành thị cách thể hiện ngày càng đơn giản hơn .Tết Đoan Ngọ đă ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam qua câu ca dao sau :

Tháng tư đong đậu nấu chè

Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm


Vậy Tết Đoan Ngọ là tết ǵ ? Và người ta "ăn " như thế nào ?

Theo sách Phong thổ kư th́ Tết Đoan Ngọ c̣n được gọi là Tết Đoan Dương .

Đoan nghĩa là bắt đầu ,Ngọ là giữa trưa , Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa ; c̣n Dương là mặt trời , là khí dương , Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh .

Tết Đoan Ngọ là ngày 5 tháng năm âm lịch ,chính v́ tháng năm là lúc bắt đầu trời nắng to ,khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa .

Phương Nam là chính Ngọ mà Ngọ là ngôi dương nên tết này gọi là Tết Đoan Dương .Vả chăng tháng năm cũng là tháng Ngọ trong một năm .

Nười Trung Hoa c̣n gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ hay Đoan Ngũ nữa .

Theo sách Tuế Thời tạp kư th́ Trùng Ngũ là hai số 5 gặp nhau , mồng 5 tháng 5 .Ngoài ra khi xưa ở kinh kỳ , người ta gọi ngày mồng 1 tháng 5 là Đoan Nhất , mồng 2 tháng 5 là Đoan Nhị , mồng 3 tháng 5 là Đoan Tam , ngày mồng 4 là Đoan Tứ và ngày mồng 5 tháng 5 là Đoan Ngũ .



SỰ TÍCH TẾT ĐOAN NGỌ



Thực ra lúc đầu , ngày Đoan Ngọ chỉ là ngày người dân cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới , mừng sự trong sáng quang đăng .Hơn nữa giữa thời tiết oi bức này thường hay có bệnh tật nên người ta cúng vái để cầu được b́nh yên , tránh được mọi bẹnh thời khí .

Nhưng về sau để cho ngày này có ư nghĩa , người ta lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm Khuất Nguyên và các ông thầy thuốc cũng nhân ngày này kỷ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai t́m thuốc .



SỰ TÍCH KHUẤT NGUYÊN



Khuất Nguyên họ Tam Lư giữ chức Tả Đồ nước Sở dưới triều vua Hoài Vương vào thời Thất Quốc bên Trung Hoa , là người có tài và liêm khiết .Nhưng do bị bọn nịnh thần xúi giục mà vua Hoài Vương đă phế truất ông .Để nói lên nỗi oán than của ḿnh ông đă viết bài thơ Ly Tao .

Khi Sở Hoài Vương đem quân đánh Tần , ông đă hết lời can ngăn nhưng vua không nghe , sau vua bị chết ở đất Tần .Lúc vua Tương Vương kế nghiệp không những cũng không nghe lời ông mà c̣n bắt ông đi đày .Ông đă làm bài thơ Hoài Sa rồi buộc đá vào người nhẩy xuống sông Mịch La tự vẫn .Hôm đó là ngày mùng 5 tháng năm .

Vua được tin , rất hối hận và thương tiếc ông nên sức cho dân làm cỗ đem ra bờ sông cúng ông và ném cỗ xuống sông cho ông hưởng , nhưng cỗ bị tôm cá ăn hết .Ông báo mộng cho vua và xin với vua nếu thương ông th́ khi ném cỗ xuống phải lấy lá bọc lại , buộc bằng chỉ ngũ sắc th́ cá tôm sẽ không ăn được .Vua lệnh cho dân làm theo ư ông .Từ đó vào ngày mùng 5 tháng năm dân chúng làm cỗ linh đ́nh trên các bờ sông rồi lấy lá bọc lại , buộc chỉ ngũ sắc ném xuống ḍng nước để kỷ niệm Khuất Nguyên .

Riêng tại sông Mịch La , người nước Sở mở hội rất vui , ngoài việc cúng Khuất Nguyên c̣n tổ chức các cuộc đua thuyền , tượng trưng cho ư muốn vớt xác Khuất Nguyên .


