Đã lâu rồi TQD luôn theo dõi diễn đàn và phát hiện ra một điều một số anh chị và các bạn thường viết sai chữ đi ngủ. Ngủ dùng dấu hỏi (?) chứ không phải dùng dấu ngã (~), ngũ này nghĩa hoàn toàn khác với từ ngủ.
NGỦ: có nghĩa là (Trạng thái) ý thức tạm ngừng hoạt động, bắp thịt thư giãn, hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại, toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi.
Ví dụ: ngủ một giấc, ăn được ngủ được...
NGŨ: từ Hán Việt có nghĩa thông thường là 5.
Ví dụ:
- Ngũ giác: thứ đa giác có 5 cạnh.
- Ngũ hành: 5 nguyên tố cơ bản tạo nên vạn vật theo quan niệm triết học Trung Hoa cổ đại.
Rất mong các anh chị và các bạn viết lại cho đúng, chứ viết sai đọc ra nghĩa khác, lâu ngày sẽ thành thói quen. Hơn nữa, mình nói trên đây không sao nhưng nếu trên văn bản viết thì kỳ lắm.
TQD đồng ý với anh là ở Miền Nam có rất nhiều từ ngữ đọc rất giống nhau nhưng nghĩa khác xa giống như anh lấy ví dụ giữa từ Giũ và Dũ,...tuy nhiên, bà Từ Dũ là cái hiệu do một vị vua nhà Nguyễn đặt, do vậy theo TQD từ Dũ có một ý nghĩa gì đó, nếu không sao vua lại đặt cho bà hoàng thái hậu - Phạm Thị Hằng?
Rất mong nhận được sự góp ý!
hhhii
shiranai
member
REF: 366851
06/30/2008
Đây là câu sửa đúng nhất của anh Cà Fê.
"Ngồi xít vô bên em, tụi mình xem trận bóng đá chung kết nha."
Nhớ XÍT chứ không fải XÍCH
-------AKA------
SÍT ( sít sao ; gần ; sát ) chứ đâu phải XÍT AK !?
da1uhate
member
REF: 367754
07/02/2008
Ủa, nhớ D và cafe tranh luận chữ "xích" or "xít" rồi mà, 2 chữa đều được (có tra tự điển Tiếng Việt đàng hoàng), AK sống ở Hải Ngoại nên cách viết có phần giống với chánh tả trước 1975, D nghĩ đó không phải lỗi mà là thói quen. Chính D cũng vậy thôi, chỉ nói "xích lại gần" chứ chưa bao giờ nói "xít lại gần". D không nghĩ mình sai chính tả vì D chưa thấy trong sách ghi "xít lại gần".
aka47
member
REF: 367797
07/02/2008
AK hổng biết , nhưng ở Đà Nẵng người ta nói XÍT lại , còn XÍCH là dây XÍCH chứ không nói dây XÍT.
Riêng chữ SÍT thì hoàn toàn không được.
Vì chữ này là SÍT SAO , chứ không phải XÍT LẠI GẦN NHAU.
Cũng như chữ ĐỐI XỬ chứ hổng phải ĐỐI SỬ.
Hay XỬ SỰ , chứ hổng phải SỬ SỰ.
Trong Nam người ta gọi XÍCH lại gần nhau chứ không dùng XÍT.
Vâng , phát âm theo giọng địa phương tính một tí.
Do đó với AK chữ XÍT là đúng , nhưng trong thi ca thì dùng chữ XÍCH hay hơn.
Như; XÍCH lại gần em tí nữa đi anh.
Sao anh ngồi xa em thế...(Nếu viết chữ XÍT thì câu này hổng có hay vì hơi nhà quê...)
hihii
nhoxixon
member
REF: 367808
07/02/2008
XX tổng chào cả nhà.
Đọc topic này XX thấy thú vị ghê.