SỰ TÍCH LƯU THẦN VÀ NGUYỄN TRIỆU


Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán , nhân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc , gặp hai tiên nữ kết duyên vợ chồng .Sau nửa năm sống nơi tiên cảnh hai người nhớ nhà đ̣i về .Trở về làng hai người thấy phong cảnh đă khác xưa v́ nửa năm trên tiên giới bằng mấy trăm năm dưới trần .Hai người trở lại rừng t́m cơi tiên nhưng không thấy nữa và cũng không trở về làng .

Nhiều nhà thơ đă ngâm vịnh rất nhiều về sự tích này , riêng Tản Đà có cả một tập chèo "Thiên Thai " như một kiệt tác .Sau đây là đoạn hai nàng tiên tiễn biệt Lưu Nguyễn về trần :

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngúi !
Nửa năm tiên cảnh ,
Một bước trần ai
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Đá ṃn rêu nhạt ,
Nước chảy hoa trôi ,
Cưỡi hạc bay lên vút tận trời !
Trời đất từ đây xa cách măi ,
Cửa động , Đầu non ,
Đường lối cũ ,
Ngh́n năm thơ thẩn bóng trăng chơi .




LỄ BÁI TRONG NGÀY ĐOAN NGỌ



Cũng như các Tết khác , ăn Tết Đoan Ngọ cũng phải cúng bái .

Thời xưa ở các làng xă có lễ thần tại đ́nh , đền ; tại các thôn xóm cúng ở miếu .Ở nhà th́ sửa lễ cúng Thổ Công , ông bà ông văi .Trong lễ cúng tại miền Bắc bao giờ cũng có quả dưa hấu v́ đang là mùa .Nhưng dân ta cúng xong không đem đổ xuống sông như người Trung Hoa .

Riêng tại các gia đ́nh thày thuốc c̣n có thêm lễ cúng Thánh sư .


TỤC LỆ TRONG NGÀY ĐOAN NGỌ


Ngoài việc cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ , xưa và hiện nay ở một số địa phương , người Việt có nhiều tục lệ riêng khác người Trung Hoa gồm :

* Tục giết sâu bọ

* Tục nhuộm móng tay móng chân

* Tục đeo bùa tui bùa túi

* Tục tắm nước lá mùi

* Tục khảô cây lấy quả

* Tục hái thuốc vào giờ Ngọ

* Tục treo ngải cứu để trừ tà

* Tục đi sêu




1.Tục giết sâu bọ


Tết mùng 5 tháng năm c̣n được gọi là Tết giết sâu bọ , v́ trong ngày hôm ấy ta có tục giết sâu bọ .

Theo quan niệm xưa , trong người nhất là ở bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ .Sâu bọ này nếu không trừ đi sẽ sinh sản ngày một nhiều gây tai hại cho người , nhưng giết sâu bọ không phải là chuyện dễ dàng và không phải bất cứ lúc nào giết chúng cũng được .Quanh năm chúng ở sâu trong bụng , duy chỉ có ngày mùng 5 tháng năm chúng mới ngoi lên .Người ta giết sâu bọ bằng rượu nếp và hoa quả .

Sáng sớm mùng 5 , ngay sau khi thức dậy , súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay .Ở miền Bắc trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát rượu nếp , sau đó ăn một bát thạch , rồi đến ăn các loại trái cây như mận , muỗm , sấu , đào , roi v.v ...

Người ta cắt nghĩa sự giết sâu bọ như sau :

Sáng sớm mùng 5 tháng năm bọn sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên.Ăn rượu nếp vào làm chúng say , sau đó những trái cây sẽ làm cho chúng chết .Mỗi loại trái cây đều là vị thuốc giết sâu bọ .Trong Đông y , thuốc Nam cũng như thuốc Bắc , các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc , các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có tính chất giết được sâu bọ .

Ngoài trái cây , người ta c̣n cho trẻ con bôi hoặc uống thần sa , chu sa v́ cho rằng lúc sâu bọ bị các trái cây giết gây phản ứng bất an cho con trẻ nên dùng thần sa để trấn an trước .

* Rượu nếp

Ảnh được upload trên AnhNhanh.com

Ủ rượu nếp

Ảnh được upload trên AnhNhanh.com Ảnh được upload trên AnhNhanh.com


Gọi là rượu nhưng không phải toàn chất nước như các rượu khác mà c̣n có cả chất cái nữa .

Rượu nếp làm bằng xôi .Dùng gạo nếp không giă ( gạo lức ) thổi xôi rồi rắc men , ủ từ ba đén năm ngày th́ thành rượu nếp .

Thúng xôi ủ được đặt trên một cái chậu để hứng lấy nước .Nước này là chất rượu , c̣n cái là xôi ủ men có màu ngà .Khi ăn , ăn cả cái trộn với nước rượu .Rượu nếp ăn ngọt ngọt cay cay gây cảm giác say say dễ chịu .


Ảnh được upload trên AnhNhanh.com Ảnh được upload trên AnhNhanh.com Ảnh được upload trên AnhNhanh.com Ảnh được upload trên AnhNhanh.com Ảnh được upload trên AnhNhanh.com




Những loại quả trong ngày Tết Đoan Ngọ



2.Tục nhuộm móng tay móng chân


Xưa ở nhà quê mỗi khi Tết Đoan Ngọ người ta nhuộm móng tay , móng chân a cho trẻ em . Người ta hái một nắm lá gọi là lá nhuộm móng tay đem giă nhỏ rồi lấy lá vông bọc lên đầu ngón tay ngón chân cho các em từ tối hôm trước , sáng hôm sau tháo ra , các móng tay móng chân đều được nhuộm đỏ .

Hàng năm gần đến ngày Tết mùng 5 có người hái lá đem ra chợ bán .Nhuộm bằng lá này móng tay móng chân có màu đỏ như son .

Sở dĩ có tục nhuộm móng tay móng chân cho trẻ em là để trừ tà ma cũng như cho các em đeo bùa .Người xưa c̣n cho rằng do tính chất của lá khi nhuộm vào giúp các em không bị ảnh hưởng nếu sâu bọ quấy rầy .

Khi nhuộm ngón tay trỏ được chừa ra v́ ngón này là thần chỉ không nhuộm được .


3.Bùa tui bùa túi


Ảnh được upload trên AnhNhanh.com

Đây là bùa ngũ sắc đeo cho trẻ em trong ngày mùng 5 tháng năm để diệt trừ ma qủy và rắn rết .

Dùng vải và chỉ ngũ sắc để may bùa .Bùa khâu thành h́nh những trái cây rồi buộc túm với nhau bằng chỉ ngũ sắc cho các em đeo . Một túm bùa thường gồm :

* Một cục hồng hoàng có tính chất kỵ rắn rết .

* Một túi hạt mùi h́nh vuông , một góc bụôc chỉ để đeo vào túm bùa c̣n ba góc kia có ba rua chỉ ngũ sắc và một hạt bóng màu .Hạt mùi thơm và có tính kỵ gió

* Một quả ớt màu xanh,đỏ , vàng ...

* Một quả khế mỗi múi một màu

* Một quả na

* Một quả hồng v.v...

Có khi túm bùa được đeo vào một chiếc ṿng cổ tết bằng chỉ ngũ sắc cùng với chiếc khánh bằng giấy hoặc bằng chỉ ngũ sắc .

Theo người xưa chỉ ngũ sắc kỵ được ma quỷ . Bùa khâu h́nh trái cây v́ trái cây được dùng để giết sâu bọ trong dịp Tết Đoan Ngọ .


4.Tắm nước lá mùi


Ảnh được upload trên AnhNhanh.com

Trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta lấy cây mùi đun nước tắm để trừ độc .Người ta cho rằng tắm nước lá mùi trong ngày mùng 5 tháng năm sẽ tránh đựơc gió máy , cảm mạo và sẽ khoẻ mạnh .


5.Khảo cây lấy quả


Có nhiều cây trồng nhiều năm vẫn không có quả .Người ta cho rằng đó là những cây bướng bỉnh , mỗi cây coi như có một linh hồn , cần phải khảo mới chịu có quả .

Khảo cây lấy quả là tục cử hành vào dịp Tết Đoan Ngọ : một người trèo lên cây , một người dứng dưới đất .

Người đứng dưới đất hỏi cây v́ sao không có quả và doạ nếu mùa tới không có quả sẽ chặt cây đi .Người trên cây van lạy xin đừng chặt và hứa mùa tới sẽ có quả .