Cho XX xí xọn tí xíu về xích và xít. XX đồng ý với AK
THeo XX hiểu thì các bạn đang nói về nghĩa của 2 từ này thì là ngồi lại gần bên nhau. Theo như văn cảnh của từng câu thì xít và xích đều dùng đúng. Cái quan trọng ở đây là phát âm theo phương ngữ( nói và viết theo tiếng địa phương )
Miền NAm thì phát âm là xích lại gần. Miền Trung thì phát âm là xít lại gần
Trong tiếng Việt thì có một số tiếng, hay từ đồng âm nhưng khác nghĩa và ta sẽ hiểu nghĩa của tiếng hay từ ấy theo văn cảnh ( nội dung của câu nói)
ví dụ :- Cái xích kia hư rồi. (Xích= sợi dây xích )
- Hãy ngồi xích lại gần đây. ( Xích= lại gần )
XX
cafekho
member
REF: 367825
07/02/2008
Đã nói xít lại cho nó sát mà..
(xít lại thì tự nhiên thấy nó gần hơn.. hihi..)
Xít lại chút đê..
he he
---
aka47
member
REF: 367827
07/02/2008
Xít lại gần HÔI mùi Cà Phê...
Xít lại gần THƠM mùi Cà Phê...
Hai chữ này đều cùng một nghĩa.
Vì HÔI hay THƠM gì cũng XÍT sát vô thui.
hihii
ototot
member
REF: 367837
07/02/2008
Mặc cho ai nói gì thì nói, chứ tôi thì cứ theo ông "tổ sư thơ tình yêu", ổng viết thế này, chắc tất cả lời và ý phải là đúng boong!
Có một bận, em ngồi xa anh quá,
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn.
Em xích gần thêm một chút: anh hờn.
Em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữạ
Anh sắp giận, em mỉm cười, vội vã
Ðến kề anh, và mơn trớn: "Em đây!"
Anh vui liền; nhưng bỗng lại buồn ngay
Vì anh nghĩ: thế vẫn còn xa lắm....
Vậy ai còn ... cãi, là chống lại ... tình yêu!
Thân ái,
aka47
member
REF: 367838
07/02/2008
Nghe nói Ông Tổ này viết thơ tình yêu dùng chữ XÍCH.
Nhưng khi ổng nói chuyện với vợ ổng , ổng lại dùng chữ XÍT.
hihii
hungngocpham
member
REF: 368561
07/04/2008
Từ sáng tới giờ bận nói chuyện bên chị Honghoa05 . Mệt quá Tình cờ kiếm được cái hài kịch này mình thấy cũng giống như Chủ Đề của TQD . Post vào Đây vừa Giải trí nhé !
Chung Mot Mai Nha 4/4 - Thuy Nga 91
Kính Chúc Bác và các anh chị luôn Vui .
Thân ái,
hungngocpham
member
REF: 368562
07/04/2008
hungngocpham
member
REF: 368563
07/04/2008
hungngocpham
member
REF: 368564
07/04/2008
Xin Lỗi các bạn Post Nhầm về Tập hài Kịch "CHUNG 1 MÁI NHÀ" . Tập này là Tập 1 còn Tập Cuối thì mình Post Nhầm ở Đầu . vậy Mang các bạn Xem ở Cuối Trước rồi đến cái 2 , 3 và trở lại Phần Đầu Tiên nhé !
Còn không nhờ bạn TQD sửa Dùm lại . cám ơn nhiều !
Chung Mot Mai Nha 1/4 - Thuy Nga 91
tthanhthanh
member
REF: 368572
07/04/2008
Không ai chối cãi Trung Tâm Paris By Night là một trong những mỗi chương trình đều thay đổi mới lạ và đặc sắc , cũng như chịu chi phí rất tốn kém để làm vừa lòng những người yêu chuộng âm nhạc , góp phần bảo tồn văn hoá VN ở Hải Ngoại.
Rất tiếc ...Con buôn đã lợi dụng sự dễ dãi hầu như không có kiểm soát đã copy những sản phẩm của các trung tâm băng nhạc và tung ra thị trường bán với giá 5 đô 1 bộ (giá chính thức là 25 đô).
Như vậy Trung Tâm thất thoát một số tiền rất lớn (lỗ) mỗi khi ra một chương trình nào.