Người dưới gốc lại hỏi mùa tới sẽ cho bao nhiêu quả , người trên cây trả lời số quả theo sức vóc sủa cây .Sau đó người trên cây đi xuống .


6.Hái thuốc mùng 5


Trong thuốc Nam mỗi cây là một vị thuốc .

Cũng như người Trung Hoa , người Việt Nam tin rằng những củ , cành , lá hái và đào được trong ngày mùng 5 tháng năm đều là những vị thuốc tốt chữa được rất nhiều bệnh , nhưng phải hái vào khoảng giờ Ngọ nghĩa là từ 11 giờ đến 13 giờ ngày này .

Y học phương Đông giải thích rằng vào một ngày nắng nhất của mùa hạ , vào một giờ nóng nhất , tức là giờ Ngọ của ngày nóng nhất ấy , khí nóng đă cô đọng nhựa cây lên lá , khiến cho lá có một dược tính chữa được một số các bệnh như như nhức đầu , đau xương , sổ mũi , choáng váng v.v...Lá người ta thường hái là ngải cứu , đinh lăng ,lá mùi , lá mua v.v...Những lá này đem phơi khô rồi khi bị các chứng bệnh trên đem sắc lên mà uống .

Tục hái lá mồng 5 là do sự tích Lưu Thần , Nguyễn Triệu truyền lại và được thi vị hoá khi cho rằng chư tiên đă truyền phép cho cây lá vào giờ Ngọ ngày Đoan Dương .

Ngày nay ở làng quê nhiều nơi vẫn hái các loại lá xung quanh nhà làm nước vối uống quanh năm .



7.Treo ngải cứu trừ tà


Ảnh được upload trên AnhNhanh.com

Cây ngải cứu có dược tính khu phong giải độc , người bị nhức đầu lấy ngải cứu đắp lên hai bên thái dương có thể khỏi .

Ngày Tết Đoan Ngọ người ta lấy lá ngải cứu buộc treo trước cửa nhà để trừ tà , tránh sự đau ốm .


8. Đi sêu


Những chàng trai đă dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới có bổn phận phải sêu tết nhà vợ trong những dịp lễ tết .

Ngoài Tết Nguyên Đán một năm c̣n có hai lần sêu vào dịp cơm mới tháng năm và tháng mười , tháng năm th́ vào Tết Đoan Ngọ .

Lễ sêu gồm có đậu xanh mới thu hoạch tháng tư , gạo nếp vụ chiêm , đôi ngỗng , vài chục chim ngói , vài cân đường và mấy trái dưa hấu .

Những chàng rể đă cưới vợ không phải đi sêu nhưng cũng nhân dịp này có quà biếu cha mẹ vợ .Lễ vật là tuỳ tâm .


9.Tết thầy học


Ngày xưa các ông đồ dạy học không lấy học phí .Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng năm , mồng 9 tháng chín và dịp Tết các học tṛ đều có đồ lễ tết thầy .Tuỳ tâm bố mẹ học tṛ nhưng thường là thúng gạo , đôi ngỗng , đường bánh , hoa quả ...Những nhà khá giả c̣n kèm thêm một số tiền .


10.Tết ông lang


Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh , mặc dù đă trả tiền thuốc nhưng cũng không quên ơn nên nhân dịp Tết Đoan Ngọ cũng có đồ lễ gọi là tết hái thuốc biếu ông lang .Đồ lễ giống như học tṛ tết thầy .


11. Tết lẫn nhau


Những người chịu ơn người khác , những người hàng dưới cũng nhân Tết Đoan Ngọ có đồ lễ biếu người trên và người đă giúp ḿnh .



MỘT VÀI CÂU CHUYỆN VỀ TẾT MỒNG NĂM



Len lét như rắn mồng 5

Nếu để ư th́ thấy ngày mồng 5 tháng năm không ai gặp rắn , có vẻ như chúng sợ đă trốn hết .V́ thế có câu tục ngữ " Len lét như rắn mồng 5 ".

Thực ra không gặp rắn v́ hôm đó các trẻ em đeo bùa tui bùa túi trong đó đều có viên hồng hoàng , chất này kỵ rắn nên chúng sợ trốn cho đến khi không c̣n mùi vị hồng hoàng nữa.


Một câu chuyện về Khuất Nguyên



Theo các cụ Trần Lê Nhân và Nguyễn Văn Ngọc trong CỔ HỌC TINH HOA th́ câu chuỵện sau do chính Khuất Nguyên viết .

Sau khi Khuất Nguyên bị phế truất , ngày ngày lang thang trên bờ đầm , mặt mũi tiều tuỵ , gầy g̣ , vừa đi vừa hát .

Có ông lăo đánh cá trông thấy mới hỏi :

- Ông có phải là Tam Lư đại phu đó không ? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy ?

Khuất Nguyên đáp :

- Cả đời đục , một ḿnh ta trong ; mọi người say cả , một ḿnh ta tỉnh , bởi vậy cho nên ta phải phóng khí .

Ông lăo đánh cá lại hỏi :

-Thánh nhân không câu nệ việc ǵ , lại hay tuỳ thời . Có phải cả đời đục cả , sao ông không khuấy thêm bùn , vỗ thêm sóng cho đục một thể ; loài người say cả , sao ông không ăn cả men , húp cả bă cho say một thể ? Việc ǵ mà phải lo xa nghĩ sâu để đến nỗi phải phóng khí ?

Khuất Nguyên nói :

-Tôi nghe: mới gội đầu tất phải chải mũ , mới tắm ra tất phải thay áo , có đâu lại đem cái thân trong sạch cho vật dơ bẩn dính vào ḿnh được ? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương , vùi xác trong bụng cá , chớ sao trắng lôm lốp , lại chịu để dây bụi dơ .

Ông lăo đánh cá tủm tỉm cười , bơi chèo đi mà hát rằng :

Sông Thương nước chảy trong veo
Th́ ta đem giặt cái lèo mũ ta
Sông Thương nước đục phù sa
Th́ ta lội xuống để mà rửa chân


Hát xong đi thẳng không nói ǵ nữa .

Bàn về truyện trên hai cụ Trần Lê Nhân và Nguyễn Văn Ngọc đă viết :

Mấy câu hát của lăo đánh cá th́ có ư khuyên Khuất Nguyên hoà quang đồng trần với đời , mấy câu Khuất Nguyên th́ phản đối lại , chết th́ thôi chứ không chịu theo thời , sống đục không bằng thác trong .Quả nhiên về sau Khuất Nguyên đă vùi xác trong bụng cá trong sông Mịch La , lấy nước song Mịch mà tẩy uế sự nhơ bẩn , thật là ngh́n thu trung nghĩa .









Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 goldsnow142
 member

 REF: 354595
 06/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ giữa trưa



Ngày "Tết giết sâu bọ", dân gian Việt Nam thường cúng vào sáng sớm. Tuy nhiên, thực chất tiết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch.

Xuất xứ của ngày này liên quan đến cái chết của Khuất Nguyên, một vị quan của nước Sở (Trung Hoa cổ đại) cách đây hơn 2.000 năm. Khuất Nguyên v́ can ngăn Sở Hoài Vương không thành, bị cách chức thành thứ dân, về quê sinh sống. Chị gái ông tên là Tu đi lấy chồng xa, nghe tin liền về thăm em.

Thấy Khuất Nguyên tóc xơa bù, mặt mày nhem nhuốc, h́nh dung hốc hác, vừa đi vừa ngâm thơ ở bờ sông, chị bèn bảo: "Vua Sở dẫu không nghe lời em nhưng em đă hết ḷng rồi, c̣n lo nghĩ làm ǵ? May mà nhà c̣n có ruộng. Sao không dùng sức cày cấy để tự nuôi ḿnh, hưởng hết tuổi trời?".

Khuất Nguyên than: "Việc vua Sở đă đến thế này, ta không nỡ thấy tôn miếu bị diệt vong. Cả đời đục chỉ có ḿnh ta trong".

Rồi một ngày, Khuất Nguyên dậy sớm, ôm một ḥn đá tự trẫm ḿnh ở sông Mịch La. Đó chính là ngày 5/5 âm lịch. Ngươi làng nghe tin, đua nhau chở thuyền nhỏ ra cứu nhưng không kịp, bèn làm bánh nếp có góc ném xuống sông để tế. Tục đua thuyền rồng ở vùng Ngô Sở cũng bắt nguồn từ đó. Tương truyền, mảnh ruộng Khuất Nguyên cày cấy về sau gạo trắng như ngọc, gọi là "ruộng gạo ngọc". Tên làng ông ở gọi là làng "Tỷ quy", tức là chị về.