Do đó AK nghe tin Trung Tâm Thuý Nga sẽ chấm dứt sự nghiệp của mình bằng cách không ra chương trình nữa. (Sau số 92)
Rất đáng tiếc...
AK hy vọng chúng ta nếu thích nghe và thưởng thức âm nhạc VN Hải Ngoại nên mua băng gốc , xem không hư mắt , không mờ , không bị giật , tiền nào của đấy...
Để bảo tồn văn hoá ở Hải Ngoại chúng ta triệt để không xài băng sang lậu.
Rất cảm ơn.
T2.
tranquocdu1983
member
REF: 368674
07/04/2008
Tiếng Việt đúng là vô cùng phong phú, nếu không dem ra trao đổi, cùng nhau học tập thì khó lòng mà biết hết được từ ngữ Tiếng Việt, chính tả và nghĩa của chúng. Có nhiều từ TQD ít khi và có khi chia từng dùng, khi gặp những từ như thế không còn cách nào khác buộc TQD phải mang cuốn từ điển Tiếng Việt ra xem cho chắc ăn, đồng thời cũng biết thêm từ mới và nghĩa của nó. TQD cho rằng cho dù ai ở Việt Nam được đào tạo căn bản từ lọt lòng đến đại học cũng ít nhiều viết sai những từ ít gặp, chúng ta chỉ viết đúng những từ thường gặp và phổ biến thường ngày thôi.
Mời mọi người tiếp tục thảo luận!
hhhii
aka47
member
REF: 368703
07/04/2008
Với AK , ẠK không dám nói ai viết sai chính tả , lý do là tất cả đều là thói quen mà ra.
Anh Dũ học ở trường viết LÍ DO , TÌNH IÊU , IẾU ĐUỐI , MĨ MIỀU...và cho rằng mình được học ở trường đàng hoàng nên cho đúng , ai viết khác là sai chính tả.
Nhưng với AK thì AK cho cách viết kiểu mới đó là sai chính tả.
Như vậy thì ai đúng vì chúng ta chưa có Hàn Lâm Viện.
Cũng như AK học ở đây cách đánh vần thế này:
XÊ HÁT A CHA là CHA.
Nhưng anh Dũ học:
A CHỜ A LÀ CHA.
Ai đúng? Anh Dũ cho AK sai , và AK cho anh Dũ sai.
Ai đúng???
Vậy tất cả chỉ là thói quen , nên ai viết sao cũng đúng cả.
hihii
shiranai
member
REF: 368704
07/04/2008
Riêng chữ SÍT thì hoàn toàn không được.
---------AKA--------
Chắc Sh phải "nhờ" cô giáo AKA thêm vì vụ này. :)
Theo như Sh biết thì :
Sít / sát / gần = to be very close to one another / to be next to each other
1.Ngồi gần vô bên em ... ( ngồi gần hơn nữa so với hiện tại )
2.Ngồi sát vô bên em ... ( ngồi sát hơn nữa - nhấn mạnh hơn câu 1 )
3.Ngồi sít vô bên em ... ( ngồi thật sát - nhấn mạnh hơn cả câu 2 )
4. Ngồi xích vô bên em ... ( Ngồi lại gần hơn nữa ... )
Mặc dù cả 4 câu đều muốn diễn tả 1 sự gần hơn , nhưng Sh thấy 1,2,3 nghiêng về tình trạng và câu 4 thì nghiêng về hành động nhiều hơn.
Có thể từ "sít" không dùng đại trà như các từ khác nhưng nếu dùng thì sai chỗ nào !? Nhờ AKA đó ... hihii
Còn AKA nói " nhớ là xít ... " , Sh không biết là AKA dùng từ địa phương nên ý kiến 1 chút . Giờ thì Sh biết rùi . :)
Sh chợt nhớ có 1 lần , có 1 anh bạn người nước ngoài học tiếng Việt tại Trường Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM , tới bài cách phát âm của từng vùng , anh ấy cứ khoái mãi " Hahaa... Dziệc Nam ...Dziệc Nam..."
aka47
member
REF: 368708
07/04/2008
Đây lại là một cách phát âm theo thói quen của địa phương.