Ngày dương khí cực thịnh

Theo học thuyết âm dương ngũ hành, Ngọ được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa. Trong một ngày, dương khí cao nhất là giờ Ngọ. Trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng). Trong năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng 5). Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ.

Nhưng tại sao người ta lại chọn ngày 5/5 mà không chọn ngày Ngọ đầu tiên của tháng 5 làm tết giết sâu bọ?

- Thứ nhất là để mọi người dễ nhớ.

- Thứ hai là để tưởng nhớ Khuất Nguyên.

- Thứ ba, theo lịch cổ th́ ngày này xuân vận đă hết, hạ vận chuyển sang. Sự chuyển tiết giữa hai mùa dễ gây bệnh thời khí ở con người. Sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển, gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Bởi vậy vào tiết này, người ta làm lễ dâng hương cầu cho sâu bọ có hại bị tuyệt diệt, người tai qua nạn khỏi, được mùa.

- Thứ tư, 5/5 là ngày cực dương hoặc gần với cực dương, con người cũng như mọi vật cần dự trữ năng lượng để chống lại dương khí quá cao của trời đất. Họ cần ăn một số hoa quả hay thực phẩm giàu năng lượng như trứng luộc, cái rượu, cháo chè kê, bánh đa, uống rượu xương bồ... để khai mở cửu khiếu (9 cái lỗ tự nhiên trên cơ thể), thông dương khí ḥa cùng trời đất. Nhiều người c̣n ăn những hoa quả có vị chua như mận với hàm ư giảm sự mănh liệt của Can (gan khí), hạn chế những tác động xấu tới tạng Tâm và hệ thống mạch máu.

Nhiều người cho rằng vào tết Đoan Ngọ, cây cối sẽ tích trữ nhiều dược chất để chống lại dương khí khắc nghiệt. Do đó nhiều lương y tổ chức hái thuốc vào trưa 5/5 để mong có hiệu quả cao hơn.

Theo Khoa Học & Đời Sống




 

 goldsnow142
 member

 REF: 354607
 06/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Xin sưu tầm giúp chị em trong NCD các ủ rượu nếp để làm thử nhân ngày Tết Đoan NGọ .Chúc chị em thành công .

CƠM RƯỢU NẾP

--------------------------------------------------------------------------------

Nguyên liệu :

- 3 lbs nếp lức
- 5 viên men tṛn hay 6 viên dẹp
- 2 muỗng canh rượu trắng Việt Nam (hay dùng rượu Vodka của Nga cũng được)
- 1 miếng lá chuối.

Cách Làm :

- Gạo nếp vo sạch trước khi ngâm qua đêm 24 tiếng , cho gạo mềm như vậy khi đổ ra rỗ không cần vo lại.
Men cà nhuyễn như bột , lá chuối rửa sạch.

- Đổ gạo nếp ra rỗ , xóc cho thật sạch rồi cho vào chơ xôi 30 phút , kế tiếp đổ ra xả nước lạnh một lần cho ngấm nước.
Cho vào chơ xôi lại một lần nữa 1 tiếng cho xôi mềm , v́ gạo nếp c̣n vỏ nên lâu chín , khi xôi nếu thấy c̣n cứng th́ rưới tí nước vào xôi đảo đều cho mềm.

- Đổ xôi ra mâm , rải ra cho nguội rồi rắc men lên , trộn cho thật đều.
Kế tiếp cho vào khay hay cái thố , dùng lá chuối đậy lên mặt và giấy nylon lên trên cho kín , lấy nắp đậy , xong để vào vào một chổ 24 tiếng đồng hồ sau , mở ra thăm lại đảo sơ qua một lần nữa , rồi đậy kín trong ṿng 3 ngày là dùng được , rưới rượu vào cho thơm.

Muốn để dành lâu khi rượu nếp đă dùng được , chúng ta cho vào lọ thủy tinh rưới rượu vào để tủ lạnh vẫn ngon.

(theo Thụy Mai & Mai Liên)


CƠM RƯỢU

(Miền Nam).