AK nói ÔNG TRỜI.(tiếng Trung)
Ngoài Bắc nói GIỜI.
Trong Nam nói Ông CHỜI.
Vậy thì ai đúng nhất với 3 ví dụ trên.
AK đúng rùi.
hihii
tranquocdu1983
member
REF: 368730
07/04/2008
Aka này thiệt là! Anh đề cập chính tả ở đây là nói đến văn viết, văn viết trên văn bản, chứ văn nói hay cách nói thường ngày của từng vùng miền thì anh không đề cập đến. Những từ ngữ địa phương thì anh bó tay, anh biết rất ít từ ngữ địa phương nhất là Miền Bắc và Trung. Khi chúng ta nói ít ai bắt bẻ, và cho mình nói là sai chính tả cả. Vì nói sao cho người nghe hiểu và tiếp nhận thì nó đã đạt yêu cầu rồi.
Còn văn viết hay cách viết trên văn bản theo anh nó vẫn có quy định hay chuẩn mực nào đó quy định thống nhất cả nước. Và từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học hay của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia là chuẩn có thể dùng khi cần thiết, hay muốn biết nghĩa một từ mới nào đó.
hhhii
rongchoi123
member
REF: 368771
07/05/2008
tranquocdu nói đúng theo tiêu chuẩn quốc tế: tức là dùng từ điển chính thống có uy tín.
Nhưng như tranquocdu đã biết: tiếng Việt XHCN được cải cách, hay bị cải cách rất nhiều từ sau 1954. Trong khi đó những người Việt ở nước ngoài hay người Việt lớn tuổi ở miền nam họ vẫn dùng lối văn viết của VNCH cũ. Tức là lối viết của Tự lực văn đoàn, của các nhà văn nhà thơ nổi tiếng mà họ đọc. Như tự điển xuất bản trong nước hiện nay theo lối cải cách là "mĩ từ", hay "vật lí". Các từ điển tiếng Việt xuất bản ở miền Nam trước 1975 hoặc từ điển của người Việt ở hải ngoại lại viết "mỹ từ", " Vật lý"...
Vậy theo ai, ai đúng.? ak cũng có cái lí hay cái lý của ak. Sự đúng sai ở đây là do quy định hay qui định mà con người tạo ra.
Trong một topic cũ dongtahoangds, kitharan v.v.....đã đề cập đến hiện tượng này. Khi đó tôi mới tham gia vào diễn đàn nên còn nhớ.
Ngoài cải cách về cách viết người ta còn cải cách về cách đọc mà những người quen lối đọc cũ thấy rất rối không hợp lý (hợp lí) họ không tâm phục khẩu phục sự cải cách này.
Như ban thấy trước đây trẻ em VN phải tập viết theo lối cứng ngắc, tạm gọi là cải cách 1, sau 20 năm thấy chữ viết của lớp trẻ ngày càng xấu, bây giờ người ta cải cách "lùi" nghĩa là trẻ em được viết theo lối cũ lại.
Nếu ai còn các bài tập viết của trẻ em mẫu giáo hay tiểu học cách đây hơn 10 năm và nếu đem so sánh với cách tập viết hiện nay thì thấy khác nhau. Và các bạn nên nhớ cách tập viết cho trẻ tiểu học hiện nay đã từng được một ông tiến sĩ in thành sách (cách đây hơn 10 năm), sau đó ông ta bị kỷ luật mất chức vì làm sai pháp lệnh.
Hiện nay cái cách tập viết cũ lại hồi phục đúng là rối rắm chẳng hiểu tại sao?
rongchoi123
member
REF: 368774
07/05/2008
Chữ dũ mà các bạn thắc mắc có nghĩa là "bảo" đây là một từ địa phương bắc trung bộ.
Ai biểu mi làm chuyện đó = Ai dũ mi làm chuyện đó.
Hy vọng giúp ích cho các bạn.