NGUYÊN LIỆU:

Nếp dẻo 1kg
Men rượu ngọt 3 viên lớn
Một chút muối

CÁCH LÀM:

Nếp vo sạch cho vào nồi nấu như nấu cơm nếp. Khi chín mang xuống xới đều ra mâm (có lót lá chuối càng tốt, không có lá chuối th́ cũng không sao).
Men ngọt giă nhuyễn rắc đều lên trên mặt cơm nếp, để một lúc cho nguội hẳn.

Một chén nước pha vào chút muối cho hơi mặn (hơi thôi nha!) nhúng tay vào cho ướt rồi vắt cơm nếp thành từng viên nhỏ (cỡ bằng cái trứng cút là vừa, nhưng ấn hơi dẹp xuống). Vắt chặt tay để khi thành cơm rượu không bị rời ra mất đẹp.

Xếp những viên cơm nếp thành hàng ngay ngắn trong hộp có nắp đậy, ủ thêm bằng khăn bên ngoài cho ấm để men dậy. Ba ngày sau giở ra sẽ có món cơm rượu.

Nếu thích có nhiều nước để ăn chung với xôi ṿ (xôi ṿ miền Nam ngọt béo hơn xôi ṿ Bắc v́ có nước cốt dừa và đường) th́ sau khi giở cơm rượu ra hoà đường với nước sao cho đủ ngọt, đổ thêm vào với nước cơm rượu nguyên chất đă có sẵn là xong.

Mời các bạn dùng thử !


 

 phamkhanh06
 member

 REF: 354655
 06/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bài này hay quá ! Có thêm h́nh ảnh minh họa nữa th́ thật là tuyệt vời .Cảm ơn bạn đă cho bao nhiêu người biết sự tích sử sách nước nhà !

 

 hiepsymayman
 member

 REF: 354680
 06/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai




Cám ơn bài viết của đại ca
Nhưng em thấy cô vợ của em làm món rượu nếp đơn giản hơn bài post của đại ca, quan trọng là mua được men tốt h́ h́...

-------------------------
Sưu tầm ở tài liẹu khác cho đại ca bổ xung


Tết Đoan ngọ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Trung Quốc. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian c̣n gọi là Tết giết sâu bọ.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng c̣n gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này th́ sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm th́ lưu truyền khác nhau ở Việt Nam và Trung Quốc
Mục lục
[giấu]


[sửa] Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và c̣n là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly Tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn v́ đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hăm hại, ông đă uất ức gieo ḿnh xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ư làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.

Như vậy, theo hai truyền thuyết trên th́ ngày 5 – 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.

[sửa] Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng coi ngày 5 tháng 5 âm lịch là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ. Chưa rơ tục lệ và nguồn gốc liến quan đến ngày mùng 5 tháng 5 của người Hàn Quốc như thế nào, nhưng trong bài báo "Đừng đối đăi với di sản văn hoá như bánh ḿ" đăng trên báo Tuổi Trẻ, trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đă đưa tin:

Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là "di sản văn hoá phi vật thể" của Hàn Quốc.

Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) kư tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng kư bản quyền di sản văn hoá. Bài báo có đoạn viết:

Dẫu mọi việc chẳng có ǵ để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian.

[sửa] Việt Nam

Trong văn hoá Việt th́ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đă lưu truyền câu ca dao:

Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.

Ở vùng đồng bắng Nam Bộ Việt Nam th́ ngày mùng 5 tháng 5 c̣n được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh Sơn thánh Mẫu trên núi Bà Đen.

Tại Việt Nam c̣n coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" v́ trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này có tục "giết sâu bọ" bằng cách sáng sớm chưa ăn uống ǵ đă được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp. Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các màu khâu thành h́nh trái đào, quả khế, quả quất... buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi là bùa tua bùa túi), móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn… để trừ tà ma bệnh tật.

Trong tết này, các gia đ́nh có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát. Học tṛ cũng đến tết thầy, lễ vật tuỳ tâm, đại thể cũng như trên. Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người c̣n đi hái lá làm thuốc, v́ tin rằng lá hái trong giờ phút này dù chỉ là các lá thông thường như lá chanh, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sen vồng..., đều trở nên công hiệu hơn rất nhiều. Tuy nhiên gần đây, những sắc thái phong tục truyền thống Việt trong lễ này không c̣n được xem trọng.

[sửa] Giả thiết về nguồn gốc

Như vậy, th́ mỗi nước ở Đông Á đều có một cách giải thích riêng về ngày tết này. Nhưng tính trùng hợp của nó trong phong tục cho thấy chúng có khả năng có xuất xứ chung một cội nguồn văn hoá.

Một giả thiết được nêu như sau: Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ theo quan niệm truyền thống Việt Nam? Điều này có liên hệ ǵ với ngày 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương cũng theo truyền thống văn hóa sử Việt Nam? Đối với những người nghiên cứu nguyên lư học thuật cổ Đông Phương, đều biết đến đồ h́nh Hà Đồ. Hà Đồ theo truyền thuyết Trung Hoa th́ có xuất xứ từ con Long Mă hiện lên trên sông Hoàng Hà, cách nay hơn 6000 ngàn năm. Vua Phục Hy nh́n thấy các ṿng xoáy trên lưng con Long Mă và vẽ nên đồ h́nh Hà Đồ. Truyền thuyết này được lưu truyền đến đời nhà Tống, khoảng cuối Thiên niên kỷ 1 th́ các đạo gia mới công bố đồ h́nh này. Trung tâm của Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực, biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được miêu tả như sau:

ĐỒ H̀NH HÀ ĐỒ Ảnh được upload trên AnhNhanh.com

Theo nguyên lư của thuyết Âm Dương th́ "Dương có trước và Âm có sau". Dương là giá trị trừu tượng, Âm là giá trị hiện hữu. Như vậy, tháng có trước thuộc Dương và ngày có sau thuộc Âm (ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương theo truyền thống Việt (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 v́ Tháng 3 là tháng Th́n/Rồng (Theo Âm lịch Đông phương) biểu tượng của vương quyền, chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tư. Đó chính là biểu tượng của 5 ṿng tṛn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 ṿng tṛn đen thuộc Âm trên Hà đồ. Xin xem h́nh minh hoạ dưới đây:

TRUNG CUNG HÀ ĐỒ VỚI ĐỘ SỐ DƯƠNG 5 VÀ ÂM 1O Ảnh được upload trên AnhNhanh.com

Cũng trên nguyên lư độ số Âm của Hà Đồ là sự hiện hữu, nên chọn là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dăy mỗi dẫy 5 ṿng tṛn đen ở trung tâm Hà Đồ (Xin xem lại h́nh trên). Bởi vậy, ngày mùng 5 tháng 5 là ngày cực Âm, tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên, dân chúng ăn đồ nguội (Nguội thuộc Âm, nóng thuộc Dương). Ngoài ra Ngày mùng 5 tháng 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết, hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành là ngày cực Dương thuộc Hoả khí. Bởi vậy, lấy số ngày và tháng cực Âm về biểu tượng là mùng 5 tháng 5 (Cân bằng Âm Dương). V́ là ngày cực Âm nên biểu tượng bằng ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. (Cha thuộc Dương, Mẹ thuộc Âm).

Như vậy, nền văn hiến Lạc Việt qua ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ, đă giải thích nguyên uỷ hai ngày này bằng chính nền tảng của nguyên lư học thuật cổ Đông phương là Hà Đồ, chứ không phải bằng những truyền thuyết khác nhau như trên.[cần dẫn chứng]


 

 mebenam
 member

 REF: 354686
 06/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
chào bác golsdnow và cả nhà!
tết đoan ngọ chẳng những rất phổ biến ở việt nam mà c̣n phổ biến ở taiwan bên cháu đây ,theo tục lệ bên tiawan th́ tết đoan ngọ nhà nào cũng phải có bánh ú nhưng thịt,giống như tết bên ḿnh mà gói bánh chưng vậy đó!và cúng kiến rất linh đ́nh rất là vui ... bác golsdnoww ơi ! bé Nam sinh vào ngày mùng 5 tháng 5 đó bác,sáng ngày tết đoan ngọ ,tục lệ bên này th́ người ta nói những đứa trẻ sinh vào ngày tết đoan ngọ th́ rất tốt
một chút thông tin góp vui cùng bác!!!


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network